1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực tp hcm

141 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Của Các Trường Đại Học Tự Chủ Tài Chính Tại Khu Vực TP.HCM
Tác giả Hoàng Thị Liên Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Phước
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 735 KB

Cấu trúc

  • 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (21)
    • 1.1. Đặt vấn đề (21)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (21)
  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1 Mục tiêu chung (22)
    • 2.2 Mục tiêu cụ thể (22)
  • 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (23)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (23)
  • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
  • 5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN (24)
  • 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN (24)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (24)
    • 1.1. Nghiên cứu nước ngoài (25)
      • 1.1.1. Nghiên cứu của Choi và Mueller (25)
      • 1.1.2. Nghiên cứu Xu & ctg (26)
      • 1.1.3. Nghiên cứu của Fardinal (26)
      • 1.1.4. Nghiên cứu của Komala (27)
      • 1.1.5. Nghiên cứu của Komala, Rapina (27)
      • 1.1.6. Nghiên cứu của Syaifulla (27)
      • 1.1.7. Trong nghiên cứu của Ismail (27)
      • 1.1.8. Nghiên cứu của Eppler và Wittig (28)
    • 1.2. Nghiên cứu trong nước (31)
      • 1.2.1. Bài báo khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (32)
      • 1.2.2. Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (33)
      • 1.2.3. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (33)
      • 1.2.4. Nghiên cứu của Trần Thị Tùng (34)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Những quy định chung về chất lượng thông tin kế toán (38)
      • 2.1.1. Tổng quan về kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (38)
        • 2.1.1.1. Bản chất của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (38)
        • 2.1.1.2. Phân loại kế toán (38)
      • 2.1.2. Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính (39)
        • 2.1.2.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính (39)
        • 2.1.2.2. Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính (39)
      • 2.1.3. Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ (40)
        • 2.1.3.1. Luật ngân sách (40)
        • 2.1.3.2. Luật kế toán (40)
        • 2.1.3.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp (41)
      • 2.1.4. Đặc tính chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trình bày trên BCTC (41)
        • 2.1.4.1. Chất lượng thông tin (41)
        • 2.1.4.2. Chất lượng thông tin kế toán (44)
        • 2.1.4.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB (44)
        • 2.1.4.4. Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS (45)
        • 2.1.4.5. Đặc tính thông tin trình bày trên BCTC của khu vực công (45)
      • 2.1.5. Phân biệt chất lượng thông tin kế toán và chất lượng thông tin BCTC (45)
    • 2.2. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các Trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP. HCM (46)
      • 2.2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh (46)
      • 2.2.2. Đánh giá khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại khu vực TP. HCM (48)
    • 2.3. Lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu (51)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết (54)
      • 2.4.1. Xây dựng giả thuyết (54)
      • 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (55)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (58)
      • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu (58)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (60)
      • 3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi (63)
    • 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (63)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu (63)
      • 3.2.2. Thu thập dữ liệu (63)
      • 3.2.3. Xử lý và phân tích bảng dữ liệu (64)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo (65)
    • 3.4. Các giả thuyết nghiên cứu (66)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (24)
    • 4.1. Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp. HCM (68)
      • 4.1.1. Thông tin trên BCTC ( Bảng 4.1, trang 51) (0)
      • 4.1.3. Đánh giá về sự Giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước (Bảng 4.3, trang 58) (74)
      • 4.1.4. Đánh giá về trình độ tin học hóa trong công tác kế toán. (Bảng 4.4, trang 59) (74)
      • 4.1.5. Đánh giá về kiểm soát nội bộ trong đơn vị (Bảng 4.5, trang 60) (75)
      • 4.1.6. Đánh giá về áp lực giải trình. (Bảng 4.7, trang 61) (75)
    • 4.2. Đánh giá thang đo và kết quả nghiên cứu (82)
      • 4.2.1. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý ( MTPL) (82)
      • 4.2.2. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị ( MTCT) (83)
      • 4.2.3. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế ( MTKT) (84)
      • 4.2.4. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục ( MTGD) (84)
      • 4.2.5. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục ( MTGD) (85)
      • 4.2.6. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát ( MTKS).66 4.2.7.Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT) (86)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (87)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập (87)
      • 4.3.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “ Chất lượng thông tin kế toán của các trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vực TP. HCM” (90)
    • 4.4. Phân tích hồi quy (90)
    • 4.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết trong mô hình hồi quy (93)
      • 4.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy (93)
      • 4.5.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (94)
      • 4.5.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư (95)
      • 4.5.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội (95)
      • 4.5.7. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn (96)
    • 4.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (24)
    • 5.1. Kết luận (101)
    • 5.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng TTKT (104)
      • 5.2.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường (104)
      • 5.2.2. Hoàn thiện nhân tố môi trường pháp lý (104)
      • 5.2.3. Hoàn thiện nhân tố môi trường chính trị (106)
      • 5.2.4. Hoàn thiện nhân tố môi trường kinh tế (107)
      • 5.2.5. Hoàn thiện nhân tố môi trường kiểm soát (107)
      • 5.2.6. Hoàn thiện nhân tố môi trường giáo dục (109)
      • 5.2.7. Hoàn thiện nhân tố môi trường văn hóa (110)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (111)
      • 5.3.1. Hạn chế của luận văn (111)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ PHỤ LỤC (111)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM HOÀNG THỊ LIÊN PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI KHU VỰC TP HCM LUẬN VĂN[.]

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển về quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đối với trường Đại học thì áp lực về tài chính ngày càng tăng và đòi hỏi cao hơn về hiệu quả quản lý tài chính Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành giao quyền tự chủ cho một số Trường đại học trọng điểm Trong tương lai, sẽ có rất nhiều các trường Đại học công lập sẽ được quyền tự chủ tài chính, nhưng kèm theo đó là trách nhiệm tự chủ tương đối nặng nề trong quản lý tài chính Vì thế công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu chính xác, minh bạch và đáng tin cậy để người ra quyết định được chính xác và đạt hiệu quả Và hệ thống thông tin kế toán tồn tại trong mỗi đơn vị, tổ chức Cách thức tổ chức hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào tầm quan trọng và vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức đó và chất lượng thông tin kế toán là một yếu tố rất quan trọng cần được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm phát huy tốt nhất vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp.

Tính cấp thiết của đề tài

Nhằm phát huy tốt nhất vai trò của thông tin kế toán, mô tả vấn đề tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp là kết quả của hệ thống thông tin kế toán; phản ánh được hiệu quả hoạt động cũng như mức độ tuân thủ pháp luật trong việc chấp hành theo đúng các quy định do Nhà nước ban hành Hiện nay chất lượng thông tin kế toán ngày càng phát sinh nhiều bất cập Tình trạng này không chỉ diễn ra trong các doanh nghiệp kinh doanh lớn trên toàn thế giới mà còn diễn ra ngay trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp cả trong nước.

Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin kế toán đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết trong toàn xã hội và trong mọi lĩnh vực Đặc biệt, chất lượng thông tin trong các đơn vị giáo dục sự nghiệp đang dần được quan tâm nhằm cải tạo chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán; từ đó có hướng tác động, điều chỉnh tích cực, phù hợp đến các nhân tố trọng yếu giúp cải thiện chất lượng thông tin kế toán theo mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện với các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao và giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho 13 trường Đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương được thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường Đại học đã được đặt ra, trong đó tự chủ về tài chính được coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc giao quyền tự chủ cho các Trường, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tổ chức - nhân sự và đào tạo của nhà trường Câu hỏi được đặt ra là chất lượng thông tin kế toán tại các Trường khi được giao quyền tự chủ sẽ như thế nào và các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán đó?

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM ” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM.

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM

- Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM.

- Khám phá thêm nhân tố mới tác động đến chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Đề xuất một số ý kiến để nâng cao chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp định lượng sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp định tính để phân tích thực tế hệ thống thông tin kế toán trong các trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP HCM Các phân tích được dựa trên hai nguồn dữ liệu cơ bản:

 Nguồn dữ liệu thứ cấp:

- Luận án nghiên cứu các văn bản của chính phủ qui định về hoạt động của các trường Đại học tự chủ tài chính, chế độ kế toán áp dụng trong các trường Đại học công lập và các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong nước và trên thế giới về các vấn đề liên quan tới đề tài luận án.

 Nguồn dữ liệu sơ cấp:

- Phiếu điều tra: tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra, khảo sát thực trạng chất lượng hệ thống thông tin kế toán tới 7 Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Khảo sát trực tiếp: Tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp các chuyên gia trong các lĩnh vực kế toán tài chính trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM.

NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 5 chương:

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Tóm tắt các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến thông tin kế toán, cơ sở xây dựng mô hình và lý thuyết nền

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày thiết kế nghiên cứu, khung và phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Sử dụng SPSS 20.0 đề kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy Bàn luận kết quả mô hình.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài và hàm ý chính sách

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM;

- Kết quả mô hình hồi quy cho thấy có 6 nhân tố là Môi trường pháp lý (MTPL), Môi trường chính trị (MTCT), Môi trường kinh tế (MTKT), Môi trường giáo dục (MTGD), Môi trường văn hóa (MTVH), Môi trường kiểm soát (MTKS) có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, chi tiết mức độ tác động thông qua phương trình sau:

CLTTKT = 0,378 * MTPL + 0,249* MTCT + 0.221 * MTKT + 0,149 * MTGD

- Hàm ý năm giải pháp liên quan đến mô hình để nâng cao chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nghiên cứu của Choi và Mueller.

Choi và Mueller nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán và sự liên hệ với chất lượng thông tin BCTC

Năm 1984, Choi và Mueller đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ thống kế toán bao gồm các nhân tố sau:

- Nguồn gốc sở hữu vốn.

- Cỡ và độ phức tạp của đơn vị.

- Mức độ tinh tế, nhạy cảm của môi trường kinh doanh.

- Mức độ suy luận pháp lý.

- Chính sách kế toán hiện tại.

- Tốc độ đổi mới kinh doanh.

- Bối cảnh phát triển kinh tế.

- Phát triển của các thành phần kinh tế.

- Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp.

Tuy nhiên, đây là các nhân tố chi tiết chưa được phân nhóm, sau đó 12 nhân tố này đã được phân loại thành 5 nhóm thích hợp như sau:

- Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp (Zhang, 2005).Mặc dù các nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ thống kế toán nhưng suy cho cùng sự phát triển hệ thống kế toán bao giờ cũng hướng đến việc tạo ra hệ thống thông tin đầu ra có tính hữu ích cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và được sự thừa nhận rộng rãi của các quốc gia, tổ chức kinh tế lớn trên thế giới

Xu & ctg nghiên cứu về Các vấn đề chính về các thông tin kế toán Quản lý chất lượng, các nghiên cứu điển hình của Úc (Tạm dịch)

Ngoài việc cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về khái niệm và thang đo đo lường chất lượng TTKT, qua phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã khám phá ra một số nhân tố tác động đến chất lượng TTKT, bao gồm:

+ Các nhân tố bên trong như yếu tố con người và hệ thống (sự tương tác giữa con người với hệ thống máy tính, giáo dục và nâng cao trình độ nhân viên, nâng cấp hệ thống)

+ Các vấn đề liên quan đến tổ chức (cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, các chính sách và chuẩn mực); và yếu tố bên ngoài (kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các quốc gia, sự phát triển công nghệ, thay đổi các quy định pháp lý).

+ Thêm vào đó, các nghiên cứu tình huống trong nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở cả đơn vị thuộc khu vực tư và khu vực công.

Do đó kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận rất hữu ích trong việc nghiên cứu vấn đề có liên quan trong khu vực công, cũng như có thể sử dụng các nhân tố khám phá này để kiểm định lại tại các quốc gia khác

Fardinal nghiên cứu về Chất lượng thông tin kế toán và hệ thống thông tin kế toán thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ, nghiên cứu về các cơ quan của Bộ và Nhà nước Cộng hòa Indonesia (Tạm dịch)

Mục đích của nghiên cứu này là một nỗ lực để giải thích, kiểm nghiệm thực nghiệm, ảnh hưởng của hiệu quả hệ thống kiểm soát nội về chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và ảnh hưởng của nó đối với chất lượng thông tin kế toán để phát triển một khuôn khổ lý thuyết làm cơ sở cho giả thuyết:

- Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng của một hệ thống thông tin kế toán

- Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán

- Chất lượng của hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.

Theo kết quả nghiên cứu mô hình được xây dựng trong nghiên cứu này có thể giải thích ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ về chất lượng hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán.

Komala nghiên cứu về Ảnh hưởng của kiến thức quản lý kế toán và hỗ trợ quản lý trên hệ thống thông tin kế toán và tác động của nó lên chất lượng thông tin kế toán (Tạm dịch)

Theo kết quả nghiên cứu của Komala (2012) cũng đã kiểm định được rằng, yếu tố chất lượng hệ thống TTKT có tác động đến chất lượng của TTKT Đồng thời, tác giả này cũng đã xây dựng mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT bao gồm:

+ Hiểu biết của Giám đốc tài chính (Accounting Manager Knowledge)

+ Hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (Top management support).

1.1.5 Nghiên cứu của Komala, Rapina.

Komala, Rapina Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và những hàm ý của nó về chất lượng thông tin kế toán (Tạm dịch)

Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã xác định thêm một số yếu tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán như:

+ Cam kết của ban quản trị, văn hóa công ty.

+ Cơ cấu tổ chức tác động đến chất lượng hệ thống TTKT.

