1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Hợp Đồng Do Người Không Biết Chữ, Người Bị Khuyết Khiếm Thể Chất Giao Kết.doc

162 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Do Người Không Biết Chữ, Người Bị Khuyết Khiếm Thể Chất Giao Kết
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nhật Thanh
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT (13)
    • 1.1 Khái quát chung về hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (0)
      • 1.1.1 Khái quát về hợp đồng và giao kết hợp đồng (13)
      • 1.1.2 Khái quát người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất (16)
    • 1.2 Một số học thuyết liên quan đến vấn đề bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng (22)
      • 1.2.1 Học thuyết Non est factum (22)
      • 1.2.2 Học thuyết Unconscionability (24)
      • 1.2.3 Học thuyết Undue influence (25)
      • 1.2.4 Học thuyết Misrepresentation (27)
    • 1.3 Pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề hợp đồng người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết (28)
      • 1.3.1 Luật các tiểu bang Hoa Kỳ liên quan vấn đề người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng (29)
      • 1.3.2 Luật các tiểu bang Hoa kỳ về các biện pháp hỗ trợ người bị khuyết tật trong (32)
  • CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT (38)
    • 2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam liên quan người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng (38)
      • 2.1.1 Bộ luật Dân sự 2015 (38)
      • 2.1.2 Luật Công chứng 2014 (41)
    • 2.2 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng (43)
      • 2.2.1 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người không biết chữ khi (43)
    • 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (55)
      • 3.3.1 Sự cần thiết phải có quy định bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng (55)
      • 3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể góp phần xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng (57)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƢƠNG ANH HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH[.]

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT

Một số học thuyết liên quan đến vấn đề bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

Theo tác giả tìm hiểu, hiện nay, ở các quốc gia thông luật (Common Law) có một số học thuyết liên quan về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mù chữ, người khuyết tật khi giao kết hợp đồng Do đó, khi tìm hiểu các học thuyết này có ý nghĩa trong việc tham khảo, học hỏi để vận dụng vào việc bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất Bởi lẽ, như phân tích, người mù chữ có khái niệm bao hàm người không biết chữ, còn người bị khiếm khuyết thể chất có nét tương đồng và liên quan đến người khuyết tật.

1.2.1 Học thuyết Non est factum i) Sơ lƣợc về học thuyết

Non est factum là một biện pháp bảo vệ trong luật hợp đồng của hệ thống pháp luật thông luật, nó cho phép một bên giao kết hợp đồng thoát khỏi việc thực hiện một thỏa thuận vì thỏa thuận này ―có sự khác biệt cơ bản với những mong muốn mà họ đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng” 27 Tuyên bố Non est factum đồng nghĩa với việc một bên trong hợp đồng cho rằng họ đã có sự nhầm lẫn

27 Simon Connell (2016), ―Not My Doctrine? Finding a Contract Law Explanation for Non Est Factum‖,

Victoria University of Wellington Law Review, 47, p 245. hay không hiểu đúng bản chất của hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng Khi đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng học thuyết, hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu 28 ii) Áp dụng học thuyết ―Non est factum‖ bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

Người mù chữ, người mù là các đối tượng thường được áp dụng học thuyết này vì họ là những chủ thể thường có sự nhầm lẫn, hiểu không đúng về bản chất của hợp đồng bằng văn bản trong quá trình giao kết hợp đồng Bởi lẽ, những đối tượng này không có khả năng tiếp thu thông tin từ nội dung của hợp đồng văn bản mà khi tham gia vào một quan hệ hợp đồng, họ thường dựa vào lời giải thích bên còn lại để xác định nội dung hợp đồng Học thuyết ―No est factum‖ có 3 đặc điểm cơ bản để áp dụng:

Thứ nhất, về việc đối tượng áp dụng học thuyết là người không thể đọc được tài liệu như người mù, người mù chữ Ban đầu, khi học thuyết tạo ra chỉ áp dụng với loại văn bản là các ―chứng thư‖ 29 và có đối tượng áp dụng là những người ký kết các chứng thư đó nhưng họ không có khả năng để tự hiểu được nội dung của chứng thư Sau đó, mở rộng thêm các trường hợp ―những người không thể tự bảo vệ bản thân họ bởi sự lừa dối‖, cụ thể là người mù chữ, người mù 30 Bên cạnh việc mở rộng đối tượng áp dụng thì loại văn bản được áp dụng học thuyết cũng được mở rộng phạm vi từ chứng thư sang hợp đồng Mặt khác, khi giao kết hợp đồng bất kỳ ai cũng cần phải biết nội dung của hợp đồng ghi nhận để từ đó các bên có thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình Và đối với những người không thể đọc do bị mù hay mù chữ, họ lại càng được quyền biết nội dung hợp đồng hơn Vì lẽ đó, thông thường, một bên giao kết hợp đồng là người mù hay người mù chữ họ sẽ yêu cầu bên còn lại đọc nội dung cho họ Cũng chính vì hành động này, người mù hay người mù chữ đã tạo được một biện pháp bảo vệ họ khi áp dụng học thuyết 31

Thứ hai, có sự nhầm lẫn về tính chất cơ bản hay bản chất của hợp đồng Đây là yếu tố quan trọng để bảo vệ chủ thể áp dụng học thuyết này Theo đó, người áp dụng học thuyết này nhằm bảo vệ quyền lợi và tuyên hợp đồng vô hiệu thì họ phải chứng minh được rằng có sự tồn tại một sự nhầm lẫn cơ bản về bản chất hợp đồng trong quá trình họ giao kết Khi xem xét yếu tố này, một số Tòa án đã yêu cầu

29 Trong thông luật, một chứng thư (xưa là "bằng chứng ") là bất kỳ công cụ pháp lý nào bằng văn bản nhằm chuyển nhượng tài sản.

31 Michell, Paul (2005), tlđd (18), p.342-343. người giao kết hợp đồng phải chứng minh rằng hợp đồng mà họ đã xác lập về cơ bản khác hoàn toàn với những gì họ mong muốn, có nghĩa là không phù hợp mục đích, nguyện vọng, ý chí của họ khi tham gia gia vào quan hệ hợp đồng 32

Thứ ba, yếu tố thứ ba của ―no est factum‖ người áp dụng học thuyết khi giao kết hợp đồng không có dấu hiệu bất cẩn hoặc cẩu thả Theo đó, việc hiểu sai về tính chất cơ bản hay bản chất của hợp đồng phải xuất phát từ việc giải thích hợp đồng của bên kia, mà không phải xuất phát từ lỗi của họ Hiện nay, chưa có quan điểm thống nhất trong việc xác định rõ loại hành vi được coi là bất cẩn hoặc cẩu thả.

Sự bất cẩn, cẩu thả thông thường sẽ được Tòa án xác định trong từng trường hợp cụ thể.

