Nhữngnétchạmkhắcrungđộng
lòng người
Chỉ khi bước vào và chú tâm tới những hoạ tiết gỗ chạm trổ trên cao, người ta mới nhận
ra vẻ đẹp lạ lùng của những mảng hoạ tiết chạm gỗ, dù sự kỳ vĩ không thể so sánh được
với ngọn tháp vàng đã có từ thế kỷ 12.
Đứng trong quần thể vàng son chói lọi của quần thể điện thờ Shwezigon thuộc Nyaung U
tại khu vực phía nam Bagan, Myanmar, hầu hết mọi ánh mắt đều bị hút lên ngọn tháp
vàng khổng lồ chính giữa và cả trăm mái, tháp nhỏ hơn bao bọc xung quanh, và đều
không mấy chú ý tới một gian điện thờ khiêm nhường nằm ở mé ngoài.
Nhưng chỉ khi bước vào và chú tâm tới những hoạ tiết gỗ chạm trổ trên cao, người ta mới
nhận ra vẻ đẹp lạ lùng của những mảng hoạ tiết chạm gỗ, dù sự kỳ vĩ không thể so sánh
được với ngọn tháp vàng đã có từ thế kỷ 12.
Chắc chắn tuổi của công trình điêu khắc gỗ trang trí này chỉ mới đạt trên dưới 100 năm,
không lâu đời như tu viện Bagaya tại Mandalay, nhưng xuyên qua bao nhiêu thế kỷ, hồn
phách của chúng lại có sự tương đồng đáng ngạc nhiên, vừa hồn hậu đời thường, vừa kỳ
bí thấm nhuần tinh thần của Phật giáo pha trộn Ấn giáo và tạo thành phong cách trang trí
vô cùng riêng biệt của mảnh đất vàng Myanmar.
Đó là những mảng chạmlộng mô tả cảnh sinh hoạt đời sống thường nhật của đất nước
Myanmar cổ xưa với đầy đủ tính ngẫu hứng của người nghệ nhân lồng ghép vào tư duy
về giai tầng xã hội phong kiến, cộng thêm những câu chuyện cổ và triết lý dân gian.
Tầng tầng lớp lớp cảnh sinh hoạt hiện ra trên hệ thống riềm mái, vách tường của toà điện
nhỏ tại Shwezigon với hàng trăm nhân vật được thể hiện tinh tế tới từng chi tiết trên cơ
thể, trang phục, nét mặt và cử chỉ.
Có thể đó là một số tích truyện cổ, cũng có thể là sự mô tả hiện thực của đời sống xã hội
xưa, bởi chú tâm vào các mảng chạmkhắc đó, người ta bắt gặp những cảnh dũng sĩ đánh
đuổi quái điểu đang bắt người, quan xử kiện, cảnh chiến đấu, vũ nữ…
Đời sống cổ xưa của các vùng đất thuộc Đông Nam Á vốn có nhiều nét tương đồng, bởi
vậy khi ngắm nhìn những nhân vật được lộng ra từ thân gỗ vô tri, ta bỗng như bắt gặp lại
một chút gì đó của văn hoá Việt Nam với hình tượng dũng sĩ bắt đại bàng, một chút gì đó
đầy uy nghiêm của cảnh thập điện Diêm vương, cũng lại có nét hóm hỉnh phảng phất như
bức tranh Đông Hồ với những bà vợ đang doạ nạt anh chồng, cảnh trèo cây, hát xướng
Kỹ thuật chạm lộng, chạm bong của người Myanmar đã đạt tới trình độ cực kỳ tinh xảo
khi thể hiện mọi hình ảnh bằng hai lớp chạm, khiến nhân vật và hình tượng có chiều sâu
và xu hướng chuyển động như một vở kịch rối chứ không còn là mảng chạmkhắc khô
cứng.
Tạo nền cho các nhân vật trên hệ thống chạmkhắc đó là những hoa dây, lá mềm dẻo và
sống động, được sơn phủ với hệ màu rất tươi. Điều này khác với các công trình chạm
khắc nổi tiếng tại Mandalay chỉ thuần màu nâu tối.
