1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nét tài hoa trong nhà gỗ của cha ông potx

4 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 223,19 KB

Nội dung

Nét tài hoa trong nhà gỗ của cha ông Theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, trong kiến trúc Việt truyền thống, dù là nhà ở hay các công trình kiến trúc tín ngưỡng, nhất nhất đều là những ngôi nhà gỗ. Mặt bằng của hầu hết các kiểu nhà này đều có hình chữ nhật, với đơn vị không gian - mặt bằng là gian. Người thợ xưa làm nhà, chỉ có trong tay gỗ và ngói. Gỗ to, chỉ to đến thế. Gỗ dài, chỉ dài đến thế. Ấy vậy mà cái nhà, lòng phải rộng cho đủ ở và đủ mát; mái phải rộng và dốc, cũng cho đủ kín và đủ mát. Chính vì thế, người thợ xưa vắt óc, làm bài tính kiến tạo không gian: cột, xà, kẻ, bẩy, câu đầu, con rường, cái đấu, hoành, rui, thượng lương… Người xưa đắn đo cẩn trọng, dụng khúc gỗ nào vào việc nào rồi định đoạt kích thước, theo cách tính của cha ông truyền cho. Tiếp đó, sắp xếp chúng lại. Thượng thu hạ thách, mấy chục cái cột, như những lực sĩ choãi chân, chụm đầu, níu dằng lấy nhau bởi những cánh tay - xà ngang, xà dọc. Ấy thế mà không gió bão nào suy suyển được. Nhà ống phố cổ Hà Nội cũng được xây dựng theo nguyên lý cơ bản trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống của người Việt. Điều đó chứng tỏ, về cấu trúc, ngôi nhà gỗ Việt Nam được dựng trên một sơ đồ không gian mạch lạc và được tính toán hợp lý từ mọi phương diện: hệ cột đặt trên các chân tảng; hệ xà ngang, xà dọc nối kết các cột thành bộ khung vững chãi trong không gian; bộ vì chồng rường (gồm những con chồng và các đấu) cùng kẻ bảy nối kết các hàng cột theo chiều ngang để tạo nên độc dốc cho hệ mái nhà. Sự phân chia công năng, chịu lực và không chịu lực trong căn nhà gỗ của cha ông rất rành mạch. Tính kiến tạo thể hiện trong sự hiểu rõ các tính năng của gỗ và sự gắn kết các thành phần trong một không gian hợp lý đến mức tự nhiên. Không có gì là thừa. Hơn thế, nằng một hệ thức xác định kích thúc đúc kết qua các đời, các thành phần của cấu trúc nhà bao giờ cũng ăn khớp với nhau về tương quan kích thước. Chính điều này tạo nên sự hài hòa cho ngôi nhà gỗ, từ chi tiết đến tổng thể. Cũng theo Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, sự hoành tráng và tính khuếch đại có vẻ như xa lạ với kiến trúc cổ truyền của người Việt. Ngay cả những công trình dành cho thần, phật, người Việt xưa cũng có tỷ lệ con người (kích thước nhân chủng học và nhu cầu hoạt động của con người). Nhờ đó mà khu bước chân vào ngôi chùa hoặc ngôi đền, người ta không thấy sợ hãi mà cảm thấy đầy đủ cả sự thiêng liêng lẫn sự gần gũi. Thần và Phật cùng trú ngụ dưới mái, trong ngôi nhà người đời. Ngôi nhà gỗ Việt Nam được dựng trên một sơ đồ không gian mạch lạc và được tính toán hợp lý từ mọi phương diện: hệ cột đặt trên các chân tảng; hệ xà ngang, xà dọc nối kết các cột thành bộ khung vững chãi trong không gian Người Việt cổ truyền trong việc xây dựng nhà ở luôn đề cao tính chân thực, sự giản dị và tính chừng mực. Tính chân thực trước tiên ở thái độ ứng xử với vật liệu. Gỗ được sử dụng với những tính văng và vẻ đẹp vốn có, luôn luôn để mộc, sơn phủ hạn chế, chú yếu ở những nơi thờ tự. Không bao giờ thấy những nhân tố giả hoặc mô phỏng. Các phương tiện trang trí được sử dụng chừng mực thể hiện ở việc chạm khắc không lấn át kết cấu chịu lực. Màu sắc sử dụng hạn chế. Ở những ngôi nhà xưa, chỉ ngự trị 2 màu: màu tự nhiên của gỗ và màu ngói. Trong khi đó, tính giản dị trong việc kiến tạo ngôi nhà gỗ của người Việt không đồng nghĩa với tính giản đơn. Để tăng vẻ đẹp, vẻ thanh thoát cho căn nhà gỗ, người thợ xưa thường tạo ra những đường soi nét và viền trên những xúc gỗ lặng câm, chạm lộng những đầu dư, gắn những bức chạm giữa những xà dọc và xà ngang. Ngôi nhà, kiến trúc truyền thống của người Việt luôn được tạo dựng trên một quan điểm: cái đẹp trong sự tự nhiên; cái đẹp từ trong ra; cái đẹp gắn với chữ “tâm”. Kiến trúc ấy xa lạ với mọi biểu hiện phô trương, hình thức. Ngôi nhà gỗ quả là một sản phẩm của tự nhiên, lịch sử và tư duy kiến tạo Việt. Nó chính là đáp số của những bài tính được giải khi chưa xuất hiện những bộ môn sức bền vật liệu và tĩnh học công trình. Người thợ xưa kiến tạo ngôi nhà như thế. Người thợ nay làm nhà có đủ chất liệu, màu sắc, các kỹ thuật và kiểu cách. Lại thêm vô số món giả nữ: giả đá, giả gỗ, giả trụ, giả cột, giả mái, giả Tây, giả giàu… Người vẽ và người xây, huy động tuốt tuôt. Kiến trúc thành ra cũng bội thực. “Ngoái lại dĩ vãng, học các người thợ Việt cách tạo nêt cái đẹp, cái quý muôn thuở với những phương tiện hạn chế nhất, hiểu và đề cái cái đẹp, cái quý đích thực trong cái chân, cái mộc”, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nói. . Nét tài hoa trong nhà gỗ của cha ông Theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, trong kiến trúc Việt truyền thống, dù là nhà ở hay các công trình kiến trúc tín ngưỡng,. năng, chịu lực và không chịu lực trong căn nhà gỗ của cha ông rất rành mạch. Tính kiến tạo thể hiện trong sự hiểu rõ các tính năng của gỗ và sự gắn kết các thành phần trong một không gian hợp lý. ngôi nhà gỗ. Mặt bằng của hầu hết các kiểu nhà này đều có hình chữ nhật, với đơn vị không gian - mặt bằng là gian. Người thợ xưa làm nhà, chỉ có trong tay gỗ và ngói. Gỗ to, chỉ to đến thế. Gỗ

Ngày đăng: 02/04/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w