Kỹ thuật nuôi cá hô pot

10 950 6
Kỹ thuật nuôi cá hô pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đỡ đẻ cho cá là loài nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mékong đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) thuần dưỡng và cho sinh sản thành công. Sáng thứ bảy, nhưng ở các bể ươm giống và những ao nuôi bố mẹ của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ vẫn đông người làm việc. Ông thạc sĩ “cá hô” Huỳnh Hữu Ngãi, và tiến sĩ - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ Phạm Văn Khánh, chủ nhiệm dự án thuần dưỡng, tái tạo và phát triển hô, đang chăm chú xem xét những đàn bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con giống cho một công ty ở TPHCM. “Ép” đẻ kiểu chép Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi từ năm 2003 và cho sinh sản thành công từ năm 2005, năm nay thấy chắc ăn mới dám đưa cho dân nuôi thử và bán giống ra thị trường”. Sau nhiều năm phối hợp với Ủy ban Sông Mékong thực hiện các dự án quốc tế về nghiên cứu môi trường sống của các loài bản địa, ông Khánh và các cộng sự xác định trên sông Cửu Long ngày càng hiếm, nên đã chọn giống này làm đối tượng thuần dưỡng, cho sinh sản phát triển. Thạc sĩ Ngãi kể: Năm 2003 triển khai dự án chúng tôi phải lên An Giang, Đồng Tháp đặt hàng những người làm nghề chài lưới trên sông Tiền, sông Hậu tìm giống nhưng không có. Túng thế, trung tâm tung người đi các tỉnh dò hỏi và phát hiện có một nguồn giống trong dân, tuy không nhiều. Những con này theo nước vào ao của nông dân từ lúc còn nhỏ và được họ giữ lại, thuần dưỡng làm kiểng. Vậy là trung tâm “mở chiến dịch” năn nỉ thu mua từ Tiền Giang qua Vĩnh Long, Đồng Tháp. Kết quả “chúng tôi đã mua được 84 con có tổng trọng lượng khoảng 1,2 tấn với giá bình quân 100.000 đồng/kg, mang về thuần dưỡng trong ao”. Giải quyết được khâu bố mẹ, thì nhóm thực hiện dự án lại đứng trước một khó khăn mới: không có tài liệu nào đề cập đến quá trình sinh sản của hô. Loay hoay tìm kiếm khắp nơi, kể cả trên mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cùng loài với họ chép nên thử “ép” cho sinh sản theo kiểu chép. Sau khi đưa lên bể tiêm kích dục tố, vuốt trứng cho thụ tinh nhân tạo giống như chép, các nhà khoa học hồi hộp chờ kết quả và bất ngờ vì thành công. Tuy nhiên, tỉ lệ bột ương nuôi lúc đầu chỉ đạt 1% trong ao và khoảng 13% trên bể, nên những người thực hiện dự án không công bố thông tin cho đẻ thành công mà tiếp tục tìm tòi nghiên cứu. Mở ra nghề nuôi Thạc sĩ Ngãi nói rằng sau thành công khiêm tốn của năm 2005, nhóm nghiên cứu phát hiện tỉ lệ bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, bố mẹ nặng từ 8 kg/con trở lên được cho vào ao nuôi riêng từ đầu vụ, đến tháng 5 bắt đầu cho đẻ và mọi việc trở nên xuôi chèo mát mái. Các nhà khoa học trong nhóm thực hiện dự án ước tính năm 2006 có thể cho ra đời 400.000 giống. Ông Ngãi cho biết thêm, hiện trung tâm chỉ lấy được 50% lượng trứng của cá mẹ vì đây là một thao tác rất khó do quá lớn, thực hiện không khéo có thể gây chết cá. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm cho sinh sản tự nhiên trong bể nhưng tỉ lệ cá con đạt rất thấp, có lẽ do quá lớn trong khi bể ương chật hẹp. Việc thuần dưỡng và cho sinh sản thành công của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã mở ra tương lai nuôi thương phẩm trong dân. Thạc sĩ Ngãi và những “ông hô” của dự án cho biết, từ tháng 3-2006 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã đưa giống cho các chủ bè, chủ đăng quầng ở các tỉnh nuôi thử nghiệm. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng nuôi bè, đăng quầng đạt bình quân 0,5 kg/con. Tiến sĩ Khánh và thạc sĩ Ngãi phấn khởi: “Tỉ lệ phát triển như vậy là tốt. Hiện nay nhu cầu mua cá giống trong dân khá lớn, hy vọng nghề nuôi thương phẩm sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là loại cá thịt ngon, bán có giá”. Theo tiến sĩ Khánh, có thể nuôi đạt trọng lượng vài chục đến hơn 100 kg/con như sống trong môi trường tự nhiên, nếu có điều kiện về ao nuôi. Tuy nhiên, nuôi đạt trọng lượng từ 10 kg/con trở lên là đã có thể xuất bán thương phẩm. “Phát triển mạnh nghề nuôi hô thì loài này sẽ không còn bị đe dọa tuyệt chủng” - tiến sĩ Khánh kết luận. Sẽ xuất hiện đều đặn trong mâm cơm các gia đình? Cá (tên khoa học Catlocarpio Siamensis) thuộc loài chép, là giống quý hiếm của sông Mékong, thường sống ở nơi nước chảy xiết, ăn tạp các nguồn thực vật trong tự nhiên, thịt rất ngon. Canh chua nấu với cơm mẻ, bắp chuối là món ăn đặc sản ở các nhà hàng tại ĐBSCL truớc đây. Có thời các nhà hàng đặc sản ở Long Xuyên, Châu Đốc thu mua thịt cá với giá 120.000 đồng/kg, riêng đầu giá 240.000 đồng/kg. có thể đạt trọng lượng trên 100 kg/con (con cá lớn nhất mà ngư dân An Giang bắt được trên sông Vàm Nao có trọng lượng hơn 130 kg). Từ 6-7 năm tuổi, bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Dù các nhà khoa học còn đang nghiên cứu quá trình sinh trưởng của loài này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, nếu thuận buồm, xuôi gió, bóng dáng con sẽ xuất hiện đại trà ở các chợ và bữa ăn của nhiều gia đình. HÙNG ANH (NLĐ, 28/8/2006) ĐBSCL phát triển nuôi Sáng 7-7, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết: Trung tâm đã cho sinh sản thành công đợt thứ 5, giống trong môi trường nhân tạo. bố mẹ sau 10 năm nuôi, đạt trọng lượng 20 - 25kg sẽ cho sinh sản. Hiện nay, trung tâm có khoảng 80 con bố mẹ trọng lượng 25kg/con và gần 200 con hậu bị với trọng lượng từ 8 - 10kg/con. Ngoài tự nhiên, chỉ có ở lưu vực sông Mekong. Riêng ở nước ta, thường xuất hiện ở sông Vàm Nao thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhưng với số lượng rất hiếm. lớn có thể đạt trọng lượng 70 đến 100kg. Tuy nhiên, do bị khai thác triệt để nên giống này ngày càng trở nên cạn kiệt. Với quá trình nghiên cứu, từ năm 2005 đến nay, trung tâm đã đạt kết quả cho sinh sản với tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn. Quy trình này đang tiếp tục được nghiên cứu mở ra nhiều triển vọng cho việc khôi phục giống quý hiếm này ở ĐBSCL. MINH TRƯỜNG (SGGP, 07/07/2007) Bạc Liêu: Nuôi thử nghiệm lần đầu tiên Để thực hiện chủ trương đa dang hóa vật nuôi, góp phần bảo tồn và phát triển một số loài động vật thủy sản quý hiếm. Bằng nguồn vốn tự có của đơn vị mình, Trại thưc nghiệm giống thủy sản nước ngọt đặt tại xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu thuộc Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu lần đầu tiên đưa một đối tượng giống mới là hô về nuôi thử nghiệm. có tên khoa học là catlocarplo siamensis, thuộc loài chép khổng lồ quí hiếm. Mô hình này nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng, tính thích nghi của đối tượng này với điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường Bạc Liêu. Ngoài ra, thông qua việc nuôi thử nghiệm này, Trung tâm hy vọng sẽ rút kinh nghiệm và hoàn thiện qui trình nuôi, đồng thời nếu khẳng định được tính thích nghi sẽ khuyến cáo nhân rộng trong thời gian sắp tới. Nguyễn Đẳng - TTKNKN Bạc Liêu (Khuyến ngư VN, 31/07/2009) . xem xét những đàn cá bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con cá hô giống cho một công ty ở TPHCM. “Ép” cá hô đẻ kiểu cá chép Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi cá hô từ năm 2003 và. mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cá hô cùng loài với họ cá chép nên thử “ép” cho cá hô sinh sản theo kiểu cá chép. Sau khi đưa cá hô lên bể tiêm kích dục tố,. lệ cá hô bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho cá con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, cá hô

Ngày đăng: 02/04/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan