1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CA DAO MIỀN BIỂN PHÚ YÊN docx

17 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

CA DAO MIỀN BIỂN PHÚ YÊN Phú Yên là một tỉnh nhỏ nằm trải dọc duyên hải miền Trung, giáp giới tỉnh Bình Định ở phía Bắc và với tỉnh Khánh Hòa ở phía Nam. Phú Yên hiện nay có 7 huyện thị, nhưng chi 4 huyện thị là có biển: Như: Huyện Sông Cầu Huyện Tuy An Thị xã Tuy Hòa Huyện Tuy Hoà Phần phía Bắc Phú Yên bờ biển nhiều chỗ lồi lõm khúc khuỷu, tạo ra nhiều đầm, vịnh, đảo và bán đảo. Bờ biển phía Nam thuộc thị xã Tuy Hòa, huyện Tuy Hòa phần lớn là những bãi cát bằng phẳng hơn . Đi từ phía Bắc vào, đầu tiên là mũi Bàng Than giáp ranh giới phía Nam tỉnh Bình Định. Vào một chút nữa là đầm Cù Mông - Ở đầm này có Hòn Nần. Trên Hòn Nần có miếu Công thần đựng lên từ thời Nguyễn - Gia Long. Đầm Cù Mông ở xã Xuân Lộc (huyện Sông Cầu) là địa danh có nhiều ca dao còn truyền miệng lại trong dân gian. Đầm Cù Mông có bán đảo Vĩnh Cửu (xã Xuân Hòa) che chắn phía ngoài. Cuối đầm có cửa biển nhổ tại Hòn Tôm. Xuôi xuống phía Nam có Vũng Quan, nhô ra biển Đông có mũi ông Diên rồi lõm vào là Vũng Mò O. Xuống phía Nam, bán đảo Từ Nham (xã Xuân Thịnh) chắn gió cho Vịnh Xuân Đài. Trong Vịnh Xuân Đài có các Vũng Dông, Vũng Lấm, Vũng Chào, Vũng La . Trên bờ có thị trấn Sông Cầu ; ở đây từ xưa đã lưu truyền nhiều câu ca dao nhắc tới văn hóa địa phương này. Dịch xuống phía Nam Vịnh có cù lao Ông Xá, Gành Đỏ xuống tí nữa là cửa biển Tiên Châu. Phía Nam Tiên Châu có chợ Giã (xã An Ninh Tây), có Gành đá Đĩa (xã An Ninh Đông) nằm trong Vũng Chào. Tiếp vào là mũi nước Giao. Phía Đông mũi nước Giao là Bãi Bàng (Thôn Phú ốc, xã An Ninh Đông). Đi tiếp vào là bán đảo An Hải. Ở đây có mả Cao Biền tọa lạc trên ngọn đồi thấp nhìn ra biển. Bán đảo An Hải che chắn sóng cho Đầm Ô Loan ở phía trong. Phía Nam bán đảo An Hải có Gành Hàu thuộc xã An Hòa. Phía ngoài Gành Hàu có Cù Lao Mái Nhà, xuống phía Nam có đảo Hòn Yến (thuộc xã An Hòa, huyện Tuy An). Hòn Yến, chợ Yến cũng là đề tài mà nhiều câu ca dao nhắc đến. Đi qua Hòn Yến vào xã An Chấn, có chợ Ma Liên nổi tiếng, có Gành ông Gành Bà. Rời An Chấn đi vào bờ biển đẹp Long Thủy (ngày trước gọi là Mỹ Á) thuộc xã An Phú, Tuy An. Ngoài biển Long Thủy có các Cù Lao Hòn Chùa, Hòn Than, Hòn Dứa … Bắt đầu từ đây đi vào Nam đến Mũi Điện là Bãi Ngang toàn cát trắng rì rào sóng vỗ với rặng phi lao xanh biếc thuộc thị xã Tuy Hòa và huyện Tuy Hòa. Ở đây có cửa sông Đà Rằng, có làng Phú Câu (phường 6) với các địa danh núi Nhạn tháp, Sông Dinh, chợ Dinh xưa ở nội thị Tuy Hòa- Rồi vào cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch), bãi Tiên, Mũi Điện (còn gọi là Mũi Nạy, Mũi Kê Gà) có ngọn Hải Đăng. Vòng