Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
312,84 KB
Nội dung
QUYỀNLỰCTỪBÊNDƯỚICÓTHỂTHAYĐỔI
THẾ GIỚIĐƯỢCKHÔNG?
_______________________________________________________
Diễn văn của Chủ tịch tại Hội nghị thường niên Hội Xã hội học Mỹ
năm 2007. In trong: Tạp chí xã hội học Mỹ, Vol. 73 (February) 2008,
trang 1-14.
Frances Fox Piven
Trung tâm đào tạo sau đại học
Đại học Thành phố New York
Người dịch: Bùi Thế Cường
Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Việt Nam. Email: cuongbuithe@yahoo.com
Các quan điểm phổ biến hiện nay về quyềnlực không thể giải thích
được vì sao các phong trào phản kháng chính trị từbêndướiđôi khi
lại dẫn đến những cải cách thể hiện yêu cầu bất bình của người biểu
tình. Tôi đề xuất một lý thuyết mới về “quyền lực phụ thuộc” để cung
cấp một cách giải thích cho điều nói trên. Tôi lập luận rằng khác với
cách nhìn thông thường, toàn cầu hóa trong thực tế làm tăng tiềm
năng của kiểu quyềnlực nhân dân này.
Phần lớn công việc học thuật của tôi là về vai trò của các phong trào
phản kháng trong việc tạo ra những cuộc cải cách cải thiện hoàn
cảnh của dân chúng lớp dưới trong xã hội Mỹ. Và phần lớn công việc
của tôi với tư cách là một người tích cực chính trị - niềm vui thực sự
trong đời tôi – là cộng tác với những phong trào ấy. Trong bài phát
biểu này, dựa trên kinh nghiệm tham gia chính trị của mình tôi xem
xét về mặt lý thuyết loại quyềnlực xuất hiện khi các phong trào, ở Mỹ
cũng như ở mọi nơi, trở thành động lực của thay đổi. Tôi nghĩ rằng
câu hỏi tầng lớp dướicóthể nỗ lực sử dụng quyềnlực như thế nào
chưa bao giờ quan trọng hơn như ngày hôm nay. Xét đến cùng, nó
sẽ quyết định việc một thếgiới khác là cóthể hay không.
Mặc dù đây không phải là cách mà người ta thường kể câu chuyện
về sự phát triển của nền chính trị Mỹ, các phong trào phản kháng đã
đóng vai trò lớn trong lịch sử Mỹ. Điều này đặc biệt đúng đối với
những phong trào cải cách vĩ đại đã nhân văn hóa xã hội chúng ta,
1
từ phong trào thành lập nền cộng hòa, giải phóng nô lệ, đến Chính
sách Mới (New Deal) và Xã hội Vĩ đại, quyền dân sự trong thập niên
1960, v.v. Trong những năm dẫn đến cuộc Chiến tranh Cách mạng,
dưới ách thống trị của Anh, giới tinh hoa Mỹ đã liên tục nỗ lực liên
minh với “người dân thường” (people-out-of-doors), với dân chúng.
Không có sự ủng hộ của họ, cuộc chiến chống lại nước Anh đã
không thể thắng lợi.
1
Nhưng cái giá của sự liên minh là giới tinh hoa
phải nhượng bộ trước tư tưởng dân chủ cấp tiến về quyềntự quản
của nhân dân. Hơn thế nữa, sức mạnh đe dọa của đám đông và
niềm tin dân chủ cấp tiến vững chắc của họ đã in dấu ấn vào các
điều khoản hiến pháp bang mới, và sau đó ở mức độ ít hơn vào các
điều khoản của hiến pháp liên bang mới, nó tuyên bố quyền và tính
đại diện của nhân dân. Đó là những điều khoản mà người ta phải
chấp nhận để cóđược sự ủng hộ của dân chúng đối với chính phủ
quốc gia mới.
Chắc chắn, quá trình là phức tạp. Đám đông thì đầy quyềnlực trong
thời kỳ cách mạng, vì quyềnlực nhà nước bị suy yếu do xung đột
sâu sắc giữa giới tinh hoa ở thuộc địa, Hoàng gia Anh, và lợi ích của
giới thương gia Anh những người rất có ảnh hưởng đối với Hoàng
gia Anh. Quyềnlực Nhà nước còn bị suy yếu do khoảng cách quá xa
chia tách thuộc địa khỏi bộ máy cai trị và quân đội của mẫu quốc, và
do sự manh mún của các cơ quan cai trị thuộc địa. Thêm nữa, những
thành tố tạo nên nền dân chủ bầu cử đại diện, thành quả của cách
mạng, đã sớm đượcbảo trợ trong nền chính trị dựa vào khách hàng
và bộ lạc do các đảng chính trị thế kỷ XIX phát triển nên. Còn nữa,
ngay cả một nền dân chủ bầu cử hạn chế đôi khi cũng giúp cho việc
giảm bớt quyềnlực của đồng tiền và lực lượng vũ trang, ít nhất khi
những đợt sóng phản kháng dâng trào khiến cho những người lãnh
đạo dân cử phải ứng phó theo cách hòa giải.
