CÓ MỘT PHÒNG TRANHTHĂNGLONG-HÀNỘI Hình hài của Thủ đô HàNội được thể hiện trong mỹthuật thật khiêm nhường, chưa đạt đến cái hùng vĩ của một thủ đô dựng nước và giữ nước, chưa đạt đến cái thuần khiết bản lĩnh cá tính Hà Nội. Cũng vì lý do đó trong mấy năm gần đây Hội MỹthuậtHàNội luôn quan tâm đến chủ đề HàNội trong các triển lãm thường niên vào ngày kỷ niệm 10/10. Và năm nay, chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng LongHà Nội, một cuộc triển lãm lớn của giới mỹthuật đã được khai mạc trong những ngày lễ hội tưng bừng, hơn ba trăm tác phẩm của các họa sĩ, điêu khắc gia đã hiện hữu trong không gian lịch sử của Hà Nội. Thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình một thủ đô ngàn năm là hoài vọng của nhiều nghệ sĩ Hà Nội. Họ đều là những người khắc họa chân dung cái thành họ đang sống đã yêu, đã cô đơn trong hy vọng vào những thời gian không gian khác nhau nhưng đều giống nhau là không tiếc công sức tái hiện cảm xúc của mình về một thành phố già nua, cổ kính. Họ yêu những đường phô yên lặng tràn đầy nắng, Lê Trần Hậu Anh trong một tranh sơn dầu cỡ lớn về Sắc xuân HàNội trong ngày đại lễ là cái nhìn của tuổi trẻ ngày nay. HàNội vẫn còn đó những ô cửa sổ màu xanh hàng cây sấu xum xuê bóng mát, những gánh hàng rong tất tả đi về. Tiếng rao đêm gò đồng của Đỗ Thị Hồng Hạnh ghi lại hình ảnh đó thật cảm động, chia sẻ. Dấu ấn của cuộc sống thường nhật đọng lại thật lâu về một hình ảnh khá quen thuộc từ trong dĩ vãng, Ngô Tuấn Anh trong một tranh sơn mài Nắng sớm là những chị công nhân quét rác làm sạch môi trường, âm thầm cao quý để nắng sớm ban mai nhẩy nhót trên từng con đường quang đãng, tinh khôi. ý tưởng về một HàNội thanh bình còn hiện hữu trên hai tranh của Trần Xuân Bình: Ngày bình yên và Bình minh trên sông Hồng. Nét thanh lịch hào hoa lối sống nhịp điệu thời gian trôi chảy trong từng tác phẩm đã tạo một cảm giác ấm cúng cuốn hút người xem. Người HàNội ở thời kỳ trọng đại của tổ quốc năm 1946- 1947 không thể quên hình ảnh những chiến lũy ở ngã ba đường của 36 phố phường HàNội cổ. Những chiến sĩ quyết tử chặn đánh giặc trên từng căn nhà góc phố. Chợ Đồng Xuân còn ghi lại trận đánh quyết liệt của Trung đoàn Thủ đô Một HàNội hoang tàn sau 60 ngày đêm khói lửa. Vào một đêm tối trời những người con của HàNội đành men theo đê sông Hồng rời khỏi thành phố rừng rực ánh lửa lòng căm uất quyết hẹn ngày trở lại Chủ đề này luôn hiện hữu trong các kỳ triển lãm, không bao giờ nhàm chán bởi mỗi tác phẩm là một phát hiện riêng của ký ức: Quyết tử cho Hà Nội, Tự vệ HàNội của nhà điêu khắc Hoa Bích Đào gợi lên hình ảnh thủ đô kháng chiến. Bức gò đồng Quyết tử cho HàNội trong một kích thước vuông vức chật hẹp như nén lại không gian ngột ngạt của HàNội mùa đông 1946. Chiếc thang tre, những sợi dây kẽm gai cùng chân dung ba chiến sĩ tự vệ thủ đô năm nào đã khắc họa đúng thời khắc lịch sử của HàNội chiến đấu trên