Kiến trúcnhàđộcđáocủa
người Bana
Nhà sàn củangười Ba na luôn được gọi bằng một tên gọi rất độc đáo: nhà dài. Đó
là những ngôi nhà không chỉ dài về mặt đo lường (độ dài trung bình 10m) mà ở đó
còn chứa đựng độ dài truyền thống của nhiều thế hệ sống chung trong ngôi nhà.
Người Ba na sống chủ yếu trên các vùng đồi núi, chính vì thế, những nét kiến trúc,
chất liệu làm nhà cuat họ luôn gắn liền với thiên nhiên, tiện lợi với cuộc sống hàng
ngày. Nhà sàn củangười Ba na dựng cao, thẳng, cách mặt đất 1 đến 2 m. Toàn bộ
nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa hoặc lô ô.
Nhà sàn của đồng bào Ba na có hình chữ nhật với chiều dài trung bình khoảng
10m. Mỗi căn nhà gồm 12 cây cột được chia đều mỗi bên 6 cây để tạo nên sự vững
chãi, cân bằng cho ngôi nhà. Để làm cột, người Ba na thường chọn cây cà chít –
một loại gỗ có vị đắng và cứng chắc, ít mối ăn để đảm bảo độ bền cho khung nhà.
Cột nhà được đẽo tròn, gốc có đường kính độ 30cm và ngọn khoảng 20cm được
đục một lỗ hình vuông để kết nối giữa cột và cây trính thượng. Cách trính thượng
khoảng 2m là trính hạ. Trính thượng và trính hạ được đẽo thành khối hình chữ
nhật. Hai cây đà được gác lên hai hàng trên đầu cây cột. Ở chính giữa trính thượng
có một trụ lỏng để chống đỡ đòn giông. Các rui gác lên, đòn giông xưa kia người ta
dùng các loại cây tròn thẳng, dài và cứng chắc. Ngày nay, người ta dùng cây xẻ
vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước 5cm x 5cm hoặc 4cm x 6cm. Cây mè
chọn từ cây tre hoặc lồ ô chẻ ra. Với cách làm khéo léo, cẩn thận cộng với nguyên
liệu tốt đã làm nên sự bền, chắc của những ngôi nhà sàn Ba na.
Một ngôi nhà sàn bao giờ cũng có hai mái chính với hai mái phụ ở hai đầu gọi là
chái. Vách nhà chính thường đan bằng nứa hoặc lồ ô. Có khi vách lại được trét
bằng đất trộn với rơm. Nhà có 6 gian, nhưng chỉ một gian đầu cùng hoặc gian cuối
có vách ngăn phòng dành cho cha mẹ. Người Ba Na có tập quán xây nhà theo
hướng nam, cửa chính ngay ở gian giữa
Ở vùng ngườiBana còn có một loại phên dùng để lót sàn nhà rất đặc biệt. Đó là
những thỏi gỗ hoặc mảnh nứa dày nhỏ như đầu ngón chân cái được nối với nhau
thành tấm theo cách khớp từng mảnh lại, gác lên các thanh dầm gỗ sàn nhà. Trên
sàn có trải chiếu ở chỗ mời khách ngồi, hoặc chỗ nghỉ ngơi của chủ nhà…
Người Ba na rất mến khách. Chính vì vậy, họ luôn dành gian giữa – một vị trí
trang trọng cho nhũng người khách ghé thắm nhà mình. Đối với khách quý, chủ
nhà trải chiếc chiếu mới, mời khách ngồi và mang một bầu nước đầy, mời khách
uống. Bên cạnh đó, một bếp lửa để cho khách sưởi ấm khi gặp những ngày giá
lạnh.
Một phần quan trọng không thể thiếu trong ngôi nhà dài củangười Ba na chính là
nhà chồ hnam pra. Nhà chồ hnam pra có hai mái lợp bằng tranh hoặc ngói. Để
bước lên nhà chồ người ta bắc một chiếc cầu thang bằng gỗ hương, trắc cao to từ
đất lên. Sàn nhà chồ làm bằng gỗ ván to, dày. Đó là nơi dành cho phụ nữ giã gạo
vào những buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối đi làm về. Nhà chồ cũng là nơi gia
đình ra ngồi chơi hóng mát trong những đêm hè nóng nực.
Bên cạnh những nét độcđáo về cách dưng nhà, các họa tiết trang trí ngôi nhàcủa
người Ba na cũng rất đặc biệt. Ở các bức vách, cửa, cầu thang… Đều có những nét
chạm khắc của những người thợ bản địa. Họa tiết thường là các hình khối mang
tính tượng hình thể hiện cuộc sống của họ hàng ngày và tính cách của gia chủ.
Trong những ngôi nhà dài, có ba đến bốn đời người Ba na sinh sống với nhau. Đó
là sự gắn kết cộng đồng dân tộc.
Đến thăm các ngôi nhà sàn củangười Ba na, chúng ta không chỉ thấy được nét đặc
trưng của nó mà còn khâm phục tài năng của những bàn tay tài hoa dựng nên ngôi
nhà ấy. Đó là những đường nét tinh tế, khéo léo mang đậm nét văn hóa dân tộc Ba
na.
Có thể nói, nhà dài không chỉ là niềm tự hào củangười Ba na về những nét kiến
trúc ấn tượng mà cong là niềm từ hào về một dân tộc luôn mang đậm giá trị văn
hóa truyền thống cộng đồng.
. Kiến trúc nhà độc đáo của người Bana Nhà sàn của người Ba na luôn được gọi bằng một tên gọi rất độc đáo: nhà dài. Đó là những ngôi nhà không chỉ dài về mặt đo. cạnh những nét độc đáo về cách dưng nhà, các họa tiết trang trí ngôi nhà của người Ba na cũng rất đặc biệt. Ở các bức vách, cửa, cầu thang… Đều có những nét chạm khắc của những người thợ bản. trọng không thể thiếu trong ngôi nhà dài của người Ba na chính là nhà chồ hnam pra. Nhà chồ hnam pra có hai mái lợp bằng tranh hoặc ngói. Để bước lên nhà chồ người ta bắc một chiếc cầu thang