1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây doc

5 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa… với kinh đô Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử. Nói đến văn hóa Thăng Long là nói đến Kẻ Chợ. Vượt xa về tầm cỡ so với các thành thị khác nên Kẻ Chợ trở thành danh từ riêng để gọi Thăng Long. Đô thành Thăng Long-Hà Nội tồn tại như một phiên chợ khổng lồ trong thời trung đại, chính vì thế mà mạng lưới chợ là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong kết cấu kinh tế thị thành. Nằm giữa trung tâm thị xã Sơn Tây một tòa thành cổ được xây bằng đá ong năm 1822, có hào sâu kè đá ong năm 1848 chạy xung quanh. Thành Sơn Tây là khu đô thị, hành chính, quân sự thời Nguyễn. Sơn Tây nằm ở vị trí đẹp, lại đường giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, vì thế đã nhanh chóng thu hút được những người buôn bán, nhưng thợ thủ công và dân chúng ở nhiều nơi xa gần trong vùng về tụ cư lập nghiệp ở lỵ sở Sơn Tây. Cùng với sự mặt ngày càng nhiều của hệ thống nhân viên công chức trong chính quyền là một mạng lưới dịch vụ phục vụ đời sống của khối dân cư. Tỉnh lỵ Sơn Tây đã hình thành được một hệ thống đường phố dân cư và các công sở ở quanh mặt thành Sơn Tây, nơi đây thực sư trở thành một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa phồn vinh của tỉnh Sơn Tây. Năm 1924, ngân quĩ Bắc kỳ trợ cấp mới tiền làm các việc công chính như mở mang bệnh viện, xây dựng chợ Tỉnh. Chợ Nghệ cũng từ đó mà ra đời gắn với tên làng Thuần Nghệ – tên nôm là chợ Nghệ. Các sinh hoạt văn hóa làng xã đều yếu tố đóng góp của chợ. Chợ cũng vì thế mà đi vào trong thơ, văn tự nhiên và đẹp đẽ như một phần của đời sống tinh thần. Như ta thấy ước nguyện của đôi trai gái trong câu ca: “Ước gì mình lấy được ta/ Để cùng buôn bán chợ xa chợ gần.” Không những là người Việt Nam mà cả người Trung Hoa hiểu phong thuỷ như tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc khi đóng quân ở thành Sơn Tây qua đây đều trầm trồ khen ngợi thế đất “Nghệ Thị văn quan tiến đạt”. Song từ đó đến nay, thị xã Sơn Tây ngày càng đô thị hóa thì dấu vết phong thuỷ càng bị mờ, nơi tụ thuỷ cạn dần. Song tạo hố bù trừ mất mặt ấy lại được mặt phố xá sầm uất, buôn bán phát triển, đình Cửa Tả là nơi hội hè tế lễ, nơi hội họp đông vui của cả phố. Chợ Nghệ ba khu. Lấy trục chính xuất phát từ bờ hào trước cửa thành xuyên về hướng Nam cắt thành ba khu: Chợ trên, chợ giữa và chợ dưới. To lớn và bề thế chiếm gần hết mặt Thành Cửa Tả. Chợ trên nay là khu đất quan Bưu điện, bên cạnh ba quán ngói và vài chục lều gianh bán đủ các thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả… là những sản vật của các vùng xung quanh. Ngoài các loại thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chợ còn bán các loại hàng như tơ lụa, vải vóc, len, dạ theo tấm, nhiều thứ đắt tiền. Ở Sơn tây nhân dân mua hàng tấm tốt thường đợi phiên chợ chứ không đến các cửa hàng to trong phố. Các đồ dùng khác đồ đồng như mâm đồng, nồi đồng, chậu đồng… Các hàng gốm, sứ, chiếu, nón, hay các cửa hiệu tạp hóa, các hàng ăn, các loại bánh trái, gạo nước… phục vụ ăn uống và được phân chia thành từng dãy riêng biệt. Bên phải đường một khu gọi là Chợ dưới. Bến ô tô được hình thành ngay bên lề đường (nay là cửa hàng Bách Hóa tổng hợp đã bị cháy, hiện đang xây dựng chợ mới theo qui hoạch) rất thuận tiện cho việc phục vụ hành khách đi lại và chuyên chở hàng hóa. Chủ bến ô tô thời bấy giờ là ông Cả Kính – Một người khá giàu, đầu óc kinh doanh phát triển kinh tế tư nhân. Về phía tả chợ Nghệ, ngôi chợ không nhà chợ, là nơi buôn bán trâu, bò