1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận trình bày phương pháp xử lý và cấp cứu người bị điện giật trong sinh hoạt để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người

31 299 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày phương pháp xử lý và cấp cứu người bị điện giật trong sinh hoạt để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người
Tác giả Trần Trọng Tấn
Người hướng dẫn ThS. Hà Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành An toàn và môi trường công nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,38 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TIỂU LUẬNTRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT TRONG SINH HOẠT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN... MỞ ĐẦUTheo Cục Kỹ thuật an toàn v

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬNTRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT TRONG SINH HOẠT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Trang 2

Hà Nội, 11/2021

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

MÃ ĐỀ: 08

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN 2 (PI3.2)

Tên học phần: An toàn và môi trường công nghiệp

Mã học phần : ME6001

Trình độ đào tạo: Đại học

Đề bài: (CĐR: L3)

N I DUNG BÀI BÁO CÁO/ TI U LU N Ộ Ể Ậ

I Thông tin chung

Tên l p h c ph n: Khóa ớ ọ ầ

H và tên sinh viên: ……….Mã sinh viên:……… ọ

II N i dung bài báo cáo ộ

1 Tên đ bài: Trình bày ph ng pháp x lý và c p c u ng i b đi n gi tề ươ ử ấ ứ ườ ị ệ ậtrong sinh ho t đ đ m b o an toàn s c kh e, tính m ng ng i.ạ ể ả ả ứ ỏ ạ ườ

2 Yêu c u ho t đ ng c a sinh viênầ ạ ộ ủ

- Ho t đ ng 1: Tìm hi u v nguyên các nguyên nhân gây ra tai n n đi nạ ộ ể ề ạ ệtrong sinh ho tạ

- Ho t đ ng 2: Tìm hi u v các tác d ng c a dòng đi n đ i v i c thạ ộ ể ề ụ ủ ệ ố ớ ơ ể

ng i.ườ

- Ho t đ ng 3: Tìm hi u v các d ng tai n n đi n trong sinh ho t.ạ ộ ể ề ạ ạ ệ ạ

- Ho t đ ng 4: Tìm hi u v các ph ng pháp x lý và c p c u ng i bạ ộ ể ề ươ ử ấ ứ ườ ị

đi n gi t trong sinh ho t.ệ ậ ạ

- Ho t đ ng 5: Phân tích và đánh giá các ph ng pháp x lý và c p c uạ ộ ươ ử ấ ứ

ng i b đi n gi t trong sinh ho t.ườ ị ệ ậ ạ

- Ho t đ ng 6: Thu th p s li u và minh ch ng (hình nh) đ vi t báoạ ộ ậ ố ệ ứ ả ể ếcáo

- Ho t đ ng 7: Vi t báo cáo.ạ ộ ế

3 S n ph m c n đ t đ cả ẩ ầ ạ ượ

- Quy n báo cáo trình bày ph ng pháp x lý và c p c u ng i b đi nể ươ ử ấ ứ ườ ị ệ

gi t trong sinh ho t đ đ m b o an toàn s c kh e, tính m ng ng i ậ ạ ể ả ả ứ ỏ ạ ườ

III Nhi m v h c t p ệ ụ ọ ậ

Trang 3

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ CôngThương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn

do điện, làm từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác

bị thương, trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàntrong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trụctrặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác

Điện là một loại vật chất vô hình không nhìn thấy được nhưnglại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguyhiểm cũng không thể đo lường hết được Phần lớn những tai nạn xảy

ra là do va chạm phải những vật mang điện gây điện giật, nhưngcũng có những trường hợp không va chạm mà vẫn bị tai nạn, đó là

do đã vượt quá khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp gâynên phóng điện Điện có mặt ở khắp mọi nơi, vật dụng trong giađình… tuy nhiên sự phổ biến ấy cũng đem đến nhiều nguy cơ về mất

an toàn điện dẫn tới điện giật, cháy nổ làm hư hại thiết bị ảnh hưởngtới sức khỏe của con người

Do đó mỗi người dân phải nâng cao hiểu biết về “Các biện pháp

an toàn khi sử dụng điện trong sinh hoạt” và biết “Cấp cứu nạn nhânkhi bị điện giật trong sinh hoạt” là hết sức cần thiết Bài tiểu luận của

em xin phép được tóm tắt một cách ngắn gọn, súc tích để chúng ta

có cái nhìn rõ nét hơn về các vấn đề quan trọng kể trên

Trang 6

Chương 1 Các nguyên nhân gây ra tại nạn điện trong sinh hoạtChương 2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

