1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Xây Dựng Và Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gốm Bát Tràng Trên Trang Thương Mại Điện Tử.doc

97 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gốm Bát Tràng Việt Nam
Tác giả Lê Nhật Hạ
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Trọng Tín
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 5,64 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu đề tài (10)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (11)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (12)
    • 1.1. Khái niệm, phân loại về làng nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (12)
      • 1.1.1. Nghề truyền thống (12)
      • 1.1.2. Làng nghề (15)
      • 1.1.3. Làng nghề truyền thống (17)
    • 1.2. Khái niệm và các loại hình về thương mại điện tử (20)
      • 1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử. ( E-commerce/ Electronic commerce) (20)
      • 1.2.2. Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử (22)
      • 1.2.3. Các loại hình thương mại điện tử (23)
    • 1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội (25)
    • 1.4. Các lợi ích và hạn chế của TMĐT (26)
      • 1.4.1. Các lợi ích của TMĐT (26)
      • 1.4.2. Các mặt hạn chế của TMĐT (28)
      • 1.4.3. Phân chia giai đoạn phát triển của TMĐT (28)
    • 1.5. Chỉ số thương mại điện tử ( EBI) (31)
      • 1.5.1. Khái niệm (31)
      • 1.5.2. Lợi ích (31)
    • 1.6. Mô hình kinh doanh (32)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG (35)
    • 2.1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng (35)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng (35)
      • 2.1.2. Các sản phẩm của gốm Bát Tràng (36)
      • 2.1.3. Tác động các yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gốm Bát Tràng (39)
      • 2.2.1. Tổng quan về thương mại điện tử (46)
      • 2.2.2. Sàn thương mại điện tử (49)
      • 2.2.3. Đánh giá việc ứng dụng TMĐT kinh doanh sản phẩm gốm Bát Tràng (50)
      • 2.2.4. Tác động của việc ứng dụng sản phẩm làng gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử (53)
    • 2.3. Bài học phát triển làng nghề (56)
      • 2.3.1. Nước ngoài (56)
      • 2.3.2. Trong nước (57)
      • 2.3.3. Tổng kết (59)
  • CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (59)
    • 3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm làng gốm Bát tràng trên trang thương mại điện tử. 1. Xây dựng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT. ......... 5150 2. Ứng dụng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT (59)
      • 3.1.3. Xây dựng thương hiệu gốm sứ Bát Tràng và các giải pháp quảng cáo, trên (72)
      • 3.1.4. Demo webiste và gian hàng chính hãng của của làng gốm Bát Tràng (77)
    • 3.2. Những hạn chế trong việc ứng dụng TMĐT cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng (81)
    • 3.3. Tương lai phát triển làng gốm Bát Tràng trên TMĐT (82)
      • 3.3.1. Xuất khẩu trực tuyến cùng Amazon (82)
      • 3.3.2. Mở cửa hàng thanh toán không cần tiền mặt (84)
  • KẾT LUẬN (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)
  • PHỤ LỤC (92)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện và tốc độ lây lan nhanh của đại dịch Covid đã gây nên tổn thất toàn cầu trên mọi lĩnh vực vì thế mà mỗi một quốc gia có những chính sách riêng để có thể sống chung với dịch để dần dần có thể khắc phục được những hậu quả mà đại dịch để lại Ở Việt Nam, ít nhiều đã làm thay đổi tâm lý tiêu dùng của người mua lẫn người bán Dịch bệnh làm cho mọi người bị hạn chế hơn trong việc di chuyển và tiếp xúc với nhau vì thề người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua hàng truyền thống mà dần dần thích nghi với cách mua hàng mới- mua hàng online Cũng vì thế mà nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã thay đổi các hình thức kinh doanh với mong muốn níu chân khách hàng và có thể tồn tại được trong thời buổi kinh tế khó khăn Vì vậy, kể từ lúc đại dịch bùng phát thì thương mại điện tử phát triển không ngừng và tăng nhanh hơn nhiều so với trước khi bùng phát dịch.

Bên cạnh những cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp nắm bắt nhanh được xu hướng kinh doanh mới thì còn những cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc chuyển biến mình cho phù hợp trong tình hình mới nhất là những nghề hay làng nghề mang tính truyền thống mà Bát Tràng là một trong những làng nghề cũng chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng này.

Trước khi đại dịch xảy ra, làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ tinh xảo cùng với lớp men tuyệt hảo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Hàng năm, làng nghề gốm Bát Tràng đã góp phần đem lại một lượng lớn du khách đến với địa phương và cũng góp phần trong sự phát triển kinh tế của đất nước nhờ vào việc xuất khẩu các sản phẩm qua nhiều nước Có thể thấy, làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung vừa có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế lại vừa mang ý nghĩa trong việc bảo tồn nét truyền thống, tinh hoa và văn hóa dân tộc. Ởgiai đoạn này, cũng có một số ít bài nghiên cứu việc ứng dụng thương mại điện tử đối với làng gốm Bát Tràng Việc ứng dụng TMĐT của làng nghề Bát Tràng cũng chưa cao,chủ yếu chỉ do một số cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ tự thành lập webiste và kinh doanh trên mạng.

Khi dịch bùng phát, làng gốm Bát Tràng gặp khó khăn trong việc kinh doanh trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm sang các nước tiềm năng Với mong muốn việc bảo tồn, lưu giữ, phát triển những giá trị dân tộc của làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung phù hợp với việc vừa phát triển kinh tế vừa tích cực phòng chống dịch góp một phần nào giúp cho các làng nghề có thể vượt qua được những khó khăn trong tình hình hiện nay Chính vì lẽ đó, đề tài “Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử” với mục đích tìm ra được những giải pháp phù hợp trong việc ứng dụng TMĐT trong mô hình kinh doanh thông qua tìm hiểu thực tiễn, phân tích, tổng hợp kinh nghiệm và các vấn đề liên quan Kết quả nghiên cứu của đề tài, bước đầu là cơ sở trong việc ra quyết định thay đổi trong cách quản lý, mô hình kinh doanh của làng nghề gốm Bát Tràng và các làng nghề truyền thống khác góp một phần nhỏ giải quyết những khó khăn của những người dân làng gốm Bát Tràng nói riêng, của các làng nghề truyền thống khác nói chung trong thời dịch Covid.

Mục tiêu đề tài

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, về thương mại điện tử ở Việt Nam và mô hình kinh doanh của các làng nghề trên thương mại điện tử

-Nghiên cứu lịch sử, các sản phẩm của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng - Phân tích các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng nghề gốm Bát Tràng.

-Đánh giá hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử của làng nghề gốm Bát Tràng - Tìm hiểu, nghiên cứu các bài học phát triển làng nghề truyền thống ở trong và ngoài nước.

-Bước đầu xây dựng mô hình ứng dụng kinh doanh và một số giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử.

-Đưa ra một số kiến nghị phát triển làng nghề gốm Bát Tràng trong tương lai Qua bài nghiên cứu, tác giả muốn cho người đọc nhận thấy được những tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng khi ứng dụng thương mại điện tử Từ đó, thấy được những giá trị và đóng góp của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có trên báo, tạp chí khoa học, trên mạng, các đề tài về làng nghề đã từng được nghiên cứu, các văn bản, chính sách của Nhà nước về làng nghề; nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có website bán hàng trực tuyến trên mạng và có kinh doanh các sản phẩm của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm những nội dung sau:Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm, phân loại về làng nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam

Nghề truyền thống là một cụm từ khá thân quen đối với bản thân của mỗi người.

Nó còn được gọi bằng nhiều những cái tên khác như nghề cổ truyền, nghề thủ công, ngành tiểu thủ công nghiệp v.v Ở mỗi một nơi thì lại có một cách gọi khác nhau về cụm từ này, do đó Thạc sỹ Bùi Văn Vượng đã đề xuất trong cuốn Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam một tên gọi chung cho nghề truyền thống là “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam” nhằm để ám chỉ các ngành nghề truyền thống chung của nước ta Những sản phẩm đó rất đa dạng, phong phú, được duy trì và phát triển trong hàng trăm năm “chẳng hạn như gốm sứ Bát Tràng đã có trên 500 năm 1 , nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình” có gần

“700 năm, nghề dệt tơ lụa Hà Đông tồn tại và phát triển 1000 năm” 2

Các nghề truyền thống do có lịch sử tồn tại lâu đời vì thế nên thường tập trung ở một vùng địa lý nhất định như ở làng, xã hoặc một tỉnh nào đó và “từ đó hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề” 3 Đặc trưng của những nghề thủ công truyền thống này là “sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân” 4 Vì thế, những nghề thủ công truyền thống thường được truyền theo cách “cha truyền con nối” theo phạm vi của từng gia đình hoặc từng làng Ở những gia đình hoặc làng xã có nghề truyền thống thì phần lớn mỗi người dân đều là những người thợ lành

1Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, & Phan Phu Tiên(1993) Đại Việt sử ký toàn thư Khoa học xã hội.

2Trần Minh Yến (2004) Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.12.

3Trần Minh Yến (2004) Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học xã hội, Hà Nội (tr.11).