từng nóc nhà, đường phố. Những môtip hội họa: Bom ba càng, tự vệ, bức tường nham nhở ánh lên dòng chữ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, những bước chân vội vã, con đường gập ghềnh công sự, dòng người can đảm bỏ lại sau lưng một khoảng trời Hà Hội đầy ắp kỷ niệm luôn có mặt trên những tác phẩm về HàNội của mọi thế hệ họa sĩ gặp nhau trong triển lãm này, kể lại ký ức thiêng liêng của lịch sử đã trở thành huyền thoại. Một HàNội xưa cũ nữa với những dãy phố nhỏ nhà cửa lô xô dồn nép vào nhau, mái cổ rêu phong long trợt. ấn tượng Thăng LongHàNội tranh khắc gỗ của Trần Nguyên Đán đồng hiện những ấn tượng chung HàNội và du khách: Hồ Gươm, tháp rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, hàng cây lặng lẽ bên hồ Sức nặng của lịch sử của thời gian của sự già cỗi gây xúc động nơi người xem. Trong mấy năm gần đây họa sĩ Vũ Đình Tuấn gây bất ngờ ở loạt tranh lụa về Hà Nội. Từ Chiều phủ Hồ Tây đến Ngàn năm trầm tích và ở triển lãm này là tác phẩm ThăngLong- Đông đô -Hà Nội. Nếu trong đến Ngàn năm trầm tích của anh là dấu vết của văn minh Đông Sơn, môtip đồ đồng tinh xảo trên trống đồng, dao găm, thắt lưng, hộ tâm chiến binh như báo hiệu một quốc gia không mấy bình yên sau này thì trong ThăngLong- Đông đô -HàNội hình ảnh nhà nước Đại Việt Thanh xuân - Độc lập - Tự chủ được tái hiện từ Vương triều Lý Trần ngồn ngộn đầu rồng độc đáo, triều Hậu Lê là một Đông Đô bình yên rùa vàng nhận lại kiếm thần khép lại một quá khứ giặc giã loạn lạc, một HàNội bình yên tĩnh lặng sau những hàng cây, đền đài, cầu quán soi bóng xuống mặt hồ Gươm lịch sử, thành phố của Hòa Bình. Tiếp theo chuỗi chủ đề ThăngLong-Hà Nội, ở mảng tranh cổ động tác phẩm Ngọn lửa thiêng của Trần Hoài Đức với bố cục chắc, gọn cô đọng gợi lên một ThăngLong huy hoàng, một HàNội- thành phố hòa bình nhân ái. Trong nhiều thập kỷ Hội Mỹthuật Việt Nam nơi quây quần các họa sĩ nhà điêu khắc đã không ngừng sáng tác cho chủ đề Hà Nội, hướng về ngày đại lễ. Phòng triển lãm với chủ đề ThăngLong-HàNội đã khắc họa trọn vẹn những kỷ niệm xưa cũ, những thăng trầm lịch sử, tác phẩm được giới thiệu tại đây như một lời tri ân, đồng vọng, khắc họa một dòng chẩy hội họa HàNội êm đềm thanh thoát nhiều tâm sự. Một phòng tranh vượt qua ý niệm chào mừng mà như một tự sự của các thế hệ họa sĩ HàNội trên mảnh đất thiêng, bền vững. . CÓ MỘT PHÒNG TRANH THĂNG LONG - HÀ NỘI Hình hài của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong mỹ thuật thật khiêm nhường, chưa đạt đến cái hùng vĩ của. một Thăng Long huy hoàng, một Hà Nội - thành phố hòa bình nhân ái. Trong nhiều thập kỷ Hội Mỹ thuật Việt Nam nơi quây quần các họa sĩ nhà điêu khắc đã không ngừng sáng tác cho chủ đề Hà Nội, . lạc, một Hà Nội bình yên tĩnh lặng sau những hàng cây, đền đài, cầu quán soi bóng xuống mặt hồ Gươm lịch sử, thành phố của Hòa Bình. Tiếp theo chuỗi chủ đề Thăng Long - Hà Nội, ở mảng tranh cổ