Syaifulla nghiên cứu về Ảnh hưởng cam kết của tổ chức về chất lượng của hệ thống thông tin kế toán (Tạm dịch)

Tác giả đã kiểm tra qua định lượng một lần nữa đã kiểm định rằng, yếu tố cam kết của ban quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT

Ngoài ra, còn bổ sung thêm yếu tố cam kết của nhân viên kế toán cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT

1.1.7 Trong nghiên cứu của Ismail (2009)

Ismail Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của AIS trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bằng chứng từ Malaysia (Tạm dịch)

Thông qua việc tổng hợp lý thuyết nền, các nghiên cứu trước cũng như thực hiện pilot test đã khám phá ra một số nhân tố mới tác động đến chất lượng của hệ thống TTKT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như :

+ Trình độ hiểu biết kế toán của nhà quản trị, nhà cung cấp, và các công ty dịch vụ kế toán

+ Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu tố sự tham gia của ban quản lý, trình độ hiểu biết về hệ thống TTKT của nhà quản lý, các nhà tư vấn và cơ quan Nhà nước có liên quan thì không ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của hệ thống TTKT, trong khi đó các nhân tố này có tác động mạnh đến tính hiệu quả của hệ thống TTKT trong các nghiên cứu khác.

1.1.8 Nghiên cứu của Eppler và Wittig

Eppler and Wittig Conceptualizing Information Quality: Rà soát các khuôn khổ chất lượng thông tin trong 10 năm qua (Tạm dịch)

Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT vẫn chưa nhận được nhiều quan tâm cho cả khu vực tư lẫn khu vực công Một số nghiên cứu điển hình như:

1.2.1 Bài báo khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga

Bài báo nghiên cứu về các Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán

Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến các quan điểm, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, cụ thể:

- Nghiên cứu của Ahmad AI – Hiyari and Ctg (2013) đã công bố trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TTKT và chất lượng TTKT cho rằng: chất lượng của TTKT phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Cam kết quản lý, trong đó cam kết quảnlý được hiểu là một cam kết tổng thể mà theo đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và nối giữa các nhóm, nhằm thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trong toàn bộ tổ chức.

+ Hệ thống thông tin (IT)

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chất lượng dữ liệu không có ảnh hưởng đáng kể.

- Nghiên cứu của Rapina (2014): Đã kết luận các yếu tố cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của TTKT.

- Nghiên cứu của Heidi Vander Bauwhede (2001)

Tác giả khái quát theo ba nhóm nhân tố là:

+ Nhân sự kế toán và các nhà quản lý;

+ Hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát của Nhà nước.

Sau quá trình phân tích, nghiên cứu, chạy mô hình hồi quy, tác giả đã chứng minh và đi đến kết luận về việc: có 02 nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT của các doanh nghiệp ở Việt Nam là:

+ Nhân sự kế toán và các nhà quản lý

+ Hệ thống văn bản pháp quy, quản lý, giám sát của Nhà nước.

1.2.2 Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt

Phan Minh Nguyệt nghiên cứu về Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam

Trong đề tài của mình, tác giả đã tiến hành xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, và kết quả sau quá trình nghiên cứu cho thấy chỉ còn 5 nhân tố là có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC đó là:

-Rủi ro kiểm toán đối với công ty niêm yết

-Nhân tố nhà quản trị công ty

-Nhân tố việc lập và trình bày BCTC

-Nhân tố chi phí và lợi ích khi lập BCTC

Tuy nhiên, đề tài này đi vào nghiên cứu cho các công ty niêm yết ở Việt Nam.

1.2.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Thu Hiền nghiên cứu về đề tài Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công

Nối tiếp và kế thừa nghiên cứu của Choi và Mueller (1984), trong luận án tiến sĩ kinh tế về Hoàn thiện BCTC khu vực công tác giả đã đề cập đến các nhân tố tác động cải cách kế toán khu vực công khu vực công cần được kiểm định gồm:

- Môi trường pháp lý: Gồm các yếu tố: (1) Luật ngân sách và các chính sách quản lý tài chính khu vực công; (2) Chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công; (3)

Cơ quan ban hành chuẩn mực, chế độ kế toán khu vực công; (4) Mục tiêu báo cáo tài chính rõ ràng.

- Môi trường chính trị: Gồm các yếu tố: (1) Sự dân chủ; (2) Sự giám sát chặt chẽ của cơ quan, đơn vị giám sát; (3) Áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thông tin BCTC đã kiểm toán độc lập của các đơn vị thuộc khu vực công; (4) Quyền hạn của đối tượng sử dụng thông tin.

- Môi trường kinh tế: Gồm các yếu tố: (1) Sự phát triển kinh tế khu vực công; (2) Nợ công; (3) Qui mô của các đơn vị công.

- Môi trường giáo dục nghề nghiệp: Gồm các yếu tố: (1) Trình độ của chuyên gia, chuyên viên kế toán; (2) Mức độ tiếp cận với sự phát triển kế toán khu vực công trên thế giới; (3) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin.

- Môi trường văn hoá: Gồm các yếu tố: (1) Chủ nghĩa cá nhân và tham nhũng; (2) Sự đấu tranh đòi hỏi quyền lợi sử dụng thông tin của công chúng; (3) Quan điểm công khai của cơ quan quản lý nhà nước; (4) Sự nghiêm túc thực thi chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp.

- Môi trường quốc tế: Gồm các yếu tố: (1) Sự hỗ trợ của các các chuyên gia quốc tế, (2) Áp lực thực hiện các cam kết gia nhập các tổ chức quốc tế, (3) Sự can thiệp và hỗ trợ mạnh về tài chính của các tổ chức quốc tế

Sau quá trình tác giả nghiên cứu và kiểm định đã đưa ra kết quả về các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khu vực công theo thứ tự như sau: (1) Môi trường quốc tế; (2) Môi trường chính trị; (3) Môi trường kinh tế; (4) Môi trường văn hoá; (5) Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp; (6) Môi trường pháp lý;

1.2.4 Nghiên cứu của Trần Thị Tùng

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Những quy định chung về chất lượng thông tin kế toán

2.1.1 Tổng quan về kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.1.1.1 Bản chất của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Công tác kế toán trong các đơn vị HCSN phải có kế hoạch tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị Đồng thời, kế toán HCSN với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị HCSN phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.

- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.

- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Căn cứ vào đối tượng cung cấp thông tin, kế toán được phân thành hai loại:

+ Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán [Điều 3, Luật kế toán]

+ Kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán [Điều 3, Luật kế toán].

-Căn cứ vào hình thức sở hữu, kế toán được phân thành:

+ Kế toán tư: Là kế toán tại các tổ chức, đơn vị được thành lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận như: kế toán trong các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…

+ Kế toán công: Là kế toán trong các tổ chức, đơn vị được thành lập bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hoạt động với mục tiêu phục vụ lợi ích công, lợi ích của xã hội mà không hướng đến mục đích tìm kiếm lợi nhuận

2.1.2 Tổng quan về kế toán hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính.

2.1.2.1 Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính. Đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó (quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác).[Điều 1, NĐ số 16/2015/NĐ-CP]

Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị, đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định, như chi lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công, chi các hoạt động chuyên môn, chi quản lý, và chi các nhiệm vụ không thường xuyên khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành

2.1.2.2 Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tài chính. Với những đặc điểm nêu trên của đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ tài chính, kế toán trong đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ tài chính có nhiệm vụ thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý và sử dụng nguồn thu tài chính trong đơn vị HCSN, phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản thu của đơn vị HCSN, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị, các chế độ kế toán được Bộ Tài chính thiết kế và ban hành phải dựa trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ởViệt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế, tuân thủ Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn cũng như cơ chế chính sách tài chính mới nhất áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế tự chủ.