4Bùi Văn Vượng (2002) Làng nghề thủ công truyền thồng Việt Nam Văn hóa thông tin, tr.13. nghề và đôi khi họ còn có thể tạo ra được những sản phẩm của những làng nghề tương tự như họ nhưng điều này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa số những nghề thủ công truyền thống không còn đơn tuần chỉ được tạo ra bởi bàn tay của những người nghệ nhân, mà họ còn có thể tạo ra những sản phẩm truyền thống thông qua những công cụ, máy móc sản xuất hiện đại hơn, vừa giúp họ tạo ra nhiều số lượng sản phẩm hơn vừa có thể cải tiến được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm hơn Do đó mà khái niệm nghề truyền thống cũng được mở rộng hơn và có thề hiểu rằng nghề thủ công truyền thống “bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” 5 Ngoài ra, nghiên cứu dưới góc độ pháp luật, trong thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền 6 ”.

Nghề thủ công của nước ta phát triển đa dạng, phong phú và rộng khắp cho nên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủ công này cũng ngày một phổ biến hơn Các nghề thủ công truyền thống thường tập trung chủ yếu ờ vùng đồng bằng sông Hồng do vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây dễ dàng cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất Mặc khác trong cuốn Người nông dân ở Châu Thổ Bắc kỳ của tác giả P Gourou cũng cho rằng nơi đây phù hợp phát triển các nghề bởi vì “dân chúng ở châu thổ phải tự túc về nhu cầu đối với các hàng hóa chế tạo” 7 điều này thúc đẩy cho sự gia tăng nhiều

5Trần Minh Yến (2004) Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học xã hộ, Hà Nội, tr.12.

6Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

7Pierre Gourou (1936) Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, (bản dịch Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn nghề khác nhau ở khu vực này Việc phân loại các nghề thủ công ở nước ta cũng gặp khó khăn không kém bởi vì sự đa dạng về số lượng nghề cùng với sự phân bố rộng khắp của nó, một số nghề có thể thuộc vào nhiều nhóm phân loại hoặc một số nghề được địa phương xem là nghề thủ công truyền thống nhưng xét ở những góc độ khác thì nó chưa thật sự được xem là nghề truyền thống Do vậy việc phân loại các nghề thủ công cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải hoàn toàn tuyệt đối Dựa theo cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trần Minh Yến, tác giả tổng hợp được cách phân chia như bảng sau:

Sơ đồ 1.1 Phân loại nghề thủ công truyền thống.

Nghề thủ công truyền thống

Phân loại theo trình độ kỹ thuật

Phân loại dựa vào giá trị sử dụng

Có kỹ thuật đơn giản như đan lát, làm gạch, nung vôi,

Có kỹ thuật phức tạp như kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ,

Các ngành sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá,

Các ngành phục vụ cho sản xuất và đời sống như hàn, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng

Các nghề chế biến lương thực, thực phẩm như chế biến thủy sản, nấu rượu, nấu đường mật,

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các nghề thuộc nhóm có kỹ thuật phức tạp không chỉ đòi hỏi cần có công cụ sản xuất như máy móc và công nghệ cao mà còn đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân sản xuất ra nó Do đó, những nghề thủ công truyền thống trong nhóm này vừa có giá trị văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ vừa có giá trị kinh tế cao cho nên những sản phẩm ở những nghề thuộc nhóm này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam thì có khoảng 5411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2000 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề thống với hơn 52 nhóm nghề, nếu tính riêng thủ đô Hà Nội thì có khoảng 1350 làng nghề được công nhận cùng hàng trăm làng nghề và phố nghề truyền thống Vậy làng nghề là gì? Làng có thể là đơn vị hành chính, đơn vị văn hóa hoặc nó cũng là “tế bào sống của xã hội

Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” 8 Nghề có thể được hiểu là sự tập hợp của nhiều những lĩnh vực chuyên môn bởi những người có trí thức, óc sáng tạo và có kỹ năng tạo ra những sản phẩm chất lượng Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về làng nghề Như theo ông Lê Đức Thịnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng “làng nghề là một thiết chế kinh tế -xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.” 9 Hay như trong cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác giả Trần Minh Yến quan điểm làng nghề là “những làng ở nông thôn có các ngành phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông” 10 Nhìn chung thì các khái niệm làng nghề đều có nét tương đồng với nhau nhưng nó thật sự chưa đầy đủ bởi vì những định nghĩa này chỉ giới hạn phạm vi sản xuất của các làng nghề ở trong nước. Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm GS Trần Quốc Vượng đã bổ sung thêm quan điểm về định nghĩa là nghề là… “Những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh, tới thị trường đô thị, thủ đô… và tiến tới mở rộng ra

8 Trần Từ (1984).Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 11-12.

9 Lê Huê (2010), “Sau khủng hoảng, doanh nghiệp làng nghề không “chết””, http://ipsard.gov.vn/vn/tID4406_sau- khung-hoang-doanh-nghiep-lang-nghe-khong-chet-phan-1.html,truy cập ngày 24.04.2021.

10 Trần Minh Yến (2004) Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học xã cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài” 11 Như vậy ta có thể hiều làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn gồm nhiều hộ sinh sống bằng nghề thủ công là chính và có tạo ra được hàng hóa có tính mỹ nghệ cao và có ảnh hưởng thị trường như vùng xung quanh nó, các đô thị… và có thể mở rộng để xuất khẩu sang nước ngoài.

Sơ đồ 1.2 Phân loại làng nghề.

11 Trần Quốc Vượng (2000).Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm NXB VHDT và TCVHNT, H, tr 372.

Phân theo số lượng nghề trong làng

Phân theo lịch sử hình thành

Phân loại theo loại hình sản phẩm

Làng nghề truyền thống: là những làng mà nghề xuất hiện từ lâu đời, còn tồn tại đến ngày nay.

Làng nghề mới: là những làng xuất hiện do sự lan tỏa nghề của một làng nghề nào đó hoặc do du nhập nghề từ địa phương.

Làng nghề quy mô lớn ví dụ Ninh

Làng nghề quy mô nhỏ (phạm vi một làng) như làng tranh Đông

Hồ, làng bún Phú Đô.

Làng nghề chuyên sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm Ví dụ: làng chạm Bạc Đồng Xâm, làng khảm trai Chuôn Ngọ

Làng nghề sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều sản phẩm Ví dụ làng vàng bạc Kiêu Kỵ, làng mộc Đồng Kỵ,

Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da.

Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng.

Loại hình gia công cơ khí.

Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc.

Loại hình thủ công, mỹ nghệ.

Loại hình tái chế chất thải.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Đinh Thị Vân Chi (2015)-Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.NXB nông nghiệp”)

Theo tác giả Trần Minh Yến trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thì “làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.” 12

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 thì “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.” và “Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.” Như vậy để được công nhận là làng nghề truyền thống thì phải có ít nhát một nghề truyền thống và phải thỏa 3 tiêu chí để được công nhận làng nghề sau:

“a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.” 13

Khái niệm và các loại hình về thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm về thương mại điện tử (E-commerce/ Electronic commerce)

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet” 15

Nghiên cứu ở góc độ pháp luật Việt Nam thì TMĐT là “việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” 16

Dưới góc độ kinh tế, hai tác giả Kenneth C Laudon và Carol Guercio Traver cho rằng “TMĐT liên quan đến việc sử dụng Internet, World Wide Web (Web) và các ứng dụng và trình duyệt chạy trên thiết bị di động để giao dịch kinh doanh” 17

15 OECD, The Economic and Social Impact of Electronic Commerce, OECD Publications, Paris, 2005

16 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử.

17 Kenneth C Laudon & Carol Guercio Traver, E-commerce, business.technology.society – 13 th edition, Pearson Education, Inc 2018.

Mặc khác, theo hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì TMĐT được nhìn dưới hai góc độ là góc độ doanh nghiệp và góc độ quản lý nhà nước. Ởgóc độ là doanh nghiệp, TMĐT “là việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử” 18 Như vậy ở khái niệm này, hình thức kinh doanh trên mạng được mở rộng hơn Nó không chỉ còn đơn thuần là các hoạt động mua bán mà nó là toàn bộ các hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Theo đó, TMĐT được viết tắt MSDP, trong đó:

M- Marketing: có các website, hoặc các xúc tiến thương mại qua Internet.

S- Sales: có các website hỗ trợ cho việc giao dịch và ký kết hợp đồng

D- Delivery: vận chuyển/ phân phối các sản phẩm số hóa thông qua Internet P- Payment: thanh toán qua mạng hoặc qua các bên trung gian (ngân hàng).

Hình 1.1 Mô hình theo chiều ngang của thương mại điện tử.

18 Unctad, B C (2000) Electronic Commerce and Development In United Nations Conference on

(Nguồn: Unctad, B C (2000) Electronic Commerce and Development In United

Nations Conference on Trade and Development, Geneva.)

Dưới góc độ quản lý nhà nước, TMĐT được định nghĩa theo chiều dọc từ dưới lên (nền móng) bao gồm 5 lĩnh vực và được viết tắt là IMBSA, trong đó:

I- Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT

B- Các quy tắc cơ bản.

S- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực.

