Độc hànhxuânTâyBắc
Là gió, là mây, sương mù, núi đá, những con đèo hiểm trở, hùng
vĩ đi hoài không thể đến nơi. Mùa xuânTâyBắc như quá dài đối
với người dưới xuôi bởi cảnh sắc nơi này.
Hoa - hoa cải, hoa ban, hoa đào và hoa trên chiếc váy xòe của những
cô gái vùng cao du xuân trẩy hội. Đi chỉ để lặng yên, để chiêm
nghiệm trong chuyến độchành vòng cung TâyBắc bằng xe máy.
Chặng đầu tiên trong chuyến hành trình xe máy của tôi là Hà Nội -
Lào Cai - Sa Pa. Sau một ngày đường, Sa Pa huyền ảo hiện ra trong
màn sương mù dày đặc, với những bóng đèn vàng hắt xuống mặt
đường đã loáng nước sau mưa. Đêm Sa Pa là những ánh đèn vàng vọt
của sương mù, của giá rét. Nhà thờ đá đứng im lìm hắt những ánh đèn
vàng lạnh lẽo và những hàng thông đìu hiu ở phố núi. Từ thị trấn Sa
Pa, vượt qua nhiều dãy núi cao là đến thung lũng Mường Hoa với
dòng suối Hoa lượn lờ chảy dọc thung lũng, qua các xã Lao Chải, Tả
Van, Hầu Thảo Ở nơi này, xen giữa những cung ruộng bậc thang là
bãi đá cổ được chạm khắc bao hình kỳ lạ. Có ít nhất 159 hòn đá trải
dài trên chiều dài hơn 4km, rộng 2km.
Từ Sa Pa qua Lai Châu phải vượt đèo Hoàng Liên, nằm dưới rặng
Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phanxipăng huyền thoại. Trước khi đến
Cổng Trời, ghé thăm thác Bạc trắng xóa - nước đổ từ trời cao xuống
như một dải lụa bạch ôm lấy mây và sương mù trên cái phông màu
xanh của cỏ cây hoa lá.
Cổng Trời Hoàng Liên, ranh giới giữa Sa Pa (Lào Cai) và Lai Châu,
cao gần 2.000m so với mặt biển, thật hiểm trở với những đường cong
zíc zắc, khiến run tay lái khi phải nép sát vào vách núi để tránh những
chiếc xe hơi đổ đèo với tốc độ cao. Những dãy núi cao ngất với đám
rễ cây chằng chịt, bên kia là những dãy taluy chênh vênh trên thung
lũng sâu thăm thẳm. Mây. Mây đặc quánh cuồn cuộn trôi, ẩn hiện vài
mái nhà của người Mông chênh vênh trên triền dốc. Trên đỉnh đèo
Hoàng Liên, trời bỗng nổi cơn vần vũ, những cành cây khẳng khiu trơ
trụi lá bỗng nổi lên trên nền mây trắng, trông như bức tranh thủy mặc
cổ xưa. Những khung ảnh màu mới đây bỗng trở thành trắng đen
trước sự đỏng đảnh của tiết trời mùa xuânTây Bắc.
Chặng Lai Châu - Điện Biên là những cung đường, những dốc đèo,
những khúc cua hiểm trở. Những chiếc cầu treo chênh vênh bên hai
bờ sông đục ngầu bọt nước. Qua thị xã Lai Châu (cũ) một đoạn không
xa là cầu Hang Tôm, chiếc cầu treo dây văng bê tông rêu phong bắc
ngang dòng sông Đà trông thật chơ vơ giữa núi rừng. Vài năm nữa, du
khách đến đây sẽ không còn được nhìn thấy cây cầu này: lòng hồ thủy
điện Sơn La sẽ nhấn chìm thị xã Lai Châu (cũ) và một phần của tỉnh
Sơn La, Điện Biên.
Từ Điện Biên về Sơn La, cái lạnh của mùa xuân xứ Bắc đã thấm đẫm
cuộc hành trình, và những tia nắng mùa xuân đầu tiên cũng đã xuất
hiện. Cái lạnh thấm qua những lớp áo, bò lên ngực, chui cả vào găng
tay đang nắm chặt ghi đông xe máy. Sơn La đầu mùa xuân là những
đóa hoa đào phơn phớt hồng, mịn màng từng cánh. Trên những cành
khô đã nhú ra những chồi xanh non để đón mùa xuânTây Bắc. Màu
hoa đào càng làm say lòng du khách khi hiện trên đôi má của những
cô gái người Mông trắng du xuân trong cái lạnh của đất trời.
Yêu Tây Bắc, yêu những cung đường của núi gió và sương. Bạn thử
cảm giác một mình chinh phục từng cung đường tuyệt đẹp. Để lặng đi
vài phút trước cảnh núi non, để cảm xúc vỡ òa trên từng cung bậc của
núi rừng Tây Bắc. Mùa xuânTâyBắc với rượu ngô, những bát thắng
cố, và tấm lòng của những con người vùng cao thật thà, chất phác
làm ấm lòng khách lãng du trong chuyến độc hành.
. Độc hành xuân Tây Bắc Là gió, là mây, sương mù, núi đá, những con đèo hiểm trở, hùng vĩ đi hoài không thể đến nơi. Mùa xuân Tây Bắc như quá dài đối với người. của núi rừng Tây Bắc. Mùa xuân Tây Bắc với rượu ngô, những bát thắng cố, và tấm lòng của những con người vùng cao thật thà, chất phác làm ấm lòng khách lãng du trong chuyến độc hành. . của những cô gái vùng cao du xuân trẩy hội. Đi chỉ để lặng yên, để chiêm nghiệm trong chuyến độc hành vòng cung Tây Bắc bằng xe máy. Chặng đầu tiên trong chuyến hành trình xe máy của tôi là