Siemens trướccơnsóng
gió
Trong tháng qua sự kiện kinh tế được báo chí Ðức nói đến nhiều nhất
có lẽ là việc từ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Siemens của ông
Von Pierer - người trong suốt thập niên qua được xem như là “người hùng”
của nền kinh tế Đức.
Von Pierer làm Tổng giám đốcSiemens từ năm 1992 - 2005. Trong thời
gian này ông đã đưa Siemens từ một công ty đang “ngủ gật” lên đến đỉnh
cao. Với doanh số hơn 87 tỉ euro năm 2006 Siemens trở thành tập đoàn công
nghệ lớn nhất Ðức và đứng vào hàng đầu trên thế giới. Ðối với
công nhân và công đoàn, Von Pierer được tiếng là ôn hòa và giải quyết các
vấn đề tranh chấp nội bộ với sự thỏa thuận của cả đại diện công nhân. Von
Pierer từng là cố vấn kinh tế của nguyên Thủ tướng Gerhard Schrôder thuộc
đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và hiện là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Merkel,
thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU).
Nhiều chuyên gia cho rằng, Von Pierer xứng đáng là ứng cử viên tổng thống
Ðức trong nhiệm kỳ tới. Nhưng chỉ qua một đêm ông phải tuyên bố từ
chức, rút lui khỏi chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị của một tập đoàn
khổng lồ với hơn 400.000 nhân viên trên khắp thế giới.
Sự kiện quan trọng kế tiếp là Klaus Kleinfeld, Tổng giám đốc Siemens,
người nối nghiệp Von Pierer trước đây hai năm khi Von Pierer chuyển qua
làm chủ tịch HĐQT, cũng rút lui, mặc dù trong thời gian giữ chức tổng giám
đốc Kleinfeld đã mang đến cho Siemens hàng năm hơn 3 tỉ euro lợi nhuận.
Chuyện gì đã xảy ra mà hai “người hùng” của nền kinh tế Ðức phải từ
chức trong thời gian rất ngắn, mặc dù lợi nhuận và cổ phiếu của tập đoàn
Siemens đều gia tăng?
Vài tháng trước đây, cuối năm 2006 Viện kiểm sát (VKS) của thành phố
München, nơi Siemens có tổng hành dinh, dựa vào biên bản họp của hội
đồng quản trị, nghi ngờ Siemens sử dụng quỹ đen để hối lộ, vì vậy VKS cho
lục soát nhiều văn phòng trung tâm của Siemens ở München và ở Áo để điều
tra. Theo kết quả sơ khởi, số tiền 420 triệu euro biến mất vào quỹ đen trong
thời gian Von Pierer làm tổng giám đốc.
Sau đó cảnh sát thành phố bắt giam Thomas Ganswindt, cựu thành viên ban
quản trị và Joachim Neubürger, người chịu trách nhiệm về tài chính cho
Siemens. Ðầu tháng 12-2006 Siemens buộc phải sửa lại bản báo cáo tài
chính năm 2006. Tổng giám đốc Klaus Kleinfeld hứa sẽ cho điều tra kỹ
lưỡng và trong tương lai sẽ kiểm soát chặt chẽ các chi thu trái luật. Ngoài ra
một thành viên khác của ban quản trị đang bị điều tra về việc hối lộ nhiều
nhân viên cao cấp của Chính phủ Iraq thời Saddam Hussein để lấy hợp đồng
trong khi Liên hiệp quốc có lệnh giới hạn thương mại với nước này.
Tháng 2 vừa qua, VKS thành phố Nurenberg bắt giam Wilhelm Schelsky,
Chủ tịch tổ chức đại diện công nhân AUB, vì nghi ngờ Schelsky nhận tiền
hối lộ của Siemens. Theo cuộc điều tra này, từ 1991-2006 Siemens đã đưa
cho Schelsky 50 triệu euro tiền hoa hồng để ông ta xây dựng AUB, một
dạng công đoàn “nhà”, điều mà luật pháp Ðức cấm triệt để. Johannes
Feldmayer, thành viên ban quản trị Siemens là người bị nghi ngờ trực tiếp
liên quan đến vụ này nên bị tạm giữ.