1.2.2 Học thuyết Unconscionability 33 i) Sơ lƣợc về học thuyết

Unconscionability là một học thuyết trong luật hợp đồng có nguồn gốc từ thông luật Anh, học thuyết này không có nghĩa cố định, nhưng trong ngữ cảnh hợp đồng, nó thường được sử dụng để mô tả các tình huống mà người ta tin rằng, mặc dù không có sự ép buộc hoặc gian lận nào xảy ra, nhưng một bên trong hợp đồng đã lợi dụng điểm yếu của bên kia tạo ra một ―món hời‖ không công bằng 34 Theo đó, các tòa án từ lâu có quan điểm không chấp nhận các hành vi này vì họ cho rằng những hành vi như vậy là ―vô lương tâm‖ 35

Học thuyết Unconscionability cho phép tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng khi xác định có tồn tại một sự không công bằng về mặt cơ bản trong các điều khoản của hợp đồng Một hợp đồng vô lương tâm được coi là không thể thực thi và bị tuyên bố vô hiệu vì cho rằng: ―Không có sự hợp lý nào để lý giải về việc một người bình thường có thể đồng ý với một hợp đồng có những điều khoản bất lợi cho họ như vậy‖ 36 Để xem xét áp dụng học thuyết Unconscionability, thông thường sẽ được xác định bằng cách xem xét hoàn cảnh của các bên khi thực hiện hợp đồng, chẳng

33 Theo nghĩa tiếng Việt được hiểu là học thuyết về sự bất hợp lý.

34 Siti Aliza Alias (2012), ―Zuhairah Ariff Abdul Ghadas, Inequality of Bargaining Power and the Doctrine of Unconscionability: Towards Substantive Fairness in Commercial Contracts‖, Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 6 (11)/2012, p 334.

35 Từ ―vô lương tâm‖ không chỉ liên quan đến các điều khoản của thỏa thuận, mà còn liên quan đến hành vi của bên có ưu thế hơn trong quá trình giao kết hợp đồng Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài thì để xem xét yếu tố vô lương tâm, Tòa án sẽ xác định các điều khoản trong hợp đồng hoặc hành vi liên quan có trái đạo đức xã hội hoặc trái quy định pháp luật hay không.

36 ―Unconscionability‖, https://en.wikipedia.org/wiki/Unconscionability , truy cập ngày 03/05/2021. hạn như khả năng thương lượng, tuổi tác và năng lực tinh thần của họ Hành vi vô lương tâm cũng được xác định là các hành vi gian lận hoặc lừa dối 37 ii) Áp dụng học thuyết để bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

Các quan điểm hiện nay đều cho rằng học thuyết được cấu tạo bởi hai bộ phận một phần mang tính thủ tục và một phần mang tính thực chất (tức là phải xem xét học thuyết dựa trên quá trình giao kết cũng như phải xem xét nội dung của điều khoản hợp đồng có công bằng 38 hay không) Theo thông luật, để áp dụng học thuyết thường phải đáp ứng được 3 yếu tố 39 : một là, tồn tại một lợi ích phát sinh từ hợp đồng có tính chất không công bằng với một bên tham gia quan hệ hợp đồng ở mức độ nghiêm trọng 40 ; hai là, người ký phải không đủ tư cách pháp lý 41 ; ba là, một bên trong hợp đồng lợi dụng sự ―không đủ tư cách pháp lý‖ của bên kia để đạt được lợi ích 42

Người mù chữ, người khuyết tật được cho là những người ―không đủ năng lực xử lý thông tin bình thường‖, vì thế các Tòa án cho rằng họ cũng là một trong những chủ thể có thể áp dụng học thuyết này để bảo vệ quyền lợi của họ 43 Trong trường hợp đối với người mù chữ, người khuyết tật thì yếu tố thứ hai và yếu tố thứ ba của học thuyết là có tính liên quan nhất Bởi lẽ, người mù chữ, người khuyết tật thường được xem là những đối tượng không đủ tư cách pháp lý so với bên còn lại trong quan hệ hợp đồng và dễ bị bên còn lại trong hợp đồng lợi dụng các điểm yếu để đạt được lợi ích bất chính.

1.2.3 Học thuyết Undue influence 44 i) Sơ lƣợc về học thuyết

Học thuyết thường được sử dụng trong trường hợp mà bên yếu thế hơn bị

―ảnh hưởng quá mức‖ về quyền và lợi ích hợp pháp trong việc giao kết hợp đồng.

37 ―Unconscionability‖, tlđd (36), truy cập ngày 03/05/2021.

38 Theo thông luật, để chứng minh vi phạm tính công bằng, người áp dụng phải dùng cung cấp các bằng chứng để chứng minh rằng các điều khoản của hợp đồng là ―khắc nghiệt hoặc áp bức‖.

Pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề hợp đồng người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết

Việt Nam hiện nay đã và đang đàm phán và ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ Việc ký kết các Hiệp định làm cho mối quan hệ pháp luật của chúng ta ngày càng phải thực hiện việc tiếp thu, sửa đổi liên tục mới phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh xúc tiến thương mại Hiện nay, Việt Nam đã và đang thiết lập mối quan hệ với Hoa Kỳ trên tinh thần chủ động hợp tác, hội nhập và mở cửa với thế giới bên ngoài về mọi phương diện, mà trước hết là về kinh tế Vì thế, tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ đang là nhu cầu và mục tiêu chung của Việt Nam hiện nay trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực luật tư Khi các bên của Hiệp định tuân thủ Hiệp định thì điều đó có nghĩa là toàn bộ nội dung của Hiệp định trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia Mặc dù, về bản chất, quan niệm, cơ cấu cũng như cách thức áp dụng ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, song cả hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia đều có phải tìm được các tính

53 Michell, Paul (2005), tlđd (18), p 339. chất chung trong các quy định pháp luật nhằm tạo ra mối liên hệ tương tác với nhau. Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ thuộc dòng họ thông luật (Common Law), có lĩnh vực pháp luật dân sự nói riêng, thương mại nói chung rất phát triển và năng động. Trong khi đó, Việt Nam lại có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, với những dấu hiệu của hệ thống luật lục địa (Civil Law) có khác biệt căn bản với thông luật Bên cạnh đó, pháp luật Hoa Kỳ được tạo ra để điều chỉnh một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo nên việc tìm hiểu học hỏi các quy định ở các tiểu bang Hoa Kỳ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, sâu sắc về nhiều khía cạnh của vấn đề đang nghiên cứu 54 Chính vì vậy, khi tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ không những chúng ta sẽ được tiếp cận vấn đề ở khía cạnh khác nhau mà còn học hỏi được kinh nghiệm hướng đến mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

1.3.1 Luật các tiểu bang Hoa Kỳ liên quan vấn đề người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng

Như chúng ta đã biết, Pháp luật Hoa kỳ thuộc hệ thống pháp luật thông luật và có chế độ nhà nước liên bang Chính vì thế, ở Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật vô cùng phong phú và phức tạp Ở Hoa Kỳ có cả luật của liên bang và luật của tiểu bang cùng với hai nguồn luật thành văn và án lệ Dù nguồn luật phổ biến của pháp luật Hoa Kỳ là các án lệ, nhưng hiện nay ở Hoa Kỳ có rất nhiều bộ pháp điển hóa để thuận tiện trong việc tìm hiểu, áp dụng Đối với liên bang có thể kể đến những bộ pháp điển hóa như Bộ pháp điển pháp luật Liên bang (United States Codes - USC) hay Bộ pháp điển pháp quy Liên bang (Code of Federal Regulations - CFR) 55 Ở từng tiểu bang của Hoa Kỳ cũng tồn tại các bộ pháp điển hóa điều chỉnh các vấn đề trong đời sống xã hội tiêu biểu có thể kể đến như ―Revised Statutes‖ 56 hoặc là

―Codes‖ 57 Theo đó, vấn đề hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết cũng được nhắc đến trong các bộ pháp điển hóa và cả trong

54 Nguyễn Như Phát (2002), ―Nhu cầu tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa kỳ‖, Tạp chí lập pháp, số 3,tháng 3, năm 2002, tr 23.

55 Tập hợp tất cả những quy định do Chính phủ Liên bang và các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp Liên bang ban hành.

56 Đạo luật sửa đổi hay còn gọi là quy chế sửa đổi là một thuật ngữ được sử dụng trong một số khu vực pháp lý thông luật để chỉ một tập hợp các quy định pháp luật đã được sửa đổi để kết hợp các sửa đổi, bãi bỏ và hợp nhất Đây không phải là việc sửa đổi các quy định pháp luật, nhưng được thiết kế để làm cho nội dung của các quy định dễ tiếp cận hơn Quy chế sửa đổi thường được xuất hiện trong hệ thống pháp luật các các quốc gia theo trường phái hệ thống pháp luật thông luật như Vương quốc Anh , Canada , Úc , Ireland và Hoa Kỳ Việc sửa đổi quy chế có thể xảy ra ở cả cấp liên bang và cấp bang hoặc cấp tỉnh.

57 Còn được gọi là Luật hoặc Bộ Luật, một loại pháp luật nhằm mục đích bao hàm toàn bộ hệ thống luật hoàn chỉnh hoặc một lĩnh vực luật cụ thể. luật thành văn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ Cụ thể về vấn đề này được quy định như sau:

Theo Bộ luật sửa đổi của Washington (cập nhật lần cuối vào ngày 7 tháng 12 năm 2020) quy định tại quyển 64, chương 64, mục 64.34.080 về tính bất hợp lý trong hợp đồng như sau: Nếu một bên trong hợp đồng cố ý lợi dụng sự không có khả năng của bên kia vì đặc điểm suy nhược về thể chất hoặc tinh thần, mù chữ về hợp đồng để tạo ra lợi ích cho mình thì đây được xem là bằng chứng để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng là vô lương tâm và khi đó người yêu cầu có thể từ chối thực thi các điều khoản trên 58 Ngoài ra, pháp luật của một số tiểu bang khác cũng có các quy định tương tự, chẳng hạn hữu tại chương 515B, mục 515b.1-112 của Luật bang Minnesota quy định về quyền sở hữu và lãi suất sở về thỏa thuận bất ngờ 59 hay mục 1-112, điều 1, quyển 27A ở Luật bang Vermont về thỏa thuận hay điều khoản hợp đồng không thể áp dụng 60

Có thể thấy, luật ở các tiểu bang của Hoa Kỳ không quy định dấu hiệu không biết chữ hay bị khiếm khuyết là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một bên không cần phải thực thi hợp đồng mà đặc điểm không biết chữ, bị khiếm khuyết chỉ là một yếu tố mang tính ―bổ trợ‖ để chứng minh các đối tượng này dễ bị lừa dối bởi bên còn lại trong về nội dung của hợp đồng Theo đó, người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và họ không cần phải thực thi các điều khoản mình bị lừa dối giao kết Nhận thấy, pháp luật Hoa Kỳ có xu hướng bảo vệ các đối tượng này khi tham gia giao dịch bằng cách tôn trọng ―ý chí đích thực‖ của họ khi tham gia quan hệ hợp đồng Dù là bất kỳ ai khi tham gia giao dịch mà bị lừa dối thì hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, với những quy định trên đã góp phần giúp cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất sẽ dễ dàng và có ưu thế hơn trong việc chứng minh để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Mặt khác, tại Bộ luật Dân sự Georgia 61 có một quy định trực tiếp hỗ trợ dành cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết khi mà họ không thể ký kết hợp

58 Nguồn: https://app.leg.wa.gov/rcw/default.aspx?cited.34.080 , truy cập ngày 23/05/2021.

59 ―2020 Minnesota Statutes, title property and property interests, Chapter

515B‖, https://www.revisor.mn.gov/statutes/cite/515B.1-112 , truy cập ngày

60 ―2019 Vermont Statutes, Title 27A - Uniform Common Interest Ownership Act, Article 1 -

General Provisions, § 1-112 Unconscionable agreement or term of contract‖, https://law.justia.com/codes/vermont/2019/title-27a/article-1/section-1-112/ , truy cập ngày 23/5/2021.

61 ―Civil Codes of Georgia‖, http://extwprlegs1.fao.org/docs/pdf/geo181483ENG.pdf, truy cập ngày23/05/2021. đồng, cụ thể tại Điều 70 của Bộ luật Dân sự Georgia quy định khi một người không thể ký kết giao dịch do bị mù chữ, bị khiếm khuyết về thể chất hay bệnh tật hoặc trong trường hợp khác mà pháp luật có quy định thì có thể ủy thác cho người khác ký kết thay họ và chữ ký của người ủy thác sẽ được chứng thực chính thức; đồng thời, lý do mà không thể ký giao dịch phải được chỉ ra.

Nhận thấy, quy định này góp phần hỗ trợ, giúp đỡ cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất một cách trực tiếp trong trường hợp họ không thể ký kết hợp đồng Vấn đề ―không thể ký kết hợp đồng‖ trong tại quy định này có thể hiểu theo hai cách: thứ nhất, vì không biết chữ, bị khiếm khuyết thể chất nên họ có khó khăn trong việc trực tiếp ký tên vào hợp đồng; thứ hai, vì không biết chữ, bị khiếm khuyết thể chất dẫn đến họ không thể hiểu được nội dung hợp đồng nên không thể ký kết Theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên hiểu theo cả hai cách, bởi lẽ, khi ủy thác ký kết hợp đồng thì chúng ta phải nêu ra được lý do mà người tham gia giao dịch không thể ký kết thì hai lý do trên đều có thể trở thành nguyên nhân để áp dụng điều luật Tuy nhiên, tại Điều 70 của Bộ luật Dân sự Georgia lại không có quy định cụ thể về hình thức của việc nêu ra lý do cần phải được thực hiện như thế nào, cụ thể là phải được nêu ra trong hợp đồng đó hay dùng một văn bản khác để ghi nhận.

Bên cạnh đó, Tòa án ở bang Georgia cũng đưa ra một số quan điểm về người không biết chữ khi giao kết hợp đồng thông qua một số vụ kiện tranh chấp liên quan về đối tượng này 62 Cụ thể, Tòa án ở bang Georgia đã thiết lập hai nguyên tắc rộng lớn trong việc xét xử liên quan đến hợp đồng do người không biết chữ giao kết, quan điểm của Tòa án cho rằng: khi nguyên đơn là người không biết chữ tham gia quan hệ hợp đồng thì họ không được phép dùng yếu tố không biết chữ là cơ sở chứng minh họ không hiểu hoặc không biết về các điều khoản trong hợp đồng trừ khi họ bị trình bày sai về nội dung của hợp đồng Và người không biết chữ, họ hoàn toàn có quyền yêu cầu bên còn lại đọc hoặc giải thích các nội dung của hợp đồng trong quá trình giao kết 63 Với những nhận định trên của Tòa án bang Georgia, người không biết chữ có thể tạo ra một ―hàng rào‖ bảo vệ họ khi tham gia quan hệ

62 Các vụ án mà Toàn án đã sử dụng để đưa ra quan điểm là: Mallard v Jenkins, 179 Ga.App 582,

347 S.E.2d 339 (1986); International Indemnity Co v Smith, 178 Ga.App 4, 342 S.E.2d 4 (1986); Reserve Life Ins Co v Meeks, 121 Ga.App 592, 174 S.E.2d 585 (1970); Robertson v Pablos, 208 Ga 116, 65 S.E.2d

400 (1951), (Bản Án B Cordell V Greene Finance of Georgetown, Aug 29, 1996, CA No 95 D–220–N, United States District Court).