Hình 1.2 Kết cấu thương mại điện tử toàn cầu.

( Nguồn: Unctad, B C (2000) Electronic Commerce and Development In United Nations Conference on Trade and

Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu TMĐT dưới góc độ là doanh nghiệp chứ không tập trung nghiên cứu TMĐT dưới góc độ quản lý nhà nước.

1.2.2 Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử :

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/ NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử thì “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó” Như vây, có thể hiểu đơn giản thì sàn giao dịch thương mại điện tử như một “khu chợ” mà ở đó các thương nhân có thể đến thuê mua một vị trí để mở gian hàng của mình.

1.2.3 Các loại hình thương mại điện tử :

- Phân loại theo các thành phần tham gia:

Bảng 1.1 Bảng phân loại theo các thành phần tham gia thương mại điện tử.

Người tiêu dùng Doanh nghiệp Chính phủ cấp Co nsu me r/ Ci tiz en Ng ườ itiê u dù ng Consumer to Consumer to Consumer/Citizen to consumer (C2C) Business ( C2B) Government (C2G) Đấu giá trực tiếp Đường dẫn đến Dịch vụ công doanh nghiệp trên

Bu si ne ss Do an hn gh i ệp Business to Business to Business Business to

Consumer (B2C) cung cấp (B2B) Government (B2G) Bán lẻ trực tuyến Đặt hàng với nhà Hải quan điện tử

Government to Government to Government to

Govertme nt Ch ính ph ủ Consumer/ Citizen Business (G2B) Government (G2G)

(G2C) Bầu cử, bỏ phiếu Đấu thầu công Hợp tác trong cộng qua mạng đồng ảo

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Trần Thị Thập & Nguyễ n Trần Hưng

(2020) Thương mại điện tử căn bản NXB Thông tin và Truyền thông”) Ởbài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu TMĐT dưới góc độ doanh nghiệp do vậy việc phân tích các hình thức phân loại của TMĐT chủ yếu tập trung vào bốn hình thức chủ yếu là C2C, C2B, B2C và B2B.

-Giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): là hình thức cả bên cung cấp lẫn bên tiêu dùng đều là cá nhân với nhau hay nói cách khác là cả người mua lẫn người bán đều là cá nhân với nhau chứ không phải là doanh nghiệp Ở mô hình này, các chủ thể có thể giao dịch với nhau thông qua môi trường trực tiếp gọi là bên thứ ba Đối với hình thức này, thì một cá nhân có thể tự mình thiết lập một wesite để kinh doanh những mặt hàng do mình tự làm ra có thể là các tài sản hữu hình hoặc các tài sản ảo như các sản phẩm, vật dụng trong game Mặc khác, người dùng cũng có thể sử dụng website có sẵn đó để đấu giá các món hàng ví như eBay, amazon.com…

-Giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B): là mô hình

TMĐT trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó 19 như là việc công ty tiếp thu để phát triển ngày một tốt hơn từ những đánh giá góp ý hoặc ý tưởng của khách hàng Một hình thức khác của C2B là người tiêu dùng cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội dựa trên phí tiếp thị sản phẩm trên blog hoặc các nền tảng xã hội khác như Youtube của người tiêu dùng Ví dụ như là các doanh nghiệp về mỹ phẩm có thể thuê các Youtuber quảng cáo cho sản phẩm của họ.

-Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): là mô hình mà doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Doanh nghiệp thường sẽ tạo lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp đến người dùng 20 ví dụ như người dùng muốn mua trang sức của PNJ thì có thể lên trực tiếp website của PNJ để đặt hàng.

-Giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): là hình thức giao dịch thông qua phương tiện điện tử mà bên mua lẫn bên bán đều là doanh nghiệp Các giao dịch B2B chủ yếu là giao dịch mua hàng từ nhà cung cấp, được thực hiện trên các

19 Trần Thị Thập, & Nguyễn Trần Hưng (2020) Thương mại điện tử căn bản NXB Thông tin và Truyền thông,tr34 20 Trần Thị Thập, & Nguyễn Trần Hưng (2020) Thương mại điện tử căn bản NXB Thông tin và Truyền thông. hệ thống ứng dụng TMĐT hoặc các sàn giao dịch TMĐT B2B 21 Ví dụ về B2B ở thị trường Việt Nam như Lazada, Shopee, Tiki, còn ở thị trường nước ngoài thì có các trang lớn và nổi tiếng như Taobao, Alibaba, Amazon,

Sau khi tìm hiểu về các loại hình của TMĐT thì tác giả thấy mô hình kinh doanh C2C và mô hình kinh doanh B2B phù hợp với đề tài nghiên cứu này Do đó, tác giả sẽ chủ yếu sử dụng hai mô hình này trong bài nghiên cứu này.

Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Làng nghề truyền thống ở Việt Nam phân bố rộng khắp ở các vùng của đất nước từ nông thôn cho đến các đô thị Cũng vì thế mà các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm khá lớn, góp phần cho sự phát triển của kinh tế quốc dân Trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trần Minh Yên cũng đã nêu vai trò nổi bật của làng nghề trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đất nước gồm:

-Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa: việc phát triển làng nghề truyền thống đã tạo cơ hội cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được mở rộng về quy mô lẫn địa bàn và thu hút được nhiều lao động.

-Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân tăng nói chung và cũng góp phần làm cho giá trị của sản phẩm làng nghề đó cũng được tăng lên đáng kể Ví dụ như kim ngạch gốm sứ mỹ nghể từ Việt Nam sang Nhật Bản tăng từ 67,032 triệu USD năm 2012 lên 73,300 triệu USD năm 2017 22

-Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn: việc tăng giá trị của hàng hóa đã giúp cho những người dân của những làng nghề truyền thống có thêm nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở vùng đó.

21 Trần Thị Thập, & Nguyễn Trần Hưng (2020) Thương mại điện tử căn bản NXB Thông tin và Truyền thông, tr35-36.

22 Phạm Thị Diệp Hạnh, “Nhật Bản: Thị trưởng nhiều tiềm năng cho mặt hàng gốm sứ Việt

Nam”,http://vlr.vn/thi-truong/nhat-ban-thi-truong-nhieu-tiem-nang-cho-mat-hang-gom-su-viet-nam-3785.vlr, truy cập ngày 10.5.2021.

-Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: việc phát triển các sản phẩm của làng nghề không những thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những giá trị tinh thần của dân tộc mà còn giúp lưu truyền một bản sắc văn hóa đẹp cho thế hệ sau này Không những vậy, phát triển những sản phẩm của các làng nghề truyền thống còn giúp cho những bạn bè quốc tế hiểu thêm về bản sắc dân tộc của đất nước ta từ những sản phẩm truyền thống đó.

Các lợi ích và hạn chế của TMĐT

1.4.1 Các lợi ích của TMĐT:

Sơ đồ 1.4 Các lợi ích của thương mại điện tử

Mở rộng thị trường Giảm chi phí sản xuất Đối với doanh nghiệp Tối ưu hệ thống phân phối

Tối đa thởi gian hoạt động

Cá nhân hóa sản phẩm

Mô hình kinh doanh mới Tăng tốc độ ra mắt sản phẩm mới Củng cố quan hệ với khách hàng qua việc giao tiếp trên Internet Thông tin cập nhật nhanh lợi íc h củ aT MĐ T Đối với người Không giới hạn về không gian và thời gian

Có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng

Giá thấp hơn Giao hàng nhanh hơn đặc biệt với các sản phẩm số hóa được Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.

Cộng đồng TMĐT Hoạt động trực tuyến Đối với xã hội Nâng cao mức sống của người dân

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Trần Thị Thập,& Nguyễn Trần Hưng

(2020) Thương mại điện tử căn bản.NXB Thông tin và Truyền thông”)

1.4.2 Các mặt hạn chế của TMĐT

Sơ đồ 1.5 Các mặt hạn chế của thương mại điện tử.

An ninh và quyền riêng tư

Các vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ Cần thời gian để chuyển đổi thói quen tiêu Hạn chế về dùng từ thực đến ảo thương mại

Sự tin cậu đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian

Gian lận trong TMĐT ngày càng phức tạp và tăng

Chưa có chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

Khả năng truy cập và tốc độ đường truyền Internet chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Trần Thị Thập & Nguyễn Trần Hưng

(2020) Thương mại điện tử căn bản NXB Thông tin và Truyền thông”) 1.4.3 Phân chia giai đoạn phát triển của TMĐT

Theo UNTAD (2003) thì TMĐT có 3 cấp độ phát triển

Cấp độ 1: Thương mại thông tin (i-Commerce):

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã có website cùng với những thông tin về hàng hóa, dịch vụ và bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất giới thiệu, tham khảo còn việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn,… Trong giai đoạn này, người tiêu

20 dùng có thể thanh toán trực tiếp nhưng hình thức thanh toán theo lối truyền thống là trả bằng tiền mặt khi nhận được hàng.

Cấp độ 2: Thương mại giao dịch (t- Commerce):

Trong giai đoạn này, xuất hiện thêm hình thức thanh toán điện tử cho hoạt động bán hàng trực tuyến Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng xây dựng mạng nội bộ để chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ đanh nghiệp, ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics và tiến hành ký kết hợp đồng điện tử.

