Như có một chi tiết trong chuyện ngắn của Nguyễn Khải : Một anh thanh niên đã thúc xe vào đuôi xe người ta , còn nói : “Tiên sư cái anh già”.. + Một cách ứng xử đã trở thành quen mắt tro
Trang 1Thế nào là ứng xử có văn hóa ?
Có lần nào đó , đang đi trên đường , Anh ( chị ) chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh : Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng vào nhau , cả hai người ngã chổng kềnh Sau đó , cả hai cùng đứng dậy , mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp
Anh / chị nghĩ gì về câu chuyện đó ?
1/ Đặt vấn đề
- Kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài
- Nên nghĩ như thế nào ?
2/ Giải quyết vấn đề :
* Một chuyện tưởng buồn mà thành vui :
- Thật không hay khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ vào một buổi sáng đẹp trời , làm buổi sáng ấy bớt đẹp đi
- Nhưng thật bất ngờ , tình huống lại được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như vậy , như chưa hề có chuyện gì xảy ra
Trang 2- Tuy nhiên , điều bất ngờ quan trọng nhất trong chuyện này là từ hai người nói trên Tại sao họ không có một lời phân bua hay to tiếng nào ? Có lẻ họ đã nghĩ như thế này chăng :
+ Thôi đó là chuyện nhỏ , chẳng qua là việc không may Mình không hề muốn
và chắc người kia cũng vậy
+ Hình như người kia có lỗi , mà cũng có thể là do tại mình Giá như mình cẩn thận hơn một chút
+ Mình đang vội , mất thì giờ vào một việc như thế này thì có ích gì ?
- Cuối cùng điều đáng vui nhất là : Tuy có lẻ là những ngưòi lao động bình thường nhưng có cách xử sự thật văn hoá Văn hoá là thế đấy Đâu cần phải bằng này, cấp nọ , đâu cần phải ăn mặc đúng thời trang , đi xe sang trọng .; Đây mới là văn hoá đích thực , bởi nó đã thành thói quen , nếp ứng xử thường trực
* Từ câu chuyện nhỏ nghĩ về những chuyện lớn hơn :
+ Thường vẫn gặp trên đường những tình huống như vậy nhưng cách ứng xử thì khác hẳn
+ Nhẹ nhất là người ta đứng lại cãi vả , mắng mỏ nhau , ai cũng tự cho mình là đúng nhằm thoả mãn sự kiêu căng cho rằng mình là người có lí Nặng hơn thì xông vào đánh nhau Như có một chi tiết trong chuyện ngắn của Nguyễn Khải : Một anh thanh niên đã thúc xe vào đuôi xe người ta , còn nói : “Tiên sư cái anh già”
+ Một cách ứng xử đã trở thành quen mắt trong xã hội ta ngày nay : người ta sẵn sàng gây gỗ , dùng vũ lực với nhau chỉ vì những va chạm rất nhỏ , những câu nói tình cờ , đôi khi chỉ vì tiếng cười hay ánh mắt … Không ít những trường hợp dẫn đến những kết quả đáng buồn , thậm chí là bi kịch đáng tiếc
Trang 3- Có những thứ văn hoá mang tên là văn hoá ứng xử :
+ Mỗi con người ngày nay đều là một con người xã hội , con người sống giữa
xã hội luôn luôn có quan hệ vừa lỏng lẻo vừa bền chặt với mọi người trong xã hội , mỗi việc làm , mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác
+ Ứng xử như hai người nói trong câu chuyện trên là cách ứng xử đẹp , đáng để nêu thành gương tốt Ở đời đâu phải chuyện nào cần cần phải hơn thua rằng mình có
lí hay không ? Ở đời đâu phải lúc nào cũng dở luật này, lệ nọ với nhau ? Còn có tình người, còn có mối quan hệ cộng đồng Nhường nhau một bước , nhường nhau một lời
có thiệt gì đâu ?
+ Từ hành vi này suy rộng ra Còn bao nhiêu tình huống đòi hỏi cách ứng xử
có văn hoá : biết nhường đường cho người khác ; biết đứng lên nhường ghế cho người già ; cho phụ nữ , trẻ em , biết xin lỗi , biết nói lời cảmơn , biết dừng lại trước đèn đỏ nơi giao lộ , không xả rác , không gây ồn ào nơi công cộng …
Xã hội sẽ trở nên thân ái hơn , đâu phaỉ chỉ có thêm nhiều công viên , nhiều cao
ốc mà chính là cách ứng xử có văn hoá như vậy Xã hội càng phát triển những cách ứng xử như vậy càng được coi trọng
3/ Kết thúc vấn đề :
- Trong sự giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới , nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người
- Người nước ngoài muốn tìm hiểu văn hoá nước ta Họ có thể đánh giá qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố
Trang 4Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý
Gợi ý bài làm
I GTVĐ
Khi bàn về niềm tin trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta sẽ nhớ đến một câu chuyện mang nội dung giáo dục sâu sắc – vai trò của niềm tin và hậu quả của mất niềm tin - đó là câu chuyện về một vị tướng quân khi xuất trận, vị vua của đã hỏi
vị tướng quân ấy như sau: nếu phải chọn đánh mất trong các điều sau thì tướng quân chọn đánh mất cái gì trước, cái gì sau: quân đội, đất nước, niềm tin? Vị tướng quân ấy
đã trả lời rằng: tôi sẽ chấp nhận đánh mất quân đội trước, vì nếu mất quân đội thì còn đất nước và niềm tin tôi sẽ gây dựng lại quân đội; nếu phải đánh mất nhiều hơn thế thì tôi chấp nhận mất quân đội và đất nước mà giữ lại niềm tin, vì nếu còn niềm tin thì tôi
sẽ tập hợp quân đội mà lấy lại đất nước Nhưng nếu đánh mất niềm tin mà còn quân đội và đất nước thì không sớm thì muộn cũng đánh mất tất cả Đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhất! Chính vì thế sách Dám thành công dạy rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”
II GQVĐ
1 Giải thích
- Về nội dung trực tiếp: lời phát biểu trên nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân Nếu con người đánh mất niềm tin thì hệ quả tất yếu là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá nữa
Trang 5- Về thực chất: ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin Nếu có niềm tin là có tất cả, nếu đánh mất niềm tin là đánh mất tất cả
2 Bàn luận về tự tin và mất tự tin
- Người có lòng tự tin luôn luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống Do đó tự tin là đức tính quý báu của con người!
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào năng lực và phẩm chất của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống
3 Bài học nhận thức và hành động
- Trong mọi hoàn cảnh sống, đặc biệt khi gặp những khó khăn, thử thách cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào chính mình
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan Phải cảnh giác với những việc tự tin
mù quáng Phải tỉnh táo để biết lắng nghe, biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin
III KTVĐ
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị giáo dục, tác động tích cực đến xã hội nhất là thế
hệ trẻ của ý kiến trên
- Bài học bản thân