1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảy docx

5 362 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 196,19 KB

Nội dung

Những bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảy Bệnh tiêu chảy rất hay gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nếu bệnh không quá trầm trọng hoặc tiến triển phức tạp thì thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Xin giới thiệu cùng bà con một số bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hiệu quả. Đặc biệt, nguyên liệu của những vị thuốc này thường là những loại cây, củ, lá… trong vườn nhà. Nói về các loại cây lá chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, BS. Lê Hoàng Kầm cho biết là đừng nên bỏ qua lá ổi, nụ hoa sim vì đây là những giống "cây nhà lá vườn” sẵn khắp nơi thể tận dụng làm thuốc bất kỳ lúc nào cũng được. - Nụ sim: Thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần. - Búp ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh. Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng chia tiêu chảy ra làm nhiều loại để chữa trị bằng các kinh nghiệm cổ truyền: Tiêu chảy do hàn thấp Triệu chứng: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng. Cách làm: Dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt. Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh Triệu chứng: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng. Cách làm: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn. Cách làm: Dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo rang cháy sắc đặc chia uống dần nhiều lần trong ngày. . Những bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảy Bệnh tiêu chảy rất hay gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nếu bệnh không quá trầm trọng hoặc tiến triển phức tạp thì có thể áp dụng một số bài thuốc. trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh. Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết. giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Xin giới thiệu cùng bà con một số bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hiệu quả. Đặc biệt, nguyên liệu của những vị thuốc này thường là những loại cây, củ, lá…

Ngày đăng: 03/04/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w