1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít một năm

126 460 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít một năm, đồ án tốt nghiệp Đại học, khóa luận ngành kỹ thuật.

ĐẶT VẤN ĐỀ Bia là nước giải khát lên men có từ lâu đời, hương vị đặc trưng của bia được sản xuất từ hoa houblon và malt đại mạch. Bia có độ rượu nhẹ, có gas (CO 2 ), có hương vị đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng. Bởi vì ngoài thành phần rượu, bia còn chứa nhiều chất bổ khác như: chất đạm (nitơ hòa tan), vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), đường hòa tan, dextrin, chất tạo hương vị đặc biệt cho bia thơm ngon có vị đặc trưng, chất màu…, ngoài ra trong bia có chứa hệ enzyme phong phú và đặc biệt là enzyme kích thích cho sự tiêu hóa. Vì vậy, uống bia với một lượng thích hợp không những có lợi cho sức khỏe, ăn cơm ngon, dễ tiêu hóa, mà còn giảm được sự mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Khi đời sống kinh tế xã hội phát triển cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất bia đang ngày càng trở nên hoàn thiện, nhu cầu tiêu thụ bia của con người ngày càng tăng, thậm chí bia đã trở thành loại nước giải khát không thể thiếu hàng ngày đối với mỗi người dân phương Tây. Chính vì vậy, bia đã trở thành loại đồ uống được ưa chuộng nhất hiện nay, được sản xuất và tiêu thụ ngày càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Do nhu cầu sử dụng bia ngày càng tăng nên mặc dù đã có rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất bia được thành lập trên khắp cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu thị trường cả về chất lượng cũng như số lượng. Hơn nữa, biamột ngành công nghiệp có nhiều đóng góp to lớn cho ngành kinh tế quốc dân vì nó sản xuất đem lại lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, và là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, mục tiêu đề ra và lợi ích của việc phát triển công nghệ sản xuất bia nên việc xây dựng thêm các nhà máy bia với cơ cấu tổ chức chặt chẽ cùng các thiết bị công nghệ hiện đại để cung cấp cho người tiêu dùng các loại bia có chất lượng cao, giá thành phù hợp là vô cùng quan trọng. Từ những yếu tố trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít/năm”. Đây là nhà máynăng suất tương đối cao so với các nhà máy sản xuất bia ở trong nước với hy vọng có thể áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại và tổ chức hợp lý sẽ cung cấp ra thị trường tiêu thụ một sản phẩm nước giải khát vừa đảm bảo về chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. 1 PHẦN 1. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1.1. Lựa chọn loại bia sản xuất Hiện nay, Việt Nammột trong những thị trường bia sôi động và phát triển nhất thế giới. Nhà nước đã và đang có rất nhiều kế hoạch đầu tư các nhà máy bia có công suất lớn, đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất bia chất lượng cao. Bia vàng là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất và trở thành gu của đa phần người dân. Ở nước ta người ta thường thích sử dụng loại bia vàng hơn hết. Do vậy em lựa chọn sản xuất loại bia vàng. 1.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy bia cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, thị trấn. - Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Thuận tiện về mặt giao thông. - Đảm bảo các nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu. - Nguồn nhân lực không quá khan hiếm. Dựa vào những yêu cầu trên em chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm khu công nghiệp Thuận Yên, thuộc thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có địa hình bằng phẳng, rộng nên rất thuận tiện cho việc xây dựng nhà máy. Đây là khu công nghiệp mới mở của thành phố Tam Kỳ. Vị trí địa lý khu vực xây dựng nhà máy giáp với tuyến quốc lộ 1A. Tại đây có một hệ thống giao thông phân bố đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa. 1.3. Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt, gạo, đường, hoa houblon, nước, nấm men và một số nguyên liệu phụ trợ khác. Malt và hoa houblon được nhập từ Úc. Malt được nhập về bằng ôtô tải và chứa trong các xilo chứa của nhà máy. Hoa houblon được nhập về dưới dạng hoa viên và cao hoa. Gạo được thu mua từ các huyện và các tỉnh lân cận với giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, vận chuyển về nhà máy chủ yếu bằng ô tô tải. Men giống: nhà máy sử dụng nấm men Saccharomyces carlsbergensis. 2 Nước được sử dụng là nguồn nước lấy trực tiếp từ nguồn nước của thành phố, sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước tại nhà máy. Yêu cầu đối với nước hết sức nghiêm ngặt vì nước không chỉ dùng cho nấu, xử lý và sinh hoạt mà còn được dùng để pha loãng từ bia nồng độ cao ra bia thành phẩm sau này. 1.4. Hợp tác hóa Để nhà máy thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm và phế phẩm, cần phải hợp tác hóa với các nhà máy lân cận trong và ngoài thành phố để sử dụng chung những công trình điện, nước, giao thông, thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm… nhằm giảm bớt vốn đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn vốn, đồng thời sử dụng tuần hoàn các chất thải chống ô nhiễm môi trường. 1.5. Nguồn cung cấp điện Điện là nhu cầu quan trọng cho bất kỳ nhà máy nào. Nguồn điện nhà máy sử dụng được lấy từ mạng lưới điện quốc gia chạy qua khu vực. Mạng lưới điện này cung cấp 24/24 giờ trong ngày, nhưng để đề phòng sự cố mạng lưới, nhà máy bố trí một trạm biến thế và sử dụng thêm máy phát điện dự phòng. 1.6. Nguồn cung cấp nhiệt Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy là do nồi hơi cung cấp phục vụ cho các mục đích sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, thanh trùng… Nhà máy sử dụng nhiên liệu là than đá. 1.7. Giao thông Nhà máy gần trục giao thông, có một lượng phương tiện vận chuyển lớn nên thuận tiện cho vận chuyển nguyên nhiên vật liệu đến nhà máy và vận chuyển sản phẩm phân phối cho các đại lý, cửa hàng tiêu thụ bằng đường bộ. 1.8. Nguồn nước Nước là nhu cầu không thể thiếu được, trong sản xuất bia nước đóng một vai trò rất quan trọng. Tại nhà máy nguồn nước được lấy trực tiếp từ nguồn nước của thành phố, sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước tại nhà máy. Ngoài ra nhà máy còn có một giếng đào để ổn định nguồn nước và phải qua xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Trong nhà máy nước được dùng vào các mục đích khác nhau: xử lý nguyên liệu, nước nấu nguyên liệu, nước rửa chai, nước vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà máy… Nước nấu bia cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu cho công nghệ sản xuất bia. Do đó nước phải đi qua một hệ thống xử lý đúng kỹ thuật trước khi cấp cho sản xuất. 3 1.9. Thoát nước của nhà máy Nhà máy thải ra một lượng nước thải lớn. Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bên ngoài và bên trong nhà máy. Vì vậy nước thải phải qua hệ thống xử lý đến tiêu chuẩn cho phép trước khi thoát theo mạng lưới thoát nước của khu công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường nước. 1.10. Nguồn nhân lực Địa điểm xây dựng nhà máy cách không xa các khu dân cư, gần các tuyến giao thông nên có nguồn nhân lực dồi dào. Đội ngũ các cán bộ, kỹ sư có trình độ tổ chức chuyên môn phải được đào tạo đủ trình độ quản lý, điều hành. Nhà máy có thể sử dụng lực lượng lao động tại địa phương, vừa nhằm giải quyết công ăn việc làm cho họ, mặt khác khi sử dụng nguồn nhân công tại chỗ giúp chúng ta không phải