Chương 3 Các dạng tai nạn điện trong sinh hoạt

Chương 4 Các phương pháp xử lý và cấp cứu người bị điện giậttrong sinh hoạt

Chương 5 Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong sinhhoạt

Tiểu luận do sinh viên Trần Trọng Tấn tìm hiểu và ThS HàThanh Hải hướng dẫn theo sự phân công của bộ môn Thiết bị vàdụng cụ công nghiệp - Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sởtham khảo các tài liệu về an toàn điện của Bộ Năng Lượng, Bộ CôngNghiệp, Viện Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động

Trang 7

CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐIỆN TRONG SINH HOẠT TẠI CHUNG CƯ AN PHÁT – HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

Hình ảnh tổng quan về chung cư An Phát

Trang 8

Ch ươ ng I Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong

sinh hoạt

- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn hở

- Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra ngoài vỏ kim loại

Trang 9

- Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện.

- Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạmbiến thế

Trang 10

- Do tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điệnnhưng vẫn còn tích điện.

- Do đến gần dây dẫn điện có điện bị đứt rơi xuống đất

Trang 11

- Phóng điện hồ qunag khi đóng cắt các máy phát điện, cầu daođiện có tải lớn hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang điện sinh ra cónhiệt độ rất lớn Nếu người ở trong phạm vi ảnh hưởng của hồ quangđiện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu Rất khó có thể chữa trị khỏi.

Trang 12

Chương II Tác dụng của dòng điện đối với cơ thế

Trang 13

- Tác động sinh học: phá hủy quá trình điện sinh, phá vỡ cân bằng sinh học, dẫn đến phá hủy chức năng sống.

- Ngoài ra còn gây rung cơ tim, đây là lý do chủ yếu dẫn đến tử vong

2 Mức độ nguy hiểm của dòng điện phụ thuộc trị số dòng điện, loại dòng và thời gian duy trì:

- Trị số an toàn cho phép của dòng điện (Icp) như sau:

+ Dòng điện xoay chiều: Icp = 10 mA

+ Dòng điện một chiều: Icp = 50 mA

Trang 15

Chương III Các dạng tai nạn điện trong sinh hoạt

1 Tai nạn điện được phân ra 2 dạng: chấn thương do điện

và điện giật.

a) Các chấn thương do điện

Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể

do dòng điện hoặc hồ quang điện ( thường là ở da, ở một số phầnmềm khác hoặc ở xương) Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe và khả năng lao động, một số trường hợp có thể dẫn đến tửvong Các đặc trưng của chấn thương điện là:

- Bỏng điện: Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể người hoặc

do tác động của hồ quang điện Bỏng do hồ quang một phần do tácđộng đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt độ rất cao (từ 3500⁰C ÷15.000⁰C), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng

- Dấu vết điện: Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vếttrên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực

Trang 16

- Kim loại hóa mặt da do các kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớnthấm sâu vào trong da, gây bỏng.

- Co giật cơ: Khi có dòng điện đi qua người, các cơ bị co giật

- Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của

hồ quang điện

Trang 17

b) Điện giật

Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo cogiật cơ ở các mức độ khác nhau:

- Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt

- Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp vàtuần hoàn

- Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn

- Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).Điện giật chiếm một tỉ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tainạn điện, và 85% ÷ 87% số vụ tai nạn điện chết người là do điệngiật

Trang 18

2 Hỏa hoạn do cháy, nổ điện

- Do để các vật liệu dễ cháy nổ gần các thiết bị điện hoặc dòngđiện qua dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến nhiệt hoặcphát ra hồ quang

Trang 19

Chương IV Các phương pháp xử lý và cấp cứu người bị

điện giật trong sinh hoạt

- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc rất nhiều vàothời gian dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân, vì vậy việc cứu chữaphải được tiến hành khẩn trương và thận trọng Tỷ lệ phần trăm nạnnhân cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kêsau:

1 Tìm cách ngắt ngay nguồn điện

Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện nạn nhân là phải tìm cáchngắt ngay nguồn điện truyền vào người nạn nhân Bởi thời gian vàcường độ dòng điện chạy qua cơ thể sẽ quyết định đến khả năng tổnthương mà nạn nhân phải chịu Bị điện giật càng lâu thì tổn thươngcàng lớn và càng khó cứu chữa

2 Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Trang 20

- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hạ thế: dùng sào tre, gậytre, gỗ khô,… để gạt nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây thì

phải đứng trên cấc vật cách điện, đi găng

tay, đi ủng để gỡ nạn nhân ra

- Dùng dao hoặc búa cán gỗ cách điện

để chặt đứt dây điện khi nạn nhân bị điện

giật treo lơ lửng

- Người cứu có các dụng cụ an toàn

như: dụng cụ cách điện, sào cách điện, …

khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

- Trường hợp ko có dụng cụ thì cần

làm đoản mạnh (để các thiết bị tự động ngắt

mạch điện)