63 Bản Án B Cordell V Greene Finance of Georgetown, Aug 29, 1996, CA No 95 D–220–N, United States District Court. hợp đồng bằng cách đề nghị bên kia giải thích hay đọc lại nội dung hợp đồng cho họ Trong trường hợp lời giải thích hay việc đọc nội dung hợp đồng của bên còn lại là sai lệch thì người không biết chữ sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản bị trình bày sai.

Nhận thấy, Tòa án bang Georgia đã đưa ra biện pháp bảo vệ cho người không biết chữ so với bên còn lại trong hợp đồng nhưng vẫn giữ quan điểm là không công nhận việc người không biết chữ dùng lý do không biết chữ của mình để thoát ly các nghĩa vụ mà họ đã giao kết 64 Tòa án Hoa Kỳ dù bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ so với bên còn lại nhưng vẫn coi trọng tính công bằng, bình đẳng dành cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng.

1.3.2 Luật các tiểu bang Hoa kỳ về các biện pháp hỗ trợ người bị khuyết tật trong tham gia các quan hệ pháp luật i) Chế định giám hộ ở Hoa Kỳ liên quan đến bảo vệ người bị khiếm khuyết thể chất trong quan hệ pháp luật Ở Hoa Kỳ, người ta cho rằng khuyết tật về tinh thần và thể chất tùy từng mức độ nghiêm trọng của nó sẽ tạo ra những hạn chế nhất định đối với khả năng tự chăm sóc, khả năng thể hiện ý chí, khả năng kiếm sống hoặc khả năng sống độc lập của họ Và pháp luật Hoa Kỳ cũng có các quy định về một số cơ chế hoặc các biện pháp hỗ trợ người bị khuyết tật trong trường hợp họ không thể tự thực hiện các hoạt động này Trong số đó có thể kể đến đó là chế định giám hộ.

PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƯỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT

Các quy định pháp luật Việt Nam liên quan người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

BLDS 2015 là một trong những nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật nói chung, trong lĩnh vực luật tư nói riêng BLDS 2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân và là một trong những nguồn luật điều chỉnh quan trọng đối với cá nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng dân sự Nhưng nhìn chung, BLDS 2015 không có những quy định điều chỉnh cụ thể về hai đối tượng là người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong lĩnh vực hợp đồng Tuy nhiên, các đối tượng này được nhắc đến trong chế định di chúc, cụ thể tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 88 Có thể thấy BLDS 2015 dần đã có xu hướng điều chỉnh đối tượng người không biết chữ, người có vấn đề về thể chất khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ so với những chủ thể bình thường.

Như đã biết, người không biết chữ là những đối tượng gặp khó khăn khó khăn trong việc kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng bằng văn bản (trong quan hệ pháp luật hợp đồng các đối tượng này có sự bất lợi hơn) Người bị khiếm khuyết thể chất là những đối tượng có khó khăn trong việc bày tỏ ý chí khi tham gia quan hệ hợp đồng, trong đó người không biết chữ thì có khó khăn trong việc không thể đọc được một tài liệu bằng văn bản nên dẫn đến những mong muốn của họ có thể bị sai lệch trong quá trình giao kết, còn người bị khiếm khuyết thể chất do những khiếm khuyết ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và cả việc bày tỏ ý chí khi giao kết hợp đồng Các đối tượng này khi tham gia quan hệ hợp đồng rất dễ vi phạm điều kiện về sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng, nói cách khác khi giao kết hợp đồng người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất rất dễ bị nhầm lẫn hay lừa đối bởi bên còn lại trong hợp đồng Do đó, những quy định bảo vệ họ thường được sử dụng là những quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu trong BLDS 2015.

88 Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015: ― 3 Di chúc người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ để công nhận là di chúc hợp pháp phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực…‖

Khi nghiên cứu các quy định tại BLDS 2015, tác giả nhận thấy có một số quy định liên quan, cụ thể tại Điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện để công nhận một giao dịch dân sự có hiệu lực hay nói cách khác, quy định này cũng được áp dụng để công nhận một hợp đồng có hiệu lực pháp luật (do hợp đồng là một loại giao dịch dân sự) Hợp đồng nếu được thiết lập bởi các chủ thể không hoàn toàn tự nguyện sẽ thì không có giá trị pháp lý 89 , sự tự nguyện là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 90 Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và bị người khác áp đặt ý chí Đối với yếu tố ―sự tự nguyện‖, BLDS

2015 có một số quy định cụ thể để tuyên một hợp đồng vô hiệu vì vấn đề không tự do trong việc định đoạt ý chí khi tham gia giao kết hợp đồng chẳng hạn hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn 91 hoặc bị lừa dối 92 Nhầm lẫn trong quan hệ hợp đồng là hiện tượng chủ thể không kiểm soát được đầy đủ các yếu tố liên quan đến giao dịch, một số nhầm lẫn có thể kể đến như nhầm lẫn về chủ thể tham gia xác lập và thực hiện giao dịch; nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch; nhầm lẫn về giá cả của giao dịch; nhầm lẫn về bản chất của giao dịch Tuy nhiên, không phải nhầm lẫn nào cũng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, khi mà nhầm lẫn đến mức không đạt đến mục đích 93 xác lập hợp đồng thì lúc này hợp đồng mới có thể bị tuyên bố vô hiệu 94 Đối với hành vi lừa dối, lừa dối được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba trong quan hệ hợp đồng làm cho họ hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng mà họ đã giao kết 95 Khi chứng minh hành vi lừa dối trong hợp đồng, chúng ta phải chứng minh được hành vi lừa dối đã làm cho một bên trong hợp đồng hiểu sai về nội dung hợp đồng nên mới tiến hành giao kết 96

Ngoài ra, riêng đối với người bị khiếm khuyết thể chất, tại Điều 23 BLDS

2015 về người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là quy định có phần

89 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, NXB Hồng Đức - Hội luật gia

90 Theo Điều 117 BLDS 2015, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch (hay hợp đồng) phải thỏa mãn các điều kiện về năng lực chủ thể; đảm bảo quyền tự do định đoạt ý chí của chủ thể trong giao dịch; nội dung, mục đích giao dịch không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phải tuân thủ đúng mặt hình thức pháp luật quy định.

93 Theo Điều 118 BLDS 2015: ―Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó‖.

94 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (10), tr 251-252.

95 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), tlđd (10), tr 253-254.