quan tâm đến nơi ăn chốn ở của công nhân. 4 PHẦN 2. GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU Các nguyên liệu chính dùng trong sản xuất bia bao gồm malt đại mạch, hoa houblon, nấm men, nguyên liệu thay thế, nước. 2.1. Malt đại mạch Malt đại mạch là nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia. Malt là những hạt hòa thảo nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhân tạo thích hợp. Trong malt rất giàu chất dinh dưỡng, khoảng 18% chất dễ hòa tan gồm đường đơn giản, dextrin, vitamin. Đặc biệt malt chứa hệ enzyme thủy phân phong phú (amylaza, proteaza, sitaza…) thực hiện quá trình chuyển hóa các chất cao phân tử để tạo ra chất chiết của dịch đường. 2.1.1. Các tính chất của malt Hiện nay các cơ sở sản xuất bia ở nước ta thường sử dụng loại malt có nguồn gốc chủ yếu từ Úc hoặc một số nước Châu Âu như Đức, Đan Mạch… malt dùng trong sản xuất bia cần đảm bảo một số yêu cầu:  Chỉ tiêu cảm quan: - Màu sắc: hạt malt vàng có màu vàng rơm, sáng óng ánh. - Hình dạng: bóng mẩy, đồng đều. - Mùi vị: mùi vị đặc trưng cho malt vàng là vị ngọt nhẹ hay ngọt dịu, có hương thơm đặc trưng, không có mùi vị lạ, không mốc, không hôi khói. - Độ sạch của malt cho phép là 0,5% hạt gãy vỡ, 1% các tạp chất khác.  Chỉ số cơ học: - Trọng lượng khô tuyệt đối: 37 ÷ 40g/1000 hạt. - Dung trọng: 680 ÷ 750 g/l. - Độ ẩm: 4 ÷ 5%. - Hàm lượng chất chiết: 80 ÷ 85% chất khô. 5  Thành phần chính: Bảng 2.1: Bảng các thành phần hóa học có trong malt STT Thành phần hóa học có trong malt % chất khô 1 Tinh bột 58 2 Đường khử 4 3 Sacaroza 5 4 Pentozan hòa tan 1 5 Pentozan không hòa tan và hexozan 9 6 Xenluloza 6 7 Chất chứa nitơ 10 8 Chất béo 2,5 9 Chất khoáng 2,5 2.1.2. Bảo quản malt Malt được nhập về và chứa trong các xilo chứa của nhà máy. Thời gian malt lưu lại trong kho không quá một tháng. Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra, đề phòng các hiện tượng làm hư hại hạt, ảnh hưỏng đến chất lượng của malt. 2.2. Hoa houblon Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản có tầm quan trọng thứ hai sau malt trong công nghệ sản xuất bia. Hoa houblon thường được sử dụng tạo vị đắng dịu, hương thơm đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học cho bia. Các hợp chất có giá trị trong hoa phải kể đến là chất đắng, polyphenol và tinh dầu thơm ngoài ra còn có một số hợp phần khác nhưng không mang nhiều ý nghĩa trong công nghệ sản xuất bia. Trong công nghệ sản xuất bia người ta chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. Trong cánh hoa và nhị hoa có chứa các hạt lupulin là nguồn gốc chính tạo ra chất đắng và tinh dầu thơm của hoa houblon. Hoa houblon được nhà máy nhập khẩu từ Úc, sử dụng dưới hai dạng: hoa viên và cao hoa: 6 + Hoa viên: hoa houblon sau khi xử lý sơ bộ, được nghiền và ép thành các viên nhỏ, xếp vào các túi polyetylen hàn kín miệng để tiện cho việc bảo quản cũng như vận chuyển. + Cao hoa: trích ly các tính chất trong hoa bằng các dung môi hữu cơ (toluene, benzene…), sau đó cô đặc để thu lấy chế phẩm ở dạng cao. 2.2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hoa 2.2.1.1. Tiêu chuẩn đối với cao hoa  Chỉ tiêu cảm quan: - Cao hoa có dạng keo, màu vàng hổ phách. - Có mùi thơm đặc biệt, dễ bay hơi, dễ nhận mùi. - Vị đắng rõ rệt.  Chỉ tiêu hóa học: - Hàm lượng α - axit đắng: 30% - Tan hết và có thể tạo kết tủa lắng nhanh khi đun sôi với nước. Hoa thơm rõ rệt, vị đắng dịu. Hoa cao đóng trong các hộp kín, chắc chắn dể mở, bao bì không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bảo quản hoa cao trong kho lạnh ở nhiệt độ 5 ÷ 10 0 C. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn đối với hoa viên  Chỉ tiêu cảm quan: - Hoa viên có màu xanh lá mạ, hơi vàng. - Mùi thơm đặc biệt, dễ bay hơi, dễ nhận mùi, vị đắng dịu. - Hình dạng: viên đều, không vỡ vụn.  