xuống phía Nam rẽ vào vũng Rô có hòn Đá Bia là cực Nam của Phú Yên Văn hoá dân gian Phú Yên đã có từ 400 năm trở lại đây rất phong phú, đa dạng. Ngoài văn hóa lễ hội, ẩm thực, phong tục tập quán trong văn hóa phi vật thể như huyền thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian còn có câu ca dao, tục ngữ mà ca dao ở đây đã thể hiện bằng các loại hò: hò khoan, hò bá trạo, hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo vải, chằn nón vv và đặc biệt trong hát ru em ở miền biển Phú Yên cũng lấy từ câu ca dao mà ra. Các nhà PhonKlor Phú Yên đã từng sưu tầm hàng nghìn câu ca dao như thế - Gần đây có bà Lê Thị Lẫy là một người dân thường ở thôn văn hóa Phước Thịnh, xã Hòa Bình 2 đã dành cả đời mình bền bĩ sưu tầm ghi chép được mấy chục quyển vở ghi ca dao tục ngữ địa phương và bà đã hiến tặng cho thư viện Hải Phú (Phú Yên) trọn bộ công trình của bà. Bà đã được UBND tỉnh Phú Yên cấp bằng khen tặng đặc biệt Trong hàng nghìn câu ca dao truyền miệng khắp vùng bờ biển Phú Yên, trong đó tôi xin trích ra đây những câu ca dao chỉ riêng miền biển Phú Yên mới có. Ví như ở đầm Cù Mông xã Xuân Lộc (huyện Sông Cầu) có những câu ca dao : -Cá ngon là Cù Mông -Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương Đặc sản ở Cù Mông là món mắm ốc: - Mắm ốc Cù Mông là Bán thông khắp chỗ Vợ con chịu khổ Ráng bắt cho nhiều Làm mắm đầy niêu Tết đem chợ bán Ở đây mắm đều ngon nức tiếng nên ngày xưa nhiều nghe thuyền lui tới bán buôn, buôn bán rộn ràng: Nữ: - Chiếc thuyền ốc chèo qua vũng Hến Chiếc ghe câu đậu bến Cù Mông Anh đi em ngóng em trông Kẻ buôn người bán, chợ đông rộn ràng Nam: - Chiếc thuyền ốc chèo qua cồn Hến Chiếc ghe câu đậu bến Cù Mông Anh đi có nhớ anh không ? … Vùng làm muối ven biển phía Bắc Phú Yên cũng có những câu ca dao trào phúng như: Trung Trinh, Đá Tượng, Bãi Đồng, Em ưng Đá Tượng, mắc lòng Trung Trinh (các địa danh trên đều ở xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu) Dịch xuống phía Nam có vịnh Xuân Đài. Trong vịnh Xuân Đài có vũng Dông, vũng Lấm, vũng Chào cũng là một địa danh biển Phú Yên có nhiều câu ca dao nhắc đến: - Vũng Dông, Vũng Lâm, vũng Chào Vũng La, Vũng Sứ, vũng nào cũng thương Ở vịnh Xuân Đài có con sông Tam Giang chảy vào - Trên bờ Tam Giang có thị trấn Sông Cầu. Đây là nơi người Pháp đô hộ đặt làm tỉnh lỵ Phú Yên từ năm 1899 đến năm 1945. Vì vậy có nhiều ca dao địa phương nhắc đến Tam Giang và Sông Cầu: -Nước ròng chảy thấu Tam Giang Sầu đông chín rụng sao chàng bặt tin ? Bốn mùa Xuân hạ thu đông Thiếp ngồi vá lưới những trông bóng chàng Dừa xanh trên bến Sông cầu Dừa bao nhiêu trái, dạ em sầu bấy nhiêu -Chợ Sông Cầu 1 tháng 6 phiên Anh đi khổng đặng, gởi lời nguyền thăm em - Ngó vô Vũng Lâm Sông