96 Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (89), tr 523. liên quan Theo đó, Điều 23 BLDS 2015 quy định, người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám y tâm thần Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ Và cơ chế giám hộ sẽ là biện pháp bảo vệ họ trong việc tham gia, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự trong đó bao gồm việc giao kết hợp đồng Người bị khiếm khuyết thể chất là một trong những đối tượng có thể bị tuyên là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bởi lẽ người bị khiếm khuyết thể chất có thể do tình trạng thể chất của họ dẫn đến không đủ nhận thức, làm chủ hành vi, việc không đủ nhận thức làm chủ hành vi so với người bình thường và thước đo xác định chính là dựa vào kết luận giám định tâm thần.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người bị khiếm khuyết thể chất có sự bất lợi về tình trạng thể chất nhưng theo kết quả giám định pháp y tâm thần không đủ kết luận họ đáp đứng quy định tại Điều 23 BLDS 2015, họ sẽ được xem là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (vì hiện nay chưa có quy định nào về đối tượng này một cách cụ thể). Tuy nhiên, thực tế các đối tượng này vẫn có khả năng nhận thức kém hơn so với người bình thường và gặp sự khó khăn trong việc biểu tỏ ý chí của mình với người khác. Người bị khiếm khuyết thể chất có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và bị tuyên bố là người có khả năng trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được bảo vệ bằng chế định giám hộ Theo đó, các đối tượng này bị khuyết thiếu về sức khỏe tinh thần, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự, cũng như khó có khả năng tự chăm lo cho đời sống của bản thân Do đó, chế định giám hộ giúp các đối tượng này bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn Được biết, quan hệ giám hộ được pháp luật quy định và các bên không được tự thỏa thuận để xác lập quan hệ này. Người giám hộ có quyền quyết định các công việc trong phạm vi được pháp luật quy định chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, trong đó bao gồm cả việc tham gia vào các quan hệ hợp đồng 97 Do đó, nhà nước xây dựng nên chế định giám hộ nhằm mục đích bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân này.

97 Điều 57 BLDS 2015 Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

―1 Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

Trong lĩnh vực công chứng, pháp luật Việt Nam quy định trong một số trường hợp hợp đồng bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật Trong trường hợp pháp luật quy định việc thực hiện công chứng hợp đồng mà các bên không thực hiện hậu quả có thể dẫn đến hợp đồng bị Tòa án tuyên vô hiệu (vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng).

Pháp luật công chứng hiện nay chỉ quy định về thẩm quyền, thủ tục công chứng mà không quy định đầy đủ các loại hợp đồng nào phải công chứng và loại nào không cần phải thực hiện Cho nên, để xác định loại hợp đồng nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng thì chúng ta phải tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan của các văn bản quy phạm pháp luật khác, chẳng hạn Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Có thể thấy, không phải loại hợp đồng nào cũng bắt buộc thực hiện thủ tục công chứng nhưng công chứng là một cơ chế hiệu quả nhằm tạo lập giá trị pháp lý, hạn chế được các tranh chấp phát sinh, do đó đối với những hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải công chứng mà người tham gia giao dịch vẫn có nhu cầu thì họ vẫn có thể yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng 98

Thủ tục công chứng được chia làm hai loại là hợp đồng được soạn thảo sẵn 99 và công chứng đối với hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng 100 Điều kiện đặt ra đối với người yêu cầu công chứng là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc thuộc những trường hợp do pháp luật quy định thì phải có người làm chứng khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch Như vậy, trong trường hợp công chứng hợp đồng nếu một bên giao kết hợp đồng là người không biết chữ hoặc người bị khiếm khuyết thể chất dẫn không đọc được, không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.

Theo Luật Công chứng 2014, người làm chứng trong trường hợp này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định Cụ thể người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; c) Quản lý tài sản của người được giám hộ; d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ…‖

100 Điều 41 Luật Công chứng 2014. nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng Những điều kiện mà Luật Công chứng

2014 đặt ra đối với người làm chứng là phù hợp bởi lẽ: thứ nhất, về điều kiện độ tuổi là 18, với độ tuổi này, công dân đã được xem là một người thành niên (trưởng thành) có thể tự mình đưa ra các quyết định trong đời sống xã hội, họ có thể nhận thức được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, tự bảo vệ mình trong các quan hệ mà họ tham gia và có thể tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình; thứ hai, điều kiện về khả năng nhận thức, người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nghĩa là khả năng nhận thức của họ phải bình thường, có thể tự mình thể hiện ý chí để xác thực hợp đồng (hay giao dịch); thứ ba, không có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động công chứng, nghĩa là họ hoàn toàn độc lập với việc thực hiện công chứng Bởi lẽ, nếu quyền và lợi ích của họ có liên quan đến hợp đồng cần công chứng sẽ làm dễ dẫn đến mất yếu tố khách quan khi làm chứng, họ sẽ không vì quyền lợi cá nhân mà làm ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng Vai trò của người làm chứng trong hoạt động công chứng chỉ dừng lại ở mức độ trợ giúp cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ nội dung văn bản văn bản yêu cầu công chứng, quyền và nghĩa vụ của bản thân hay khi người yêu cầu công chứng gặp trở ngại trong việc biểu đạt ý chí 101 Về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể yêu cầu sự hiện diện của người làm chứng theo hai cách: người làm chứng được người yêu cầu công chứng mời hoặc công chứng viên sẽ tiến hành chỉ định người làm chứng nếu người yêu cầu công chứng không mời được 102 Đối với trường hợp công chứng hợp đồng bắt buộc có mặt người làm chứng thì người yêu cầu công chứng, người làm chứng đều phải ký tên vào văn bản công chứng 103 trước mặt công chứng viên Trong trường hợp người yêu cầu công chứng hoặc người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì điểm chỉ sẽ được áp dụng để thay cho ký tên 104 Như vậy, trong trường hợp người yêu cầu

101 Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), ―Bàn về vai trò của người làm chứng trong lĩnh vực công chứng‖, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 12/2018, tr 48.

102 Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014.

103 Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014, Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.

104 Điều 48 Luật Công chứng 2014 Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng:

Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

2.2.1 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người không biết chữ khi giao kết hợp đồng i) Thực trạng về người không biết chữ ở Việt Nam

Theo báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,65% Trong đó, số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm 98,92%; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm 96,2% Nước ta có hiện có khoảng 1,49 triệu người mù chữ 106 Số lượng người không biết chữ thường tập trung vào người dân tộc thiểu số, họ dường như không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông

105 Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), tlđd (101), tr 47.

106 ―Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ‖, https://tienphong.vn/ca-nuoc-van-con-hon-1-49- trieu- nguoi-mu-chu-post1143111.tpo , truy cập 29/05/2021.

(tiếng Việt), nhiều dân tộc có hơn một nửa dân số mù chữ Tổng số người dân tộc thiểu số không biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 hiện nay là 676.873 người, chiếm 45,8% tỷ lệ trong toàn quốc Một số tỉnh có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ cao như Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang 107

Như vậy, hiện nay số lượng người không biết chữ của nước ta đang dần có xu hướng giảm đáng kể nhưng có thể thấy số lượng người không biết chữ của nước ta thường tập trung vào người dân tộc thiểu số Người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những vùng núi, vùng hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, những nơi này thường có điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến họ có trình độ học vấn, trình độ nhận thức còn hạn chế Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, nhận thức về chính trị, pháp luật còn hạn chế, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ Do đó, dù là những đối tượng đang có số lượng xu hướng giảm nhưng vẫn rất cần có quy định bảo vệ. ii) Thực tiễn xét xử liên quan về người không biết chữ khi giao kết hợp đồng

Khi giải quyết tranh chấp trong quan hệ hợp đồng nếu một bên giao kết cho rằng khi họ ký kết hợp đồng trong trạng thái không biết chữ, trước hết Tòa án phải tiến hành xác minh việc không biết chữ khi giao kết hợp đồng có phải là sự thật hay không.

