TiềnbạcphươngtiệnhaymụcđíchHãy nhớ tiềnbạc là phương tiện, không phải là mụcđích Khi đi làm ai cũng mong muốn nhận được một mức lương cao. Đó là điều dễ hiểu. Khi đó chúng ta có thể trang trải được những chi tiêu trong gia đình và thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Thế nhưng, những người đã được trả lương cao, đã có tất cả những gì họ cần, thậm chí cả những gì họ mong muốn, vẫn phấn đấu để có được một mức lương cao hơn. Đôi lúc họ đánh đổi cả những giá trị tinh thần và khoảnh khắc hạnh phúc hiếm hoi để theo đuổi những mục tiêu và những giá trị không thật sự là quan trọng và cần thiết đối với họ. Hãy nhìn lại xem điều gì là thật sự có ý nghĩa với bạn, vật chất hay những giá trị về tinh thần? Có tiền và những thứ mà tiền có thể mua được là một điều tốt, nhưng thỉnh thoảng cũng phải kiểm tra lại bạn có mất đi những thứ mà tiền không thể mua được. Những người thành công luôn đặt mục tiêu tài chính sau những giá trị tinh thần – ý nghĩa của công việc, những mối quan hệ hay niềm vui trong tâm hồn – và thành công của họ về tài chính thường bền vững hơn những người luôn đi tìm cái lợi trước mắt. - Ba ơi! Một giờ làm việc ba kiếm được bao nhiêu tiền hả ba? Một hôm khi mới về tới nhà, tôi được đứa con trai nhỏ chào đón bằng câu hỏi rụt rè như vậy. Tuy rất ngạc nhiên những tôi vẫn thấy bực bội như mọi lần nó xán lấy tôi: - Đừng quấy ba chứ, ba mệt lắm rồi. Đi chỗ khác chơi. - Nhưng ba cứ nói cho con biết đi mà. Một giờ ba làm việc được bao nhiêu tiền? Thằng bé cứ níu lấy tôi gặng hỏi. Cuối cùng tôi cũng chịu thua và trả lời cho xong chuyện. - Một trăm ngàn một giờ, được chưa? Giờ thì để ba yên nghe không! - Từ từ đã ba. Ba cho con xin năm ngàn được không? Nó vẫn không buông tôi. Tôi quay lại nạt nó: - A, thì ra nãy giờ hỏi ba đi làm được bao nhiêu tiền là vì vậy phải không? Đi chỗ khác chơi, ba đang mệt! Thằng nhỏ nhìn tôi sợ hãi rồi im lặng đi ra nhà sau. Sau khi tắm rửa, cơm nước và nằm thoải mái xem tivi tôi sực nhớ ra hành động của mình hồi chiều và cảm thấy tội nghiệp thằng bé. “Có thể thằng bé muốn mua cái gì đó” – tôi nghĩ bụng và đến bên giường con. - Con ngủ chưa vậy? Tôi khẽ hỏi - Con còn thức. - Đây là tiền mà con xin ba hồi chiều. Con cần mua gì đấy? Tôi nói. - Con cảm ơn ba! Nó ngồi bật dậy, mò mẫm dưới gối và lấy ra cái gì đó – bây giờ thì con có đủ rồi! Con đã có đủ một trăm ngàn rồi. Nó đưa tay về phía tôi và nói tiếp - trong lúc tôi đang trố mắt nhìn. - Ba ơi, ba bán cho con một giờ làm việc của ba đi. Con muốn ba chơi với con mà lúc nào ba cũng bận làm việc. Tôi chợt bàng hoàng. Tôi không biết phải trả lời như thế nào. Tôi đã bỏ quên những người thân của mình, mải lao theo áp lực công việc mà không nhận ra những gì thật sự ý nghĩa mà người khác mong đợi ở tôi. Theo cuộc điều tra gần đây, những người sống có mục đích, say mê với công việc và không xem trọng tiền và vật chất, lại được nhiều người khác giúp đỡ, thường thành công và cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Theo đó giá trị của nỗ lực, sự hài lòng của bản thân, sự khẳng định khả năng của bạn và niềm tin của mọi người đặt vào bạn là điều quan trọng hơn tiền bạc. . Tiền bạc phương tiện hay mục đích Hãy nhớ tiền bạc là phương tiện, không phải là mục đích Khi đi làm ai cũng mong muốn nhận được một mức. những mục tiêu và những giá trị không thật sự là quan trọng và cần thiết đối với họ. Hãy nhìn lại xem điều gì là thật sự có ý nghĩa với bạn, vật chất hay những giá trị về tinh thần? Có tiền. những thứ mà tiền có thể mua được là một điều tốt, nhưng thỉnh thoảng cũng phải kiểm tra lại bạn có mất đi những thứ mà tiền không thể mua được. Những người thành công luôn đặt mục tiêu tài