• Hợp đồng điện được ký qua mạng.

Cấp độ 3: Kinh doanh cộng tác (c- Business): Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT Ở giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa Vì thế, trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải triển khai các hệ thống quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.

Hình 1.3 Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử.

•Thông tin (Information) lên mạng web

•Trao đổi, đàm phán, đặt hàng qua mạng (email, chat, forum )

•Thanh toán, giao hàng truyền thống

3 Thương mại " cộng tác" (c-Business Integrating/Collabor atin)

2 Thương mại Giao các bộ phận liên kết dịch (t-Commerce) (integrating) và kết tử nối ( connecting) với các đối tác kinh

• Thanh toán điện tử doanh

(Nguồn: Trần Thị Thập & Nguyễn Trần Hưng (2020) Thương mại điện tử căn bản.

NXB Thông tin và Truyền thông)

Chỉ số thương mại điện tử ( EBI)

Chỉ số Thương mại điện tử, gọi tắt là EBI (E-business Index) là chỉ số giúp cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có thể đánh giá một cách nhanh chóng mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương, động thời hỗ trợ việc đánh giá, so sánh giữa các địa phương với nhau dựa trên một hệ thống chỉ số 23

Lợi ích của EBI đối với một số cơ quan, tổ chức cụ thể:

-Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và công nghệ thông tin: chỉ số EBI thể hiện hiện trạng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước theo một số ngành kinh tế và theo từng địa phương Từ đó, hỗ trợ cho việc xây dựng các chính sách pháp luật, quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về thương mại điện tử

-Các Sở Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương: tiếp cận đánh giá khách quan, tin cậy về thứ hạng ứng dụng thương mại điện tử của địa phương mình, hỗ trợ cho việc điều chỉnh chính sách và giải pháp phát triển thương mại điện tử tại địa phương 24

-Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): giúp nâng cao được vị thế và vai trò của Hiệp hội, là nơi tin cậy với dữ liệu phong phú, giúp ích cho hoạt động của hội viên.

23 Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2012.

24 Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2012.

-Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác: giúp cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có được bức tranh tổng quát về TMĐT từ đó so sách về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên cả nước theo từng địa phương sau đó nghiên cứu, xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mô hình kinh doanh

Trong cuốn Business Model Generation, Axlexander Osterwalder và Yves Pigneu đã đề ra mô hình Canvas (Business Model Canvas) Đây là mô hình kinh doanh được tạo thành từ 9 thành tố cơ bản nhưng là trụ cột để tạo nên một doanh nghiệp với mục đích là hỗ trợ công ty hợp nhất các hoạt động bán hàng bằng cách minh họa các tiêu chí tiềm năng Các yếu tố này bao trùm bốn khu vực chính của một doanh nghiệp (khách hàng, sản phẩm chào bán, cơ sở hạ tầng bà năng lực tài chính), bao gồm:

1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

2 Giải pháp giá trị (Value Propositions)

4 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

5 Dòng doanh thu (Revenue Streams)

6 Các nguồn lực chủ chốt (Key Resources

7 Những hoạt động trọng yếu (Key Activities)

8 Những đối tác chính (Key Partnerships)

9 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Bảng 1.2 Mô hình kinh doanh Canvas. Đối tác chính Hoạt động chính Đề xuất Quan hệ Phân khúc giá trị khách hàng khách

-Cá nhân, tổ -Các hành động cần hàng chức hay doanh thiết để tạo lập, trao -Gồm các -Giao tiếp/ nghiệp đóng vai đổi, thuyết phục, lợi ích (giải tương tác -Doanh trò chính hoặc truyền tải tới các pháp hay sau bán hàng nghiệp tạo cung cấp nguồn “Đề xuất giá trị cho sự hài để đảm bảo ra giá trị lực chính cho khách hàng” lòng) được khách hàng cho những doanh nghiệp truyền tải cản thấy ai?

-Những nguồn thông qua được hài và - Ai là lực nào có được dịch vụ mang đến khách hàng từ đối tác hoặcsản nhữnglợi quan trọng phẩm để có ích gia tăng của doanh thể thỏa nghiệp?

Nguồn lực chính mãn được Kênh phân -Một hoặc nhu cầu phối nhiều

Con người, tài sản, khách hàng -Là nơi doanh nhóm riêng tiền bạc hoặc những nghiệp trao biệt được thứ vô hình cần đổi, bán hàng hưởng lợi thiết cho việc tạo ra và cung cấp từ “Đề xuất và cung cấp “Đề “Đề xuất giá giá trị” dù xuất giá trị “ tới trị” có mua khách hàng hàng hay không.

- Chi phí nào là quan trọng nhất gắn liền -Các khoản tiền khách hàng thanh toán cho với mô hình kinh doanh của doanh “Đề xuất giá trị” gồm giá trị khách hàng sẵn nghiệp sàng chi trả để có được và khách hàng chi trả

-Các khoản chi phí liên quan đến thu mua những gì?

“Nguồn lực chính”, tiến hành các “Hoạt động chính” hoặc làm việc với “Đối tác chính”.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp mô hình Canvas từ “Clark, T., & Hazen, B.

(2017) Business Models for Teams: See how Your Organization Really Works and how Each Person Fits in Penguin.)

Mô hình Canvas như những bức phác họa tổng quát đầu tiên của doanh nghiệp về cách thức kinh doanh cùng với những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới Với mô hình kinh doanh này, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng áp dụng nó từ doanh nghiệp nhỏ cho đến những doanh nghiệp lớn Ví dụ như là Ben West nhà sáng lập của công ty Eco Zoom-một tổ chức đa quốc gia Mô hình của EcoZoom “Không trả tiền, Lợi ích phi tài chính” phục vụ cho cả khách hàng trả tiền và không trả tiền trong đó Ecozom đã xác định được một phân đoạn khách hàng quan trọng là các tổ chức cứu trợ người tị nạn, họ sẽ mua với số lượng bếp lớn sau đó tặng miễn phí cho người sử dụng cuối cùng (khách hàng không phải trả tiền) Sau sử dụng mô hình kinh doanh Canva cho những ý tưởng ban đầu thì cho tới nay Ecozoom đã cung cấp được hơn 650

000 bếp lò cho 34 quốc gia xếp hạng 768 trên danh sách 5 000 công ty tư nhân phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ.

Bảng 1.3 Mô hình kinh doanh của EcoZoom. Đối tác Hoạt động chính Đề xuất giá trị Quan hệ Phân khúc chính khách khách hàng

-Thiết kế bếp lò -Tốt cho sức khỏe hàng

-Bán bếp lò hơn, nấu nướng tiết -Hộ gia đình Nhà sản xuất - Sản xuất sản phẩm kiệm hơn.

Trung Quốc bếp lò và giao nhận -Cải thiện điều kiện -Tổ chức hậu cần sống tại các trại tị cứu trợ tị nạn nạn

Nguồn lực chính Kênh phân phối

-Nguyên liệu và nhân công Mua với số lượng lớn

(Nguồn: Clark, T., & Hazen, B (2017) Business Models for Teams:

See how Your Organization Really Works and how Each Person Fits in Penguin)

Công ty Ecozoom ban đầu chỉ được thành lập bởi một ý tưởng của nhà sáng lập Ben West cùng với quy mô ban đầu nhỏ, không có những nguồn lực chính để giúp cho công ty phát triển vậy mà khi sử dụng mô hình kinh doanh Canvas như bản phát thảo đầu tiên, công ty đã phát triển, mở rộng được với quy mô lớn Như vậy, đối với mô hình này, bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức với quy mô nhỏ hay lớn đều có thể sử dụng được Chính vì lẽ đó, tác giả chọn mô hình Canvas trong việc ứng dụngTMĐT cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng

THỰC TRẠNG

Tổng quan về làng gốm Bát Tràng

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành từ lâu đời với những sản phẩm gốm sứ tuyệt mỹ Trong cuốn Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX của tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc cho rằng theo tâm thức dân gian của người dân Bát Tràng thì làng gốm Bát Tràng được hình thành vào khoảng thế kỷ XIV-XV điều này được thể hiện qua câu đối tại đình Làng Bát Tràng Mặc khác theo gia phả của một số dòng họ ở Bát Tràng cũng ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát (là Bồ Xuyên và Bạch Bát) di cư ra đây Ngoải ra, qua những dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy ở những vùng này, người ta có thể xác định làng nghề gốm ở đây đã có từ lâu đời.

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư thì vào năm 1010, sự ra hình thành và phát triển kinh thành Thăng Long đã tác động đến kinh tế của những làng xung quanh, đặc biệt là Bát Tràng, mà vùng này có nhiều đất sét trắng- một nguyên liệu tốt để sản xuất gốm.

Vì thế một số thợ đồ gốm Bồ Bát đã di cư đến đây và dần dần, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được chọn cung cấp đồ cống phẩm Điều này cũng được ghi chép lại trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”

Như vậy, theo những ghi chép của lịch sử, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ lâu đời và không dựa trên nền tảng nông nghiệp Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng từ lúc hình thành mà cho tới tận bây giờ, những sản phẩm gốm sứ ở đây cũng đã và đang chinh phục được những khách hàng trong và ngoài nước.

