Bệnhđuôiđỏ-HộichứngvirusTaura
Taura syndromvirus-TSV
Nguyên nhân
Gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc
aixt nhân là ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-
32nm. Hệ thống gen (genome) là một mạch RNA, chiều dài
10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40 và 24 kD) và một
đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và
dưới biểu mô đuôi.
Triệu chứng
Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp
tính đuôi tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm
nhiễm melani do biều bì hoại tử. Tỷ lệ chết xuất hiện liên quan
đến quá trình lột vỏ. Tuy nhiên nếu tôm sống lột vỏ được,
chúng thường hồi phục sinh trưởng bình thường, mặc dù
chúng có nhiễm liên tục virus.
Bệnh TSV có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính
được phân biệt rõ. Dấu hiệu lâm sàng thấy rõ nhất, khi tôm L.
vannamei bị bệnh ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu lờ
đờ (hấp hối), đuôi phồng chuyển màu đỏ và hoại tử, nên ngư
dân nuôi tôm ở Ecuador gọi là bệnh “đỏ đuôi” Khi quan sát kỹ
ở biểu bì phần đuôi (telson, chân bơi, …) dưới kính hiển vi
X10 thấy có dấu hiệu biểu bì hoại tử. Tôm ở giai đoạn cấp tính
còn thấy dấu hiệu mềm vỏ, ruột không có thức ăn. Giai đoạn
cấp tính ảnh hưởng đến sự lột vỏ của tôm. Nếu tôm lớn > 1
g/con khi bị bệnh chim có thể nhìn thấy tôm hôn mê ở ven bờ
hoặc trên tầng mặt ao. Dođó có hàng trăm con chim biển
kiếm ăn ở những ao tôm bị bệnh.
Mặc dù bệnh chỉ xảy ra ít ngày, dấu hiệu bệnh của tôm ở giai
đoạn chuyển tiếp có thể chẩn đoán được. Trong giai đoạn
chuyển tiếp có các đốm đen trên biểu bì, tôm có thể có hoặc
không có dấu hiệu phồng đuôi và chuyển màu đỏ.
Tiếp theo tôm chuyển sang giai đoạn mạn tính, virus ký sinh
trong tổ chức lympho. BệnhTSV có thể lan truyền bệnh theo
chiều ngang hoặc có khả năng chuyền bệnh theo chiều đứng.
Bệnh TSV thường nhiễm ở các tổ chức ngoại bì và trung bì.
Bệnh TSV nhiễm ở tôm L. vannamei và P. stylirostris có ba
giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính. Biểu mô biểu bì
hầu hết bị ảnh hưởng ở giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn mạn
tính của bệnh chỉ có tổ chức lympho nhiễm virus. Tôm L.
vannamei ở giai đoạn cấp tính có tỷ lệ chết cao, hầu hết tôm P.
stylirostris bị nhiễm bệnh nhưng chúng có khả năng chống
không cho bệnhTSV phát triển.
Hình: tôm thẻ chân trắng bệnhTaura thân màu trắng đục (tôm
ở trên)
Mô biểu bì hoặc dưới biểu mô các tế bào nhiễm virus bị hoại
tử, tế bào chất bắt màu hồng trong có chứa nhân kết đặc hoặc
phân mảnh. Đặc điểm quan trọng là tế bào chất của biểu bì
chuyển màu hồng hoặc màu xanh nhạt. Điều cần phải phân
biệt với bệnh đầu vàng cũng có tế bào chất bắt màu hồng. Tuy
nhiên phân biệt bệnh đầu vàng các mô ngoại bì và trung bì có
thể vùi và luôn luôn có màu xanh đậm. BệnhTSV ở những
tôm bình phục hoặc bệnh mạn tính, vùng nhiễm melanin tìm
thấy địa điểm bình phục và lành lại của tôm bệnh cấp tính.
