Tuyểndụngcũng là mộtnghệthuật
Tuyển dụnglà quá trình sàng lọc, chúng ta có thể chia quá trình tuyểndụng ra làm hai
phần lớn: các bài kiểm tra và phỏng vấn. Mục tiêu của các bài kiểm tra là để loại trừ các
ứng viên có ít khả năng nhất. Trong khi đó, phỏng vấn là lựa chọn ứng viên thích hợp
nhất trong số các ứng viên đã qua vòng kiểm tra.
Trong tuyển dụng, bạn cũng cần phải biết mình nên và không nên hỏi gì cũng như cách
đặt câu hỏi ra sao. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được ứng viên như ý.
Những câu không nên hỏi
Với những câu hỏi kiểu này, bạn sẽ nhận lại những câu trả lời chung chung, được cho là
“phải đạo”. Chẳng hạn: “Ưu điểm và nhược điểm lớn nhất của bạn là gì?”. Có người xin
việc nào chịu nói thẳng nhược điểm của họ – trừ những nhược điểm vô hại, chung chung.
1. Năm năm nữa bạn hình dung mình sẽ là ai?
- Chà, chắc họ muốn mình gắn bó lâu dài, “Tôi sẽ trưởng thành cùng sự phát triển của
công ty”.
2. Vì sao công ty nên tuyểndụng anh?
- Thì còn gì nữa, “Tôi là người công ty có thể tin tưởng, giao việc”.
3. Hãy nói về bản thân bạn
- Ông này không biết phải hỏi gì. Mình nên bắt đầu như thế nào đây. Im lặng kéo dài
4. Bạn có kế hoạch học thêm không?
- A ha, hỏi như thế chắc công ty đặt nặng chuyện đào tạo. “Dạ, học nữa, học mãi là tham
vọng của tôi”
5. Quan hệ với sếp cũ của bạn như thế nào?
- Làm sao nói thật đây, thôi đành nói theo kiểu ngoại giao cho chắc ăn. “Rất tốt…”
6. Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
- Chắc chắn ông này hết câu hỏi rồi, chỉ muốn hỏi cho có chuyện…
7. Nếu chúng tôi tuyển bạn, chúng tôi có thể trông đợi gì ở bạn?
- Sao lại hỏi thế nhỉ. “Dạ, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp công ty”
8. Bạn sẽ làm gì nếu…
- Với loại câu hỏi giả định này, ông ấy muốn nghe gì, mình sẽ nói như thế đấy.
Những câu nên hỏi
Các câu nên hỏi là các câu thật cụ thể, đi vào những tình huống buộc ứng viên phải nhớ
lại chuyện đã qua và kể chi tiết. Như thế họ sẽ không có thời gian trả lời theo kiểu “phải
đạo” và người phỏng vấn có thể đánh giá năng lực ứng viên.
Loại này rất đa dạng, ở đây chỉ nêu một số ví dụ:
- “Hãy kể về một kinh nghiệm làm việc khi gặp một thành viên chung nhóm không chịu
hợp tác, gây khó dễ. Bạn đã ứng xử như thế nào?”.
- “Hãy nhớ lại những lần áp lực công việc thật nặng nề. Hãy kể một hai tình huống đó”.
- “Công việc nào bạn từng làm một cách thích thú nhất, công việc nào bạn xem là tệ hại
nhất, công việc hấp dẫn nhất theo bạn là loại việc gì?”.
- “Hãy kể về một lần nào đó bạn không làm tròn nhiệm vụ được giao. Giả sử gặp lại loại
công việc tương tự, bạn có cách giải quyết nào mới không?”…
Đặt câu hỏi đuổi
Trong phỏng vấn, quan trọng nhất là xác định tính chân thật về kỹ năng, kinh nghiệm,
tính cách của ứng viên. Để xác định tính chân thật của ứng viên, một trong những kỹ
năng quan trọng của người phỏng vấn là đưa ra các câu hỏi đuổi.
Mục đích của các câu hỏi đuổi này nhằm xem khả năng trả lời của ứng viên như thế nào.
