Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
260,17 KB
Nội dung
Nhiều chuyệnở
Myanmar
Có thể sẽ không giống với bất cứ chuyến đi Myanmar
nào bạn đã đọc trên các trang báo du lịchtrước đây, bởi
vì tác giả bài viết này đã chọn một con đường tự do và
mạo hiểm để khám phá đất nước từng là một trong
những quốc gia đứng đầu tại Đông Nam Á vào những
năm 1960. Ghi chép tưởng như vụn vặt, nhưng từ rất
nhiều mảnh ghép, có thể thấy một bức tranh sinh động
về vùng đất đang nóng với những người Việt ưa thích
khám phá.
Cầm hộ chiếu trên tay xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh
Myanma tại sân bay quốc tế Yangon, tôi bất ngờ hơn so với
những gì đã thử hình dung trước chuyến đi. Thủ tục nhập
cảnh tại đây khá dễ dàng và có vẻ đơn giản, trong khi muốn
vào Myanma phải có thị thực (những quốc gia khác tại khu
vực Đông Nam Á đã không còn quy định khó khăn này), vậy
mà có những người khách Âu tới sân bay làm thị thực tại
chỗ (đương nhiên vẫn phải đóng 20 USD).
Tác giả trên xe ngựa khám phá Yangon
Tôi đón taxi vào trung tâm hết 5 USD. Đường vào trung
tâm khá sạch sẽ, có nhiều cửa hàng bán đồ cổ tươm tất và
khá vắng vẻ. Nhưng khi vào đến down town thì không khí
đột nhiên trở nên tấp nập náo nhiệt. Yangon là thành phố
cấm xe máy, tất cả phương tiện giao thông là xe buýt, một ít
xe đạp và rất nhiềuô tô. Những chiếc xe buýt chật nêm người
và rất nhiều trạm xe buýt, liên tục chưa đến 2 phút có một
chuyến, vé lại rẻ nên người dân chẳng cần phải đi xe riêng.
Vì vậy (điều này ở Việt Nam ta biết bao giờ mới làm được
thế?) một điều khá ngạc nhiên, tuy là thành phố chật chội
đông đúc và nhiềuô tô nhưng không thấy cảnh kẹt xe. Thêm
nữa, có lẽ do Yangon thiết kế đường sá vuông ô cờ, nên mọi
tuyến đường đều thông nhau rất hợp lý, cộng thêm không có
cảnh xe máy ngang dọc tự do như ở Việt Nam nên giao
thông khá tốt. Xe ô tô thì cả tay lái thuận và nghịch nhưng
đều lưu thông bên lề phải.
Hạ tầng ở Yangon rất cũ kỹ, có lẽ từ nhiều thập niên qua
hầu như không có một công trình hiện đại nào được xây
dựng mới. Đa số cư dân sống trong những chung cư cao ngất
nhưng lối đi bé tí, cầu thang ẩm thấp không người quét dọn,
leo lét đèn mờ, quần áo giăng mắc đầy phía ngoài. Lề đường
ở trung tâm thủ đô dường như đều được tận dụng buôn bán,
cảm giác trung tâm thành phố như một khu chợ khổng lồ. Đủ
cả: cá thịt rau quả, đồng hồ, nước mía, vàng bạc, đổi tiền,
bán ránh, giày dép quần áo, mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ
nghệ…, đa phần nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt
Nam.
Sinh hoạt tại Myanmar mỗi ngày chỉ được cung cấp điện 8
tiếng, nên các cơ quan công sở, nhà dân đều phải trang bị
máy phát điện. Những gia đình không có khả năng mua máy
phát điện thì dù trời nóng đến 9 tháng trong một năm vẫn
chấp nhận sống chung với mất điện một cách bình thường,
chứ không ồn ào như Hà Nội mấy tuần nắng nóng lại bị cắt
điện vừa qua. Ở Myanmar, nếu bạn đang ngủ trong nhà nghỉ
hoặckhách sạn, đang đêm giật mình phải nằm lăn xuống đất
vì nóng và vớ lấy bất cứ cái gì có thể quạt được để xua
nóng thì đừng hy vọng có ai quan tâm, đã nói ở đây thế là
chuyện bình thường mà!
Tôi cũng phải tập làm quen với một chuyện bình thường dở
khóc dở cười nữa ở đây là, nếu bạn chỉ còn một ít Kyat (tiền
Myanmar) mặc dù bạn vẫn có USD trong túi, nhưng nếu
đồng USD chỉ hơi nhăn một chút hoặc có vết bẩn thì lời
khuyên là nên đổi vé máy bay về sớm! Ở đây đồng USD phải
tinh tươm thì mới được chấp nhận (100 USD đổi được
90.000 Kyat), tìm mỏi mắt cũng không thể thấy quầy ATM,
còn thẻ Visa hay Master Card đều là vật xa lạ, có mang đi
cũng không thể sử dụng được, mọi chi tiêu ở đất nước này
đều dùng tiền mặt, cho nó tiện! Điện thoại tôi để dịch vụ kết
nối quốc tế nhưng tới Yangon thì hết kết nối luôn!
Chưa hết đâu, người nước ngoài đến Myanmar chỉ qua duy
nhất một cửa khẩu tại sân bay Yangon. Dù đất nước này tiếp
giáp với cả Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades,
nhưng du lịch đường bộ qua biên giới gần như không thể.