Cụ thể, theo bản án số 188/2018/DS-PT ngày 10/10/2018 về tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất của Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau (sau đây gọi là Bản án số 01), Tòa án nhận định: “Qua thu thập hồ sơ về việc giải quyết tranh chấp đất giữa bà Đ1 với ông Nguyễn Việt Xô thể hiện tại các tài liệu như: Đơn yêu cầu của bà Đ1 ngày 10/01/1996; Biên bản giải quyết công trình xáng múc ngày 11/01/1996; Biên bản hòa giải ngày 28/3/1996; Biên bản hòa giải ngày 04/11/1999 bà Đ1 đều có ký tên và ghi họ tên của bà Đ1 Điều đó chứng minh được bà Đ1 là người biết chữ chứ không phải bà Đ1 không biết chữ như đại diện theo ủy quyền của bà Đ1 trình bày và những người có tên nêu trên xác nhận bà Đ1 không biết chữ là chưa khách quan, không căn cứ…” hoặc tại Bản án 46/2019/DS-PT ngày 02/04/2019 về tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương (sau đây gọi là Bản án số 02), quan điểm Tòa án cho rằng :

―So sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ như Hợp đồng đặt cọc, bản tự khai, biên bản hoà giải và bản cam

107 ―Thực trạng giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam‖, http://www.ttbd.gov.vn/PrintPreView.aspx?distidG63 , truy cập ngày 30/05/2021. kết đều thể hiện chữ viết và chữ ký của ông H2 rất rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu; do đó, ý kiến trình bày ông H2 không biết chữ hoặc bị lừa là hoàn toàn không phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ, không đúng thực tế‖ Có thể thấy, Tòa án phải thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan vụ án giải quyết để tiến hành xác định được một bên trong hợp đồng là người không biết chữ hay không, nếu họ thật sự không biết chữ thì mới tiếp tục sử dụng đặc điểm ―không biết chữ‖ để làm căn cứ để giải quyết tranh chấp cũng như giải quyết hậu quả phát sinh liên quan.

Trong một số trường hợp khác, Tòa án ngoài việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ trực tiếp liên quan đến vụ án để xác định, Tòa án cũng có sử dụng những tài liệu không liên quan đến vụ án để chứng minh yếu tố ―không biết chữ‖, chẳng hạn trong Bản án 06/2018/DS-PT ngày 16/01/2018 về tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (Sau đây gọi là Bản án số 03 đã sử dụng tài liệu không liên quan đến vụ án đang xem xét để chứng minh rằng một bên giao kết hợp đồng không biết chữ, cụ thể bản án đề cập: ―….tại biên bản xác minh ngày

06/9/2017, cán bộ tư pháp phụ trách việc đăng ký kết hôn của UBND xã LN cho biết vợ chồng ông K‟H, bà Ka M có đăng ký kết hôn tại UBND xã LN vào ngày 30/10/2001 nhưng do không biết chữ nên không ký mà chỉ điểm chỉ vào sổ đăng ký kết hôn (Bút lục 27,28,32) Như vậy, có đủ cơ sở khẳng định ông K‟H không biết chữ, không biết viết, không đọc được chữ, không ký được chữ ký, không viết được tên của mình” Bản án này sử dụng một tài liệu trong vụ việc không liên quan trực tiếp của vụ án để xác định, cụ thể họ dựa vào biên bản xác minh của cán bộ tư pháp khi kết hôn để xác định yếu tố không biết chữ để tiến hành giải quyết tranh chấp.

Nhận thấy, trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng do người không biết chữ giao kết Tòa án không dựa vào quy định pháp luật ở Điều 19 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP để xác định yếu tố không biết chữ dù tại thời điểm xét xử, Nghị định này đã có hiệu lực áp dụng, ngoài ra Tòa án cũng không dựa vào việc cung cấp một bằng chứng nào (như bằng cấp, chứng chỉ ) liên quan đến trình độ học vấn của người không biết chữ nhằm xác định yếu tố ―không biết chữ‖ để làm căn cứ để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, Tòa án lại căn cứ vào chứng cứ, tài liệu mình thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án Và thông thường, Tòa án sẽ xác định thông qua các tài liệu, chứng cứ có được trong quá trình giải quyết vụ án như là đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, các loại biên bản, hợp đồng, bản tự khai…Theo quan điểm của tác giả lý do mà Tòa án không sử dụng Nghị định 20/2014/NĐ-CP để giải quyết tranh chấp bởi vì: một là, do thiếu sót trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án; hai là, do Tòa án cảm thấy Nghị định 20/2014/NĐ-CP không phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp trong việc xác định yếu tố không biết chữ mà Tòa án căn cứ dựa trên bản chất của một bên tham gia quan hệ hợp đồng có thực sự biết chữ hay không, ví dụ: một người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học nhưng vì những lý do khác nhau họ vẫn có thể không đọc được chữ hoặc là một người không thuộc những trường hợp tại Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP nhưng thực tế họ vẫn có khả năng đọc, viết được chữ.

Thêm vào đó, các tài liệu, chứng cứ được Tòa án xem xét không phải là ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng mà Tòa án lại xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan diễn ra ngay cả trước hoặc là sau thời điểm giao kết hợp đồng Cụ thể trong Bản án số 01 và Bản án số 02, tài liệu, chứng cứ mà Tòa án xem xét diễn ra trong thời điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng, tức là những chứng cứ chứng minh yếu tố không biết chữ được để Tòa án xác định vào sau thời điểm giao kết.

Nhận thấy, việc xem xét của Tòa án là phù hợp, bởi lẽ đặc điểm không biết chữ của một người sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài trừ khi chúng ta thực hiện phổ cập giáo dục Vì thế, tại thời điểm xảy ra giải quyết tranh chấp nếu một bên trong hợp đồng vẫn không biết chữ, suy ra thời điểm trước đó (thời điểm giao kết hợp đồng) họ cũng đang trong tình trạng không biết chữ Tuy nhiên, việc xem xét tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà Tòa án thông qua các tài liệu chứng cứ trực tiếp liên quan đến vụ án để xác định người không biết chữ thì cũng không thể khẳng định chính xác được tại thời điểm họ giao kết hợp đồng thực sự đang trong tình trạng không biết chữ hay không, việc xác định này chỉ mang tính tương đối.

Mặt khác, trong Bản án số 03 Tòa án lại sử dụng tài liệu, chứng cứ trước thời điểm giao kết hợp đồng để xác định yếu tố ―không biết chữ‖ của một bên trong hợp đồng Cụ thể Tòa án đã dựa vào tài liệu đăng ký kết hôn vào ngày 30/01/2001 trước tiến hành giao kết hợp đồng là năm 2002 để xác định Việc dựa vào tài liệu, chứng cứ trước khi tiến hành giao kết hợp đồng là chưa phù hợp bởi vì trước khi giao kết hợp đồng có thể họ không biết chữ nhưng tại thời điểm giao kết họ đã biết chữ do thực hiện phổ cập giáo dục Nhưng đối với Bản án số 03, thời điểm mà Tòa án xác định đến thời điểm giao kết hợp đồng cũng không cách biệt quá lớn, vẫn có thể xem xét sử dụng nên Tòa án sử dụng tài liệu, chứng cứ này để xem xét yếu tố ―không biết chữ‖ chỉ tương đối phù hợp nhưng lại không hoàn toàn chính xác và khách quan.