2.1.3 Pháp luật và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN theo cơ chế tự chủ.

Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ban hành ngày 16/12/2002 quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước nhằm quản lý và sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.

Nghị định 60/2003/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2003 và thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Luật ngân sách đã đưa ra những quy định chặt chẽ về thu chi ngân sách, lập dự toán ngân sách các cấp, công khai số liệu dự toán quyết toán của đơn vị, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Luật kế toán của Quốc hội số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy nhà nước, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán Nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính,cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân.Căn cứ những quy định trong Luật kế toán, ngày 31/05/2004 Chính phủ ban hành nghị định 128/2004/NĐ-CP “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”.

Kế toán hành chính sự nghiệp tuân thủ theo những quy định của Luật kế toán và nghị định 128 về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,….

Trên cơ sở những quy định của Luật kế toán và Nghị định 128/2004/NĐ-CP,

Bộ tài chính ban hành quyết định 19/2006/QĐ-BTC năm 2006 quy định cụ thể chế độ kế toán cho đơn vị hành chính sự nghiệp.

2.1.3.3 Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp

Cơ chế tài chính đang áp dụng cho các đơn vị HCSN hiện nay gồm:

Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các Trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP HCM

2.2.1 Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích2.095,06 km² Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số ViệtNam), mật độ trung bình 3.419 người/km² Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước

Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông Các Trường Đại học, Cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục Giáo dục bậc Đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường Đại học công lập (Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc Đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh với 6 trường đại học thành viên thuộc Chính phủ Nhiều Đại học lớn khác của thành phố như Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Mở, Đại học Tài chính - Marketing đều là các đại học quan trọng của Việt Nam Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các Trường Đại học, Cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia

Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, các trường Đại học đã không ngừng phấn đấu để cải tạo trường trong tất cả các mặt: Mở rộng mảng đào tạo chuyên ngành, nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học, nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng công bố thông tin và chất lượng quản lý đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và vận dụng tốt theo chính sách, quy định, quy chế của pháp luật Nhà nước…. Để kiểm tra, giám sát và theo dõi toàn bộ thành quả mà các trường đã thực hiện theo từng năm; các trường cần phải công bố những thông tin, số liệu nhất định về kết quả đào tạo Đồng thời, để công bố thông tin về hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính, các trường cần phải lập những báo báo nhất định,trong đó có Báo cáo tài chính nhằm phản ánh tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính kế toán tại trường Những thông tin này vô cùng quan trọng, góp phần khẳng định hiệu quả hoạt động, năng suất hoạt động và chất lượng hoạt động của trường bên cạnh việc thực hiện các sứ mệnh về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo tiền đề, cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển và mở rộng quy mô nhà trường.

Chính vì ý nghĩa quan trọng trên của thông tin kế toán mà tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và khảo sát bao gồm 07 Trường Đại tự chủ tài chính tại TP HCM

2.2.2 Đánh giá khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại khu vực TP HCM.

Qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế của các trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM; cùng với việc kết hợp kết quả các nghiên cứu có liên quan trước đây, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) và Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), luận văn đã đưa ra những đánh giá khái quát ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM như sau:

- Môi trường pháp lý: Bao gồm 4 nhân tố:

+ Luật ngân sách và các chính sách quản lý tài chính nhà nước: Nhân tố này sẽ tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị Đại học tự chủ tài chính và chất lượng thông tin trên BCTC của khu vực này.

+ Các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán Nhà nước: Nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị này.

+ Thông tin kế toán phụ thuộc vào cơ quan ban hành các chế độ, chính sách, quy định trong lĩnh vực kế toán đối với các đơn vị tự chủ tài chính: Chất lượng thông tin trên BCTC của khu vực công nói chung và tại các đơn vị tự chủ tài chínhc nói riêng phụ thuộc vào cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán và ban hành các chế độ, chính sách, quy định trong lĩnh vực kinh tế công.

+ Mục tiêu báo cáo tài chính rõ ràng: Chuẩn mực, chế độ kế toán xác định mục tiêu BCTC càng rõ ràng thì thông tin cung cấp trên BCTC càng hữu ích.

- Môi trường chính trị: Bao gồm 5 nhân tố:

+ Sự dân chủ: Tính tự chủ cao sẽ tạo ra áp lực giải trình về tình hình sử dụng,quản lý các nguồn lực và áp lực sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định sẽ làm tăng tính hữu ích của thông tin kế toán.

+ Sự giám sát chặt chẽ của cơ quan, đơn vị giám sát: Khuynh hướng giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài chính của các cơ quan giám sát càng chặt chẽ, quyết liệt thì chất lượng thông tin kế toán càng minh bạch và đáng tin cậy.

+ Áp lực từ việc bắt buộc phải cung cấp thông tin BCTC đã kiểm toán độc lập: Áp lực mạnh mẽ từ các cơ quan giám sát tài chính về việc bắt buộc các trường tài chính phải cung cấp thông tin BCTC đã được kiểm toán độc lập sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán.

+ Quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin: Chất lượng thông tin kế toán phụ thuộc vào quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin, quyền lực của càng cao thì thông tin kế toán càng trung thực, hữu ích.

+ Sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên: Sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên càng nhiều sẽ tác động càng cao đến chất lượng TTKT.

- Môi trường kinh tế: Bao gồm 5 nhân tố:

Lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

- Nội dung lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết này được các nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz nghiên cứu vào năm 1970 và họ đã vinh dự nhận được giải Nobel kinh tế Nội dung của lý thuyết thông tin bất cân xứng là muốn đề cập những hệ lụy xảy ra khi có sự chệnh lệch về thông tin giữa bên có nhu cầu thông tin và bên cung cấp thông tin, điều này có nghĩa là bên cung cấp thông tin đã cung cấp cho bên có nhu cầu những thông tin không minh bạch hoặc kém chất lượng đã gây ra sự thiệt hại cho bên tiếp cận thông tin vì họ đã ra những quyết định không phù hợp. Để nhằm giảm bớt sự chênh lệch về thông tin giữa các bên, năm 1973 Michael Spence đã đưa ra cơ chế phát tính hiệu (signaling) Theo quan điểm của Michael Spence, bên cung cấp thông tin có thể phát tín hiệu cho bên có nhu cầu thông tin bằng cách là cung cấp những thông tin đáng tin cậy và trung thực

- Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào nội dung của luận văn

Lý thuyết thông tin bất cân xứng thường được ứng dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề về tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng được vận dụng để làm giảm bớt sự chênh lệch thông tin kế toán giữa các nhà đầu tư với các trường ĐHCL ở Việt Nam bằng cách thực hiện cơ chế phát tính hiệu của Michael Spence, mà cụ thể là tìm các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kế toán Thực tế cho thấy, từ cuối năm 2014 trở về trước, hầu hết các trường ĐHCL hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ từ phía NSNN, cho nên thông tin kế toán mà họ cung cấp dưới dạng các BCTC chủ yếu chỉ phục vụ cho đối tượng bên trong với mục đích báo cáo tình hình thu chi và tình hình sử dụng ngân sách Các đối tác bên ngoài hoàn toàn không tiếp cận được nguồn thông tin này Ngày 24/10/2014 Chính phủ ban hành nghị quyết 77/NQ-CP đổi mới cơ chế hoạt động, giao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL Các trường ĐHCL được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện phải đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên kể cả đầu tư đổi mới, mở rộng cơ sở vật chất Điều này có nghĩa là về góc độ tài chính các trường ĐHCL tự quyết định mức học phí, thu nhập của người lao động và việc chi tiêu cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư các dự án về trang thiết bị và xây dựng cơ bản Với những yêu cầu trên cho thấy, các trường ĐHCL phải chủ động quyết định mọi mặt nhất là tài chính, và quan trọng là trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường ĐHCL cũng phải tự xoay sở nguồn vốn từ phía bên ngoài Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay các thông tin kế toán của các trường ĐHCL cung cấp dưới dạng các báo cáo kế toán được quy định trong Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu thông tin để có thể thuyết phục các nhà đầu tư, điều này dẫn tới việc các trường ĐHCL khó có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn vay kích cầu

2.3.2 Lý thuyết hành vi quản lý

- Nội dung lý thuyết hành vi quản lý của H A Simon

Lý thuyết này được phát minh bởi Herbert A.Simon vào năm 1978, H A. Simon đã nhấn mạnh vấn đề quan trọng trong quản lý là ra các quyết định phù hợp mà ông gọi là những quyết sách trong quản lý, những quyết sách này gồm: “hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương án hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương pháp kiểm tra, quán xuyến các mặt kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý”

- Vận dụng lý thuyết hành vi quản lý vào nội dung của luận văn

Nội dung lý thuyết hành vi quản lý của H A Simon chủ yếu là sự thay đổi cần thiết hành vi của nhà quản lý nhằm đưa ra những quyết định quan trọng cho phù hợp với điều kiện thực tế Lý thuyết hành vi được vận dụng trong việc lựa chọn nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, khi mà từ một đơn vị HCSN được sự tài trợ kinh phí cho các hoạt động từ phía NSNN sang tự chủ một phần cũng như tự chủ toàn diện về tài chính, đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra hàng loạt những quyết sách về quản lý, vì vậy họ sẽ nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng thông tin kế toán để cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích

- Nội dung lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết thông tin hữu ích được ứng dụng rộng rãi vào năm 1973 tại Mỹ, nội dung của lý thuyết này muốn nhấn mạnh việc sử dụng thông tin kế toán hữu ích thể hiện trên BCTC để phục vụ cho việc ra các quyết định về quản lý tài chính tại đơn vị Ngoài ra, lý thuyết thông tin hữu ích còn hướng tới việc cung cấp thông tin kế toán có chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng

- Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận văn

Lý thuyết thông tin hữu ích làm nền tảng để luận án xác lập các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam phục vụ cho việc ra quyết định trong quản lý và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài.

2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích

- Nội dung lý thuyết thông tin hữu ích

Lý thuyết thông tin hữu ích được ứng dụng rộng rãi vào năm 1973 tại Mỹ, nội dung của lý thuyết này muốn nhấn mạnh việc sử dụng thông tin kế toán hữu ích thể hiện trên BCTC để phục vụ cho việc ra các quyết định về quản lý tài chính tại đơn vị Ngoài ra, lý thuyết thông tin hữu ích còn hướng tới việc cung cấp thông tin kế toán có chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng (Nguyễn Hữu Ánh, 2013 theo Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)

- Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận văn

Lý thuyết thông tin hữu ích làm nền tảng để luận án xác lập các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống dữ liệu đầu ra (BCTC), một trong 4 nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam phục vụ cho việc ra quyết định trong quản lý và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm 02 bước chính là (1) nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và (2) nghiên cứu chính thức (dùng phương pháp định lượng).

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận thực tế, tìm hiểu về công tác kế toán, quy trình lập, trình bày và công bố TTKT, tiếp cận hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài chính công, chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như nội dung, kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm đưa ra những cơ sở lý thuyết phù hợp với đề tài nghiên cứu.

+ Phương pháp tư duy: Tất cả các nhận định, đánh giá, phán đoán, phân tích, so sánh, kết luận, giải quyết vấn đề … trong nội dung luận văn đều dựa trên sự tư duy sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau của tác giả

+ Phương pháp tổng hợp: Tất cả các vấn đề nghiên cứu ban đầu đều rất rời rạc trong tư duy tác giả, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để kết nối, liên kết các kiến thức chuyên môn về thông tin kế toán, chất lượng TTKT, kế toán khu vực công áp dụng cho các đơn vị HCSN; về thống kê mô tả, thống kê phân tích và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để tìm ra các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các đơn vị nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về Luật ngân sách, chế độ kế toán khu vực công, các quan điểm của các Hội đồng khác nhau về chất lượng TTKT, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc liên quan ít nhiều đến đề tài đang nghiên cứu, phân tích để đánh giá thực trạng công bố thông tin, phân tích số liệu thống kê, phân tích kết quả thống kê trên phần mềm SPSS để đưa ra những nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các nội dung lý thuyết có liên quan, các công trình nghiên cứu có liên quan; nghiên cứu quy trình, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, mức độ công bố thông tin của các tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM Từ cơ sở đó, tác giả tiến hành so sánh và rút ra được những nhân tố phù hợp nhất ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

+ Điều tra khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Việc điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia được thực hiện qua việc làm phiếu khảo sát để tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

+ Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho tất cả các đối tượng đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến kế toán khu vực công, đặc biệt là khu vực công có liên quan đến chất lượng TTKT, các vấn đề về tự chủ tài chính của các đơn vị nghiên cứu Sau đó tiến hành thống kê kết quả khảo sát để xác định các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM Cụ thể tác giả đã dùng phương pháp thống kê phân tích để kiểm định, chứng minh hoặc loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu nhằm làm cơ sở đi đến những kết luận nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM.

Bước 1: Xây dựng thang đo

Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường của chúng đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.

Bước 2: Nghiên cứu định tính

Do sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh tế, văn hoá thực tế tại từng nhóm đối tượng nghiên cứu, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được dùng cho nghiên cứu định lượng.

