NGHỆTHUẬTMỸTHUẬTGÂYTRANHCÃI Một số loại hình mỹthuật mới - như sắp đặt, trình diễn, Vidéo art - du nhập vào Việt Nam, so với các nước phát triển và đang phát triển, là muộn mằn. Vì tuổi đời của nó đã có trên 30 năm tại Phương Tây (từ những năm 70 thế kỷ 20). Muộn, vì chúng ta mới mở cửa Giao lưu - Đổi Mới từ 1986. Nhưng khi đã nhận ra sức hấp dẫn và lan tỏa tự thân của nó, thì sự "bùng phát" cũng rất tự nhiên. Cuộc liên hoan (trưng bày) mỹthuật trẻ có quy mô rộng lớn lần này với hàng nghìn mét vuông mặt bằng và mặt cao, trong nhà và ngoài trời, tại trung tâm mỹthuật Việt, Đại học Mỹthuật Hà Nội, là một dẫn chứng sinh động. Ngành mỹthuật đã tổ chức không ít các cuộc trưng bày, trình diễn, hội thảo, xoay quanh vấn đề thị hiếu và quan niệm mới của cái đẹp đương đại; lại có cả một câu lạc bộ riêng giành cho lớp họa sĩ trẻ. Nhưng gút lại sau những cuộc hội thảo, luôn tồn tại hai dòng ý kiến khác nhau, như hai cực âm - dương của một dòng điện. - Bên tán thành, chào đón (đa phần là lớp trẻ) thì chủ trương: Phải tiếp nhận ngôn ngữ mới. Phải thay đổi quan niệm cũ của cái đẹp từ hình thức biểu đạt tới đề tài và cả chủ đề tư tưởng của nghệ thuật. Nếu bảo thủ, quá nặng về quá khứ sẽ cản trở, làm chậm bước tiến tương lai, không theo kịp tốc độ phát triển phi mã của thời thông tin bùng nổ. - Bên phản biện (đa phần là lớp cha anh) có những ý kiến đáp lại không kém tính thuyết phục: "Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, sự khủng hoảng của Phương Tây, chính là sự phá sản của chuẩn thức văn hóa truyền thống Nó đang dẫn tới chỗ hình thành nên một mẫu người "một chiều”, tha hóa, vô hồn, trống rỗng về ý thức hệ. Hậu quả là không còn bản sắc, cá tính. Văn hóa đang chết dần. Các giá trị đang sụp đổ (Dennis Tillinac. Những mặt nạ của sự phù du. Người trí thức trong thiên niên kỷ mới. Văn nghệ. Số 11 (2200). 16/3/2002). Hội thảo dù chưa đến hồi kết, nhưng chính kiến xem ra đã rõ ràng. Lịch sử là lịch sử. Không ai có thể quay ngược được bánh xe lịch sử. Vấn đề là phải tuân theo quy luật phát triển của lịch sử và tôn trọng lịch sử do chính con người tạo ra. "Thời nào, trào ấy" (Tục ngữ Việt Nam). "Thời đại nào, văn hóa ấy" . (Hồ Chí Minh) "Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông Phương và Tây Phương chung sức lại Tây Phương hay Đông Phương có cái gì tốt thì ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa thuần túy Việt Nam Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". (Hồ Chí Minh.1946). Không ai ngây thơ cắt đứt mối dây liên hệ giữa truyền thống và hiện đại. Vì hiện đại luôn bồi đắp, nối tiếp truyền thống, và ngược lại. Đó là chưa nói truyền thống vốn là chất keo gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc thành một khối vững chắc. Suy cho cùng, có được cái cao sang, đẹp đẽ, hoành tráng, tất thảy đều từ tri thức. Vì nó chỉ huy đôi tay tạo ra những thành tựu độc đáo, sáng tạo cho con người. Cái mới ở cuộc trưng bày lần này là các họa sĩ đã phát huy được trí năng. Sau đó, mới là tâm năng và bản năng