Chỉ tiêu hóa học: - Loại viên có hàm lượng α - axit đắng 8%. - Có khả năng tạo kết tủa lắng nhanh khi đun sôi với nước nha, làm trong nước nha, tạo mùi hoa thơm rõ rệt, vị đắng dịu. Hoa viên được đóng bao bì bền chắc, dễ mở, bao bì không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa. 7 2.2.2. Thành phần hóa học của hoa Bảng 2.2. Bảng các thành phần hóa học có trong hoa houblon STT Thành phần hóa học % chất khô 1 Độ ẩm 10÷11 2 Chất đắng 15÷ 21 3 Polyphenol 2÷5 4 Tinh dầu thơm 0,5÷1,5 5 Cellulose 12÷14 6 Chất khoáng 5÷8 7 Protein 15÷17 8 Các hợp chất khác 26÷28 2.2.3. Bảo quản hoa Để đảm bảo chất lượng hoa đưa vào sản xuất thì trong thời gian bảo quản phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Ngăn chặn sự xâm nhập của không khí vào hoa bằng cách bảo quản trong thùng kín hoặc môi trường khí trơ. - Xông SO 2 để hạn chế sự oxy hóa và phát triển của vi sinh vật. - Bảo quản ở nhiệt độ thấp (gần 0 0 C) vì ở nhiệt độ thấp có tác dụng kiềm chế các quá trình hóa học, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. - Cách ẩm tốt. 2.3. Nguyên liệu thay thế Trong sản xuất bia để giảm giá thành sản phẩm người ta có thể thay thế một phần malt đại mạch bằng các nguyên liệu khác như gạo, ngô… Tại nhà máy, sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo. Gạo được thu mua các huyện của địa phương, các tỉnh lân cận và đảm bảo các chỉ tiêu sau: 2.3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của gạo - Đồng nhất về kích thước. - Có màu trắng đồng nhất, không có hạt bị mốc, mối, mọt, mùi hôi. - Tạp chất không quá 2%. - Độ ẩm từ 12÷14%. 8 - Độ hòa tan 75÷85%. 2.3.2. Thành phần hóa học của gạo Bảng 2.3: Bảng các thành phần hóa học có trong gạo STT Thành phần hóa học % chất khô 1 Tinh bột 75 2 Protein 6÷8 3 Chất béo 1÷1,5 4 Cellulose 0,5÷0,8 5 Chất khoáng 1÷1,2 2.4. Nước Do thành phần chính của bia là nước nên nước ảnh hưởng rất lớn đến những tính chất đặc trưng của bia. Tại nhà máy, nguồn nước được lấy trực tiếp từ nguồn nước của thành phố. Sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước của nhà máy. Ngoài ra nhà máy còn có một hệ thống khai thác nước riêng đó là từ giếng khoan để đề phòng khi bị cắt nước. Cả hai nguồn này đều phải qua hệ thống xử lý nước của nhà máy rồi mới được đem đi sử dụng. Trong quá trình sản xuất bia, nước được sử dụng rộng rãi trong mọi công đoạn, từ các công đoạn chính như nấu, lọc, cung cấp cho lò hơi… đến các khâu vệ sinh. Thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình công nghệ và chất lượng thành phẩm. Bởi vậy, nước dùng trong sản xuất bia phải có chất lượng tốt, đáp ứng được các chỉ tiêu quan trọng như: - Độ cứng của nước từ mềm đến trung bình. - Không màu, không mùi, không vị. - pH: 6,9 ÷ 7,5 - Hàm lượng muối cacbonat không quá 50mg/l. - Hàm lượng muối Mg +2 không quá 100mg/l. - Hàm lượng muối clorua 75 ÷ 150mg/l. - NH 3 và muối NO 2 không có. - Hàm lượng ion Fe +2 không quá 0,3 mg/l. - Vi sinh vật không quá 100 tế bào/ml 9 - Nước rửa bã cần phải điều chỉnh độ kiềm < 50 mg/l và pH = 6,5 để không chiết các chất không mong muốn từ bã. pH của dịch đường trước khi nấu là 5,4 để thu được dịch đường sau khi nấu là 5,2. - Nước rửa nấm men phải được tiệt trùng và loại bỏ mùi lạ. 2.5. Nấm men Nấm men sử dụng trong lên men bia là loại vi sinh vật đơn bào thuộc giống Saccharomyces có nhiệt độ sinh trưởng là 25 ÷ 30 0 C nhưng có thể phát triển được ở 2 ÷ 3 0 C và chịu đến -180 0 C, ở nhiệt độ không khí lỏng vẫn sống. Giai đoạn đầu lên men cần có oxy để nấm men sinh trưởng, phát triển tăng sinh khối, sau đó oxy cạn dần chuyển sang pha yếm khí. Chủng nấm men được sử dụng để lên men ở đây là Saccharomyces carlsbergensis là loại nấm