Bước 3: Nghiên cứu định lượng

Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội, cụ thể:

- Kiểm định thang đo: Tác giả dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra giá trị của các thang đo, theo Nunnally & Bernstein (1994)

Cronbach’s Alpha ≥ 0.60: Chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt Cronbach’s Alpha € [0.70 – 0.90]: Tốt

Cronbach’s Alpha > 0.90: Chấp nhận được nhưng cũng không đánh giá tốt Đồng thời theo Nunnally & Bernstein (1994):

Hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu

BÀN LUẬN - KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Loại các biến có trọng số nhân EFA nhỏ, kiểm tra yếu tố và phương sai ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA

Loại các biến có hệ số tương quan biến

– tổng nhỏ, kiểm tra hệ số anpha

THANG ĐO CHÍNH KHẢO SÁT n"5 ĐIỀU CHỈNH

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

Các bước thiết kế bảng câu hỏi bao gồm:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

+ Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến.

+ Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu.

+ Bước 4: Xác định câu hỏi trong bảng câu hỏi.

+ Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng câu hỏi.

+ Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo kiến các chuyên gia.

+ Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi.

Tác giả sử dụng 33 câu hỏi để khảo sát 6 nhân tố tác động đến chất lượngTTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM và 5 câu hỏi khảo sát để đánh giá chất lượng TTKT thực tế tại các Trường nghiên cứu.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Theo Hair (2010), để sử dụng EFA, mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1 Trong khi đó theo Tabachnick& Fidell (2007) khi dùng MLR (Hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập).

Trong bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, tác giả xây dựng 6 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là lớn hơn 98 quan sát Nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 250 đối tượng, trong đó kết quả có 241 đối tượng phản hồi nhưng trong đó có 16 phiếu không hợp lệ, còn lại 225 phiếu đạt yêu cầu tác giả đưa vào phân tích.

Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy các phiếu điều tra khảo sát thu thập từ các đối tượng nghiên cứu cùng với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, Ban giám hiệu trường, các trưởng đơn vị, các giảng viên và nhân viên kế toán tại các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP HCM.

Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát các đối tượng nghiên cứu thông qua:

- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia về đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát trực tiếp: Tác giả đến cơ quan làm việc tại các đơn vị nghiên cứu, gửi phiếu khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.

- Khảo sát thông qua email: Tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát trên Google driver và gửi trực tiếp qua email của các đối tượng nghiên cứu.

3.2.3 Xử lý và phân tích bảng dữ liệu.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP.HCM.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục đích của việc phân tích EFA là để loại bỏ nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có). Để phân tích nhân tố khám phá tác giả phải thực hiện các kiểm định sau:

+ Thực hiện kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlerrs Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn (>) 0.5

KMO < 05: Không thể chấp nhận được

+ Thực hiện kiểm định tương quan biến: Ma trận đơn vị có hệ số tương quan giữa các biến = 0 Nếu sig < 0.05, bác bỏ giả thuyết ban đầu các biến có quan hệ lẫn nhau.

+ Thực hiện kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) và ma trận nhân tố xoay: Phương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vuông góc (varimmax) được tác giả sử dụng khi cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo (Hair & các cộng sự, 2006) Mô hình chỉ hợp lý khi tổng phương sai trích (Total variance extracted) của các nhân tố ≥ 50%.

Xây dựng mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích hồi quy đa biến:

+ Kiểm định hệ số hồi quy: Khi kiểm định các biến thì sig < 0.05: Các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với chất lượng thông tin kế toán và có độ tin cậy Đồng thời kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến, theo Hair &CTg 2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến không có mối tương quan và không có ý nghĩa cải cách chế độ kế toán nhằm nâng cao chất lượng TTKT và không có độ tin cậy.

+ Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

+ Phân tích phương sai (ANOVA), điều kiện giá trị Sig < 0.05.

Kiểm định lại mô hình:

+ Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Dùng kiểm định Spearman, điều kiện Sig > 0.05

+ Phân phối chuẩn của phần dư: Dùng đồ thị Histogram để kiểm định Với điều kiện Mean = 0 (độ lệch chuẩn), và độ lệch std.Dev = 1 (phương sai) thì kết luận của tác giả sẽ đúng với mô hình.

Kết quả nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo

Với kết quả kiểm định hồi quy, tác giả tiến hành tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, kiểm định các nhân tố nào không liên quan thì tác giả loại bỏ không đề cập đến trong phần giải pháp, các nhân tố nào có liên quan thì tuỳ theo mức độ ảnh hưởng tác giả sẽ tập trung đề xuất giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính khu vựcTP.HCM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp HCM

 Đánh giá thực trạng về vấn đề tự chủ tài chính tại các Trường Đại học tại

 Một số thành công bước đầu:

Hiện nay, tự chủ tài chính được lồng ghép trong rất nhiều văn bản pháp lý, từ Luật Giáo dục Đại học, tới các Nghị định, thông tư hướng dẫn… Tuy nhiên, hiện tại do vấn đề tự chủ trong các cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam còn mới, các trường chưa có nhiều kinh nghiệm bên cạnh đó cơ chế xin cho, tâm lý thụ động, sức ì, trì trệ trong suy nghĩ và hành động vẫn còn trong phong cách làm việc của nhiều cán bộ giáo dục nên trong quá trình thực hiện một số trường Đại học công lập còn bị lúng túng, đặc biệt chưa phân định được những quyền, những lĩnh vực tự chủ, tự quyết định và những quyền không được tự quyết định. Ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của trường đại học đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển: Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động :

- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo;

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;

- Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực;

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Trong quá trình các Trường bước đầu thực hiện tự chủ tài chính, với sự quyết tâm của các đơn vị và quá trình hướng dẫn, kiểm soát của các ban ngành, các cơ quan lãnh đạo thì hệ thống TTKT tại các đơn vị được Bộ Giáo Dục giao quyền tự chủ tài chính đều tuân thủ tương đối đầy đủ chế độ, theo các chính sách, chuẩn mực, quy định ban hành của Nhà nước Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực cán bộ và nhiều yếu tố khách quan nên việc xây dựng các quy định về chế độ kế toán tại các trường tự chủ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế Dẫn đến chất lượng TTKT cũng có nhiều hạn chế, thiếu sót, phải thay đổi theo các chuẩn mực và các chính sách ban hành, đặt biệt quy định về kế toán và hệ thống TTKT phải tuân theo theo quy định luật pháp của Nhà nước, mà những luật này hiện nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện

 Một số hạn chế cần khắc phục:

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị tự chủ tài chính Đáng tiếc là trong khi nỗ lực đòi hỏi và thực thi quyền tự quyết định, nhiều trường Đại học nước ta lại tỏ ra miễn cưỡng, hình thức trong việc minh bạch hóa các thông tin về tài chính, đào tạo và việc làm

+ Từ năm 2005, Bộ GDĐT đã giao cho năm trường ĐH công lập thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính, tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên như một doanh nghiệp nhà nước, và có thể tự xây dựng định mức chi cao hơn quy định nhà nước Tuy vậy, nguồn thu học phí hệ chính quy vẫn phải tuân theo các định mức khung theo Quyết định 70 và Nghị định 49 Đối với các trường ĐH được giao tự chủ thì Nhà nước lại không khống chế việc chi mà ngược lại, khống chế mức thu, vì vậy áp lực về tài chính trong việc tăng thu- kiệm chi.