của họ. Chúng ta đang sống trong thời khoa học công nghệ điện tử - tự động hóa, nên phải thích nghi với chính nó. Không phải thời của các ngành nghề thủ công, hay máy hơi nước giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, hiểu biết phải được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của cuộc liên hoan này. Xin hãy nghe ít lời tự bạch - thuyết minh, không ít tính tư duy triết lý của một số tác giả: Nguyễn Đình Lợi với Bay lên. Khi tôi yêu cô gái, cô ta luôn muốn có hai người đàn ông một lúc. Một trò chơi mạo hiểm. Đứng trên lầu cao và gió thổi. Những quả bóng bay về một hướng; còn trang phục bay về một hướng khác". Lê Quý Tông với Khoảng trống giữa chủ nghĩa cá nhân với sự hy sinh. "Tuổi trẻ, niềm tin, lời hứa luôn là mối quan tâm, đồng thời cũng là chủ đề tác phẩm Một cuộc đối thoại thầm kín giữa tôi và người hỏi. (Tác phẩm gồm một tập hợp những bức tiểu họa). Vũ Hồng Ninh với Chiếc giường ký ức: "Tôi thường nghĩ đến cái thật và cái không thật. Cái đúng và cái sai Không thể tồn tại hai thứ ấy. Tôi mất dần sự cảm nhận tinh tế, điều kiện tất yếu của một nghệ sĩ Tôi phải thay đổi cảm nhận và cách nhìn Tôi nảy sinh ra tác phẩm Cái giường cá nhân. Một cái nhìn khác về những thứ mình đang sở hữu, biết được giá trị của nó không chỉ là vật chất, nó còn tiềm ẩn nghệthuật và nghệthuật sẽ đưa ta đến hạnh phúc". Mai Anh Dũng với Sự chuyển động của những con số: "Những con số cộng, trừ, nhân, chia hàng ngày thường mang lại lợi ích. Nhưng những con số đen đỏ, thì mang lại sự thắng thua, may rủi. Những con số sắp xếp không đều thì làm cho đại đa số người điêu đứng". Lại Diệu Hà với Bồn tắm. Mẹ và con gái đều có mái tóc như nhau, rơi xuống như nhau, không kể ngắn dài, đen, trắng, đều chảy về một phía: Mãi mãi tồn tại những sợi tóc ấy trong đất. Số đông tác giả còn lại không thuyết minh - tự bạch tác phẩm, chỉ lấy sự im lặng làm ngôn ngữ "bộc lộ", "đối thoại". Nhưng tự nó đã giàu tính "phát ngôn". Như Lý Trần Quỳnh Giang với Những cành mệt mỏi. Tác phẩm gồm hai phần: một bức tranh treo trên tường (khắc mộc bản) là một thân cây đen gồm những cánh tay tua tủa đua ra. ở bức khác (sắp đặt) gồm ba thân hình người xếp rời song song là ba thanh gỗ dài cuốn vải thô, đầu và chân nhô ra ngoài, nằm nghiêng như ba xác ướp tẩm liệm. Nguyễn Huy An với tác phẩm sắp đặt Những con đường: Một khay chỉ đen rối rắm hình tháp treo trên góc tường. Dưới đất đối diện là chiếc hộp gỗ cũ, đặt một tập sách hội họa bên trong có băng đỏ dài đánh dâu trang rủ ra. Nguyễn Văn Phúc với tác phẩm X có phải là X? . Bố cục là hai chiếc bu lông siêu lớn đang cố siết chặt hai bức tường đá vững chãi ("đá" là những mảng cơm cháy gắn vào tường). Nhưng uổng công ! Bởi khoảng cách giữa hai bức tường là một không gian có vật cản "bất khả kháng". Làm sao xiết lại được ẩn số X vẫn là ẩn số X ? Tất cả là triết lý sống. Là sự im lặng đầy suy tư giành cho người xem. Còn bao nhiêu tác phẩm nữa, đầy ắp một không gian nghệ thuật. Như Đinh Gia Lê với Cột chiến thắng. Một chiếc đầu trâu