Ngoài việc xác định dùng bằng chứng, căn cứ nào để xác định yếu tố không biết chữ thì việc xem xét thời điểm của các bằng chứng, căn cứ cũng là một vấn đề cần phải làm rõ Trong hai Bản án số 02 và Bản án số 03, có thể thấy Tòa án rất linh hoạt trong việc sử dụng thời điểm xác định yếu tố không biết chữ của một bên trong hợp đồng bao gồm cả trước và sau khi giao kết hợp đồng Theo những phân tích về quy định pháp luật hiện hành, pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc xem xét người không biết chữ trong quan hệ hợp đồng tại thời điểm nào để xác định.

Theo quan điểm của tác giả, khi xác định yếu tố không biết chữ của một bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, chúng ta cần xem xét tài liệu, chứng cứ cả trước và sau thời điểm giao kết hợp đồng nhằm góp phần xác định được chính xác, khách quan nhất trong quá trình giải quyết vụ án Đặc biệt, thời gian xem xét các tài liệu chứng cứ không nên quá xa vì thời gian càng xa độ chính xác xác định đặc điểm không biết chữ càng giảm.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

3.3.1 Sự cần thiết phải có quy định bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng

Hiện nay, BLDS 2015 không có những quy định trực tiếp về việc bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng Đây là sự thiếu sót trong các các chế định luật dân sự Việt Nam Theo như tác giả cần thiết phải có quy định bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng vì những lý do sau:

Thứ nhất, nhằm đáp ứng được tinh thần nhân đạo trong hệ thống pháp luật

Việt Nam Bởi lẽ, Việt Nam với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì vai trò của nhà nước pháp quyền lại còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền hay đó là xem pháp luật là nguyên tắc tối cao và phải luôn luôn được tôn trọng, thực thi. Đồng thời, đó cũng chính là mô hình nhà nước lấy việc bảo vệ quyền con người,

120 Chế định giám hộ trong pháp luật Việt Nam dùng để bảo vệ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người dưới 18 tuổi… Đây được xem như những đối tượng có vị thế yếu thế hơn so với người có năng lực hành vi đầy đủ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Người yếu thể được hiểu là người không có (hoặc khó có) khả năng tự thực hiện hành vi để hưởng quyền, không có (hoặc khó có) khả năng để tự bảo vệ, họ có thể là trẻ em – người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bệnh tật hoặc có khuyết tật hoặc là bên không có (hoặc khó có) sự bình đẳng so với chủ thể khác Người yếu thế thực tế gặp phải hàng loạt các thách thức, khó khăn, cản trở so với những người bình thường trong việc giải quyết các công việc cho cuộc sống. quyền công dân là tiền đề và mục tiêu cao nhất của quá trình xây dựng thiết chế tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói riêng và của sự phát triển nói chung. Nhà nước Việt Nam thường có xu hướng bảo vệ quyền và lợi ích của những đối tượng dễ bị tổn thương hoặc những đối tượng có vị thế yếu hơn trong các quan hệ pháp luật trong đó bao gồm cả người không biết chữ và người bị khiếm khuyết thể chất Do đó, việc xây dựng các quy định pháp luật một cách hoàn thiện và chặt chẽ để bảo vệ các đối tượng này khi họ tham gia các quan hệ pháp luật vừa phù hợp mục đích quản lý xã hội của Nhà nước, vừa thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay Mặc dù, xã hội Việt Nam hiện nay đang dần được cải thiện và phát triển Tuy nhiên, số lượng người bị khiếm khuyết thể chất, người không biết chữ vẫn còn tồn tại trên thực tế rất nhiều Đối với người bị khiếm khuyết thể chất là những người mang trên mình các khiếm khuyết, các khiếm khuyết này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh tật, tai nạn, bẩm sinh Những nguyên nhân này không thể khắc phục khi xảy ra, nguyên nhân dẫn đến các các đối tượng bị khiếm khuyết thường xuất phát từ các sự kiện không mong muốn và không phụ thuộc vào ý chí của con người Do đó, người bị khiếm khuyết nói chung, người bị khiếm khuyết thể chất nói riêng là những chủ thể luôn tồn tại trong xã hội, hiện nay còn chiếm số lượng vô cùng đông đảo Mặt khác, đối với người không biết chữ, hiện nay chính sách nhà nước đang dần hạn chế phát sinh và hướng đến xóa bỏ đối tượng này Nhưng theo một chiều hướng khách quan, các đối tượng này vẫn tồn tại và có số lượng khá nhiều Hơn nữa, những người không biết chữ thường sinh sống ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, điều kiện tham gia kinh tế, văn hóa còn nhiều khó khăn, hạn chế và những khu vực này ở nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều Các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp hợp đồng nói riêng là một trong những loại tranh chấp phổ biến dễ xảy ra trong đời sống Do đó, sự tồn tại của các quy định nhằm bảo vệ, hỗ trợ các đối tượng này khi tham gia quan hệ hợp đồng được xem là nhu cầu cần được đáp ứng xã hội hiện nay.

Thứ ba, để nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, hạn chế được tình trạng vô hiệu hợp đồng Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều có những quy định bảo vệ người bị khiếm khuyết thể chất, người không biết chữ khi giao kết hợp đồng Dù thuộc hai dòng họ pháp luật khác nhau nhưng hệ thống pháp luật của hai quốc gia đều có xu hướng bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ và người bị khiếm khuyết thể chất so với bên còn lại trong hợp đồng Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ, đều không công nhận hợp đồng là hợp pháp nếu như chứng minh được Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết không đúng với ―ý chí đích thực‖ của họ Yếu tố ―không biết chữ‖ hay ―bị khiếm khuyết thể chất‖ là những căn cứ hữu hiệu để giúp họ thoát ly khỏi các nghĩa vụ trong hợp đồng đã giao kết khi chứng minh được hợp đồng không đảm bảo ―ý chí đích thực‖ của họ Những quy định về hợp đồng vô hiệu là một trong những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của hai đối tượng trên dù ở Việt Nam hay Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những quy định pháp luật về hợp đồng bảo vệ được họ trong trường hợp thường diễn ra trong quá trình phát sinh tranh chấp nói cách khác là sau thời điểm hợp đồng đã được giao kết Đây là một biện pháp bảo vệ nhưng chưa phải là biện pháp hiệu quả nhất Theo những phân tích ở Chương I, pháp luật Hoa Kỳ đã có những cơ chế, biện pháp hỗ trợ và bảo vệ họ trong quá trình họ giao kết chẳng hạn chế định người làm chứng dành cho người không biết chữ hay chế định giám hộ, chế định hỗ trợ ra quyết định cho người bị khiếm khuyết thể chất Hiện tại, tuy pháp luật Việt Nam đã có chế định giám hộ dành cho người bị khiếm khuyết thể chất bị tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chế định người làm chứng cho người không biết chữ đối với những hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Công chứng 2014 nhưng nhìn chung chưa thật sự bảo vệ trọn vẹn quyền lợi của hai đối tượng này Do đó, chúng ta cần thiết xây dựng một cơ chế bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong quá trình giao kết nhằm đảm bảo quyền lợi của họ một cách tốt nhất Từ đó, góp phần hạn chế được những tranh chấp phát sinh liên quan và giảm thiểu dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể góp phần xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng i) Đối với người không biết chữ Đầu tiên, tác giả kiến nghị xây dựng về cơ chế bảo vệ dành cho người không biết chữ khi tham gia các hợp đồng bằng văn bản không thuộc sự điều chỉnh của Luật Công chứng 2014, vì những lý do như sau:

Luật Công chứng 2014 đã có biện pháp hỗ trợ cho người không biết chữ đối với các hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Công chứng 2014 Cụ thể, Luật Công chứng 2014 sử dụng cơ chế người làm chứng để bảo vệ quyền lợi cho người không biết chữ Người làm chứng trong trường hợp này được xem là bên thứ ba hỗ trợ người không biết chữ Người làm chứng là giúp người không biết chữ nhận biết được chính xác nội dung của hợp đồng mô tả và cũng là cơ chế hạn chế phát sinh tranh chấp xảy ra dành cho người không biết chữ Tuy nhiên, việc có cơ chế bảo vệ này dành cho người không biết chữ hiện nay chỉ dừng ở các hợp đồng thuộc phạm vi của Luật Công chứng 2014, còn những hợp đồng bằng văn bản không thuộc phạm vi của Luật Công chứng 2014 thì chưa có Do đó, quy định này cần nên được nhân rộng ra các loại hợp đồng bằng văn bản khi người không biết chữ giao kết hạn chế tình trạng người không biết chữ bị lừa dối, nhầm lẫn về nội dung hợp đồng bằng văn bản.

Theo những đặc điểm của người không biết chữ được phân tích ở trên, có thể nhận thấy họ vẫn có khả năng nhận thức bình thường, các đối tượng này đơn giản chỉ là không có khả năng đọc và hiểu một tài liệu bằng văn bản từ đó dẫn đến việc kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng của họ gặp khó khăn Do đó, khi xây dựng quy định hướng đến việc hỗ trợ người không biết chữ khi họ tiến hành giao kết bằng văn bản phải đáp ứng được hai yếu tố: một là, giúp họ hiểu được nội dung bằng văn bản; hai là, giúp họ kiểm tra, xác nhận nội dung hợp đồng trước khi giao kết Như đã phân tích ở Chương I, pháp luật Hoa Kỳ có những quy định rất tiến bộ để bảo vệ người không biết chữ khi họ giao kết hợp đồng bằng văn bản Cơ chế bảo vệ của họ chính là có người ủy thác hỗ trợ cho người không biết chữ tham gia vào hợp đồng.

Và chế định người làm chứng dành cho ―người không thể đọc‖ trong Luật Công chứng 2014 lại có nét tương đồng như cơ chế người ủy thác trong pháp luật Hoa

Kỳ Do đó, xây dựng cơ chế người làm chứng để hỗ trợ người không biết chữ khi họ giao kết hợp đồng bằng văn bản là phù hợp Bởi lẽ, vừa góp phần phát huy tinh thần của pháp luật trong nước, vừa phù hợp với xu hướng của pháp luật nước ngoài Hơn nữa, điểm đặc biệt của người làm chứng là chỉ dừng ở việc hỗ trợ người không biết chữ mà không can thiệp hay gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người không biết chữ trong suốt quá trình giao kết hợp đồng.

Thứ hai, những quy định cần thiết về việc xây dựng chế định người làm chứng hỗ trợ người không biết chữ khi giao kết hợp đồng bằng văn bản Cụ thể như sau:

Một là, quy định xây dựng cần phải xác định rõ ràng các hợp đồng bằng văn bản mà người không biết chữ cần có người làm chứng hỗ trợ khi họ giao kết hợp đồng Được biết, hợp đồng bằng văn bản là một dạng hình thức của hợp đồng Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng nhằm ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể 121 Thông thường, hình thức hợp đồng bằng bản sẽ được quy định trong các quy định luật chuyên ngành Và hiện nay, không có một tiêu chí cụ thể nào giữa việc xác định ranh giới trong việc khi nào cần lập hợp đồng văn bản hay không trong pháp luật Việt Nam Do đó, khi chúng ta muốn xác định loại hợp đồng nào cần phải lập thành văn bản thì phải xem xét pháp luật về lĩnh vực mà hợp đồng đang giao kết có quy định hay không Trong trường hợp, pháp luật không quy định về hình thức hợp đồng bằng văn bản thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn về hình thức Từ đó có thể thấy, hợp đồng sẽ có hai trường hợp có thể được lập thành văn bản đó là, do pháp luật bắt buộc hoặc do các bên lựa chọn (hình thức văn bản để giao kết hợp đồng) Như vậy, khi người không biết chữ giao kết hợp đồng bằng văn bản trong cả hai trường hợp này thì cần phải có người làm chứng nhằm bảo vệ được quyền lợi của họ.

Hai là, cần xây dựng các điều kiện về người làm chứng tham gia hỗ trợ người không biết chữ khi giao kết hợp đồng Điều kiện thứ nhất, người làm chứng đủ 18 tuổi, bởi vì tuổi 18 là độ tuổi mà pháp luật Việt Nam quy định họ đã trở thành người trưởng thành, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân được pháp luật quy định, trong độ tuổi này một người đã có đầy đủ nhận thức và có thể tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, đủ khả năng để đưa ra các quyết định bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ người khác; Điều kiện thứ hai là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, điều kiện này phản ánh khả năng nhận thức của cá nhân và cũng là yêu cầu cơ bản của các chủ thể trong khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Và hai điều kiện trên cũng là các điều kiện được đặt ra đối với người làm chứng từ Luật Công chứng 2014; Điều kiện thứ ba, người làm chứng không phải là một bên trong hợp đồng (trong trường hợp hợp đồng có nhiều bên) Bởi vì, nếu người làm chứng không là một bên trong hợp đồng sẽ có sự trung lập nhất định, người làm chứng sẽ khách quan hơn và bảo vệ được người không biết chữ tốt hơn, họ sẽ không vì những lợi ích trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người không biết chữ; Điều kiện thứ tư, người làm chứng phải không có lợi ích liên quan đến hợp đồng. Điều kiện này được đặt ra bởi vì một đối tượng không có những lợi ích liên quan

121 Điều 119 BLDS 2015 Hình thức giao dịch dân sự:

―1 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2 Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực,đăng ký thì phải tuân theo quy định đó‖. đến hợp đồng họ có sự khách quan nhất định, họ sẽ không bị cho phối bởi lợi ích cá nhân, chúng ta không cần phải lo lắng họ vì lợi ích của bản thân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người không biết chữ Có như vậy, ý nghĩa của việc làm chứng sẽ được đảm bảo hơn Ngoài ra, còn một số điều kiện khác về người làm chứng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người không biết chữ nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ tốt nhất, đó là tạo ra một quy định tạo điều kiện để người không biết chữ có thể tự mình lựa chọn người làm chứng Còn trong trường hợp nếu người không biết chữ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tìm được người làm chứng cho mình thì các bên còn lại trong hợp đồng phải có nghĩa vụ hỗ trợ để tìm kiếm người làm chứng. Việc xây dựng quy đình sẽ thể hiện được tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam và cũng thể hiện một bên trong hợp đồng hoàn toàn thiện chí khi giao kết hợp đồng với người không biết chữ.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w