- Trường hợp nạn nhân chỉ chạm vào 1

pha thì chỉ cần nối đất 1 đầu dây, đầu kia

ném vào pha đó, nhưng tránh ném vào

người bị nạn

3 Tiến hành các bước sơ cứu

Trang 21

- Dùng vật cứng nay miệng nạn nhân Lấy các vật trong miệng

ra, kéo lưỡi vì lưỡi thường bị tụt sâu bên trong sau khi bị điện giật

- Các thao tác này cần phải làm nhanh và chính xác để đảm bảokhả năng sống cho nạn nhân và tự bảo vệ bản thân

 Bước 2: Kiểm tra tình trạng nạn nhân:

- Nếu nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương của nạnnhân Cần đảm bảo 2 bộ phần là tim và phổi còn hoạt động bìnhthường Sau đó xem xét các bộ phận khác trên cơ thể có bị tổnthương không Nếu bị tổn thương nặng, đặc biệt ở phần đốt sống cổthì cần cấp cứu cho nạn nhân kịp thời tránh liệt

- Nếu nạn nhân bất tỉnh: Cần thực hiện ngay biện pháp sơ cứunhư hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lông ngực để cứu nạn nhân

Trang 22

 Bước 3: Các phương pháp sơ cứu

Phương pháp nằm sấp:

- Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu (hình 3.1).Đặt đầu nghiêng và tay còn lại để duỗi thẳng Người cứu chữa quỳtrên lưng và hai tay cứ bóp theo hơi thở của mình, ấn vào hoành các

mô theo hướng tim

Trang 23

+) Ưu điểm: với vị trí nạn nhân như trên, các chất dịch vị vànước miếng không theo đường khí quản vào bên trong và cản trờ sự

- Nếu có hai người giúp thì công việc kéo hai tay lên xuống

do hai người làm, còn người ở phía đầu chỉ kéo lưỡi

- Phương pháp này có nhược điểm là nạn nhân nằm ngửanên dịch vị dễ chạy lên cuống họng làm cản trở hô hấp

- Khi thấy có hiện tượng tốt ( mí mắt rung rinh, môi rung) thìlập tức nghỉ hô hấp nhân tạo vài giây để cho nạn nhân tự hô hấp

- Lúc nạn nhân đã tự thở được phải bọc cho họ thật ấm vàkhông cho cử động vì tim lúc ấy còn yếu có thể nạn nhan bị ngất lại

Trang 24

Hình 3.2 – Cấp cứu theo phương pháp

nằm ngửa Hình 3.3 – Cấp cứu theo phương phápnằm ngửa có hai người trợ giúpa) thở ra ; b) thở vào a) thở ra ; b) thở vào

Phương pháp thổi ngạt:

Hình 3.4 – Cấp cứu theo phương pháp thổi ngạt

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cưu quỳ bên cạnhsát ngang vai, nhìn mắt nạn nhân Một tay nâng gáy, một tay nângcằm, ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước để cuống lưỡi không bịtkín đường hô hấp (hình 3.4) Cũng có khi chỉ dùng động tác này nạnnhân đã bắt đầu thở được

- Nếu nạn nhân chưa thở được, người cấp cứu vẫn để đầu nạnnhân ở tư thế trên, một tay mở miệng, một tay luồn một ngón tay cóvải sạch, kiểm tra trong họng nạn nhân, lau hết đờm rãi, chất nôn vàmoi hết hàm răng giả, răng gãy,… đang làm vướng cổ họng Đặt mộtmiếng gạc mỏng che kín miệng nạn nhân

- Người cấp cứu hít thật mạnh, một tay vẫn mở miệng, một taybóp hai bên bịt kín mũi nạn nhân, áp kín miệng mình vào miệng nạnnhân rồi thổi mạnh (đối với trẻ em thổi nhẹ hơn 1 chút)

Trang 25

- Tiếp tục như thế với nhịp độ khoảng 10 lần 1 phút, liên tụccho đến khi nạn nhân hồi sinh : hơi thở trở lại, môi mắt hồng hào,hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu đã chết hẳn biểu hiện bằngđồng tử trong mắt dãn to (thường là 1 ÷ 2 giờ sau).