Hình 2.1 Quá trình phát triển của gốm Bát Tràng.

Từ thế kỷ 20 đến nay

• Nhà Mạc áp dụng chính sách cai trị cởi mở nên giao thương hàng hóa phát triển, các sản phẩm Bát Tràng cũng có cơ hội lưu thông rộng rãi trong nước.

• Người sử dụng là giới quý tộc, hoàng thất là chủ yếu.

• Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của gốm Bát Tràng.

• Kinh tế và giao thương phát triển do sự tràn qua của các nước Tây Âu

• Trung Quốc với chính sách cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài, khiến cho hoạt động xuất khẩu đồ gốm Bát Tràng sang các nước khác điển hình là Nhật Bản phát triển

• Nhà Thanh bãi bỏ chính sách cấm vận với nước ngoài khiến cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng khó có cơ hội cạnh tranh ở thị trường Đông

• Nhật Bản có chính sách bảo vệ nguyên liệu quý cùng sự phát triển nền kinh tế trong nước nên hạn chế mua sản phẩm nước khác

• Triều Nguyễn hạn chế ngoại giao nên sản phẩm gốm sứ cũng không còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

• Đây là giai đoạn suy thoái của gốm Bát tràng.

• Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi nhà nước trong chế độ hình thành các hợp tác xã thì tại làng gốm Bát Tràng cũng ra đời Xí nghiệp Bát Tràng.

• Khi Việt nam gia nhập nền kinh tế thị trường thì các hợp tác xã bị giải thể thay vào đó là hình thành các công ty và hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ.

• Đến cuối năm 2019, do sự ảnh hưởng của dịch CoVID, hạn chế du lịch và xuất khẩu nên các doanh nghiệp và làng nghề Bát Tràng vắng lặng hơn lúc trước.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến., Nguyễn Quang Ngọc (1995) Gốm Bát Tràng Thế Kỷ X1V-X1X, (Bat Trang Ceramics 14th-19th Centuries) Thế Giới,

2.1.2 Các sản phẩm của gốm Bát Tràng:

Làng gốm Bát Tràng với lịch sử hình thành lâu đời vì thế mà các sản phẩm gốm sứ của làng nghề cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn Người ta thường phân loại các sản phẩm của gốm sứ Bát Tràng theo hai cách: một là phân loại theo ý nghĩ sử dụng và hai là phân loại theo đặc tính (dòng men của sản phẩm):

Sơ đồ 2.1 Phân loại gốm Bát Tràng theo công dụng. Đồ gốm gia dụng

Phân loại theo công Đồ gốm dùng làm dụng đồ thờ cúng Đồ trang trí

Ví dụ: Đĩa, bát, chậu, khay, ấm,

Ví dụ: chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ,

Ví dụ: long đình, các loại tượng như nghê, ngựa,

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến., Nguyễn

Quang Ngọc (1995) Gốm Bát Tràng Thế Kỷ X1V-X1X, (Bat Trang Ceramics

14th-19th Centuries) Thế giới, Hà Nội.”)

Sơ đồ 2.2 Phân loại gốm Bát Tràng theo dòng men.

Phân loại theo đặc tính ( dòng men)

Xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ 14

Là men gốm được cộng thêm với gốc màu là oxit coban.

Người thợ sử dụng bút lông làm công cụ vẽ trên các sản phẩm gốm sứ.

Luôn được phủ lớp men màu trắng bóng ở bên ngoài, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung

Có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu

Men này không bóng, trên bề mặt thường có vết sần.

Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc.

Là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục.

Men ngọc được dùng cùng với men trắng ngà và nâu

Thường dùng trang trí, tô điểm , vẽ các họa tiết trên sản phẩm

Tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men

Chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ 16 và kéo dài tới đầu thế kỉ 20.

(Nguồn: tác giả tổng hợp Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến., Nguyễn Quang Ngọc.

(1995) Gốm Bát Tràng Thế Kỷ X1V-X1X, (Bat Trang Ceramics 14th-19th

Centuries) Thế Giới, Hà Nội,)

2.1.3 Tác động các yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gốm Bát Tràng:

2.1.3.1.1 Môi trường chính trị- pháp luật:

Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định về thể chế chính trị cũng như luôn có sự nhất quán về quan điểm chính sách do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh trong nước cũng như hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đối với các sản phẩm truyền thống- mang giá trị văn hóa, dân tộc cao Nhận thấy được những tiềm năng phát triển kinh tế từ việc sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch hay xuất khẩu của những mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành gốm nói riêng vì thế Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển làng nghề như Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triền ngành nghề nông thôn đặc biệt nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề. Hay như Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trỡ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với Quyết định 12/2010/ QĐ-TTG về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ nói chung và Bát Tràng nói riêng được phát triển hơn.

Ngoài những chính sách ưu đãi trên, nhà nước còn mở các trường đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ thợ có trình độ cao đảm bảo cho việc sản xuất và duy trì các nghề thủ công nói chung

Hiện nay, trước tình hình phức tạp của dịch CoVid, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung vả sản xuất gốm Bát Tràng đã bị thiệt hại rất lớn do không thể xuất khẩu được các sản phẩm ra nước ngoài, gây tồn động hàng Nhờ những chính sách chống dịch của Đảng và Nhà nước ta, nên tình hình dịch bệnh nước ta cơ bản được khống chế, các hoạt động sản xuất trong nước vẫn được diễn ra Nhờ vậy, mà các doanh nghiệp kinh doanh gốm Bát Tràng có thể đổi hướng sang kinh doanh ở thị trường trong nước, giải quyết được các sản phẩm xuất khẩu tồn kho cũng như giảm thiểu được thiệt hại Ngoài ra,nhà nước cũng có những gói hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng từ dịch Covid Điều này vừa là thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp gốm Bát Tràng ở thị trường trong nước.

Làng gốm Bát Tràng nổi danh với những sản phẩm gốm sứ vô cùng tinh xảo và bắt mắt, chính vì mà đã chiếm được sự ưa chuộng và tin tưởng ở cả thị trường trong và ngoài nước nhờ đó đem lại được giá trị kinh tế cao Thị trường xuất khẩu của gốm Bát Tràng lớn nhất là Hàn Quốc, sau đó đến Nhật Bản và Đài Loan Do nhu cầu, sự ưa chuộng cùng với yếu tố địa lý mà các sản phẩm gốm Bát Tràng được xuất khẩu chủ yếu sang ba nước trên Ở thị trường trong nước, nhờ lịch sử lâu năm cùng với những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt làng gốm Bát Tràng đã thu hút một lượng khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao cho địa phương nói riêng và nền kinh tế nói chung Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm gốm Bát Tràng cũng nhờ đó mà đem lại được nguồn lợi nhuận cao Như vậy, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng góp phần trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Bài học phát triển làng nghề

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản là phong trào thúc đẩy mỗi địa phương có một làng nghề với nguyên tắc “Từ địa phương tiến ra toàn cầu” với mong muốn khai thác các nguồn lực ngay tại địa phương để khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống vươn tới mục tiêu toàn cầu Phong trào đề ra 3 phương châm gồm: sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, khuyến khích người dân thực hiện các dự án phù hợp với năng lực và chú trọng đào tạo kỹ năng chế tác và quản lý sản xuất cho người dân 40 Ban đầu số lượng sản phẩm bán ra khi phong trào bắt đầu là 143 loại với thu nhập 35,9 tỷ yên và sau đó tăng lên 336 loại với thu nhập 141 tỷ yên vào năm

2001 Ngoài ra, Chính phủ còn có những hoạt động khác như hỗ trợ vốn cho làng nghề truyền thống, thành lập Hiệp hội nghề truyền thống, phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề, đẩy mạnh khai thác nhu cầu và phổ biến các ưu điểm của hàng thủ công đến với người tiêu dùng, xây dựng phim giới thiệu công nghệ truyền thống Như vậy bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Nhật Bản là kết hợp các chính sách hỗ trợ của Chính phủ với nguồn nội lực của làng nghề.

Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm phát triển làng nghề từ Nhật Bản, Chính phủ đã xây dựng mô hình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) Mục đích của mô hình nảy là triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị bằng cách Nhà nước sẽ ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để phát triển như đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm.

40 Huỳnh Đức Thiện (2015) The policies on developing traditional craft villages in some Asian countries and lessons for Vietnam Science and Technology Development Journal, 18(2), 119-126.

Chương trình OCOP góp phần bảo tồn, phát triển làng nghề, khuyến khích thế hệ trẻ đam mê, kế thừa, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

2.3.2.1 Bến Tre- đưa “Làng nghề đặc sản” lên sàn TMĐT.

Ngày 9/4/2019 ở Bến Tre đã diễn ra “Hội thảo Làng dừa Bến tre Online” là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Làng nghề đặc sản online” Đây là dự án được Lazada Việt Nam triển khai, nhằm đóng góp xây dựng một hệ sinh thái TMĐT toàn diện và bền vững vào năm 2030 Bến Tre là địa phương đầu tiên khởi động dự án với chương trình “Ngày của làng dừa Bến Tre” Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

“Giai đoạn 1: Lazada phối hợp cùng Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VN Post), Công ty Mắt Bão BPO, và Công ty cổ phần SAPO, cùng với sự hỗ trợ của VECOM và Sở Công Thương Tỉnh Bến Tre, tổ chức các buổi đào tạo dành cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về dừa ở Bến Tre.