Hãy kể đến trường hợp những người bãi bỏ (abolitionist) xa lạ và
cuồng tín. Sự táo bạo và kiên tâm của họ trong việc theo đuổi sự
nghiệp giải phóng ngay lập tức đã đập vỡ mọi thỏa hiệp cục bộ khiến
cho việc thống nhất quốc gia đã trở nên cóthể vào năm 1789. Những
nhà hoạt động phong trào tích cực có lien hệ cội rễ sâu trong các nhà
thờ của một đất nước rộng lớn theo đạo Tin Lành. Tài hùng biện
khích động của họ đập vỡ các giáo phái chủ yếu, chuẩn bị cách thức
để phân hóa các liên phái của hệ thống đảng thứ ba và rút cục lèo lái
các bang miền Nam tức giận đi đến ly khai. Thành quả của phong
2
trào là không thể chối cãi. Chính phủ quốc gia đã tiến hành một cuộc
chiến nhằm duy trì sự thống nhất, điều sẽ dẫn đến việc giải phóng nô
lệ, và rồi, do các đại diện phía Nam ly khai, nên Thượng Viện đã đưa
các khoản tu chính 13, 14 và 15 vào Hiến pháp.
Hãy kể đến thời kỳ phong trào lao động thực hiện các cuộc bãi công
những năm 1930, những cuộc bãi công đã tạo nên khuôn khổ cơ bản
cho một hệ thống quan hệ lao động, hệ thống này đem lại, ít nhất
cũng được một thời gian, cơ hội cho nhiều công nhân đạt tới cái
được gọi là giai cấp trung lưu, đem lại sự kính trọng và tự tin, cho
đến lúc bấy giờ vẫn bị từ chối, cho những người công nhân giờ đây
đã liên hiệp lại trong các ngành ô tô, thép, cao su, và khai thác than
(Metzgar 2000). Hãy kể đến phong trào tự do da đen, sự gan dạ vô
biên của họ trong cuộc chiến đấu chống chế độ apartheid miền Nam
đã khiến Chính phủ liên bang sau rất nhiều trì hoãn rốt cuộc đã thông
qua các điều luật thực hiện những hứa hẹn của Thời kỳ Kiến thiết.
Hãy kể đến phong trào chống nghèo khổ của thập niên 1960 dẫn tới
việc mở rộng các chương trình xã hội đến mức khiến nước Mỹ trông
giống như một nước dân chủ xã hội. Hãy kể đến phong trào chống
chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là bộ phận G.I. của phong trào, rốt
cuộc đã khiến cuộc chiến ở Đông Nam Á đi đến hồi kết, và để lại sau
sự khuấy động của mình cái vẫn được gọi là “hội chứng Việt Nam”,
cản trở việc khai triển quân đội Mỹ trên thếgiới ít nhất cũng trong
một thời gian. Hãy kể đến phong trào phụ nữ, phong trào giải phóng
người đồng tính với thành công của họ trong việc giành đượcquyền
hợp pháp, làm biến đổiđời sống xã hội và nền văn hóa Mỹ.
Không cần phải nói rằng những người phản kháng chưa bao giờ
giành được thắng lợi một cách dễ dàng. Yêu sách của họ không
tránh khỏi bị biến điệu và mài giũa để thích ứng với những dàn xếp
định chế hiện tồn và với những lợi ích đầy quyềnlực bám chắc trong
những định chế ấy. Thêm nữa, một khi phong trào bị lắng lại, ngay
cả các thành quả hạn chế của nó cũng bị rút tỉa mất (đây lại là bằng
chứng nữa, trong khi nó chưa bao giờ được thừa nhận, của tầm
quan trọng của phong trào trong việc thúc đẩy các cuộc cải cách). Dù
vậy, bất kể những bước lùi ấy, các phong trào phản kháng vẫn để lại
dấu ấn của mình trong các cuộc cải cách. Một hệ thống đại diện bầu
cử được củng cố, chế độ nô lệ không thể phục hồi, hệ thống
apartheid miền Nam bị xói mòn, và trong khi lao động đang bị đánh
3
bại thì vẫn còn đó các công đoàn và họ cóthể làm nên chuyện trong
nền chính trị Mỹ.
Vậy thì, vì sao lại có những chiến thắng đó? Các phong trào phản
kháng đã làm gì để buộc phải có những phản ứng giải hòa? Cả
những nghiên cứu về phong trào xã hội lẫn những nghiên cứu về sự
phát triển của nền chính trị Mỹ đều chưa đưa ra được câu trả lời thoả
đáng cho vấn đề này. Khi thảo luận về phong trào, người ta thường
nói đến tính chất gây rối, điều có nghĩa là ồn ào, mất trật tự, thậm chí
bạo lực. Dĩ nhiên, các phong trào phản kháng thì ồn ào vì họ muốn
truyền đi yêu sách của mình, với những băng rôn biểu ngữ, trò biểu
diễn, tụ tập, diễu hành. Những hành động ấy làm cho phong trào có
tiếng nói, và nếu điều kiện cho phép thì đem lại tác động bầu cử. Có
lẽ quan trọng hơn, những đám đông tụ tập, hô khẩu hiệu, ký hiệu,
khích lệ đạo đức của những người tham gia phong trào. Nhưng các
phong trào phản kháng làm nên lịch sử Hoa Kỳ đã phải đương đầu
với những chống đối ghê gớm mà chỉ có tiếng nói thôi thì khó cóthể
vượt qua. Trong khi đôilúc phải sử dụng bạolực để tự vệ, nói chung
những cuộc phản kháng Mỹ đều tránh xa bạolực và những rủi ro
chiến lược do bạolực tạo ra.
Mặc dù tôi cũng có viết rằng phong trào là có tính chất gây rối, ở đây
tôi sẽ sử dụng thuật ngữ quyềnlực “phụ thuộc lẫn nhau” không phải
bởi vì tôi muốn độc giả bớt nghi ngờ, mà bởi vì cái từ ấy gợi ý đến
một cơ sở xã hội học của động lực gây rối. Tôi muốn chỉ ra tầm quan
trọng của kiểu quyềnlực này đối với việc phân tích phong trào và
ảnh hưởng của nó đến chính trị, bằng cách đó tôi muốn ngụ ý đến sự
phản kháng liên tục diễn ra đối với sự phân bổ ích lợi vật chất và văn
hóa do hành động của chính phủ một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tôi
cũng gợi ý rằng quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau là có ý nghĩa trong các
vùng định chế khác, thể hiện rõ nhất là trong kinh tế, nhưng chẳng
hạn cũng thể hiện rõ trong gia đình, nhà thờ, và cộng đồng địa
phương. Do đó, những khuôn mẫu thống trị – đôi khi được gọi là
“kiểm soát xã hội” – mà chúng phổ biến trong các lĩnh vực khác rất
dễ có hậu quả đối với phản kháng quyềnlực mà ta thừa nhận như là
chính trị. Cuối cùng, tôi xem xét triển vọng của việc nổi lên quyềnlực
phụ thuộc lẫn nhau với tính cách là một chủ thể mang tính thayđổi
trong nền chính trị đương đại, ở Mỹ cũng như trên thế giới. Tôi tin
rằng, tiềm năng của quyềnlựctừbêndưới sẽ là chỉ lệnh cho nhà xã
hội học nghiên cứu. Nhưng truyền thống tri thức và định chế của
4
chúng ta có phù hợp cho việc tiến hành những nghiên cứu ấy hay
không?
MỘT LÝ THUYẾT MỞ RỘNG VỀ QUYỀN LỰC
2
Các nhà xã hội học đã bận tâm nhiều về khái niệm quyền lực. Tôi
muốn đặt sang một bên nhiều cuộc tranh luận thú vị về định nghĩa
quyền lực ủng hộ cách hiểu gần với quan niệm của Weber. Tôi xem
quyền lực như là khả năng của một chủ thể tác động đến hành động
của một hay các chủ thể khác, kể cả để chống lại sự phản kháng. Đôi
khi điều này được gọi là giả định tổng bằng zero (zero-sum
assumption): cái mà chủ thể này đạt được là giá phải trả của chủ thể
kia. Theo ngôn ngữ của Anthony Giddens (1976), quyềnlực là sự
thống trị (domination), và là một đặc tính của tương tác xã hội
3
. Cách
lý giải này rất có ảnh hưởng trong số các nhà xã hội học bắt đầu
quan tâm đến xung đột khi khung mẫu (paradigm) Parsons trở nên
phai nhạt trong thập niên 1960.
Câu hỏi làm bận tâm các nhà lý thuyết theo quan điểm này là ai có
quyền lực, và vì sao? Và câu trả lời nói chung được hiểu là phụ
thuộc vào nguồn quyền lực, hoặc những cơ sở khiến cho một chủ
thể có khả năng khuất phục ý chí của chủ thể khác. Weber lẩn tránh
câu hỏi bằng cách lập luận rằng không thể khái quát hóa các nguồn
quyền lực, mà chúng phụ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể. Vì
quan điểm này từ chối khả năng phân tích sự phân bố quyềnlực
mang tính khuôn mẫu trong đời sống xã hội, nên nó khiến nhiều nhà
phân tích không hài lòng. Thay vào đó, các nhà lý thuyết xung đột
xây dựng một danh mục các sự vật và thuộc tính tạo khả năng cho
một chủ thểcóthể tác động đến các chủ thể khác. Giờ thì quyềnlực
được xem là cái gì đó dựa trên kỹ năng cá nhân, tri thức kỹ thuật,
tiền hay sự kiểm soát cơ hội kiếm tiền, uy tín hay sự tiếp cận đến uy
tín, đến số đông hay khả năng huy động đông người. Randall Collins
(1975:60-61) khái quát quan điểm này như sau:
“Hãy nhìn vào các sự vật vật chất mà chúng tác động vào tương tác:
các địa điểm vật thể, phương thức truyền thông, vũ khí, phương tiện
dàn dựng để gây ấn tượng cho một người trước công luận, công cụ,
vật phẩm. Hãy đánh giá những nguồn lực tương đối mà cá nhân có
thể sử dụng: khả năng gây ra bạolựcthể chất, khả năng tiếp cận
đến những người cóthể thương thảo, sự hấp dẫn tình dục, kho công
5
cụ văn hóa để gợi lên cảm xúc, cũng như là những sắp xếp vật chất
như đã đề cập…Các nguồn lực cho xung đột là đa dạng”.
Cái catalog của Collins rất quen thuộc và không khác nhiều với cái
danh mục thông thường (common sense) của Dahl (1961:226), đó là
cái danh mục “của bất cứ thứ gì mà cóthểđược sử dụng để tác
động đến những lựa chọn hay chiến lược đặc thù của cá nhân
khác”.
4
Mills (1956:9, 23) có một bổ sung quan trọng rằng người thực
sự cóquyềnlực là “những người chiếm giữ các vị trí ra lệnh” trong
những định chế chủ chốt, vì những định chế đó là cơ sở cho việc tập
trung các nguồn lực.
5
Mọi người tỏ ra nhất trí rằng một kiểu nguồn
lực này cóthể sử dụng để kiếm được một kiểu nguồn lực khác, bởi
vì nguồn lực là cóthể “chuyển hóa, tập hợp, tái phân bổ, trao đổi” và
đầu tư.
6
Tổng hợp lại, nguồn lựcquyềnlực là những thuộc tính hay
sự vật mà một chủ thểcóthể sử dụng để ép buộc hay thuyết phục
chủ thể khác.
7
Tôi sẽ gọi quan điểm này đơn giản là quan điểm
nguồn lựcquyền lực.
Cái danh mục các nguồn lựcquyền lực, từ tiền đến sự nổi tiếng đến
số đông đến thời gian rỗi, đôi khi là căn cứ cho lập luận về tính không
quyết định luận trong các khuôn mẫu quyền lực.
8
Tất cả mọi người
đều có cái gì đó, như nhà đa nguyên luận nói, và kể cả những người
gần như không có gì thì ít nhất cũng có số đông của họ. Tuy nhiên,
một cách điển hình, các loại vật phẩm và đặc tính mà các nhà phân
tích đã liệt kê như là những nguồn lực then chốt thì không hề được
phân bố rộng rãi, đúng hơn chúng tập trung ở phần trên của tháp tôn
ti xã hội. Theo đó quyềnlực cũng tập trung ở phía trên. Luận lý cứ
thế mà tiến: của cải, uy tín, những công cụ bạolực vật lý, tất cả là
những cơ sở đáng tin cậy để thống trị kẻ khác. Bởi vì những đặc tính
và vật phẩm này, như tất cả mọi người đều đồng ý, được phân bố
theo phẩm trật xã hội, nên tất yếu người ở cấp bậc xã hội cao hơn thì
có nhiều quyềnlực hơn, người ở cấp bậc thấp hơn thì có ít quyền
lực hơn. Nói cách khác, vì các nguồn lực là cơ sở cho việc hành xử
quyền lực và nó bị phân tầng, nên quyềnlực cũng bị phân tầng, và ai
tích lũy được nhiều nguồn lực hơn thì cũng có nhiều quyềnlực hơn.
Cách hiểu ai cóquyềnlực và vì sao, như trên đã mô tả, rõ ràng đã
phục vụ tốt trong một thời gian dài. Người giàu và người có vị trí cao,
bao gồm cả những người kiểm soát quân đội và công an, thường
đánh bại những người chẳng có gì như thế trong bất kỳ một cuộc
6
phản kháng nào – nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi người
dân chẳng có vật dụng hay vị thế hay của cải gì lại thành công trong
việc gây sức ép thayđổi định chế, nó phản ánh, thường chỉ là lờ mờ,
các nhu cầu và khát vọng của người dân bêndưới trong trật tự xã
hội. Những đám đông bạo loạn bao vây các thành phố thời cuối
Trung cổ đã khiến người ta phải tạo ra các hệ thống cứu trợ đầu tiên
(De Swaan 1988; Hill 1952; Jutte 1994; Lis and Soly 1979; Piven and
Cloward 1971). Khi châu Âu và Mỹ công nghiệp hóa, những người
công nhân bãi công đã dẫn đến việc xây dựng các hệ thống bảo vệ
lao động. Những người tham gia phong trào tự do da đen đã thách
thức đám đông da trắng và giới chính khách bảo hoàng và đã giành
thắng lợi trong việc thayđổi luật và thực tế làm xói mòn chế độ
apartheid. Những đám đông thường dân đã đánh bại lực lượng bảo
vệ có vũ trang và phá đổ theo nghĩa văn chương bức tường Berlin
huyền thoại. Và chỉ mới gần đây thôi, những người thất nghiệp
phong tỏa đường phố trong phong trào piquetero ở Argentina đã
buộc chính phủ phải thiết lập chế độ trợ cấp thất nghiệp đầu tiên
trong lịch sử châu Mỹ latin. Điều này góp phần thúc đẩy một cuộc nổi
dậy rộng lớn hơn lật đổ các tổng thống (Auyero 2005; Sitrin 2006:8-
16). Thổ dân da đỏ cao nguyên Aymaric ở Bolivia đã đánh đổ hai
chính phủ và chính phủ hiện thời đã phải có những bước đi theo
hướng ít nhất cũng quốc hữu hóa một phần ngành hơi đốt và dầu
lửa. Vậy thì, vì sao luôn có tình trạng người dân không có bất cứ cái
gì mà ta gọi là nguồn lựcquyềnlực lại có khả năng giành thắng lợi?
9
QUYỀN LỰC PHỤ THUỘC LẪN NHAU
Tôi cho rằng có một kiểu quyềnlực khác không dựa trên nguồn lực,
sự vật, hoặc các thuộc tính, mà dựa trên các quan hệ xã hội và cộng
tác trong đó con người được móc xích vào với nhau trong một ưu thế
của đời sống nhóm. Hãy hình dung các xã hội như là hợp thành từ
các mạng lưới các quan hệ cộng tác, ít nhiều được định chế hóa,
qua đó việc kết bạn và tái sản xuất được tổ chức, hay sản xuất và
phân phối, xã hội hóa thế hệ trẻ, hoặc phân bố và củng cốquyền hạn
nhà nước.
10
Đời sống xã hội là đời sống cộng tác, và về nguyên tắc
tất cả mọi người mà có đóng góp vào hệ thống cộng tác này đều có
quyền lực tiềm tàng đối với người khác, những người phụ thuộc vào
họ. Kiểu quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau này không tập trung ở phía
trên mà về mặt tiềm tàng nó lan tỏa rộng rãi. Ngay cả những người
không có tài sản hay những thuộc tính mà ta vẫn gắn với quyền lực,
7
vẫn cóthể làm những việc mà khiến người khác phải phụ thuộc vào
đó.
11
Họ cọ rửa toilet hay đào than hay chăm sóc trẻ sơ sinh. Kể cả
khi họ thất nghiệp và vô dụng, những người khác cũng bị phụ thuộc
vào họ để tuân thủ các chuẩn mực của đời sống dân sự.
Các mạng lưới cộng tác ổn định tất yếu dẫn đến tình trạng chịu sự
điều hành của các quy tắc và ý tưởng mà ta gọi là các định chế. Và
các định chế cũng trở thành trường tranh đấu và nơi vận hành của
quyền lực phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng điều này sẽ không phải là hiển
nhiên nếu chúng ta nhìn đời sống xã hội một cách quá quyết định
luận một chiều. Các định chế mang khuôn mặt của thần Janus:
chúng giúp cho việc định hình các bản sắc và dự định của con người,
và chúng xã hội hóa mọi người tuân thủ các quy tắc của định chế mà
đời sống hàng ngày dựa vào đó. Tuy nhiên, như Dennis Wrong đã
lập luận cách đây ít lâu (1979), con người tiếp tục theo đuổi những
mục tiêu khác hơn là những mục tiêu mà các chế độ của đời sống
định chế khích lệ, cho dù đó là do họ trốn chạy khỏi xã hội hóa do bị
khêu gợi bởi vô số khát khao của con người, hay cho dù bởi các môi
trường định chế đa dạng cho phép sinh sôi nảy nở những mục tiêu
khác bày ra trước mắt họ.
12
Tôi nghĩ rằng tất cả những điều nói trên
là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, giả định căn bản của tôi là: bởi vì
con người có những mục tiêu đa dạng (và mâu thuẫn nhau), và bởi
vì đồng thời họ là kẻ sáng tạo mang tính xã hội và cộng tác, cho nên
điều không tránh khỏi là họ sẽ cố gắng sử dụng các quan hệ của họ
với người khác để theo đuổi những mục tiêu ấy, ngay cả khi phải
chống lại sự phản kháng. Phải nhấn mạnh thêm nữa, đời sống định
chế xã hội hóa mọi người để tuân thủ, trong khi đồng thời các định
chế cũng sản sinh ra cho những người tham gia vào các hoạt động
xã hội và cộng tác cái quyềnlực để theo đuổi các ý định đa dạng và
xung đột nhau, ngay cả khi phải thách thức với các quy tắc (tác giả
nhấn mạnh).
Thành thử, trong khi các nhà lý thuyết xung đột nhấn mạnh rằng nhà
tư bản cóquyềnlựcđối với công nhân vì nhà tư bản kiểm soát vốn
và cơ hội việc làm mà đầu tư đã tạo ra (và nhà tư bản cóthể viện
đến kẻ đâm thuê chém mướn, quân đội cảnh sát, báo chí, tòa án), thì
quan điểm quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau sẽ cho ta nhìn thấy rằng
công nhân cũng cóquyềnlực tiềm tàng đối với nhà tư bản vì họ vận
hành toàn bộ cái dây chuyền mà sự sản xuất phụ thuộc vào đó. Cũng
theo cách đó, địa chủ cóquyềnlựcđối với tá điền vì địa chủ sở hữu
8
đất mà tá điền canh tác, nhưng tá điền cũng cóquyềnlựcđối với địa
chủ vì ruộng đất chỉ là đồ vô dụng nếu không có lao động của tá điền.
Giới chức nhà nước cóthể viện đến quyền hạn của luật pháp và sức
mạnh của quân đội cảnh sát, nhưng họ cũng phụ thuộc vào công
luận cử tri. Vợ và chồng, thầytu và con chiên, chủ nô và nô lệ, tất cả
đều đối diện với cái động lực học nói trên. Cả hai phía của các mối
quan hệ trên đều có tiềm năng để thực hiện quyềnlực phụ thuộc lẫn
nhau, và ít nhất là trên nguyên tắc, đều có khả năng thực thi quyền
lực đối với người khác bằng cách rút bỏ hay đe dọa rút bỏ khỏi sự
cộng tác xã hội.
Trong thực tế, quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau hàm ý (ẩn ngầm) nhiều
nhất trong cái ta vẫn thường nói là quyềnlựctừbên dưới. Ngày nay,
nói chung ta thường dựa trên hai lý thuyết có tiềm năng để giải thích
về hiện tượng thể hiện quyềnlực nhân dân mang tính chu kỳ, cả hai
lý thuyết này thường đượcgiới trí thức sử dụng để lập luận với
những phiên bản khác nhau, và cả hai lý thuyết cũng in dấu ấn sâu
sắc trong niềm tin của dân chúng. Lý thuyết thứ nhất được gọi đơn
giản là lý thuyết dân chủ chính trị, phát triển từthế kỷ XVII. Người
dân thường cóquyềnlựcđối với giới quan chức tinh hoa thông qua
các định chế đại diện bầu cử, các định chế này làm trung giới giữa
công dân và nhà nước. Nhân dân, hay ít nhất cũng là nhiều người
trong đó, có lá phiếu, và các cuộc bầu cử định kỳ, ở đó sẽ đếm các lá
phiếu, sẽ làm cho các chính trị gia phải phụ thuộc vào đa số nhân
dân để duy trì các vị trí quyền hạn nhà nước. Như vậy, bầu cử buộc
neo các nhà lãnh đạo nhà nước vào với cử tri những người mà họ
phải dựa vào để duy trì vị trí trong chính phủ. Cử tri có nghĩa là người
dân cóquyền lực, đôi chút quyền lực, vì giới tinh hoa chính trị phụ
thuộc vào họ.