men hiếu khí tùy tiện. Trong điều kiện hiếu khí được cung cấp đủ oxy nấm men thực hiện quá trình hô hấp và tăng sinh khối, còn trong điều kiện yếm khí chúng thực hiện quá trình lên men. Loài nấm men phát triển tốt nhất ngay ở nhiệt độ thấp khoảng 6 ÷ 7 0 C. Chủng nấm men sử dụng trong sản xuất bia cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Tốc độ lên men nhanh. - Sử dụng đường có hiệu quả, tạo độ cồn cao. - Có khả năng chịu cồn, chịu áp suất thẩm thấu, oxy, nhiệt độ và nồng độ CO 2 phù hợp với từng nhà máy. - Có khả năng kết lắng tốt. - Có khả năng sống sót cao cho mục đích tái sử dụng. - Sản phẩm tạo ra gồm các hợp chất hương và vị đặc trưng cho bia. - Đặc tính di truyền ổn định cao. PHẦN 3. CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia. 10 [...]... phân xưởng chiết làm việc 3 ca 4.3.2 Kế hoạch sản xuất Theo mục 3.2.3 thì một mẻ nấu kéo dài 235 phút nhưng vì nồi gạo và nồi malt tiến hành song song nên một mẻ nấu thực tế chỉ tốn 170 phút để nấu một mẻ bia vàng Chọn một ngày nấu 8 mẻ bia vàng Nhà máy làm việc một năm 12 tháng, các ngày lễ, được nghỉ Một ngày làm việc 3 ca 31 Bảng 4.6 Kế hoạch sản xuất của nhà máy Tháng Số ngày làm việc Số ca làm... thụ 23 PHẦN 4 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG SẢN PHẨM 4.1 Các số liệu ban đầu - Năng suất của nhà máy : 70 triệu lít/ năm - Độ bia của sản phẩm : 50 - Tỷ lệ nguyên liệu tiêu dùng : Malt đại mạch : 70% Gạo : 30% - Các thông số trạng thái ban đầu của nguyên liệu: Độ ẩm của malt : 5% Độ chiết của malt : 80% Độ ẩm của gạo : 12% Độ chiết của gạo : 80% - Tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn: Bảng 4.4 Bảng tiêu hao nguyên... Cả năm 357 1071 1071 2856 Như vậy, một năm phân xưởng nấu và chiết rót làm việc 357 ngày, riêng phân xưởng lên men, do đặc thù của công nghệ nên làm việc liên tục 4.3.3 Tính cân bằng nguyên liệu cho một ngày Theo 4.2.1.13, ta có: Cứ 100 kg nguyên liệu ban đầu sau khi qua các công đoạn thì được 517,83 (lít) bia thành phẩm Như vậy, với năng suất 70. 106 (lít/ năm) suy ra một ngày nhà máy sản xuất được: 70. .. Lượng bia sau khi lên men 27 544,68 × (100 - 1) = 539,23 (lít) 100 4.2.1.12 Lượng bia còn lại sau khi lọc 539,23 × (100 - 1) = 533,84 (lít) 100 4.2.1.13 Lượng bia sau khi chiết rót và thanh trùng 533,84 × (100 - 3) = 517,83 (lít) 100 4 2.1.14 Lượng hoa houblon cần dùng Thể tích của dịch đường trước khi đun sôi là 662,22 lít Lượng hoa nhà máy sử dụng là 2,5g /lít dịch đường Vậy lượng hoa cần dùng là:... 30 4.3 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 4.3.1 Số ngày làm việc Nhà máy làm việc một năm 12 tháng, nghỉ các ngày lễ, ngày tết Bảng 4.5 Các ngày nghĩ lễ, tết của nhà máy Ngày lễ Số ngày nghỉ Tết dương lịch 1 Tết cổ truyền 3 Kỷ niệm 30/4 1 Quốc tế lao động 1/5 1 Ngày quốc khánh 2/9 1 Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch 1 Tổng ngày nghỉ 8 Như vậy, tổng số ngày làm việc trong năm là: N = 365 – 8 = 357 ngày Một ngày... 66,50 × (100 - 0,5) = 66,17 (kg) 100 Gạo: - Chất khô: 26,40 × (100 - 0,5) = 26,27 (kg) 100 - Nguyên liệu: Malt: 66,17 × 100 = 69,65 (kg) 100 - 5 Gạo: 26,27 × 100 = 29,85 (kg) 100 - 12 4.2.1.3 Lượng chất khô còn lại trong nguyên liệu sau khi nghiền Malt: 66,17 × (100 - 1) = 65,51 (kg) 100 Gạo: - Chất khô: 26,40 × (100 - 1) = 26,01 (kg) 100 - Nguyên liệu: Malt: Gạo: 65,51 × 100 = 68,96 (kg) 100 - 5 26,01... theo một tỷ lệ nhất định vào trong một thùng rồi bơm dịch này vào thiết bị lọc phủ bề mặt các ống lọc + Giai đoạn lọc: Bơm bia cần lọc vào thiết bị lọc Kiểm tra độ trong của bia để có biện pháp xử lý 3.2.9 Bão hòa CO2  Mục đích: Bão hòa CO2 để đạt hàm lượng cần thiết nhằm tăng chất lượng cảm quan, chống oxy hóa, chống kết lắng và tạo môi trường tốt để bảo quản bia  Vai