TừmộtmảnhsànhThanhHóa
Vào một buổi chiều chủ nhật cuối thu năm 1978, khi lang thang trong khu trưng bày đồ
cổ Châu Á của Viện bảo tàng Topkapi (Thổ Nhĩ Kỳ), tôi ngạc nhiên khi thấy 4 mảnh
sành, trong đó có 3 mảnh men lam màu xanh Cobalt kiểu đời Nguyên, ghi "Đồ sành An
Nam" với nét thanh thoát hình cánh hoa mẫu đơn và mộtmảnh khác men ngọc (Céladon)
ẩn hình hoa sen, ám họa mang dáng dấp đời Tống ghi niên đại thuộc thế kỷ 9 - 11 đào
được ở thành phố Fustat (Ai Cập cổ đại), với câu hỏi về nguồn gốc "Có phải là Long
Tuyền Diêu của Trung Quốc hay là của ThanhHóa (Việt Nam)" ?
Bình hoa gốm Chu Đậu(Hải Dương) ở viện bảo tàng Topkapi(thổ nhỉ kì)
Điều thú vị là thành phố Fustat -vùng đất cổ ở ngoại ô thủ đô Cairo ngày nay chỉ tồn tại
đến hậu bán thế kỷ 12 (năm 1168), vì người bản xứ đã tự hủy diệt, đập bỏ tất cả trong
cuộc giao tranh "vườn không nhà trống" với Thập Tự Quân, cho thấy mảnhsành men
ngọc nêu trên đã phải có mặt trước đó.
Celadon Việt nam—Song ngư
Vài năm sau Viện bảo tàng mỹ thuật Osaka (Nhật Bản) trưng bày một bát men ngọc "An
Nam" của ông Kimura, một nhà sưu tầm đồ cổ Việt Nam khá nổi tiếng, bát nầy có màu
men, hình dáng và hoa văn rất giống với mảnhsành ở Topkapi, lại thêm chú thích đáng
lưu ý: "Celadon An Nam - rất khác với men ngọc của Long Tuyền (Trung Quốc),
Sukhothai, Sawalakok (Thái Lan) - có chân bát rất cao; thường thoa thêm một lớp oxyt
sắt mà giới chuyên môn gọi là đáy Chocolat, một đặc trưng của đồ sứ gốm Việt Nam
ngày trước". Hơn 10 năm sau, vào những ngày cuối năm 1990, ở khu phố bán bàn ghế,
tủ, chén giả cổ ở lăng Cha Cả ngày trước (quận Tân Bình) tôi tìm thấy 2 cái bát men ngọc
hoàn chỉnh, trong đó một bát có men tuy không dầy như bát ngọc Bắc Tống thường rất
nặng tay, nhưng hoàn toàn giống hệt mảnhsành và bát men ngọc ở Osaka nêu trên. Lẽ
nào ngày nay còn sót lại những cổ vật quí hiếm như thế ?
Trước khi nhắc lại lịch sử di dời của nghề đồ sứ men ngọc từ đời Tống sang nước ta, xin
nói phương pháp xác định 2 bát men ngọc liệu là đồ thật hay đồ giả. Theo cách thẩm định
của cụ Vương Hồng Sển để biết đồ cổ loại này thật hay giả là phải xem độ dày bóng của
men ngọc, những điểm lấm chấm đen hay nâu của oxyd sắt tiết ra từ bên trong qua thời
gian, thêm nữa là mô típ về hoa văn bằng bút sắt (hay tre) ẩn chìm trong men. Với mấy
yếu tố này thì 2 cái bát mua được tuy không hoàn toàn giống nhau về nước men nhưng
cho phép người khảo chứng có thể tạm xác định là "đồ thật" khoảng thế kỷ thứ 10 - 13,
còn được sản xuất ở đâu thì chưa rõ, là "Long Tuyền Diêu" ở Chiết Giang (Trung Quốc)
hay ThanhHóa nước ta, mà cũng có thể là men ngọc kiểu "Tống Hồ Lục" của Xiêm La
hoặc một nơi nào khác ? Về điểm này, có thể tóm tắt như sau:
1- Nhiều tư liệu lịch sử và khảo cổ cho biết trong những tù binh người Tống bị bắt đưa về
khai hoang ở ThanhHóa vào năm Ất Mão (1075) khi Lý Thường Kiệt đem quân sang
đánh Châu Khâm, Châu Liêm (Trung Quốc) và sau đó là đợt di dân chạy loạn giặc
Nguyên Mông, đã có một số danh nhân nghề gốm sứ Bắc Tống sang miền Bắc, mang kỹ
thuật Céladon về định cư định canh ở ThanhHóa và sản xuất đồ gốm sứ ở đây trong suốt
gần 2 thế kỷ với mô típ phù hợp với văn hóa Việt Nam, chịu ảnh hưởng của đạo Phật
thịnh hành vào thế kỷ 11 - 13. Không những thế, trong cuộc sơ tán này, họ còn mang theo
nhiều sản phẩm sành sứ sang Việt Nam và đó cũng là lý do tại sao chúng ta tìm thấy
nhiều đồ cổ quí giá của Trung Quốc có mặt ở nước ta.
2- Mặt khác, từ thế kỷ thứ 9 kéo dài đến thế kỷ 17, và nhất là sau khi nhà Nguyên thống
trị Trung Quốc thay nhà Tống, người Hồi giáo ở vịnh Ba Tư, thương nhân từ vùng biển
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã tấp nập qua lại bến Vân Đồn, phố Hiến mua bán
hương liệu, đồ gốm sứ. Phẩm vật Trung Quốc cũng được chuyển sang nước ta để trao đổi
hàng hóa tại đây hay xuất đi nơi khác. Vì thế, các bến cảng miền Bắc vào thời kỳ này là
"kho hàng" (Entrepôt) hay trung tâm giao dịch bao gồm cả phía Nam Trung Hoa (Quảng
Đông, Phúc Kiến ) lúc bấy giờ. Không chỉ ở Topkapi (Thổ Nhĩ Kỳ) mà cả ở đảo
Okinawa (Nhật Bản), Sumatra (Indonesia), quần đảo Philippines người ta tìm thấy
nhiều mảnhsành thời Lý, Trần rất đẹp, chen lẫn trong đồ "thật" và đồ "nhại" của Trung
Quốc.
3- Trong đợt người Hoa đời Tống di dân, lánh nạn, nhiều họ tộc đã sang Việt Nam và sau
đó, từ đầu đời Nguyên, vua Thái Lan cũng đã mời công nhân sứ gốm đến Xiêm La xây
dựng các lò nung tương tự. Mặt khác, theo Roxanna M.Brown, một chuyên gia về đồ
gốm sứ Đông Nam Á, cho biết, sau khi nhà Nguyên suy tàn, các họ tộc đời Tống ở Thanh
Hóa đã trở về Trung Quốc, và cũng đã có những nhóm người chuyển sang Xiêm La để
tiếp tục sản xuất, giải thích tại sao đồ sành của ThanhHóa không mấy phát triển khi bước
vào thế kỷ thứ 16 - 17. Trong những cuộc chuyển di của người Hoa khắp lục địa Châu Á
ấy, có lẽ cũng đã có số người dừng chân ở Bình Định (Gò Sành), Đồng Nai xây dựng lò
sản xuất hàng sứ gốm có mô típ rất gần gủi với các nơi khác trong khu vực.
Thố men ngọc Việt Nam
Nhiều nhà khảo cổ học Nhật Bản cho rằng đồ sành sứ ThanhHóa đã chịu ảnh hưởng của
Việt châu diêu từ đời nhà Đường, khi tìm thấy nhiều cổ vật (bình, vại ) có hình dạng
giống như hàng sành sứ của các lò nung vùng này và mang dáng dấp của men ngọc đời
Tống, đậm nét nhất vào thế kỷ 10 - 13, khi phát hiện nhiều bát, chén céladon có mô típ
rất gần gũi với Long Tuyền Diêu. Như vậy, mảnhsành ở Topkapi rất có thể là sản vật của
Thanh Hóa đã theo các thương thuyền của con đường lụa trên biển từ thế kỷ thứ 10 - 12.
Chi tiết giúp tôi khẳng định thêm được điều đó khi tìm thấy ở Viện bảo tàng Istanbul
ngày nay một lọ hoa men lam tuyệt vời còn nguyên vẹn, ghi rõ "Đại Hòa năm thứ 8" tức
vào đời vua Lê Nhân Tôn (nhà Hậu Lê, năm 1450), của một nghệ nhân họ Bùi ở Nam
Sách (Hải Dương), chứng tỏ sứ gốm ở Việt Nam là hàng hóa được xuất khẩu ra nước
ngoài một cách qui mô.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Giáo sư Misugi Takatoshi (Nhật Bản), con đường
tơ lụa trên biển hình thành rất sớm, từ khi kỹ thuật đóng thuyền buồm bọc gió vượt biển
được xác lập từ đầu công nguyên và ngày càng phát triển khi kỹ thuật la bàn đi biển được
phát minh tạo điều kiện cho những thương thuyền cỡ lớn chuyên chở hàng lụa, hồ tiêu,
hương liệu và các loại gỗ quí (trầm hương), sản phẩm sành sứ thay thế dần các đoàn lữ
hành bằng lạc đà trên lục địa đầy trắc trở. Song song với sự hưng thịnh rực rỡ của nền
văn minh lưỡng hà vào thế kỷ 9 - 11, hàng hóatừ Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia đã
được đưa đến các xứ Ai Cập cổ đại để mua bán, trong đó có hàng "sành sứ An Nam", đặc
biệt loại bát chén men ngọc được người Vịnh Ba Tư rất ưa chuộng, xem là một dụng
cụ để đo thuốc độc trong thức ăn (poisoning test) trong thời kỳ các nước và bộ tộc tranh
chấp ác liệt và truyền thuyết đó vẫn được lưu lại cho đến ngày nay.
. Từ một mảnh sành Thanh Hóa Vào một buổi chiều chủ nhật cuối thu năm 1978, khi lang thang trong khu trưng bày đồ cổ Châu Á của Viện bảo tàng Topkapi (Thổ Nhĩ Kỳ), tôi ngạc nhiên khi thấy 4 mảnh. nhiên khi thấy 4 mảnh sành, trong đó có 3 mảnh men lam màu xanh Cobalt kiểu đời Nguyên, ghi "Đồ sành An Nam" với nét thanh thoát hình cánh hoa mẫu đơn và một mảnh khác men ngọc (Céladon). tàn, các họ tộc đời Tống ở Thanh Hóa đã trở về Trung Quốc, và cũng đã có những nhóm người chuyển sang Xiêm La để tiếp tục sản xuất, giải thích tại sao đồ sành của Thanh Hóa không mấy phát triển