1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng chôm chôm pptx

7 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 146,87 KB

Nội dung

Kỹ thuật trồng chôm chôm Kỹ thuật trồng chôm chôm 1. Giống: Chôm chôm có thể trồng bằng hột và nhân giống vô tính (chiết ghép). Tuy nhiên, trồng bằng hột cây dễ bị phân tính và mất thời gian dài cây mới cho trái, cây trồng bằng hột thường chỉ dùng để làm gốc ghép. Trồng bằng chiết nhánh : chôm chôm chiết nhánh ra rễ khoảng 2-3 tháng sau khi chiết có thể đem trồng nhưng nhánh chiết dễ bị chết khi rời khỏi cây mẹ. Để tăng tỷ lệ sống khi trồng cần hạn chế việc rụng lá và giữ yên cây cho đến khi rễ bám chặt vào đất. Trồng bằng cây ghép: hiện nay, chôm chôm được trồng phổ biến bằng cây ghép mắt, tỷ lệ sống cao, sớm cho trái và vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. 2. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng: tốt nhất là đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất - đặt cây con:  Ở ĐBSCL, cây chôm chôm thường được trồng trên đất líp. Líp rộng từ 7 - 10m. Chiều cao mặt líp tuỳ thuộc vào độ cao của từng vùng.  Nếu đất thấp, chưa đạt yêu cầu phải vun mô khi trồng. Đất làm mô được trộn với phân chuồng hoai hoặc phân cá và trộn thêm 0,3kg super lân. Đặt cây vào giữa mô đất, lắp đất ngang mặt bầu cây, không nên nén đất quá chặt dễ làm đứt rễ cây, dùng cọc cắm để giữ cây tránh đỗ ngã.  Ở những vùng đất cao không cần lên líp hoặc vun mô khi trồng.  Tưới nước giữ ẩm giúp cây mau ra rễ, cần che mát và chắn gió cho cây con trong năm đầu tiên.  Khoảng cách trồng: 6m x 6m hoặc 6 m x 8m. Làm cỏ, tủ gốc, bồi đất: cỏ trong vườn được làm thường xuyên để tránh sự cạnh tranh, vào mùa khô làm cỏ kết hợp với tủ gốc để giữ ẩm cho cây, nên tiến hành bồi đất định kỳ hàng năm cho mô rộng ra. Tưới tiêu: cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào giai đoạn cây con cũng như sau khi bón phân cây ra hoa và mang trái. Cây chôm chôm rất mẫn cảm với ngập nước, do đó cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ. Tỉa cành: cần tạo khung tán khi cây còn nhỏ để giúp cành lá phân bổ hợp lý. Trong những năm cây cho trái, sau khi thu hoạch tiến hành tỉa bỏ cành khô, cành sâu bệnh, cành vô hiệu, khi cây cho trái, lúc trái có đường kính 2-3 cm, tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán. Bón phân:  Năm đầu tiên: bón 0,20 kg Ure và 0,1 kg clorua kali chia làm 2 lần vào 1 và 6 tháng, sau khi trồng (có thể pha loãng để tưới).  Năm thứ 2-3: Bón 0,3 – 0,4 kg Ure và 0,3 kg clorua kali/gốc.  Năm thứ 4-5: cây cho trái bón như sau: Phân chuồng: 15-20kg/gốc (bón sau thu hoạch) Ure + DAP: 0,5 –1kg/gốc (bón sau thu hoạch) NPK: 0,5 – 1kg/gốc (bón trước khi ra hoa 1 tháng và khi cây đậu trái). KCL: 0,2 – 0,3 kg/gốc (khi cây mang trái).  Lượng phân bón cần tăng dần lên theo thời gian. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng cho cây, vào các giai đoạn như sau khi tỉa cành (giúp cây ra nhiều lá non); và vào lúc cây mang trái, phun 3-4 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Kinh nghi ệm xử lý ra hoa, đậu trái : Chôm chôm thường phân hóa trong điều kiện khô hạn, cây bị thiếu nước một thời gian sẽ ra hoa. Vì vậy, 2-4 tuần trước khi trổ không tưới nước cho cây giữ cây bị khô hạn, cây sẽ trổ hoa sớm và đồng loạt hơn. Khi cây trổ búp đều cung cấp đầy đủ nước để việc trổ hoa được thuận lợi. Để tăng khả năng đậu trái: có thể phun chất kích thích sinh trưởng NAA 1 ml/l lít nước hoặc Thiên nông (8g/8lít), Komix (30 cc/8 lít) kết hợp với Anvil (10cc/8 lít) trước khi hoa nở 1 tuần. Tăng phẩm chất trái: một số nước sử dụng GA3 5ppm phun 1-2 lần vào lúc 6-8 tuần sau khi hoa trổ, phun phân bón lá như Thiên nông, Komix vào gia đoạn trái có đường kính 1 cm, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để giữ màu sắc trái đẹp khi chín và tăng trọng lượng trái. 3. Sâu bệnh gây hại quan trọng: B ệnh phấn trắng do nấm : gây hại trên hoa, trái, bệnh gây thất thu năng suất nếu không được phòng trị kịp thời. Phòng trị: phun ngừa sớm bằng Anvil hoặc Tilt 10-15 cc/8 lít. Cắt bỏ và tiêu hủy cành bị bệnh. Sâu ăn bông, sâu đục trái, rệp sáp: phun các loại thuốc trừ sâu như Trebon 10EC (10cc/lít) hoặc Applaus (10-15 g/lít), cắt bỏ, tiêu hủy cành sâu. 4. Thu hoạch và tồn trữ:  Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 100-120 ngày. Khi trái chín có độ ngọt (độ Brix từ 17-21%), không nên thu hoạch trái quá chín vì màu vỏ sẽ sậm hơn, thịt trái bị đục, hương vị kém, dễ bị côn trùng tấn công.  Trong điều kiện nhiệt đới, màu gai và vỏ trái bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi thu hoạch. Tồn trữ ở nhiệt độ 10-15oC trong túi PE có đục lỗ giữ được trong 10 ngày và trong túi PE dày kín, có thể giữ được sau 12 ngày. Chôm chôm có thể trồng và nhân giống bằng hạt hoặc bằng phương pháp chiết ghép, tuy nhiên trồng bằng hột cây dễ bị phân tính và mất thời gian dài mới cho trái, cây trồng bằng hột thường chỉ để làm gốc ghép. Hiện nay chôm chôm được trồng bằng cây ghép mắt, tỷ lệ sống cao, sớm cho trái và giữ được đặc tính cây mẹ. Theo Viện NC cây ăn quả miền nam . Kỹ thuật trồng chôm chôm Kỹ thuật trồng chôm chôm 1. Giống: Chôm chôm có thể trồng bằng hột và nhân giống vô tính (chiết ghép). Tuy nhiên, trồng bằng hột cây dễ bị. giữ được đặc tính của cây mẹ. 2. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng: tốt nhất là đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất - đặt cây con:  Ở ĐBSCL, cây chôm chôm thường được trồng trên đất líp. Líp rộng từ 7. cây mẹ. Để tăng tỷ lệ sống khi trồng cần hạn chế việc rụng lá và giữ yên cây cho đến khi rễ bám chặt vào đất. Trồng bằng cây ghép: hiện nay, chôm chôm được trồng phổ biến bằng cây ghép mắt,

Ngày đăng: 02/04/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w