trò của CO2: - Ổn định bia, ... mặt CO2 thì các vi sinh vật lạ không phát triển được nên không làm hư hỏng bia 20 - Cải thiện mùi, tăng mùi thơm vì CO2 liên kết với alcol tạo ester không bền Khi rót bia tạo bọt CO2 và có mùi thơm khá mạnh - Tăng khả năng dược học của bia vì CO2 tương tác với khoáng có khả năng chửa bệnh - Tăng vị, tăng độ bọt và độ bền bọt cho bia  Cách tiến hành: Quá trình này được thực hiện trong bình inox dày, chịu... 3313,22 Gạo 2 70 29,56 1231,10 9848,79 Nguyên liệu sau làm sạch Nguyên liệu sau nghiền (kg) (kg) 3516018,03 4 Dịch đường đun sôi (lít) 690,45 32680,21 261441,65 93334669,05 5 Dịch đường sau houblon hoá (lít) 578,48 27380,47 219043,77 71898625,89 6 Dịch lên men (lít) 544,68 2 5708 ,66 206245,26 73629557,82 7 Bia sau lên men (lít) 539,23 25522 ,70 204181,60 72892831,2 8 Lượng bia sau lọc (lít) 533,84 25267,58... 261441,65 (lít) 100 4.3.3.5 Lượng dịch đường sau houblon hoá: 578,48 × 37865,40 = 219043,77 (lít) 100 4.3.3.6 Lượng dịch đường đem lên men: 544,68 × 37865,40 = 206245,26 (lít) 100 4.3.3.7 Lượng bia sau lên men: 539,23 × 37865,40 = 204181,60 (lít) 100 4.3.3.8 Lượng bia sau lọc: 533,84 × 37865,40 = 202140,65 100 (lít) 4.3.3.9 Lượng bia sau khi chiết rót và thanh trùng: 517,83 × 37865,40 = 196078,40 100 (lít) . tài: Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít/ năm . Đây là nhà máy có năng suất tương đối cao so với các nhà máy sản xuất bia ở trong nước với hy vọng có thể áp dụng các máy móc thiết. một trong những thị trường bia sôi động và phát triển nhất thế giới. Nhà nước đã và đang có rất nhiều kế hoạch đầu tư các nhà máy bia có công suất lớn, đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất bia. phù hợp với từng nhà máy. - Có khả năng kết lắng tốt. - Có khả năng sống sót cao cho mục đích tái sử dụng. - Sản phẩm tạo ra gồm các hợp chất hương và vị đặc trưng cho bia. - Đặc tính di truyền

Ngày đăng: 03/04/2014, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng các thành phần hóa học có trong malt - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 2.1 Bảng các thành phần hóa học có trong malt (Trang 6)
Bảng 2.3: Bảng các thành phần hóa học có trong gạo - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 2.3 Bảng các thành phần hóa học có trong gạo (Trang 9)
Bảng 4.4. Bảng tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 4.4. Bảng tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn (Trang 24)
Bảng 4.5. Các ngày nghĩ lễ, tết của nhà máy. - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 4.5. Các ngày nghĩ lễ, tết của nhà máy (Trang 31)
Bảng 4.6. Kế hoạch sản xuất của nhà máy - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 4.6. Kế hoạch sản xuất của nhà máy (Trang 32)
Bảng 4.7.  Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất cho bia vàng - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 4.7. Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất cho bia vàng (Trang 36)
Bảng 6.9. Bảng tổng kết các công trình - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 6.9. Bảng tổng kết các công trình (Trang 79)
Bảng 7.10. Bảng phân phối lao động gián tiếp - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 7.10. Bảng phân phối lao động gián tiếp (Trang 83)
Bảng 7.11. Bảng phân phối lao động trực tiếp - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 7.11. Bảng phân phối lao động trực tiếp (Trang 83)
Bảng 8.12. Công suất chiếu sáng các công trình - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 8.12. Công suất chiếu sáng các công trình (Trang 90)
Bảng 8.13. Phụ tải động lực - Khóa luận - Thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít  một năm
Bảng 8.13. Phụ tải động lực (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w