Phía bắc thành phố Mandalay có ngôi chùa Shwenandaw xưa kia đã từng là một phần
cung điện dưới giai đoạn thịnh trị của vua Mindon, và tại khu vực Inn Wa hiện hữu tu
viện Bagaya có từ thế kỷ 19, cả hai đều là tuyệt phẩm của kỹ thuật chạmkhắc gỗ, không
những thế, còn là công trình kỳ vĩ về kiến trúc gỗ của người Myanmar xưa.
Chỉ dùng gỗ tếch làm nguyên liệu, Shwenandaw và Bagaya khiến hậu thế phải kinh ngạc
bởi sự chính xác tới từng centimet của các mối ghép, sự bền vững được tạo thành từ hàng
trăm thân cột gỗ và sự tinh tế của hàng ngàn hay hàng chục ngàn nétchạm bao phủ toàn
bộ công trình.
Từ bên ngoài nhìn vào, cả hai đều hút ánh mắt bởi những đường riềm mái, đỉnh mái, đỉnh
trụ dài nhọn vươn lên trời xanh như ánh lửa. Khi tới gần, công trình lại hút hồn người bởi
tầng tầng lớp lớp các hoạ tiết chạm nổi trên tất cả các mảng tường vách, cột, rui, riềm
Không thể mô tả bằng lời, bởi đó là những hoạ tiết đẹp nhất mà một nền văn hoá cổ xưa
có thể tác tạo và là đỉnh cao của năng lực sáng tạo thủ công. Chịu ảnh hưởng của Ấn
giáo, bản thân các ngôi chùa này mang màu sắc rất khác biệt, dù vẫn là các hình tượng
của hoa sen, ánh lửa, mây trời, vũ nữ, thần… có phần nào quen thuộc tại Thái Lan,
Campuchia hay Lào.
Những bức vách, khung cửa ở tu viện Shwenandaw tại Mandalay được chạmkhắc cầu
kỳ.
Nhưng chất riêng biệt của Myanmar thì vẫn hiển hiện qua cách thức chạm trổ, qua sự sắp
đặt các tầng lớp tạo hình, cách đặt hình khối vào mảng trơn của cánh cửa, vách tường hay
mảng phù điêu che chân cột.
Sự nặng nề của những hàng cột chống gỗ tếch được làm dịu đi bởi hệ thống đường riềm
thanh mảnh trên mái, tổng thể mảng tối sẫm của khối kiến trúc được cân bằng bởi cao độ
vút lên của tháp mái, đỉnh cột.
Cũng như nhiều công trình cổ khác của Myanmar, hai ngôi chùa Shwenandaw và Bagaya
chỉ dùng gỗ tếch để tạo tác, đây là loại gỗ có tuổi thọ cao, chịu nắng mưa, thay đổi nhiệt
độ vô cùng tốt, điều này càng được minh chứng khi ta tới thăm cây cầu U Bein dài 1,2km
tại Mandalay vẫn đứng vững sau hơn 200 năm tồn tại, và hiện nay trở thành điểm tham
quan không thể bỏ qua đối với du khách.
Tất nhiên cầu U Bein không bao chứa bất kỳ nétchạmkhắc nào, song bản thân hàng
ngàn thân gỗ cắm xuống lòng hồ đã đủ tạo thành nét duyên dáng và quyến rũ cho đất
nước Myanmar, nhất là vào mỗi buổi bình minh và hoàng hôn, ánh nắng vàng rực rỡ dát
vàng lên mặt nước hồ.
. Những nét chạm khắc rung động lòng người Chỉ khi bước vào và chú tâm tới những hoạ tiết gỗ chạm trổ trên cao, người ta mới nhận ra vẻ đẹp lạ lùng của những mảng hoạ tiết chạm gỗ,. hai lớp chạm, khiến nhân vật và hình tượng có chiều sâu và xu hướng chuyển động như một vở kịch rối chứ không còn là mảng chạm khắc khô cứng. Tạo nền cho các nhân vật trên hệ thống chạm khắc. trang phục, nét mặt và cử chỉ. Có thể đó là một số tích truyện cổ, cũng có thể là sự mô tả hiện thực của đời sống xã hội xưa, bởi chú tâm vào các mảng chạm khắc đó, người ta bắt gặp những cảnh