Một lý thuyết lớn khác, thể hiện cả trong phiên bản trí thức lẫn dân
gian, là lý thuyết về quyềnlực lao động (labor power) được lập luận
một cách thuyết phục nhất trong Tuyên ngôn Cộng sản của Mác và
Engels. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, lập luận nói rằng, làm
nảy sinh nền công nghiệp sản xuất hàng loạt và vô số công nhân
công xưởng mà nền công nghiệp ấy phải dựa vào quyềnlực lao
động của họ. Vì sản xuất công xưởng phụ thuộc vào họ, nên công
nhân cóthể gây ảnh hưởng bằng bãi công, bằng cách “tắt máy”
(shutting it down). Thêm nữa, sự lớn mạnh của công nghiệp sản xuất
hàng loạt luôn làm tăng số lượng công nhân, những người có kiểu
9
quyền lực này. Tăng trưởng tạo ra đoàn kết trong công nhân, ngay
cả khi trải nghiệm về nền sản xuất hàng loạt tạo ra sự phân hóa ngày
càng sâu sắc giữa tư bản và lao động, nó đẩy tư bản ra thành đối
tượng của sự giận dữ của công nhân. Quyềnlực lao động cũng có
một biểu hiện được định chế hóa trong việc thành lập các công đoàn
và một bộ giáp các quyền lao động được đưa vào luật và quy chế.
13
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUYỀNLỰC PHỤ THUỘC LẪN NHAU
TỪ ĐÓ VÀ HIỆN NAY
Lịch sử rời rạc và phức tạp của việc mở rộng quyền chính trị và lao
động ở châu Âu, Mỹ, Mỹ latinh và các nơi khác, cóthểđược kể ra
như là lịch sử của những phản ứng của nhà nước đối với sự huy
động của cả quyềnlực quần chúng nảy sinh từ sự phát triển của các
định chế bầu cử đại diện lẫn của quyềnlực nảy sinh từ nơi làm việc
công nghiệp. Kiểu quyềnlực này cóthể ảnh hưởng đến kiểu quyền
lực kia. Những cuộc bãi công nơi làm việc cóthể dễ được giải quyết
bằng một sự hòa giải, nếu giới tinh hoa nhà nước kiềm chế sử dụng
lực lượng đàn áp người bãi công vì họ lo ngại về hậu quả bầu cử
trong những khu vực cử tri có cảm tình. Chiều tác động ngược lại
cũng đúng như thế. Nếu giới tinh hoa cảm thấytự do trong việc huy
động các đơn vị cảnh sát, thì các cuộc bãi công sẽ rất khó thành
công, như lịch sử các cuộc bãi công thất bại ở Mỹ trong thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX đã cho thấy (Piven and Cloward 1977).
Không chỉ có sự độc quyền của nhà nước đối với việc sử dụng hợp
pháp bạolực làm cho quyềnlực lao động trở nên có điều kiện đối với
quyền lực bầu cử. Những cuộc bãi công lan rộng trong thập niên
1930 đã dẫn đến sự nhượng bộ đối với lao động có tổ chức thể hiện
trong Luật Wagner, và trong các thập niên tiếp theo, ảnh hưởng của
lao động có tổ chức đối với nền chính trị bầu cử đã góp phần bảo vệ
ít nhất là một số trong những thành quả đó. Những sự vận động
mạnh mẽ trong bầu cử và lobby do các công đoàn Mỹ tiến hành gần
đây hiển nhiên là một nỗ lực để giành lại ảnh hưởng của quyềnlực
bầu cử trong một thời đại mà quyềnlực lao động đã giảm sút.
Tương tự, lịch sử của nhà nước phúc lợi cóthểđược kể như là lịch
sử của những nhượng bộ kế tiếp nhau không tránh khỏi do những
cuộc bùng nổ của cả quyềnlực lao động và quyềnlực bầu cử. Trong
thực tế, tôi nghĩ câu chuyện không đơn giản khi nhiều cuộc phản
10
[...]... định quyềnlực bằng cách áp bức quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau từbêndưới Tất nhiên, bản thân các quy tắc cũng cóthể trở thành tâm điểm tranh cãi, sự thayđổi quy tắc không chỉ là kết quả của việc triển khai các nguồn lựcquyềnlực mà còn là kết quả của phản ứng đối với những huy động từbêndưới Một số quy tắc cóthể thực sự phản ánh một kiểu nhượng bộ nào đó, vừa hạn chế vừa hợp pháp hóa quyền lực. .. thuật nữa” Mann (1986) phân biệt quyềnlực kinh tế dựa trên nguồn lực vật chất, quyềnlực quân sự dựa trên phương tiện bạolực vật lý, quyềnlựctư tưởng và quyềnlực chính trị dựa trên một bộ máy hành chính lãnh thổ 5 Domhoff (2007:97) viết Quyềnlực mà hoạt động của một người thực hiện trong quan điểm “cấu trúc quyềnlực mà Mills là người nêu lên đầu tiên, quyềnlực này có cội rễ trong các tổ chức chứ... quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau trong điều kiện mới, phải phát triển các chiến lược cóthể quản lý được tất cả những trở ngại đó.17 Qua thời gian, một tập hợp các chiến lược cóthể trở nên quen thuộc và có sẵn để sử dụng – giống như những kịch bản cóthể phác họa nên theo những thách thức kế tiếp nhau Nhưng khi các dàn xếp định chế thay đổi, như chúng đã thayđổi trong thời đại chúng ta, thì đòi hỏi phải có. .. và quyềnlực lao động Toàn cầu hóa Bạn vẫn cóthể nói rằng đó là chuyện của quá khứ, cuộc chơi đã thayđổi rồi Thếgiới của chúng ta đã biến đổi bởi những sự phát triển mà ta gọi là toàn cầu hóa Trước khi có toàn cầu hóa, ở đây tôi muốn nói là toàn cầu hóa tân tự do, ít nhất chúng ta cũng cóđôi chút tự tin nói rằng chính phủ của chúng ta cóthể thực hiện các cải cách nếu sự tương tác qua lại giữa quyền. .. rãi Điều tốt mà quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau cóthể dẫn đến thì không tán phát rộng rãi vì nó thường là ẩn (latent) Việc hiện thực hóa quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau đòi hỏi người dân phải bẻ gãy những quy tắc đang điều hành các định chế mà họ ở trong đó, vì những quy tắc này được thiết kế để thống trị quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau Nhân dân cũng phải ý thức được rằng họ cóquyền lực, rằng giới tinh hoa... kế, bởi trí nhớ văn hóa, và bởi các nguồn lựcquyềnlực tập trung của giới tinh hoa đang mở rộng sức mạnh Tất cả những cái đó nói rằng, không có ảnh hưởng của các phong trào từbêndưới và của quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau mà những phong trào ấy sản sinh ra, thì tương lai của chúng ta thực là đáng lo ngại Nhà xã hội học có một đóng góp cho việc thúc đẩy quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau Mối bận tâm xã hội... nhà; người tẩy chay tiêu dùng phải trụ qua được một thời gian không có những vật phẩm và dịch vụ mà họ từ chối Người dân cũng cóthể phải đối diện với sự đe dọa rút bỏ, vốn là điều hay được đem ra khiêu khích Đối diện với người vợ đang nổi dậy người chồng cóthể đe dọa sẽ bỏ đi, đối diện với công 19 nhân bãi công người chủ cóthể đe dọa di chuyển nhà máy hay thaythế công nhân khác, và v.v Những người... ra rằng những hành động thách thức của các phong trào là có tính tổng thể bởi vì các quy tắc không đơn giản là một mặc định cơ bản của đời sống xã hội Đúng hơn, các quy tắc phản ánh tình trạng không bình đẳng về quyềnlực trong xã hội chúng ta, và vì chúng là như thế, nên chúng cóthể áp chế việc hiện thực hóa quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau từbêndưới Cuối cùng, với tính cách là nhà xã hội học, điều hợp... hằng dưới địa ngục sẽ đổ lên đầu những kẻ nổi dậy Luddite đầu thế kỷ XIX Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, những mối dây đa dạng cóthể xúc tác cho quyềnlực gây rối 25 Nhà thờ, vốn thường thuyết giảng cho sự tuân phục nhà chức trách thế giới, đôi khi có thể, đơn giản có lẽ chỉ là để ủng hộ con chiên đang thất vọng, khích lệ những cuộc nổi dậy như trong phong trào Đoàn kết ở Ba Lan, phong trào quyền. .. bạolực nhà nước và công ty bằng bạolực riêng của mình Song, các phong trào từbêndướiđược nhen nhóm bởi quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau ít nhất cũng có một niềm hy vọng rằng nhu cầu và mơ ước của đa số quần chúng sẽ in dấu ấn của mình vào các xã hội mới mà chúng ta mong ước Dĩ nhiên, quá trình cải cách sẽ là phức tạp và kết quả được định hình không chỉ bởi quyềnlực phụ thuộc lẫn nhau mà còn bởi các . QUYỀN LỰC TỪ BÊN DƯỚI CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI ĐƯỢC KHÔNG? _______________________________________________________ Diễn. thuyết loại quyền lực xuất hiện khi các phong trào, ở Mỹ cũng như ở mọi nơi, trở thành động lực của thay đổi. Tôi nghĩ rằng câu hỏi tầng lớp dưới có thể nỗ lực sử dụng quyền lực như thế nào chưa. lên quyền lực phụ thuộc lẫn nhau với tính cách là một chủ thể mang tính thay đổi trong nền chính trị đương đại, ở Mỹ cũng như trên thế giới. Tôi tin rằng, tiềm năng của quyền lực từ bên dưới