và các loại con giống như: lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo… những con giống mà gia đình nào cũng nuôi trong nhà mình. Người dân Xứ Đồi câu ca: “Chợ Nghệ thì bán trâu bò/ Thái đoạn cũng lắm,chúc bâu cũng nhiều./ Sơn Đông chợ họp về chiều,/ Chỉ lắm hàng sắn với nhiều hàng đao./ Chợ Phùng hàng xén xiết bao,/ Chợ Gạch chỉ lắm thuốc lào nhang đen.” Chợ Nghệ nổi tiếng là nơi buôn bán, chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi phục vụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp và thứ yếu làm thực phẩm. Tuy là chợ nhưng Phủ Thủ hiến Bắc việt thời bấy giờ đã qui định việc mua bán trâu bò tại chợ phải có văn tự. Người viết văn tự phải là người trình độ học vấn, được phép của chính quyền địa phương và cũng là người chữ kí chứng kiến ngoài chữ kí hoặc điểm chỉ của người bán và người mua sau khi hai bên đã thoả thuận về giá cả. Trong chợ trâu bò xưa có ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng, người buôn bán thường vào đấy cầu tài cầu lộc, người ở tận Thanh, Nghệ mất của cũng vào đây cầu cúng. Bên ngoài chợ Trâu bò là các xạp hàng “La gim” bán các mặt hàng khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, đỗ, hải sản… Chợ Nghệ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch bán đủ các mặt hàng rất lịch sự, đông vui đúng như ca dao thị xã Sơn Tây câu: “Chợ Nghệ một tháng 6 phiên / Khách đến như nước hàng tiền như mưa/ Ra về mà vẫn dây dưa/ Nhớ người mời khách say sưa duyên thầm.” Người dân phố Cửa Tả hội về đây làm ăn sinh sống từ nhiều địa phương khác nhau như Canh, Diễn, Mỗ, Hiệp… và họ mang theo làng nghề truyền thống đến như: Tôn, thiếc, gò, hàn, buôn bán sơn ta, cánh kiến phục vụ làm câu đối, hoành phi quanh thị xã. Thời thuộc Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một số Hoa Kiều đã đến cư trú ở phố Cửa Tả. Nhờ nghề thuốc bắc mà sau một thời gian họ đã mua nhà cửa, xây dựng cửa hàng, cửa hiệu khang trang. Người khách ở đầu phố–Hiệu Phúc Sinh Đường, bà con vẫn gọi là Ông Lang gầy hay Ông khách gầy. Ngoài ra sánh với người Trung Hoa, cũng một số thầy thuốc Việt như ông Vọng Hạc mở tiệm thuốc Tây Sơn Vọng Hạc cũng là những người đức độ, chữa bệnh uy tín, được nhân dân kímh trọng. Một số gia đình đến cư trứ thời gian này, họ làm nghề khăn xếp, mũ cát và sản xuất bánh dẻo, bánh nướng phục vụ Tết Trung Thu, các loại mứt phục vụ Tết Nguyên Đán và nhiều loại bánh kẹo khác. Một số khác làm nghề giò chả, buôn bán đồ đồng, nhôm, nghề ảnh, sửa chữa mua bán xe đạp, máy khâu, tông đơ, dao, kéo… làm phong phú, đa dạng thêm ngành nghề cho phố Cửa Tả. Đối diện với hiệu Phúc Sinh Đường là hiệu sách khá to Lộc Nguyên. Chủ hiệu là Ông Đinh Công Thọ, người học vấn khá cao, ngơi là một dãy nhà dài đầu phố được trưng bày các đầu sách, truyện, báo chí rất phonh phú và quí giá. Phố Cửa Tả còn hiệu ảnh Vinh Quang của ông Nguyễn Nhưng, nay là Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Nhưng được giới nghệ sĩ cả nước biết đến. . Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, có quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát. cả phố. Chợ Nghệ có ba khu. Lấy trục chính xuất phát từ bờ hào trước cửa thành xuyên về hướng Nam cắt thành ba khu: Chợ trên, chợ giữa và chợ dưới. To lớn và bề thế chiếm gần hết mặt Thành Cửa. đại, chính vì thế mà mạng lưới chợ là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong kết cấu kinh tế thị thành. Nằm giữa trung tâm thị xã Sơn Tây có một tòa thành cổ được xây bằng đá ong năm 1822,

Ngày đăng: 02/04/2014, 23:20

Xem thêm: Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w