Cầu Cù lao Ông Xá đứng hầu ngoài khơi . . . Xịch xuống phía Nam có cửa biển Tiên Châu thuộc xã An Ninh Đông. Ở đây cũng ỉa đề tài dân gian ca ngợi. - Mặn mà nước mắm Tiên Châu Khoai lang Bàu súng, rau câu Xuân Đoài - Tiên Châu có bãi cát vàng Có cầu Vạn Củi có hàng dừa xanh - Thôn Tiên Châu nối liền gành đỏ Lỡ thương nhau rồi, anh bỏ sao nên ? Phía Nam Tiên Châu có chợ Giã (nay thuộc xã An Ninh tây) chợ Giã khi xưa cũng là chợ nổi tiếng, dân cư buôn bán đông đúc và là nơi cửa biển tàu thủy giặc đổ bộ lên thường xuyên. - Chiếc tàu Tây (nó) bổ vây chợ Giã Giặc đánh tưng bừng, khoan đã quớ anh - Ngó lên nhà lớn ông Tây Ngó xuống chợ Giã đá xây 2 hàng - Ngó lên trời thấy chiếc tàu bay Ngó xuống chợ Giã thấy ông Tây trao bồ . . . Ở các xã thuộc miền biển Tuy An có các xóm dân cư đặt tên xóm theo nghề nghiệp của ngư dân: - Xóm Đò xóm Chụt không xa Cách 1 cụm đá, chia ra hai làng … - Em ngồi cửa Bô ngó vô cửa Lý Thấy miệng anh cười đẹp ý em thương … Xịch vô phía trong lại có những câu ca dao nói đến Bãi Bàng và tình cảm giữa con trai con gái vùng biển: -Ngó ra sóng bủa Bãi Bàng Một ngày xa bạn, ăn vàng không ngon - Chiều chiều sóng vỗ Bãi Bàng Một ngày xa bạn ăn vàng không ngon Cũng nguyền một tấm lòng son Nhớ em nước mắt nhỏ mòn con ngươi (Bãi Bàng thuộc thôn Phú ốc, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An) Đầm Ô Loan: Đầm Ô Loan ở giữa huyện Tuy An là một danh thắng cấp quốc gia của Phú Yên. - Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ Thấy miệng em cười mủ mỉ mà thương -Ô Loan nước lặng như tờ Thương người chiến sĩ dựng cờ cần Vương - Lẻ loi như cụm núi Sầm Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan Từ ngày giặc mỹ kéo sang Núi Sầm lửa dậy, Ô Loan sóng trào (đây là câu ca dao mới nhưng đã được truyền khẩu rộng rãi trong nhân dân Phú yên) Bán đảo An Hải : Thuộc xã An Hải , huyện Tuy An - B án đảo An Hải che chắn phía ngoài cho đầm Ô Loan (nước lặng như tờ) . Ở đây có thôn Đầm Môn, có mả Cao Biền (theo truyền thuyết vùng duyên hải Phú Yên) Nam:. - Hỏi em ở tổng huyện nào ? Xưng danh xưng tánh, anh chào làm quen! Nữ: Tuy An là huyện, An Hải là làng, Nói cho anh biết, gặp nàng phải thưa! - Cao Biền chết tại đầm Môn Trên sơn dưới thủy, trời chôn Cao Biền - Cao Biền ơi hỡi Cao Biền Biền cao chi lắm để phiền lòng ta - Ngó ra ngoài mả Cao Biền ~ Thấy đôi chim nhạn đang chuyền nhành mai Gành Hàu: là thôn Tân Hòa, xã An Hòa, huyện Tuy An: -Thu về lại nhớ miếng hàu Chèo ghe sang xóm gành Hàu uổng công. - Quê nhà em ở gành Hà u Chèo ghe vớt sứa, rau cau nhọc nhằn … Hòn Yến : là hòn đảo che gió chướng cho thuyền câu ngư dân , là thắng cảnh đẹp, là nguồn cảm hứng cho ca dao. - Ngó ra Hòn Yến ba lần Thấy anh ở trần trong dạ xót xa . . . - Anh về dưới Yến mây che Biểu em ở lại đừng nghe nơi nào - Ngó vô Hòn Yên xanh xanh Thấy em đan lưới, thấy anh kéo mành - Anh về ngoài Yến tạ lăng . Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình! - Không biết ai mà mướn năm tiền Bắt cầu ngoài Yến cho liền tân lang - Hồi nào gạo trắng Quán cau. Cá thu chợ Yến anh lắc đầu chê hôi Bây giờ đáng số anh ơi Một phần khoai một phần bắp anh thôi kéo lừa Xã An Chấn có chợ Ma Liên, một cái chợ huyền thoại của Phú Yên: - Anh về ở trỏng Ma Liên Anh nhớ ra liền kẻo để em trông [...]... chân tháp chân cao Bẻ lái xen vào bãi vỗ sóng ngang v.v Trên đây tôi đã dẫn chứng những câu ca dao có liên quan các địa danh miền biển Phú Yên Ngoài ra còn nhiều câu ca dao khác lưu truyền trong ngư dân Phú Yên nói về nghề biển đã trải qua sàng lọc nhiều năm, nay còn lại những ca dao quý giá - Tiếng đồn con gái đất đò Chèo ghe đóng đáy, miệng hò có duyên - Cầm cần câu liệt xuôi Nấu canh rau hẹ mà... -ẳm em mà bỏ xuống gành Kéo neo tàu chạy sao đành chú lái ơi ? -Ngồi buồn chẳng chịu tiếp gai Tới khi đánh cá, mượn chài ai cho ? KẾT LUẬN: Ca dao miền biển Phú Yên là một khía cạnh nhỏ của văn hóa miền biển Phú Yên Qua chắc lọc nhiều nằm, nay còn lại những câu ca dao hay lưu lại trong trí nhớ những người già, dùng làm hát ru em và các loại hò khác Cũng là một vốn quý của dân tộc, cần bảo tồn lưu giữ... Dương Ca dao ở đây nói về thời tiết: -Trời chớp Mũi Nạy thức dậy mà đi Trời chớp Đề Gi nằm nhà mà ngủ -Trời chớp Ba Gia ở nhà mà ngủ Trời chớp Mũi Nạy thức dậy mà đi - Mũi Nạy có hòn đá Bia Bãi Nồm nằm trước dựa kề Vũng Rô Vũng Rô hiện nay là một hải cảng quan trọng ở phía Nam tỉnh Phú Yên Ngày xưa chưa có phương tiện theo dõi thời tiết hiện đại để đi biển, ngư dân đã có câu ca dao nằm lòng về biển. .. đã có những câu ca dao : - Anh hỏi em cột phương ai trồng ? Đá Bia ai dựng, Gành Rồng ai xây ? - Trăng tròn lên đỉnh ông Bia Chiều chiều con nhạn bay "dìa " non cao - Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc Núi đá Bia cao vút từng mây Non kia núi nọ còn đây Mà người non nước ngày nay phương nào ? -Chiều chiều mây phủ đá Bia Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng Trong ngư dân miền biển Phú Yên ngày nay vẫn... đem tiền có kẻ theo bưng Bán rồi bỏ nước xem chừng Tiền nổi không lấy, chỉ ưng tiền chìm Biển Long Thủy: tên xưa thường gọi là Mỹ Á, thuộc xã An Phú, huyện Tuy An là nơi có nhiều dừa xanh bóng mát, có bãi cát biển làm bãi tắm tuyệt vời cho du khách Từ xa xưa Mỹ Á, Long Thủy đã gợi nhiều cảm hứng cho ca dao Phú Yên - Ai về Mỹ Á chi lâu Để em ôm chiếc thuyền câu đợi chờ? - Xuân Đài nhiều mướp nhiều dưa... giặc thình lình Hời kia nhảy mất, bỏ lại tháp Dinh rõ ràng (Phú Già là ông Thành Hoàng Phú Yên: Lương Văn Chánh- Hời là người Chiêm thành) Ở cửa sông Đà rằng có làng Phú Câu xưa (nay là phường 6 thị xã Tuy Hòa) : - Ai làm gành đá hệt vôi Phú Câu hệt cá, em thôi bồi hồi - Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Trông về núi Nhạn mà yêu Tuy Hòa Bãi biển Tuy Hòa từ Long Thủy vào đến cửa sông Bàn Thạch (cửa... sóng như ở biển Nha Trang cho nên mùa đông gió bấc thổi vào mạnh, thường đưa cát vào lấp các cửa sông Đà Rằng, Bàn Thạch- Nhà thơ Trần Mai Ninh đã từng nói đến cái gió Tuy Hòa tung hoành ngang dọc, và ca dao xưa : Bãi Ngang mưa gió bổ phang Con đường cát bụi mấy hàng phi lao Vào đến cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch) Ở đây có các lò 2, lò 3 chế biến biển (thuộc xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa): ca dao xưa chế... kia núi nọ còn đây Mà người non nước ngày nay phương nào ? -Chiều chiều mây phủ đá Bia Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng Trong ngư dân miền biển Phú Yên ngày nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao trên đường biển qua Phú Yên như sau: - Hòn Dứa, Hòn Chùa nằm ngang Hòn Than chính giữa, Chóp Chài thấu trong Nhạn Tháp nay đã sửa xong Cửa Dinh, Đà Diễn, Đà Rằng phía Nam Ngoài khơi có lố chất chồng Trong bờ... văng mược chài - Bữa nay anh gối tay nàng Bữa mai ra biển anh gối đàn giây neo Nữ :- chim quyên ăn hột lúa nhe Sao sao cũng đợi chiếc ghe anh về Nam: - Đường đi mặt biển chân trời Biết đâu mà hẹn thiệt lời với em ? - Giêng sâu gàu xuống bon bon Có con trích phụ con trà u Hỏi thăm chánh tổng nôn giàu Đem con trích về bàu thả chơi ? -Ngó ra ngoài biển ba lần Thấy anh ở trần trong bụng xót xa -ẳm... ra Hòn Dứa, Hòn Chùa Anh đi đánh không chừa một con Tiếp tục bãi cát dài dọc bờ biển phẳng lặng vào đến cửa sông Đà Rằng Ở đây có thị xã Tuy Hòa là tỉnh lỵ Phú Yên hiện nay Thị xã Tuy Hòa là nơi xưa nhà Nguyễn đặt làm trấn biên Dinh nên ca dao cũ còn lưu truyền vết tích chợ Dinh, sông Dinh, tháp Dinh: - Sông Dinh ai bới ai đào Khiến cho dòng nước chảy vào vòng cung ? - Nước nào trong bằng nước sông . CA DAO MIỀN BIỂN PHÚ YÊN Phú Yên là một tỉnh nhỏ nằm trải dọc duyên hải miền Trung, giáp giới tỉnh Bình Định ở phía Bắc và với tỉnh Khánh Hòa ở phía Nam. Phú Yên hiện nay có. cá, mượn chài ai cho ? KẾT LUẬN: Ca dao miền biển Phú Yên là một khía cạnh nhỏ của văn hóa miền biển Phú Yên. Qua chắc lọc nhiều nằm, nay còn lại những câu ca dao hay lưu lại trong trí nhớ những. khắp vùng bờ biển Phú Yên, trong đó tôi xin trích ra đây những câu ca dao chỉ riêng miền biển Phú Yên mới có. Ví như ở đầm Cù Mông xã Xuân Lộc (huyện Sông Cầu) có những câu ca dao : -Cá ngon

Ngày đăng: 02/04/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w