Giai đoạn 2: Lazada sẽ điều hướng lượng truy cập của trang www.lazada.vn vào các gian hàng của Làng dừa Bến Tre, cùng với các công cụ hỗ trợ khác như banner trang chủ, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và truyền thông để giới thiệu các sản phẩm của làng dừa đến người tiêu dùng trên cả nước.” 41

Hình 2.7 Quảng cáo về ngày “Làng dừa Bến Tre” trên Lazada.

41 Vecom (2019), “Đào tạo doanh nghiệp tham gia dự án Dừa Bến Tre Online”, https://vecom.vn/dao- tao-doanh-nghiep-tham-gia-du-an-dua-ben-tre-online., truy cập ngày 11.05.2021.

(Nguồn: https://www.lazada.vn/)

Kết quả là có 16 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề ngành dừa Bến tre tham gia chương trình và bán được 1877 sản phẩm vào ngày đầu tiên chính thức chạy chương trình trên trang TMĐT Lazada Như vậy, trước khi đại dịch Covid xảy ra, các làng nghề đã có những ý tưởng thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống và làng nghề ngành dừa Bến Tre là một trong những làng nghề tiên phong đầu tiên Nhờ đón đầu xu thế như vậy, khi đại dịch Covid xảy ra, các kênh thương mại truyền thống gần như tê liệt, nhiều hộ kinh doanh ở các tỉnh gặp khó khăn thì Bến Tre là một trong những tỉnh tăng hạng chỉ số TMĐT do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) công bố, cụ thể tỉnh tăng 13 bậc từ hạng 28 (năm 2019) đã vượt lên vị trí thứ 15 cả nước và xếp hạng 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ sau Cần Thơ Như vậy có thể thấy việc phát triển làng nghề không chỉ góp phần tăng doanh thu cho làng nghề, giải quyết các vấn đề khó khăn cũng như đưa sản phẩm của làng nghề gần hơn với người tiêu dùng mà còn giúp cho kinh tế của tỉnh đó phát triển hơn.

2.3.2.2 Làng nghề gỗ Đồng Kỵ- xây dựng wesite TMĐT:

Ngày 28/06/2016, Hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cho ra mắt website chính thước củaLàng nghề gỗ Đồng Kỵ Tại đây, các công ty, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh,…sẽ cung cấp và giới thiệu các sản phẩm, mẫu mã thiết kế cũng những những thông tin về sản phẩm một các minh bạch rõ ràng để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn những sản phẩm tốt nhất Tại trang web này, tất cả các sản phẩm được dán tem nhãn thương hiệu

“Gỗ Đồng Kỵ”, được bảo hộ độc quyền tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế Điều này giúp cho các sản phẩm của làng nghề tạo được sự uy tín, đảm bảo được chất lượng sản phẩm hơn với khách hàng và khách hàng cũng có thể an tâm mua sắm tại địa chỉ website chính thức của làng nghề này.

Từ những bài học trong và ngoài nước, làng nghề gốm Bát Tràng cần phải:

Thứ nhất, làng nghề gốm Bát Tràng đã tham gia vào mô hình OCOP và trong đợt bình xét cho Chương trình OCOP năm 2019, Hà nội có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao thì riêng Bát Tràng đã có 5 sản phẩm Điều này thể hiện các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng có chất lượng cao Học hỏi từ kinh nghiệm của làng gỗ Đồng Kỵ, làng nghề gốm Bát Tràng nên cho ra mắt một website chính thức cùng với việc thông cáo báo chí để cho mọi người được biết rộng rãi Song song đó, các sản phẩm được bán trên webiste này cần được dán tem nhãn thương hiệu “Gốm Bát Tràng” để tạo được sự uy tím, đảm bảo với người tiêu dùng, đồng thời cũng xin phép nhà nước bảo hộ độc quyền cho sản phẩm này.

Thứ hai, ngoài việc phát triển làng nghề truyền thống trên trang bán hàng online, các cơ quan địa phương, hiệp hội gốm Bát Tràng có thể kết hợp cùng một sàn TMĐT để phát triển các sản phẩm làng nghề như làng dừa Bến Tre.

Làng nghề Bát Tràng có nhiều yếu tố thuận lợi trong việc phát triển TMĐT bởi vì làng nghề nằm ở Hà Nội mà trong báo cáo chỉ số TMĐT 2021, Hà Nội có chỉ số EBI là 55.66 xếp thứ 2 toàn quốc cùng với dẫn đầu toàn quốc về chỉ số nguồn nhân lực và

Hạ tầng công nghệ thông tin 64,41 cho thấy tiềm năng phát triển về TMĐT rất cao ở khu vực này Tuy nhiên, để làm được điều đó, làng nghề gốm Bát Tràng cũng cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và từ địa phương.

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Giải pháp phát triển sản phẩm làng gốm Bát tràng trên trang thương mại điện tử 1 Xây dựng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT 5150 2 Ứng dụng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT

3.1.1 Xây dựng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT

Bảng 3.1 Xây dựng mô hình kinh doanh cho làng gốm Bát Tràng. Đối tác Hoạt động Đề xuất giá Quan hệ khách Phân khúc chính chính trị hàng khách hàng

-Cơ sở kinh -Tạo logo cùng -Kết hợp giữa -Hỗ trợ qua tin -Khách hàng doanh gốm slogan cho các truyền thống nhắn tự động, tầm trung trở Bát Tràng ở sản phẩm của với hiện đại email, cổng thông lên. làng nghề làng nghề -Chuyển đổi tin khách hàng trên -Khách hàng -Sàn thương -Cung cấp để thích nghi website và sàn nhu cầu thiết mại điện tử trang website -Thúc đẩy độ TMĐT kế riêng gồm Lazada và bán hàng chính nhận biết về - Định hướng dựa cá nhân và Shopee thức thương hiệu trên mối quan hệ doanh nghiệp. -Ví điện tử -Cung cấp dịch gốm Bát lâu dài.

Momo vụ thiết kê Tràng Kênh phân phối riêng trên trang Cung cấp sản website chính -Thúc đẩy phẩm qua kênh thức hình thức trực tuyến.

-Cung cấp gian thanh toán - Hình thức vận hàng chính “không tiền chuyển sản phẩm. hãng trên sàn mặt”.

TMĐT + Các đơn vị vận

Nguồn lực chuyển uy tín: chính Giao hàng tiết

-Nghệ nhân kiệm, Ninja Van, làng gốm Bát Viettel post.

Tràng + Các đối tác vận chuyển có trênShopee và Lazada.

-Thương hiệu về sản phẩm của làng gốm Bát Tràng.

-Đội ngũ nhân lực bán hàng -Từ sản phẩm trên webisite. online -Từ sản phẩm trên Lazada và Shopee.

-Chi phí tạo lập, duy trì webiste.

(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp )

3.1.2 Ứng dụng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT 3.1.2.1 Phân khúc khách hàng:

Thứ nhất các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng xét theo ý nghĩa sử dụng thì được phân làm ba loại chính là đồ gốm gia dụng, đồ gốm dùng làm đồ thơ cúng và đồ trang trí cho thấy các sản phẩm của làng nghề đa dạng và chủ yếu hướng tới các khách hàng tầm trung trở lên- những người có yêu cầu về chất lượng của sống tốt vì thế nên các sản phẩm, vật dụng trong gia đình cũng được làm bằng chất liệu tốt hoặc có mẫu mã đẹp.Thứ hai, các sản phẩm của làng nghề gốm Bát Tràng là sản phẩm mỹ nghệ, được tạo chủ yếu bởi bàn tay và trí óc của người nghệ nhân là chủ yếu, máy móc chỉ hỗ trợ một phần trong công đoạn tạo ra sản phẩm cho nên giá thành của những sản phẩm này cũng khá cao Vì thế, đối tượng khách hàng mà làng nghề gốm Bát Tràng hướng tới là khách hàng tầm trung trở lên.

Ngoài ra, để hiểu thêm về thị hiếu của khách hàng về mẫu mã của các sản phẩm,đối với trang website chính thức của làng nghề sẽ có thêm mục thiết kế riêng với nhóm đồ gia dụng và nhóm đồ trang trí Đối với khách hàng cá nhân họ thường thiết kế các họa tiết hoa văn trên những mẫu mã truyền thống hoặc có thể thiết kế các hoa văn truyền thống trên những mẫu mã hiện đại có khi là những mẫu mã và kiểu dáng hoàn toàn khác, tùy theo nhu cầu của khách hàng Điều này vừa giúp cho khách hàng có thể có được những sản phẩm như mong muốn và cho làng nghề hiểu hơn về khách hàng của mình Mặc khác, đối với khách hàng là doanh nghiệp, làng nghề sẽ có các dịch vụ in logo và những thông điệp mà doanh nghiệp đó muốn gửi đến khách hàng hoặc đối tác của họ.

