1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tượng độc nhất vô nhị của tổ phái Thiếu lâm ở chùa Đà Nẵng ppt

9 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 150,52 KB

Nội dung

Tượng độc nhất nhị của tổ phái Thiếu lâm chùa Đà Nẵng Vài năm gần đây, dù vào dịp đại lễ Quán Thế âm hay thường nhật, các tăng ni, phật tử, đạo hữu, dân chúng tứ phương đến khấn Phật, vãn cảnh tại chùa Quán Thế âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đều ngạc nhiên, ấn tượng và thấy lòng tĩnh tại trước hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ được tạc từ gốc cây hàng trăm năm tuổi. Và, cũng như mọi người, tôi ngạc nhiên hơn khi biết vị chủ nhân tạc tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ độc nhất nhị này chính là một nhà sư trong chùa. Đại đức Thích Huệ Tánh và tác phẩm độc nhất nhị Đến chùa Quán Thế âm một sáng đầu năm 2010, tôi tình nhìn thấy tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ, bởi tượng không các gian chính mà được đặt tại một nơi tĩnh lặng của chùa. Bức tượng rất có hồn, từng đường nét, góc cạnh y hệt hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ mà tôi được nghe kể, được biết qua sách báo. Sau một hồi say mê chiêm ngưỡng, tôi quyết tìm gặp "tác giả" của bức tượng. Đó là Đại đức Thích Huệ Tánh (tăng ni phật tử thường gọi là thầy Tánh), sinh năm 1957, quê Cam Lộ, Quảng Trị. Thầy Tánh tu hành từ nhỏ, trước giải phóng học và tu hành Nha Trang. Sau năm 1975, thầy về Đà Nẵng nối dài kiếp tu hành. Niềm đam mê của thầy là sáng tạo, sưu tầm nghệ thuật. Vì không muốn phô trương, nên tôi phải thuyết phục mãi, nhà sư mới bật mí về quá trình thực hiện bức tượng có một không hai này. Thầy Tánh kể: Ngày 5.1 âm lịch năm Mậu Tý 2008, thầy cùng các phật tử lên núi Hòa Nhơn (thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vãn cảnh, tĩnh tâm và tìm kiếm một gốc cây về tự tay tạo dáng để vừa làm đẹp cho chùa, vừa thỏa chí đam mê sáng tạo nghệ thuật và làm kỷ niệm cho hành trình du xuân năm ấy. Đúng ý nguyện cầu, giữa bốn bề núi non cao ngất xuất hiện một hồ nước trong xanh, thơ mộng. Bên mép hồ, thầy như không tin vào mắt mình khi thấy một bộ rễ cây cốc núi (ai đó chặt thân cây đã lâu lắm rồi) có độ tuổi khoảng hai trăm năm tọa lạc cheo leo thư thách đố với thời gian. "Bộ rễ này đem về tạo dáng sẽ rất đẹp", thầy Tánh nghĩ vậy và cùng hơn 10 phật tử đào bới cả ngày trời mới đưa được gốc cây về chùa. Gốc cây nặng tới vài trăm ki lô gam, chiều cao 1,5m, chiều rộng 2m2. Bộ rễ cây độc đáo đã thắp thêm cho nhà sư chí đam mê sáng tạo. Dù mệt rũ bởi cả ngày quần quật đào bới, đưa gốc cây về chùa, nhưng ngay tối hôm đó, sau khi niệm Phật, tụng Kinh, thầy Tánh đã tiến hành đục khoét, cắt tỉa, tạo dáng "Lúc đầu tôi chỉ muốn tạo dáng gốc cây thật đẹp theo trường phái tự nhiên, có sẵn, nhưng càng tạo lại càng ra dáng hình, càng ra một thế ngồi tĩnh tại, thư thái của Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ. Từ hai vai, trái khế đến phần bụng, phần chân, gậy rồng cứ y như thật. Đây là một tác phẩm hoàn toàn tự nhiên, như Đức Phật đã dành cho chúng ta vậy" - Đại đức Thích Huệ Tánh hào hứng kể. Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ Rồi, thầy lặng nhìn "tác phẩm" của mình và kể một câu chuyện dài về Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ. Đó là vị tổcủa ngành võ Thiếu Lâm, tượng trưng cho sức mạnh và cũng là người sáng chế ra 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm tự. Ngài Bồ Đề Đạt Ma có tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21.7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngài lên thuyền vượt biển sang Trung Hoa. Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1.10 năm Đinh Mùi. Vua Lương Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên sớm chia tay. Đạt Ma Tổ Sư bứt một cọng lau ném xuống sông rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (năm 1307, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông). Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập, nên Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Theo “Tổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn” và “Bồ đề hành kinh” thì Bồ Đề Đạt Ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sau tây Lịch), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Đế. Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà còn làm cho tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núi rừng, bệnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo Trở lại bức tượng được tạc từ rễ cây cốc núiT, Đại đức Thích Huệ Tánh nói: "Nhìn vào bức tượng này, chúng ta có thể thấy Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ đang “cữu nhân diện bích” (chín năm ngồi xoay mặt vào vách đá để tu luyện). Sau một tuần tạo dáng, tỉa tót, tôi hình đã biến bộ rễ cây cốc núi thành hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ đầy vẻ thư thái, tĩnh tại nhưng hết sức uy nghiêm, từ bi hỉ xả. Hình tượng của Ngài in sâu trong trái tim, trong tâm khảm, nên tôi đã dồn hết tâm trí để cắt, tỉa, gọt, khắc họa từng đường nét tạo nên hình tượng Ngài". Sau khi hoàn thành hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ bằng gốc cây, tiếng lành đồn xa, rất nhiều tăng ni phật tử, du khách thập phương tìm đến không chỉ với mong muốn chiêm ngưỡng bức tượng mà còn muốn được diện kiến với "nghệ nhân" - Đại đức Thích Huệ Tánh. Tại triển lãm Văn hóa Phật giáo được tổ chức Thừa Thiên Huế vừa qua, ban tổ chức đã mời Đại đức Thích Huệ Tánh đưa bức tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ độc nhất nhị tham dự để tăng ni phật tử, khách thập phương chiêm bái. Sau khi thưởng lãm, ai cũng bất ngờ trước sự kỳ lạ của rễ cây cốc núi tự nhiên, tạo nên một tác phẩm độc đáo đến như vậy. Qua tìm hiểu, tôi được biết, gần đây có rất nhiều Việt kiều, du khách, phật tử trong ngoài nước ngỏ ý muốn “thỉnh” bức tượng độc đáo này với giá rất cao, nhưng thầy Tánh đều từ chối. Theo thầy, dù giá trị vật chất lớn đến bao nhiêu cũng không thể đổi lấy một bức tượng, mà bức tượng đó lại là Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ. Thầy mong muốn ngày càng nhiều du khách, tăng ni phật tử đến chùa Quán Thế âm có cơ hội thưởng lãm bức tượng và để hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng người mộ đạo. Thày bảo: "Ngày ngày, tôi dành thời gian ngồi thiền, tâm sự với Ngài Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ qua tác phẩm nghệ thuật do chính mình sáng tạo càng thấy lòng thanh tịnh". Tôi hiểu, không riêng thầy, thanh tịnh và nguyện ước tốt lành sẽ đến với bất cứ ai đến đây với sự thành tâm. . Tượng độc nhất vô nhị của tổ phái Thiếu lâm ở chùa Đà Nẵng Vài năm gần đây, dù vào dịp đại lễ Quán Thế âm hay thường nhật,. tạc tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ độc nhất vô nhị này chính là một nhà sư trong chùa. Đại đức Thích Huệ Tánh và tác phẩm độc nhất vô nhị Đến chùa Quán Thế âm một sáng đầu năm 2010, tôi vô. thấy tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ, bởi tượng không ở các gian chính mà được đặt tại một nơi tĩnh lặng của chùa. Bức tượng rất có hồn, từng đường nét, góc cạnh y hệt hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ

Ngày đăng: 02/04/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w