+ Bên cạnh đó áp lực về các khoản vay tín dụng ngân hàng, các quỹ hỗ trợ để mở rộng các loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường rất lớn (Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 10/01/2002 của Chính phủ)

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường, quy mô hoạt động.

+ Sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh của các trường càng gay gắt, bởi áp lực về tài chính trong công tác thu chi;

Thu nhập và chính sách đãi ngộ đối với CBVC, các đơn vị nhà trường luôn quan tâm đến thu nhập cũng như các chính sách đãi ngộ đối với CBVC, hàng năm nhà trường luôn dành nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ học tập cho CBVC làm việc tại trường, khuyến khích CBVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác nhằm nâng cao chất lượng công việc tại các đơn vị.

+ Bên cạnh đó, tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của các trường được xem như hai mặt của một đồng xu khi giao quyền tự chủ Mô hình quản lý đại học được xem là lựa chọn phù hợp khi năng lực của Hội đồng trường đáp ứng mức độ tự chủ được giao theo sứ mệnh của trường; cơ chế thực thi việc quản trị, quản lý trong trường đảm bảo được tính hiệu quả, công bằng, chất lượng của giáo dục đại học. + Quá trình thực hiện tự chủ Đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và Hiệu trưởng, sang Hội đồng trường Thực tế quá trình chuyển giao quyền lực này rất khó khăn và phức tạp trước hết cần có lộ trình chuyển giao, đảm bảo đủ các văn bản, quy định pháp lý cần thiết và quan trọng nhất là quá trình thay đổi nhận thức đã trở thành thói quen trong suy nghĩ và hành động của lãnh đạo các trường Ở các trường khi bước đầu chuyển sang giai đoạn tự chủ và thành lập Hội đồng trường thì xuất hiện một là xung đột quyền lực giữa Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng trường, hai là khi Hiệu trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường thì hoạt động của Hội đồng thường mang tính hình thức hơn là thực tế Bên cạnh đó ở các trường đặt biệt các trường các Công lập thì tổ chức Đảng luôn là đơn vị lãnh đạo quyết định từ đường hướng phát triển đến nhân sự, tài chính, tuyển sinh… Vì vậy, nếu không “ thể chế hóa ” chức năng và các mối quan hệ giữa các tổ chức trong trường thì khó lòng mà thực hiện tự chủ ĐH. Để tìm hiểu về thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp HCM, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát các đối tượng được khảo sát thông qua phiếu khảo sát Phiếu này được gửi tới các đối tượng đã được xác định trong chương phương pháp nghiên cứu theo các hình thức: trực tiếp, phỏng vấn và email Tất cả các phát biểu sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp HCM.

Dưới đây tác giả xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình về “ Thực trạng về chất lượng TTKT của các trường Đại học Tự chủ tại khu vực Tp HCM ”

Bảng 4.1 : Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng thông tin kế toán trên BCTC

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Tỷ lệ (%) Thông tin kế toán được cung cấp trên BCTC đáp ứng nhu cầu kịp thời 30 13% 26 12% 43 19% 59 26% 67 30%

Luôn có sẵn để phục vụ cho trách nhiệm giải trình, kiểm tra, thanh tra 24 11% 32 14% 34 15% 61 27% 74 33%

Thông tin kế toán trên BCTC được lập và trình bày phụ thuộc vào chất lượng quyết định của người quản lý như BGH, Kế toán trưởng…

Thông tin kế toán của đơn vị anh/ chị hiện nay đạt được mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích ra quyết định của người quản lý

Thông tin kế toán trên BCTC của đơn vị anh, chị được lập và trình bày chặt chẽ, có thể kiểm chứng được 34 15% 35 16% 32 14% 65 29% 59 26%

Thông tin trên BCTC cung cấp đầy đủ thông tin tình hình tài chính của đơn vị 19 8% 33 15% 48 21% 74 33% 51 23%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát

Theo kết quả khảo sát thực tế, thì hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực Tp HCM được Bộ Giáo Dục giao quyền tự chủ tài chính đều đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích cho người ra quyết định, BCTC của các đơn vị được lập có thể kiểm chứng và cung cấp đầy đủ thông tin tình hình tài chính của đơn vị mình.

Với 81 đối tượng và 67 đối tượng lựa chọn chất lượng TTKT tại đơn vị mình đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho người ra quyết định và luôn sẵn sàng phục vụ thanh tra và giải trình cho cơ quan cấp trên với 36% lựa chọn đồng ý và 33% lựa chọn rất đồng ý Nội dung ghi chép trên chứng từ được thực hiện khá tốt, tuy nhiên có 48 đối tượng lựa chọn không ý kiến tương ứng với tỷ lệ 21% không ý kiến về các thông tin kế toán tại đơn vị mình.

- Chất lượng quyết định của người quản lý

+ Thực tế tại các trường Đại học chủ tài chính người quyết định chủ yếu là Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị nhà trường là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của nhà trường sẽ hành động theo quyết định đó Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo, chất lượng TTKT cũng như toàn bộ hoạt động của đơn vị đó Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.

+Vì vậy chất lượng quyết định của người quản lý rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định

4.1.2 Đánh giá về Ý thức tuân thủ các chuẩn mực kế toán ( Bảng 4.2, trang

Theo kết quả khảo sát thực tế, thì hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực Tp HCM được Bộ Giáo Dục giao quyền tự chủ tài chính đều tuân thủ tương đối đầy đủ chế độ, theo các chính sách, chuẩn mực, quy định ban hành của Nhà nước, tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành, các thông tin trên BCTC đều được công khai, minh bạch và có thể so sánh được mình đảm bảo độ tin cậy và được công khai minh bạch với 33% lựa chọn đồng ý và 37% lựa chọn rất đồng ý Nội dung ghi chép trên chứng từ được thực hiện khá tốt, tuy nhiên có 45 đối tượng lựa chọn không ý kiến tương ứng với tỷ lệ 20% không ý kiến về các chính sách và chuẩn mực kế toán tại đơn vị mình Vì hiện nay nhiều quy định của chế độ chế toán tại các trường tự chủ vẫn còn nhiều hạn chế Dẫn đến chất lượng thông tin kế toán cũng thay đổi theo các chuẩn mực và các chính sách ban hành, vì theo quy định của Luật, Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị tự chủ tài chính).

4.1.3 Đánh giá về sự Giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước

Đánh giá thang đo và kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày ở chương 3, đề tài có 6 thang đo cho 6 khái niệm nghiên cứu, các thang đo này được đánh giá thông qua phương pháp độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha và phân tích dữ liệu theo phương pháp EFA để thang đo tốt nhất cho nghiên cứu này với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức.