Giá trị mà làng nghề gốm Bát Tràng muốn đem đến cho khách hàng của họ đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Trước hết, làng nghề truyền thống là làng nghề được hình thành từ lâu đời vì thế các sản phẩm của làng nghề luôn giữ các hồn của truyền thống, tinh hoa của dân tộc Kinh doanh các sản phẩm truyền thống theo mô hình kinh doanh hiện đại- kinh doanh trên kênh trực tuyến- cho thấy đây là một sự kết nối giữa truyền thống với hiện đại Ngoài hình thức kinh doanh hiện đại, thì mẫu mã của các sản phẩm cũng là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Một số mẫu mã của làng nghề Bát Tràng mang nét trang trí truyền thống nhưng kiểu dáng lại mang nét hiện đại.

Hình 3.1 Bộ bát đĩa bằng gốm Bát Tràng.

(Nguồn:trích từ “ https://battrangonline.vn/”)

Thêm vào đó, khi website chính thức của làng nghề ra mắt còn có thêm mục thiết kế, ngoài việc giúp cho làng nghề đáp ứng được nhu cầu khách hàng và hiểu hơn về khách hàng thì các sản phẩm thiết kế này là những sản phẩm có sự pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại Truyền thống trong công đoạn, thành phần chế tác nhưng hiện đại trong họa tiết và mẫu mã.

Ngày nay, khi kinh doanh trực tuyến đang là xu hướng của nhà nhà người người, nếu như các sản phẩm truyền thống không thay đổi hình thức kinh doanh thì sẽ không cạnh tranh được với các sản phẩm hiện đại Mặc khác, việc kinh doanh trên mạng còn giúp cho mọi người biết đến sản phẩm của làng nghề nhanh hơn Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch Covid, lượng khách du lịch đến các làng nghề bị giảm sút, tình hình xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng cũng gặp không ít những khó khăn, vì thế việc chuyển đổi kinh doanh là thật sự cần thiết Thường những gì mang nét truyền thống tâm lý chung của mọi người sẽ là những thứ khó thay đổi Việc làng nghề nói chung và làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng thay đổi hình thức kinh doanh đã cho thấy được nét nghĩ hiện đại, mới mẻ Chuyển đổi để thích nghi vừa giúp thay đổi sự nhìn nhận của mọi người đối với các sản phẩm làng nghề vừa giúp cho các làng nghề tồn tại được giữa tình hình khó khăn do dịch bệnh hiện nay.

Hình 3.2 Làng gốm Bát Tràng vắng khách mùa dịch.

(Nguồn : Trích từ “https://bit.ly/3hnRwjW”)

Tiếp đến, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ lẻ kinh doanh trên mạng các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng nhưng trên các sản phẩm đó chỉ ghi “ Gốm Bát Tràng” điều này làm cho khách hàng có tâm lý e ngại khi mua sản phẩm vì không biết có phải sản phẩm của chính làng nghề gốm Bát Tràng hay không Vì thế, làng nghề gốm sứ Bát Tràng cần phải xây dựng logo cùng với slogan riêng cho làng nghề, để chỉ cần nhìn logo đó, người dùng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của làng nghề gốm Bát Tràng từ đó tạo được uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng.

Cuối cùng, trong thời gian gần đây, Nhà nước cũng đề xuất mọi người nên hạn chế dùng tiền mặt thanh toán để ngăn cản sự lây lan dịch bệnh vì thế để cho khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình mua sắm, thuận tiện trong việc mua bán cũng như để theo kịp với sự phát triển của TMĐT hiện nay thì làng nghề gốm Bát Tràng sẽ thiết lập webiste và ngay cả gian hàng trên Lazada hay Shopee hình thức thanh toán “không tiền mặt” Việc cải tiến này đáp ứng được nhu cầu của một số bộ phận khách hàng- những người có tâm lý e ngại sử dụng tiền mặt trong thời dịch Đối với gian hàng chính hãng trên Lazada và Shopee thì cả hai đối tác này đã cho phép người dùng liên kết và thanh toán bằng hình thức trả thẻ hoăc qua ví điện tử vì thế, khi kinh doanh trên các gian hàng này, ở bước thanh toán, khách hàng có thể tùy thích chọn hình thức thanh toán phù hợp do đối tác Lazada và Shopee cung cấp và làng nghề gốm Bát Tràng cũng không cần xây hệ thống thanh toán điện tử.

Hình 3.3 Thanh toán bằng ví điện tử trên Shopee và Lazada.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn “Lazada.vn” và “ Shopee.vn”) Đối với hình thức thanh toán trên webiste, làng nghề gốm Bát Tràng, ngoài hình thức thanh toán bằng thẻ và tiền mặt thì làng nghề có thể thêm hình thức ví điện tử momo- một trong những ví điện tử nhiều người sử dụng nhất Việt Nam Việc mở ví điện tử momo này là hoàn toàn miễn phí và thanh toán cũng dễ dàng hơn Khách hàng chỉ cần quét mã

QR của làng nghề là có thể thanh toán được thông qua ví điện tử momo.

Các sản phẩm của làng nghề sẽ được phân phối trực tiếp trên trang bán hàng trực tuyến và cửa hàng chính hãng trên Shopee và Lazada với hình thức thanh toán gồm 2 hình thức chính là tiền mặt và không tiền mặt Sau khi người mua xác nhận thông tin và hình thức thanh toán của đơn hàng thì đơn hàng sẽ được giao cho đơn vị vận chuyển

Về hình thức vận chuyển:

-Đối với trang bán hàng trực tuyến làng nghề sẽ chọn những đơn vị vận chuyển (ĐVVC) uy tín để vận chuyển hàng hóa đến khách hàng của họ như Giao hàng tiết kiệm, Ninja Van và Viettel post Đây là 3 ĐVVC uy tín và hàng đầu Việt Nam Ngoài ra, các ĐVVC này có nhiều trụ sở trải rộng ở nhiều tỉnh vì thế dễ dàng vận chuyển sản phẩm dù cho khách hàng có đặt hàng ở đâu, thì cũng có hình thức thanh toán và vận chuyển phù hợp với khách hàng với mức chi phí hợp lý.

Hình 3.4 Các đơn vị vận chuyển hàng đầu Việt Nam.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 3.5 Quy trình vận chuyển khi kết hợp với các đơn vị vận chuyển.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

-Đối với gian hàng chính hãng trên Lazada và Shopee làng nghề sẽ sử dụng những hình thức vận chuyển có sẵn trên nền tảng ứng dụng đó Các đối tác vận chuyển của Lazada và Shopee cũng đều là những đối tác vận chuyển uy tín, chất lượng với mức giá cả hợp lý Ngoài ra, khách hàng cũng có thể lấy những mã giảm giá mà Lazada, Shopee tung ra khi có chương trình để tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Hình 3.6 Quy trình giao-nhận hàng trong nước.

(Nguồn: https://www.lazada.vn) 3.1.2.4 Quan hệ với khách hàng: Đối với khách hàng, cần xây dựng một đội ngũ nhân viên chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp trên cả trang bán hàng cá nhân và gian hàng chính hãng trên Lazada và Shopee Đội ngũ này sẽ là những người hỗ trợ khách hàng thông qua tin nhắn tự động, email và cổng thông tin khách hàng khi họ có những thắc mắc hay vấn đề liên quan đến sản phẩm, hình thức thanh toán hay hình thức vận chuyển. Để phát triển lâu dàỉ và bền vững thì mối quan hệ tốt với khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng Vì thế, ngoài hỗ trợ, tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trình mua hàng thì cần phải lắng nghe ý kiến từ khách hàng Sau khi mua hàng, đối với website chính thức của làng nghề thì khách hàng có thể gửi góp ý qua email hoặc tại mục khách hàng ở trên trang web còn đối với gian hàng chính hãng trên trang Lazada hay Shopee thì khách hàng có thể đánh giá, góp ý và phản hồi cho người bán ngay dưới phần bình luận/ đánh giá sản phẩm Luôn lắng nghe từ những góp ý của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm sẽ giúp cho mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên càng bền vững hơn.

Hình 3.7 Chăm sóc khách hàng.

(Nguồn: Trích từ “https://bit.ly/3xnkkja”)

Doanh thu của làng nghề gốm Bát Tràng sẽ từ hai hoạt động chính đó là từ việc bán các sản phẩm có sẵn và thiết kế trên webisite chính thức và trên gian hàng chính hãng trên Lazada và Shopee Riêng đối với gian hàng chính hãng trên Lazada và Shopee người bán sẽ nhận được tiền thanh toán khi người mua xác nhận đã nhận được hàng và nếu 7 ngày sau khi đơn vị vận chuyển thông báo đơn hàng đã giao thành công mà người mua chưa xác nhận về việc nhận hàng thì Lazada và Shopee cũng sẽ thanh toán tiền hàng cho người bán.

Hình 3.8 Quy trình nhận tiền của người bán trên Shopee.