Ðầu tháng 4-2007 công đoàn IG Metall kiện Siemens dùng tiền bất
hợp pháp mua chuộc AUB, chống lại công đoàn IG Metall và cho rằng Von
Pierer phải chịu trách nhiệm. Von Pierer phủ nhận việc này và cho rằng
“Siemens hoạt động ở 190 nước trênthế giới; Siemens không phải là một
công ty nhỏ mà ông sếp mỗi đêm thứ Sáu phải ngồi đếm tiền để biết trong
túi còn bao nhiêu”. Theo ông “mỗi ngày Siemens có khoảng từ 30-50 triệu
vụ thanh toán tiền bạc và trách nhiệm của người tổng giám đốc không phải
là xem xét từng vụ thanh toán”.
Sau khi Von Pierer từ chức, cổ phiếu củaSiemens tăng gần 4% vì người ta
hy vọng vụ xì-căng-đan này sẽ trôi qua và Siemens có thể phát triển trở lại,
nhất là Tổng giám đốc Kleinfeld có thể vượt qua “bóng dáng” của người tiền
nhiệm và sẽ mang đến cho cổ đông nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nhưng chỉ vài
tuần sau khi Von Pierer rút lui và Gerhard Cromme thay thế làm chủ tịch thì
hội đồng quản trị Siemens lại quyết định không tiếp tục gia hạn hợp đồng
với Kleinfeld cho nhiệm kỳ mới. Lý do: Siemens đang bị SEC (Ủy ban
Chứng khoán Mỹ) điều tra. SEC là một cơ quan với hơn 3.000 chuyên gia
do Chính phủ Mỹ lập ra để kiểm soát việc mua bán cổ phiếu trên các thị
trường chứng khoán ở Mỹ. SEC cho rằng có nhiều dấu hiệu rủi ro cho cổ
đông Siemens. Siemens cũng xác nhận SEC đang điều tra Siemens từ cuối
tháng 3-2007. Sở dĩ SEC được quyền ngắm ngó đến Siemens vì vào năm
2001 Siemens cho niêm yết cổ phiếu của mình tại thị trường chứng khoán
New York. Theo SEC việc chuyển tiền mờ ám có thể ảnh hưởng đến báo
cáo thu nhập cuối năm và như vậy có thể làm “mờ mắt” những người mua
cổ phiếu Siemens tại Mỹ.
Ngoài ra Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang để ý đến Siemens vì các vụ điều tra hối
lộ của các VKS Ðức. Theo luật chống hối lộ của Mỹ, ra đời vào năm
1977 và có giá trị đối với côngty nước ngoài, kể từ năm 1998 các công ty
nước ngoài trên đất Mỹ có thể bị phạt một số tiền lớn và tổng giám đốc có
thể bị ngồi tù, nếu công ty dùng tiền hối lộ mua chuộc các quan chức để
nhận hợp đồng.
Các chuyên gia cho rằng, Cromme muốn chấm dứt hoàn toàn “triều đại Von
Pierer” để xây dựng ban quản trị mới cho Siemens nên mới quyết định hy
sinh Kleinfeld. Klaus Kleinfeld ra đi, để lại cho Siemens một “gia tài đồ sộ”
với doanh số 20,7 tỉ euro trong quí 1-2007, tương đương mức tăng
trưởnghơn 10% so với năm qua. Vì vậy việc tìm người kế nhiệm Kleinfeld
để duy trì được mức tăng trưởng này là không dễ và càng khó hơn nữa để
lèo lái con thuyền Siemens vượt qua khỏi cơnsónggió hiện nay.
. Siemens trước cơn sóng gió Trong tháng qua sự kiện kinh tế được báo chí Ðức nói đến nhiều nhất có lẽ là việc từ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Siemens của ông. dấu hiệu rủi ro cho cổ đông Siemens. Siemens cũng xác nhận SEC đang điều tra Siemens từ cuối tháng 3-2007. Sở dĩ SEC được quyền ngắm ngó đến Siemens vì vào năm 2001 Siemens cho niêm yết cổ phiếu. Siemens đều gia tăng? Vài tháng trước đây, cuối năm 2006 Viện kiểm sát (VKS) của thành phố München, nơi Siemens có tổng hành dinh, dựa vào biên bản họp của hội đồng quản trị, nghi ngờ Siemens