- Thổi ngạt kết hợp với ấn tim ngoài lồng ngực

+ Nếu gặp nạn nhân mê man, không nhúc nhích, tím tái,ngừng thở, không nghe thấy tim đập phải lập tức ấn tim ngoài lồngngực kết hợp với thổi ngạt

+ Một người tiến hành thổi ngạt như trên:

Hình 3.5 – Cấp cứu theo phương pháp ấn tim ngoài lộng ngực

Người thứ hai làm việc ấn tim:

- Hai tay chồng lên nhau, đè vào 1/3 dưới xương ức, ấn mạnhbằng cả sức cơ thể, tì xuống vùng xương ức (không tì sang phíaxương sườn đề phòng nạn nhân bị gãy xương) (hình 3.5)

- Sau mỗi lần ấn xuống, lại nới nhẹ tay để ngực trở lại nhưcũ

- Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau: cứ ấn tim 5 đến 6lần lại phối hợp thổi ngạt 1 lần, tức là ấn 50 đến 60 lần trong 1 phút

- Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhấtnhưng cần chú ý là khi nạn nhân bị tổn thương cột sống không nên

Trang 26

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm

ngửa nơi thoáng mát…

Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh

miệng

Bước 3: Người cấp cứu hít hơi

và thổi mạnh vào miệng nạn nhân

Bước 4: Sau đó uốn lồng

ngực

Bước 5: Thực hiện lại bước 3

và 4 cho đến khi nạn nhân tỉnh lại

Những lưu ý khi cấp cứu người bị điện giật

Trong quá trình cấp cứu người bị điện giật, không nên:

- Hốt hoảng, mất bình tĩnh

Trang 27

- Không nên tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân nếu chưa đảm bảo

an toàn

- Không nên cạo gió, thoa dầu mỡ vào nạn nhân

-

Trang 28

Chương V Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện

trong sinh hoạt

- Khi không sử dụng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện, nênrút phích cắm điện Chú ý kiểm tra các thiết bị dùng điện, công tắc,

cầu dao trước khi ra ngoài

- Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước

Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô.Không: đóng cắt cầu dao, công-tắc điện, phích cắm khi còn tay ước hoặc đang đi chân trần trên nền ẩm ước, rất dễ bị điện giật

Trang 29

- Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, máy gặt, bếp điện để đảm bảo an toàn.

- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa

Trang 30

- Không nên sử dụng hoặc cho phép việc dùng dây điện vào các mục đích khác với khuyến cáo ban đầu của nó Cụ thể là không dùng dây điện để xích thú cưng, cột hàng hóa… Không: dùng điện để chống trộm cắp, bẫy chuột, rà cá gây nguy hiểm tính mạng con người.

Trang 31

KẾT LUẬN

Quá trình tìm hiểu và thực hành viết tiểu luận đã giúp em nângcao hiểu biết về vấn đề “An toàn sử dụng điện và cấp cứu người bịđiện giật trong sinh hoạt” Kiến thức ấy tuy rất gần gũi, thiết thựcnhưng chúng ta lại thường bỏ qua và không thấy được tầm quantrọng to lớn đối với cuộc sống

Chúng ta đều thấy rõ được nguyên nhân chủ yếu của những tainạn xảy ra đa phần là do con người chúng ta gây nên Vì vậy, việcnâng cao ý thức, trách nhiệm, sự hiểu biết của mọi người về điện là

vô cùng quan trọng Từ đó, chúng ta có thể hạn chế được những tainạn đáng tiếc xảy ra, giảm thiểu tỉ lệ tử vong do điện năng gây nên.Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhận thấy nhiều yếu kém trongcông tác xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một trong các nguyên nhândẫn đến tai nạn do điện năng Do đó, cần phải có sự đầu tư thỏađáng trong công tác bảo vệ an toàn, bảo dưỡng, kịp thời sửa chữanhững sự cố rò rỉ,… nhằm góp phần xây dựng một xã hội an toàn,văn minh, tốt đẹp hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy Hà Thanh Hải đã nhiệt tìnhgiảng dạy, hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian qua Em xinchúc thầy nhiều sức khỏe, niềm vui và luôn công tác tốt để dìu dắtcác thế hệ sinh viên đi đến con đường thành công

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Thiện, Phạm Văn Bổng, Đỗ Ngọc Tú, Nguyễn Minh Quang, An toàn và môi trường công nghiệp, NXB Giáo dục,

2018

[2] Hoàng Xuân Nguyên, Phạm Văn Bổng, Kim Xuân Phương, Vũ Đình Thơm, Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, NXB Giáo dục,

2003

[3] Luật an toàn,vệ sinh lao động, Luật số: 84/2015/QH13

[4] Bộ luật Lao động, Luật số 10/2012/QH13 [5] Luật phòng cháy

và chữa cháy, Luật số 40/2013/QH13

Ngày đăng: 14/03/2023, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w