(Nguồn: Trích từ “https://shopee.vn/” ) 3.1.2.6 Nguồn lực chính:

Những hạn chế trong việc ứng dụng TMĐT cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng

Thứ nhất, làng gốm Bát Tràng lần đầu xây dựng webiste và gian hàng chính hãng trên sàn TMĐT vì thế, khi gặp sự cố đối với các kênh bán hàng thì cách phản ứng còn chậm và giải quyết có nhiều thiếu sót đối với khách hàng.

Thứ hai, làng gốm Bát Tràng chuyên xuất các sản phẩm bằng gốm mà đây lại là những vật dụng dễ bị hư hại trong quá trình vận chuyển Cho nên, trong thời gian đầu kinh doanh, có thể sẽ gặp những tình trạng sản phẩm bị hư hỏng do quá trình vận chuyển bị hoàn trả Điều này vừa có thể gây ra tổn thất cho làng nghề vừa có thể gây ra mất uy tín với khách hàng nếu như không giải quyết một cách thỏa đáng cho khách hàng.

Thứ ba, làng nghề gốm Bát Tràng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao cả trong và ngoài ngành sản xuất gốm Bởi vì tính tiện lợi, thuận tiện, linh hoạt của việc kinh doanh trên mạng, vì thế ngày càng có nhiều webiste kinh doanh thuộc tất cả các ngành xuất hiện. Mặt khác nếu xét riêng về gốm thì cũng có nhiều website kinh doanh các loại gốm của nhiều nước không riêng gì gốm sứ của Việt Nam hay những doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ trong nước như Minh Long Vì thế, làng nghề cần phải xây dựng một thương hiệu uy tín, chất lượng, đáng tin cậy đối với khách hàng bởi chính sự hoàn mỹ trong từng tác phẩm cùng với đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đào sẽ giúp cho làng nghề Bát Tràng có thể cạnh tranh trong môi trường trực tuyến.

Tương lai phát triển làng gốm Bát Tràng trên TMĐT

3.3.1 Xuất khẩu trực tuyến cùng Amazon

Bắt đầu từ năm 2015 thì xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới bắt đầu phát triển và tăng đều qua các năm cho đến năm 2017 Từ năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới lại tăng nhanh từ năm 2015 đến 2021 tăng 946 tỷ USD.

Hình 3.24 Xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

(Nguồn: Báo cáo của Amazon)

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu theo cách truyền thống có thể gặp nhiều khó khăn bởi các chính sách của Nhà nước và của quốc gia xuất khẩu.Ngoài ra, quy trình xuất khẩu truyền thống khá rườm rà phải trải qua 6 giai đoạn từ nhà máy, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng mới tới người tiêu dùng trong khi với mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ gồm có 3 giai đoạn bắt đầu từ nhà máy và chủ thương hiệu đến bên cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới và sau đó là đến người tiêu dùng cùng với khách hàng của doanh nghiệp.

Hình 3.25 Quy trình xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới.

Nhà máy và Bên cung cấp Người tiêu dịch vụ dùng và chủ thươnghiệu TMĐT xuyênbiên giới doanh nghiệpkhách hàng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Như vậy, để xuất khẩu các sản phẩm theo hình thức TMĐT xuyên biên giới thì các nhà máy, và chủ thương hiệu cần lựa chọn bên cung cấp dịch vụ uy tín cũng như có hệ thống phân phối đa quốc gia Vì thế Amazon là một sự lựa chọn phù hợp Thứ nhất, Amazon có thể tiếp cận người mua sắm trên toàn thế giới với 18 website, 27 ngôn ngữ cùng 875 nghìn nhân viên trên toàn thế giới với 185 trung tâm phân phối và hơn 300 triệu khách hàng toàn cầu Thứ hai, theo báo cáo thì từ năm 2017, Amazon đã mở cửa cho người bán trên toàn thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh doanh toàn cầu tăng 50% và tốc độ tăng trưởng của người bán hàng xuyên biên giới gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của người bản địa Cuối cùng, cũng có một số ít thương hiệu Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm theo hình thức TMĐT xuyên biên giới và chọn Amazon là đối tác của mình như Cà phê Trung Nguyên, Simply Food, Highland Coffee…

Hình 3.26 Một số thương hiệu Việt Nam áp dụng TMĐT xuyên biên giới

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Như vậy, sau khi phát triển hệ thống bán hàng trên kênh TMĐT ở trong nước thì tương lai làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng có thể có những kế hoạch kết hợp cùng với đối tác Amazon để xuất khẩu những sản phẩm của làng nghề ra thị trường thế giới một cách dễ dàng Đây cũng có thể được coi là hướng phát triển tiềm năng cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng nói riêng nếu như việc xuất khẩu của làng nghề gặp nhiều khó khăn sau đại dịch và là xu hướng phát triển trong tương lai của ngành TMĐT nói chung.

3.3.2 Mở cửa hàng thanh toán không cần tiền mặt

3.3.2.1 Tiềm năng phát triển của thanh toán không tiền mặt.

Hiện nay, với sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như bán hàng trên trang web, trên điện thoại hay như trên các nền tảng xã hội cùng với nhiều hình thức thanh toán đã cho thấy Việt Nam luôn chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt để chuyển đổi, phát triển ngành thương mại Thế giới hiện nay thay đổi không ngừng cũng vì thế ngành thương mại trong tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở việc mua bán và trao đổi các sản phẩm trên mạng mà có thể sẽ đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển song song giữa hai hình thức online và offline hay nói các khác là trực tuyến và trực tiếp Ngành thương mại thế giới đã xuất hiện hình thức kinh doanh U-commerce và nó được dự đoán là giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành thương mại U-commerce (Ubiquitous commerce) với khả năng kết nối bất cứ lúc nào ở bất kỳ đâu với sự tương tác giữa con người với công nghệ vào hầu hết các thiết bị và quy trình U-commerce có thể nhận dạng được danh tính, nhu cầu của khách hàng để cung cấp các dịch vụ phù hợp và khách hàng sẽ luôn được kết nối dù ở bất kỳ đâu Hình thức kinh doanh này hướng tới việc đồng bộ hóa dữ liệu của khách hàng và khi khách hàng đến các cửa hàng trực tiếp, sẽ không cần thanh toán cho khách hàng nữa mà thay vào đó khách hàng chỉ sử dụng điện thoại để quét mã trên các sản phẩm mình muốn mua và thanh toán Hiện nay, hình thức kinh doanh này còn khá mới và chỉ một vài công ty tiên phong đi đầu đối với mô hình kinh doanh này Ví dụ như Amazon Go -một hình thức kinh doanh mới của Amazon- đã đồng bộ dữ liệu khách hàng từ mua sắm online và offline từ đó cho phép việc tối ưu trải nghiệm mua sắm dựa trên dữ liệu người dùng, khách hàng chỉ cần vào cửa hàng và đi, không cần thanh toán Một ví dụ khác là Alibaba cũng hướng tới việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên mọi điểm chạm online và offline từ đó cho phép khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán trên app online và nhận hàng tại cửa hàng offline Hiện nay thì mô hình kinh doanh này chỉ mới xuất hiện ở một số nước do một số công ty lớn khởi xướng, tuy nhiên nó có thể sẽ là xu thế phát triển của toàn thế giới trong tương lai khi mà người ta ưu tiên tính tiện lợi hàng đầu Với sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành thương mại ở Việt Nam thì có thể mô hình này tương lai sẽ được ứng dụng ở Việt Nam khi mà tính hình dịch bệnh ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng cơ bản được khống chế.

3.3.2.2 Ứng dụng cho làng nghề gốm Bát Tràng.

Khi tình hình dịch ổn định, làng nghề Bát Tràng có thể mở 2 cửa hàng trải nghiệm thanh toán không tiền mặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh Đến với cửa hàng này, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm hình thức thanh toán không tiền mặt Các sản phẩm của làng nghề sẽ được trưng bày ở cửa hàng, trên mỗi sản phẩm sẽ có một mã vạch riêng, khi người dùng thích sản phẩm nào sẽ bỏ vào giỏ hàng của mình và tự thanh toán các sản phẩm mà mình mua thông qua thẻ hoặc các ví điện tử có trên điện thoại Như vậy, cửa hàng chỉ cần những nhân viên bảo vệ và giảm được các nhân viên thanh toán giúp giảm được các chi phí về nhân công Ngoài ra, làng nghề sẽ tổ chức một vài buổi workshop mời những nghệ nhân nổi tiếng để giới thiệu và hướng dẫn cho khách hàng có thể tự tay làm những sản phẩm mong muốn ngay tại cửa hàng.

Trong tương lai, khi ngành thương mại của Việt Nam phát triển hơn nữa, các cửa hàng thanh toán không tiền mặt này có thể phát triển hơn nữa Khách hàng chỉ cần lựa chọn những sản phẩm mong muốn và rời đi, việc thanh toán sẽ dựa vào những thông tin định danh của khách hàng đã cung cấp trước đó để trừ tiền Hoặc sẽ có hệ thống nhận diện các khách hàng đã thanh toán các sản phẩm có sẵn hoặc được đặt riêng thiết kế trước đó,khách hàng chỉ cần đến cửa hàng và lấy các sản phẩm đó và rời đi.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w