Đấy là nói ngả vào. Còn ngả ra cũng khó không kém. Anh
bạn tôi, người Myanmar, cho hay ở đây muốn làm hộ chiếu
đi nuớc ngoài có khi phải mất đến 4.000 USD!
Một năm du khách nước ngoài tới Myanmar khoảng 750.000
lượt người, thời gian du lịch tập trung chủ yếu vào tháng
Mười Một, Mười Hai và tháng Một vì thời tiết khi ấy mát
mẻ. Chứ đi vào dịp Hè như tôi, nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 42
độ, nóng kinh người. Vậy nhưng đối với người Myanmar đó
cũng là chuyện rất bình thường! Nhưng có lẽ vì nóng mà
người Myanmar không thích mặc quần? Trong những ngày
ở đây, tôi mua một chiếc Longi (trang phục quấn thay quần
của người Myanmar) và một đôi dép hai quai xỏ ngón.
Người Myanmar cũng không có thói quen đi giày hoặc dép
có quai hậu, đến 98% là đi dép hai quai, kể cả nhân viên
ở khách sạn, sân bay, nhà hàng, dân công chức, tài
xế…Trời nóng nên mọi người vẫn dùng một thứ bột gọi là
Thanaka từ một loại cây mài ra và trộn một ít nước sau đó
xoa lên trán và hai má để khỏi nóng.
Giờ này nói chuyện không mạng, không internet ở Hà Nội
hay TP.HCM thì người ta cho bạn là dở người ngay, nhưng
ở Myanmar thì khác. Ở đây hầu như rất ít nhà có máy vi
tính. Tôi đã mất nửa tiếng đồng hồ xếp hàng chờ đợi trong
tiệm net đầy nghịt người, may mắn cũng chỉ sử dụng không
quá 10 phút, sau đó là máy tự động down mà không hiểu tại
sao?! Ngay cả sân bay nội địa nhân viên cũng không sử dụng
máy tính làm việc, nhất loạt ghi chép bằng sổ sách. Điện
thoại di động cũng là một xa xỉ phẩm tại đây. Mặc dù điện
thoại bày bán nhiều (chủ yếu là loại rẻ tiền nhập lậu) nhưng
đăng kí sim thì rất đắt, phải là người làm ăn lớn mới có khả
năng sử dụng. Một người bạn mới quen tại cố đô Bagan, làm
ở công ty du lịch, hỏi tôi có kế hoạch đi đâu vào ngày mai
thì viết giấy lại để ở lễ tân, đến tối bạn sẽ đi xe đạp ghé qua
lấy, chứ nhà không có điện thoại và cũng không có điện
thoại di động. Nghĩ lại chuyện thanh niên nhà mình đổi điện
thoại xoành xoạch, không điện thoại một hôm cứ ngỡ như
mình đã chết, mà chậc lưỡi, ồ, lạ quá!
Lạ nữa nhé: người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Đặc
biệt là khi bạn đến nhà ai, kể cả nhà nghỉ,khách sạn đều
phải bỏ giày dép từ ngoài cửa. Thanh niên người Myanmar
rất thích ăn trầu. Thấy nhiều quầy bán hàng bên lề đường
giống như quầy bán bánh mì bên mình, tôi lại gần định mua
một cái gì ăn cho vui miệng nhưng hóa ra là quầy bán trầu.
Có rất nhiều quầy bán trầu như thế trên đường phố ở đây. Vì
vậy tôi cứ buồn cười mãi vì khi đến làm thủ tục ở sân bay,
anh nhân viên thủ tục vừa nhai trầu vừa làm việc.
[...]... 10/2010 Vietnam Airlines sẽ mở thêm đường bay thẳng TP.HCM Yangon với tần suất 4 chuyến/tuần Trước khi có đường bay thẳng này, từ TP.HCM đi Yangon có thể qua ngả Bangkok hoặc Kuala Lumpur với hàng không giá rẻ Air Asia Dù nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng Myanmar chưa bỏ thị thực cho khách du lịch Việt Nam Tại Hà Nội, hồ sơ xin Visa nhập cảnh vào Myanmar nộp tại Đại sứ quán Myanmar, số 289A Kim Mã, tại... bỏ thị thực cho khách du lịch Việt Nam Tại Hà Nội, hồ sơ xin Visa nhập cảnh vào Myanmar nộp tại Đại sứ quán Myanmar, số 289A Kim Mã, tại TP.HCM và các khu vực lân cận có thể nộp tại VP Lãnh sự danh dự Myanmar, 50 Sầm Sơn , P4, quận Tân Bình . quan tâm, đã nói ở đây thế là chuyện bình thường mà! Tôi cũng phải tập làm quen với một chuyện bình thường dở khóc dở cười nữa ở đây là, nếu bạn chỉ còn một ít Kyat (tiền Myanmar) mặc dù. Nhiều chuyện ở Myanmar Có thể sẽ không giống với bất cứ chuyến đi Myanmar nào bạn đã đọc trên các trang báo du lịchtrước đây, bởi vì tác giả bài viết này đã. hai má để khỏi nóng. Giờ này nói chuyện không mạng, không internet ở Hà Nội hay TP.HCM thì người ta cho bạn là dở người ngay, nhưng ở Myanmar thì khác. Ở đây hầu như rất ít nhà có máy vi