Phương phápnuôikỳđà
Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả
năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế
cao. Kỳđà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chúng
thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà Kỳđà trưởng thành
có thể dài 2,5m, nặng 7 – 8kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳđà đẻ trứng mỗi
năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu
chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể cao
hơn nhiều. Kỳđà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng
10. Sau mỗi lần lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳđà có thể tăng gấp 2 – 3 lần.
Chuồng nuôikỳđà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3m, rộng 2,5m, cao
2,5m, xung quanh tô láng để kỳđà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng có thể
làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 – 200cm, đảm bảo nhiệt độ thích
hợp cho kỳđà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng. Thức ăn của kỳđà là sâu bọ, côn
trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc
nhái, gà vịt, chim cút, trứng gia cầm hay thịt, lòng trâu, bò, heo, gà và tôm, cá, cua,
ếch Nuôikỳđà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền. Trong tự nhiên, kỳđà là thành
viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng.
Kỳ đà trưởng thành, dài 2,5m, nặng 7 – 8kg, có thể bán với giá 400.000 đ/kg. Mật của kỳ
đà có thể bán với giá 300.000 đ/cái. Về mặt dược liệu, mật và lưỡi của kỳđà dùng để
ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa bệnh động kinh, hen suyễn, nhức mỏi, đau
bụng, kiết lỵ hiệu quả rất tốt. Dakỳđà còn là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ thủ công
mỹ nghệ, đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng. Nuôikỳđà không những không tốn
thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được những côn trùng phá hoại mùa màng và mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Có thể nói, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này rất đơn giản và hiệu
quả kinh tế cao, ai cũng có thể làm được. Thịt, da, mật và lưỡi của kỳđà là những sản
phẩm quý hiếm. Thị trường tiêu thụ kỳđà rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm,
không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.
NNVN, 03/11/05
Nuôi kỳđà vân ở miền Bắc
Một con kỳđà có thể nặng tới 7kg và giá trên thị trường là 400.000đ/1kg. Riêng 1 túi mật
kỳ đà cũng có giá tới 300.000đ. Ngoài ra, bộ dakỳđà còn là nguyên liệu quý để làm các
đồ lưu niệm được nhiều người ưu thích. Loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự
nhiên và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) này hiện nay đã được nhân nuôi thành
công ở một số trang trại miền Bắc và đưa lại những nguồn thu nhập đổi đời bất ngờ.
Kỳ đà vân phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại tại miền Bắc.
Kỳ đà có nhiều loài, hình dạng giống thằn lằn nhưng to hơn, dài hơn. Một con kỳđà
trưởng thành có thể dài tới 2,5m và nặng tới 7kg. Loài bò sát này vẫn được người dân
quen gọi là thằn lằn rắn khổng lồ. Trong tự nhiên, kỳđà là thành viên tiêu diệt sâu bọ,
chuột phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và
trứng kỳđà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của nó mà số lượng kỳđà ngoài tự
nhiên hiện nay không còn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2
loài kỳđà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt
Nam (2000). Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát
hoang dã này.
Từ năm 2001, một đề tài khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Trần Kiên (ĐHSPHN) chủ
trì đã tiến hành theo dõi các đặc điểm sinh thái, sinh học của loài kỳđà vân (Varanus
bengalensis) trong điều kiện nhân nuôi ở miền Bắc. Đây là một bước đi mang tính đột
phá bởi chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt, hoạt động nhiều ở nhiệt độ môi trường từ
200C đến 400C nên chỉ phân bố tại các vùng phía nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau).
Khi đưa loài này ra miền Bắc nhân nuôi thì trở ngại lớn nhất là làm sao giúp chúng vượt
qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong
không gian xanh và sử dụng các biện phápkỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang
bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Ngoài ra, nuôi giống này
cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút
Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng
giảm hẳn. Kỳđà vân lột xác một lần trong năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau
mỗi lần lột xác tốc độ tăng trưởng của kỳđà có thể gấp 2 - 3 lần. Trong tự nhiên, kỳđà đẻ
mỗi năm một lứa, mỗi lứa được khoảng 15 đến 17 trứng; tuy nhiên chỉ có khoảng 35% số
trứng đó có khả năng nở. Tuy nhiên nếu chúng ta hỗ trợ việc ấp trứng nhân tạo trong điều
kiện nhiệt độ thích hợp thì tỉ lệ này sẽ tăng cao hơn nhiều.
Có thể nói việc nhân nuôi và chăm sóc kỳđà vân là khá đơn giản và ai cũng có thể làm
được. ông Trần Thanh Tùng - một chủ hộ nuôikỳđà vân ở Hải Dương - tâm sự với
chúng tôi rằng đây là một nghề một vốn nhiều lời và dễ làm. Trừ mọi chi phí, năm vừa
rồi, gia đình ông cũng thu nhập được thêm cả trăm triệu đồng từ việc nuôikỳđà vân. Nhu
cầu thị trường về loài kỳđà vân này hiện nay rất cao. Người ta khai thác nhiều sản phẩm
từ kỳđà vân như mật, thịt, da Về mặt dược liệu, mật kỳđà ngâm rượu hoặc sấy khô làm
thuốc để chữa nhiều bệnh như bệnh động kinh, hen, nhức mỏi xương cốt, kiết lỵ Việc
nhân nuôi thành công loài kỳđà vân ở miền Bắc sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen động vật
quý và tạo cơ hội thay đổi cơ cấu vật nuôi nâng cao đời sống cho nhân dân.
ThS Nguyễn Lân Hùng Sơn - GĐ Bảo tàng Sinh vật - ĐH Sư phạm Hà Nội
. Phương pháp nuôi kỳ đà Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu. 03/11/05 Nuôi kỳ đà vân ở miền Bắc Một con kỳ đà có thể nặng tới 7kg và giá trên thị trường là 400.000đ/1kg. Riêng 1 túi mật kỳ đà cũng có giá tới 300.000đ. Ngoài ra, bộ da kỳ đà còn là nguyên. đồng từ việc nuôi kỳ đà vân. Nhu cầu thị trường về loài kỳ đà vân này hiện nay rất cao. Người ta khai thác nhiều sản phẩm từ kỳ đà vân như mật, thịt, da Về mặt dược liệu, mật kỳ đà ngâm rượu