Phân bố
Hôi chứngbệnhTaura là bệnh thường gặp ở tôm he chân trắng
(L. vannamei = Penaeus vannamei) ở giai đoạn nuôi từ 14-40
ngày nuôi ở ao hoặc trong các bể ương. BệnhTSV thường gặp
ở tôm giống nhỏ cỡ 0,05-5,0g, tôm lơn hơn có thể xuất hiện
nếu giai đoạn đầu bệnh chưa xuất hiện thì giai đoạn giống lớn
hoặc tôm thương phẩm có thể xảy ra. Dịch bệnhTSV gây chết
từ 40- 90% ở tôm nuôi từ post, tôm giống, tôm giống lớn.
Bệnh TSV cũng có thể nhiễm ở tôm Tây bán cầu (P.
stylirostris, P. setiferus và P. schmitti) thường bệnh gây chết ở
giai đoạn post hoặc giai đoạn giống nhỏ. Ngoài ra một số tôm
Tây bán cầu (P. aztecus và P. duorarum) và Đông bán cầu (P.
chinensis, P. monodon và P. japonicus) có thể gây nhiễm bệnh
TSV bằng thực nghiệm.
Năm 1992 bệnh đã xuất hiện ở tôm L. vannamei nuôi ở
Ecuador (6/1992), bệnhTSV phát triển rất nhanh toàn bộ vùng
nuôi tôm ở châu Mỹ bệnh nhiễm từ post đến tôm bố mẹ.
Trong thời gian ngắn có các báo cáo bệnhTSV gặp ở các loài
tôm he nuôi ở Tây bán cầu, châu Mỹ và Hawaii. Dịch bệnh
TSV đã xuất hiện ở tôm nuôi của ven biển Thái Bình Dương
châu Mỹ từ Peru đến Mexico và bệnh còn tìm thấy ở tôm he
chân trắng (L. vannamei) tự nhiên. BệnhTSV cũng đã báo cáo
ở vùng nuôi tôm he từ Atlantic, Caribe và vịnh Mexico châu
Mỹ. Đài Loan đã có báo cáo đầu tiên về tôm he chân trắng (L.
vannamei) nhập từ Trung Mỹ đã bị bệnhTSV tới 90% (Chien
Tu và CTV, 1999). Đến nay bệnhTSV đã lây sang tôm sú tự
nhiên ở Trung Quốc và một số nước châu ¸ khác.
Bảng: các loài tôm nhiễm bệnhTaura (theo V.A.Graindorge &
T.W.Flegel,1999)
Tôm tự nhiên Tôm thực nghiệm
P. vannaimei P. azticus
P. setiferus P. orientalis
P. stylirostris
Việt Nam chúng ta nhập tôm chân trắng vào từ năm 1999, như
ông Tô Ngọc Tùng ở Quảng Điền, Quảng Hà- Quảng Ninh
nhập tôm trắng (Nam Mỹ) của Trung Quốc từ năm 1999 đến
nay nuôi 7 vụ, nhưng chưa thành công. Riêng vụ đầu năm
2001 thả tôm sau 45 ngày có hiện tượng tôm lao vào bờ chết.
Một số tôm chân trắng nhập từ Mỹ vào làm tôm bố mẹ hậu bị
(7/2002), khi kiểm tra mô học đã thấy xuất hiện bệnh TSV.
Khu vực nuôi tôm ở Hải Phòng, trong ao nuôi chân trắng xuất
hiện bệnh “đỏ đuôi” vào tháng 11-12/2002 và tháng 5/2003,
bệnh đã gây cho tôm chết. Khi thu mẫu phân tích mô học có
biểu hiện mô bệnh học bệnh TSV. Phân tích RT- PCR kết quả
dương tính bệnh TSV, như vậy bệnhTSV đã xuất hiện ở vùng
nuôi tôm Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Yên, Long
An, Bạc Liêu (theo Bùi Quang Tề, 2003, 2004).
Phòng trị
Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
. Bệnh đuôi đỏ - Hội chứng virus Taura Taura syndrom virus- TSV Nguyên nhân Gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là ARN, virus hình cầu có. ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi. Triệu chứng Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp tính đuôi tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm nhiễm melani. bệnh cấp tính. Phân bố Hôi chứng bệnh Taura là bệnh thường gặp ở tôm he chân trắng (L. vannamei = Penaeus vannamei) ở giai đoạn nuôi từ 1 4-4 0 ngày nuôi ở ao hoặc trong các bể ương. Bệnh TSV