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với các đối tượng nghiên cứu Thang đo được quy ước từ 1: “ Rất không đồng ý

” đến 5: “ Rất đồng ý ” Chúng được tác giả nghiên cứu, các chuyên gia là giảng viên, cán bộ và các bạn cùng thảo luận, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, các cán bộ công chức hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến rác Theo đó, các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng (item-total corelation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên Về lý thuyết, Cronbach’s alpha càng cao thì càng tốt ( thang đo càng tin cậy). Cronbach’s alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây

4.2.1 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý ( MTPL)

Bảng 4.7 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đó nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.1

Thang đo nhân tố Môi trường pháp lý ( MTPL) có hệ số Cronbach’s alpha 0,760 > 0,6 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường pháp lý ” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.2 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị ( MTCT)

Bảng 4.8 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị

Item-Total Statistics quan sátBiến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.2

Thang đo nhân tố Môi trường chính trị (MTCT) có hệ số Cronbach’s alpha 0,863 > 0,6 Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường chính trị ” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.3 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế ( MTKT)

Bảng 4.9 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế Reliability Statistics

Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.3

Thang đo nhân tố Môi trường kinh tế ( MTKT) có hệ số Cronbach’s alpha 0,839 > 0,6 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường kinh tế ” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.4 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục ( MTGD)

Bảng 4.10 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục

Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.4

Thang đo nhân tố Môi trường giáo dục ( MTGD) có hệ số Cronbach’s alpha 0,850 > 0,6 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường giáo dục ” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.5 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa ( MTVH)

Bảng 4.11: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa Reliability Statistics

Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.5

Thang đo nhân tố Môi trường văn hóa ( MTVH) có hệ số Cronbach’s alpha 0,886 > 0,6 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường văn hóa ” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.6 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát ( MTKS)

Bảng 4.12 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.6

Thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát (MTKS) có hệ số Cronbach’s alpha 0,854 > 0,6 Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Môi trường kiểm soát

” đều được giữ lại để phân tích EFA.

4.2.7 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT)

Bảng 4.13 : Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.7

Thang đo nhân tố chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT) có hệ số Cronbach’s alpha 0,840 > 0,6 Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 và nhỏ hơn Cronbach Alpha Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy Do đó, cả 5 biến quan sát cho biến “ Chất lượng thông tin kế toán” đều được giữ lại để phân tích EFA.

Như vậy, thông qua công cụ phân tích hệ số Cronbach’s alpha vẫn giữ được

33 biến quan sát thuộc 7 nhân tố trên đều đạt về hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan tổng nên được giữ lại để tiếp tục phân tích khám phá EFA Mục đích của việc phân tích EFA là để tìm ra thang đo có độ tin cậy tốt nhất cho các nhân tố để phân tích hồi quy, việc phân tích EFA có thể sẽ tìm ra nhân tố mới cho mô hình, tuy nhiên sẽ loại bỏ các biến quan sát để tìm ra thang đo có độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu là điều chắc chắn và có thể việc loại bỏ biến ở bước phân tích này khá nhiều, đặc biệt đối với những nghiên cứu còn khá mới và được nghiên cứu trong những trường hợp nghiên cứu khác nhau.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết:

Giả thuyết Ho: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau.

Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.

Bảng 4.14 : Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

Mô hình kiểm tra Bartlett Giá trị - Chi-Square 3478,496

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.8 Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.00 < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1) Đồng thời, hệ số KMO = 0.764 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố.

Nhâ n tố Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Tổng Phương sai trích Tích lũy phương sai trích

Tổng Phương sai trích Tích phươ lũy sai ng trích

Tổng Phương sai trích Tích phươn lũy sai g trích

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.9

Bảng 4.15 cho thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1 Phương sai trích là 66,186 % > 50% là đạt yêu cầu Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 06 thành phần được rút trích ra từ biến quan sát (bảng 4.8) Điều này, cho chúng ta thấy 06 thành phần rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 66,186% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể.

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.10

4.3.2 Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “ Chất lượng thông tin kế toán của các trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM”

Trong bài nghiên cứu có 1 biến phụ thuộc “ Chất lượng thông tin kế toán của các trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM ” với 7 biến quan sát, kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0.820 > 0.5 ; Sig = 0,000 < 0.05; hệ số tải nhân tố > 0,5; giá trị trích Eigenvalue > 1.812 (yêu cầu lớn hơn 1); và tổng phương sai trích đạt khá cao 61.532 % (bảng 4.17, 4.18)

Bảng 4.17: Hệ số KMO and Bartlett's Test

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.11

Nhân tố Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích

Tổng Phương sai trích Tích lũy phương sai trích

Tổng Phương sai trích Tích lũy phương sai trích

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.12

Phân tích hồi quy

Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vựcTP.HCM, và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố Môi trường pháp lý,Môi trường chính trị, Môi trường giáo dục, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hóa, Môi trường kiểm soát đều có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.

CLTTKT = β1MTPL + β2 MTCT + β3 MTKT + β4 MTGD + β5 MTVH+β6

Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R 2 =0.559) Hệ số R 2 hiệu chỉnh (Adjusted Square) trong mô hình này là 0,547 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 54.7 % Điều này cũng có nghĩa là có 54.7 % sự biến thiên chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM được giải thích chung bởi

6 biến độc lập trong mô hình.

Bảng 4.19 : Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình Model Summary b

Mô hình Hệ số R Hệ số R 2 Hệ số R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

1 ,748 a ,559 ,547 1,923 a Biến độc lập: MTKS, MTVH, MTKT, MTCT, MTPL, MTGD b Biến phụ thuộc: CLTTKT Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.13

Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Kiểm định này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không

Kiểm định F và giá trị sig.

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, chúng ta có thể kết luận các biến đốc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này đồng nghĩa mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu các biến.

Bảng 4.20 : Phân tích ANOVA ANOVA a

Mô hình Tồng bình phương Bậc tự do Trungbình bình phương F Sig.

Tổng 80,562 224 a Biến phụ thuộc: CLTTKT b Biến độc lập: (Constant), MTKS, MTVH, MTGD, MTCT, MTPL, MTKT

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.14 Kết quả từ bảng 4.20, cho thấy giá trị Sig = 000(< 0.05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thuyết

H0 Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp và có thể sử dụng được.

Bảng 4.21 : Kết quả hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t stat Sig Correlations Thống kê đa cộng tuyến

Beta Sai số chuẩn Beta Zero- order Beta Sai số chuẩn Beta

MTCT ,268 ,057 ,249 4,739 ,000 ,490 ,306 ,213 ,735 1,361 MTPL ,439 ,057 ,378 7,700 ,000 ,572 ,462 ,346 ,840 1,190 MTKT ,209 ,046 ,221 4,578 ,000 ,413 ,296 ,206 ,864 1,158 MTGD ,171 ,061 ,149 2,832 ,005 ,433 ,188 ,127 ,731 1,367 MTVH ,084 ,037 ,106 2,272 ,024 ,138 ,152 ,102 ,937 1,067 MTKS ,157 ,050 ,151 3,178 ,002 ,339 ,210 ,143 ,892 1,122 a Biến phụ thuộc: CLTTKT

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4.15

Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số Sig của 6 nhân tố độc lập MTPL, MTCT, MTKT, MTGD, MTVH, MTKS đều < 5% và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (

Ngày đăng: 10/03/2023, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w