còn tươi nguyên vẹn cả lông đen với cặp sừng vững chãi, hai mắt trâu đỏ ngầu mở to. Trùm dưới đầu trâu là tấm vải đỏ dài, như bục tượng đài cao, tỏa xuống, nền đất là vải trắng rộng bao quanh. Màu đỏ và trắng của vải, màu đen của đầu trâu và độ cao, tự nó đã nói nhiều. Lê Thị Minh Nguyệt với Nước và bao cao su nổi lềnh bềnh ken đầy trên mặt nước hai chiếc bể kính. Mỗi thành bể là khuôn mặt thiếu nữ với cặp mắt sáng đầy suy tư, nghĩ ngợi. Khổng Đỗ Tuyền với Vòng xoay gồm những nan tre đen kết lại thành hình đa giác - gần tròn - mắc kẹt vào là những bàn tay đỏ như máu. Phải chăng đó là vòng xoay nghiệt ngã, "chết người" của cuộc đời? ở đâu ta cũng thấy bộc lộ chủ đề đầy tính triết lý nhân sinh. Cụ thể như Nguyễn Ngọc Lam với Cây cao su; Đào Long Vân với Việt Nam của tôi"\; Trần Việt Hưng với Điệu nhảy của những cái chai; Hoàng Xuân Nguyên với Nhà kén tằm; Trần Kiến Quốc với Phiên bản số 4; Phạm Đình Phúc với Hội tụ; Siu Quý với Nha giấy; Nguyễn Kim Hoàng với Tôi nhìn; Nguyễn Sĩ Tuấn với Cuộc sống nảy mầm; Hoàng Tường Minh với Kết nối ; Trần Minh Tâm với Mặt ngoài Có phải là những dấu hỏi lớn của thế giới đầy bí mật đang được người nghệ sĩ tìm tòi, giải đáp, phát hiện và giải mã ? Những "trò chơi nghệ thuật" đầy ấn tượng. Nghệthuật tạo hình, trong đó có nghệthuật sắp đặt, luôn là "ngôn ngữ câm". Nhưng lại là "ngôn ngữ câm sôi động", "nổi bão" với người đối diện trước nó. Nói khác đi, đó là tâm trạng muốn gửi gắm của người nghệ sĩ, như những bức thông điệp tinh thần trao lại nơi người xem, bắt người xem phải động não cùng tác giả. Cuộc trưng bày đã gây được ấn tượng mạnh với công chúng cũng như với đồng nghiệp, dù khác nhau về tuổi nghề, chính kiến và thế hệ. Nó đã đặt ra cho người xem những câu hỏi và những vấn đề của thời đại mà mỗi người cần phải giải đáp. Khác với hội họa giá vẽ và tượng bục bệ, nghệthuật sắp đặt luôn mở rộng không gian và đối tượng thưởng thức, cũng như vật liệu sử dụng. Nó không có những quy phạm như "họa cự' của mỹthuật kinh điển. Khái niệm cái đẹp cũng mở rộng, không còn ranh giới. Tuy nhiên, qua chủ đề tư tưởng, triết lý nghệthuật dù ở thể loại nào cũng. cần phải vươn tới tầm sâu, tầm xa. Vấn đề vẫn là cái đầu tư duy nghệ thuật. Và khi đã có cái vốn ấy rồi, nếu thấy có nhu cầu, thì làm. Tuy nhiên, những loại hình nghệthuật mới, vốn là sản phẩm tinh thần của nền triết học duy lý phương Tây hậu công nghiệp siêu tốc phát triển. Với họ, đã như một thuộc tính. Đâu phải như sản phẩm tinh thần của triết học Tình - Lý văn hóa thuần nông - kiêm thủ công làng xã Phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nhưng không vì thế, chúng ta không có khả năng tiếp nhận, nếu chúng ta làm chủ được khoa học công nghệ của thế giới Hội nhập - Phát triển đang hướng tới toàn cầu hoá. Văn hóa - nghệthuật luôn tồn tại bền vững và khác biệt. Nó có đặc thù riêng, không như mết thời trang, thời thượng/ "Sài song, lỗi thời, vứt bỏ !" Nó là cả một chuỗi dài của tập tục trong đời sống tinh thần và vật chất cộng lại, mà ta quen gọi là truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi châu lục đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm trong tiềm thức và vô thức. Vì vậy, Đổi mới - Hội nhập - Phát triển, là phải đi bằng hai chân nhịp nhàng giữa dân tộc và quốc tế giữa xưa và nay, để học hỏi cái tinh hoa của người, làm phong phú cho mình, không có nghĩa là đồng nhất, đồng dạng. Nghĩa là tiếp biến văn hóa, phải có diện mạo riêng của mỗi người, mỗi thành viên dân tộc. Lại phải phân biệt được cái đẹp lâu dài, vĩnh cửu với cái đẹp chốc lát, giống như "mì ăn liền" cũng nên có nó. Đó chính là mục tiêu thiêng liêng, cao cả mà nhân loại văn minh luôn hướng tới: "Chúng ta càng trở nên quốc tế hóa, lại càng phải hành động mang tính dân tộc hơn. Trong nghịch lý toàn cầu điều này cũng có nghĩa là nhiều phần tử nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn. Mong muốn về sự cân bằng giữa tính dân tộc và quốc tế hóa luôn tồn tại ngay trong mỗi chúng ta. Ngày nay, dân chủ và cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông đã đưa sự cân bằng giữa dân tộc và quốc tế lên một tầm cao mới. Câu thần chú của thời đại mới: "suy nghĩ mang tính toàn cầu, hành động mang tính địa phương". Bây giờ sẽ ngược lại. Hiện nay: "Suy nghĩ mang tính địa phương, hành động mang tính toàn cầu; Suy nghĩ mang tính dân tộc, hành động mang tính cộng đồng". (John Naisibit. Nghịch lý toàn cầu. Tài liệu viện nghiên cứu tài chính. Đỗ Minh Tuấn - Người trí thức trong thiên niên kỷ mới. Văn nghệ. Số 198. Thứ bảy 02/312002). Thay lời kết, tôi xin mượn ít dòng thuyết minh, tự bạch qua tác phẩm của bạn Ngô Văn Lực, tôi cho là tác giả có suy nghĩ, có tầm nhìn nghề nghiệp mà cuộc liên hoan mỹthuật trẻ lần này đã đề cập tới: "Việc vẽ lại một bức tranh, hay sáng tác một bức tranh (hoặc làm nghệthuật sắp đặt- TT), những gì mà mình yêu thích, luôn tạo cho tôi niềm hứng khởi Thời gian vẫn trôi Ranh giới giữa quá khứ và hiện tại hoàn toàn bị "phá bỏ" (người viết bài thêm vào hai ngoặc kép - TT). Mọi rào cản không tồn tại. Giữa tác giả và khán giả cũng không còn nữa. Chỉ còn lại những người yêu mến, khám phá và trọn vẹn với những gì mình yêu thích. Mọi thứ vẫn liên tục ". Có phải đó là những gì mà chúng ta đã và đang suy nghĩ, đang hành động, hướng tới tác dụng tích cực, gây ấn tượng của nghệ thuật, nhằm hoàn thành tết sự nghiệp cao cả của đời sống văn hoá tinh thần vì cộng đồng, vì nhân loại, theo đúng nghĩa nhân văn của nghệ thuật. . NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT GÂY TRANH CÃI Một số loại hình mỹ thuật mới - như sắp đặt, trình diễn, Vidéo art - du nhập vào Việt. bí mật đang được người nghệ sĩ tìm tòi, giải đáp, phát hiện và giải mã ? Những "trò chơi nghệ thuật& quot; đầy ấn tượng. Nghệ thuật tạo hình, trong đó có nghệ thuật sắp đặt, luôn là "ngôn. liên hoan (trưng bày) mỹ thuật trẻ có quy mô rộng lớn lần này với hàng nghìn mét vuông mặt bằng và mặt cao, trong nhà và ngoài trời, tại trung tâm mỹ thuật Việt, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, là một