Nếu là người nói chính xác, suy nghĩ cẩn thận thì mạch suy nghĩ sẽ liền lạc và không có
mâu thuẫn. Còn nếu người không chân thật thì trong quá trình trả lời sẽ bộc lộ những mâu
thuẫn và không đồng nhất. Qua đó người phỏng vấn sẽ đánh giá ứng viên một cách chính
xác và rõ ràng.
Chúng ta hãy thử xem xét câu hỏi: “Năm năm nữa bạn sẽ hình dung mình là ai?”. Giả sử
câu này được hỏi để tuyển vị trí trưởng phòng marketing, và có hai ứng viên đều trả lời:
“Tôi sẽ trưởng thành vượt bậc cùng với công ty”.
Câu hỏi đuổi 1: “Thế thì anh chị hãy định nghĩa thế nào là sự trưởng thành: về kinh
nghiệm, về vị trí hay về thu nhập?”. Câu hỏi này nhằm xác định sự phù hợp giữa mục
tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty. Cá nhân có thể thích về tiền bạc, địa vị, kinh
nghiệm. Trong trường hợp công ty đang cần người có tham vọng, yêu thích công việc
nhưng nếu ứng viên chỉ quan tâm về thu nhập sẽ có những mâu thuẫn sau này trong khi
làm việc.
Câu hỏi đuổi 2: “Câu trả lời hơi chung chung, anh/chị có thể nói rõ cho tôi biết trưởng
thành vượt bậc đối với công ty sẽ như thế nào?”. Câu hỏi này nhằm mục đích xem xét
ứng viên có hiểu về công ty hay không.
Nếu ứng viên thực sự quan tâm đến công ty thì họ sẽ tìm hiểu rất kỹ thông tin trên thị
trường trước khi đến phỏng vấn và chắc chắn sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp.
Hoặc ở câu hỏi: “Quan hệ với sếp cũ như thế nào?”. Nếu nhận được câu trả lời là: “Rất
tốt” thì câu hỏi đuổi tiếp theo nên là: “Theo tôi nghĩ quan hệ giữa hai nguời kể cả thân
thiết cũng có lúc căng thẳng. Không lẽ trong vòng mấy năm làm việc anh/chị không hề có
bất đồng nào với sếp hay sao?”.
Câu hỏi đuổi này nêu lên một thực tế luôn luôn đúng và bắt buộc người nhân viên phải
trả lời rõ ràng và trung thực.
Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi: “Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?” là nhằm
xác định tính cách của ứng viên. Một ứng viên vào vị trí bán hàng dứt khoát phải sôi nổi,
mạnh bạo, nhiệt huyết, sáng tạo. Như vậy các sở thích phải thể hiện tính cách đó, ví dụ
thích ca nhạc, đàn hát thể hiện sự sáng tạo. Tham gia các môn thể thao thể hiện sự đua
tranh.
Khi ứng viên trả lời: “Tôi thích đá bóng” chẳng hạn, người phỏng vấn có thể đặt câu hỏi
tiếp theo: “Thế thì tỷ số trận MU và Asernal gần đây nhất là bao nhiêu?”. Nếu họ không
trả lời được thì người phỏng vấn có thể hiểu là ứng viên này không trung thực.
Nếu tách riêng các câu hỏi ra thì không thể nào phản ánh được bản chất của một con
người.Người tuyểndụng phải luôn luôn sử dụng các câu hỏi khác nhau và nối kết với
nhau theo một trật tự nhằm phát hiện các điểm mà mình muốn biết.
. Tuyển dụng cũng là một nghệ thuật Tuyển dụng là quá trình sàng lọc, chúng ta có thể chia quá trình tuyển dụng ra làm hai phần lớn: các bài kiểm tra và. kể một hai tình huống đó”. - “Công việc nào bạn từng làm một cách thích thú nhất, công việc nào bạn xem là tệ hại nhất, công việc hấp dẫn nhất theo bạn là loại việc gì?”. - “Hãy kể về một. kiểm tra là để loại trừ các ứng viên có ít khả năng nhất. Trong khi đó, phỏng vấn là lựa chọn ứng viên thích hợp nhất trong số các ứng viên đã qua vòng kiểm tra. Trong tuyển dụng, bạn cũng cần