1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở

101 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở
Trường học Trường Trung học Cơ sở
Chuyên ngành Tin học
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 4,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (8)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 5. Đối tượng nghiên cứu (9)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN **** *****, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (12)
    • 1.1 Cơ sở lí luận (12)
    • 1.2 Cơ sở pháp lí (14)
    • 1.3 Cơ sở thực tiển (16)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN **** *****, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (20)
    • 2.1 Tổng quan về Huyện **** ***** (20)
    • 2.2 Tổng quan về thị trấn *** *** (21)
    • 2.3 Tổng quan về Trường Trung học cơ sở *** *** (23)
    • 2.4 Phân tích tình hình và kết quả hoạt động (30)
    • 2.5 Một số tồn tại (35)
    • 2.6 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh (35)
    • 3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh (36)
    • 3.2 Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile ICT (phiên bản 6.05). 2 (38)
    • 3.3 Xây hệ thống dựng thuật toán căn bản sử dụng lưu đồ thông qua phần mềm (38)
    • 3.4 Xây hệ thống dựng thuật toán nâng cao sử dụng lưu đồ thông qua phần mềm (39)
    • 1. KẾT LUẬN (41)
    • 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (41)
  • Tài liệu tham khảo (0)

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀISau mười năm, lập trình Pascal được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy ở Trường Trung học cơ sở, dưới hình thức là môn Tin học tự chọn, đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Hàng triệu học sinh đã được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình trên phạm vi cả nước. Tiếp cận với lập trình từ sớm sẽ giúp các em có kỹ năng giao tiếp với máy tính; cũng như học ngoại ngữ, học lập trình sớm sẽ giúp các em dễ tiếp thu hơn; tăng sự làm việc của trí óc, tư duy logic; thông thạo với công nghệ hơn; định hướng nguồn nhân lực trong tương lai. Tuy nhiên, dạy học lập trình cũng đứng trước thách thức to lớn: làm thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học? Trong thời gian qua, tất cả các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn Huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa hoạt động dạy lập trình Pascal (Tin học tự chọn khối lớp 8) vào nề nếp, đã từng bước nâng cao chất lượng và đạt được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng của hoạt động dạy lập trình Pascal vì lý do khách quan và chủ quan vẫn tòn tại vấn đề bất cập: một bộ phận học sinh yếu kỹ năng phân tích thuật toán, kỹ năng lập trình; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tham dự Học sinh giỏi môn Tin học, Khéo tay kỹ thuật (Crocodile ICT) Tin học trẻ chỉ tập trung ở một số đơn vị; Hội thi khéo tay kỹ thuật được triễn khai hai năm nên giáo viên chưa tập hợp đầy đủ tài liệu bồi dưỡng,…Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện , thành phố Hồ Chí Minh” để làm sáng kiến kinh nghiệm.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUQua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện , thành phố Hồ Chí Minh.3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3.1Xác định cơ sở khoa học của hoạt động dạy và học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) ở Trường Trung học Cơ sở.3.2Phân tích thực trạng việc dạy và học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) ở Trường Trung học Cơ sở.3.3Đề xuất và lý giải một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) của Trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.3.4Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.4.PHẠM VI NGHIÊN CỨUTrường Trung học Cơ sở – Huyện – Thành phố Hồ Chí Minh Vì lập trình ở trường trung học cơ sở chỉ thực hiện ở học sinh khối lớp 8, môn Tin học tự chọn, nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào học sinh khối lớp 8 với môn Tin học tự chọn.5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨUNhững biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện , thành phố Hồ Chí Minh.6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6.1Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luậnNghiên cứu các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ Thông tin năm học 2016 2017 của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng giáo dục và đào tạo huyện . Tài liệu, báo chí (báo điện tử), ...6.2Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễnTìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở , huyện , thành phố Hồ Chí Minh6.3Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợThống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ...6.4Phướng pháp tổ chức thực nghiệmXem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN , THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1.1Cơ sở lí luậnChất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế sản xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả. Trong vòng mười năm nữa, ngành lập trình sẽ là một trong những ngành phát triễn nhanh nhất. và hiện nay, chúng ta thiếu khoảng một triệu lập trình viên 2.Việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện , thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết nhằm rèn luyện tư duy logic, kỹ năng làm việc với máy tính, … và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội.1.1.1Hoạt động dạyDạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học. Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên. Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú,…) của học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt được kết quả mong muốn. 1.1.2Hoạt động họcHọc, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh bản chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý thức người học. Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội những chân lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ. Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan. Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau. 1.1.3Lập trìnhLập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán 1.Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học, ta thường dùng những ngôn từ toán học như : ta có, điều phải chứng minh, giả thuyết, ... và sử dụng những phép suy luận toán học như phép suy ra, tương đương, ...Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán nên cũng phải tuân theo một số quy tắc nhất định. Ðể có thể truyền đạt thuật toán cho người khác hay chuyển thuật toán thành chương trình máy tính, ta phải có phương pháp biểu diễn thuật toán. Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán : Dùng ngôn ngữ tự nhiên, dùng lưu đồ sơ đồ khối (flowchart), dùng mã giả (pseudocode) 2.Đối với học sinh trung học cơ sở (khối lớp 8) lần đầu tiên tiếp cận đến lập trình (ngôn ngữ lập trình Pascal) thì việc sử dụng lưu đồ sơ đồ khối sẽ giúp trực quan sinh động, học sinh dễ dàng tiếp thu thuật toán hơn. Thế nên trong chúng ta chỉ xem xét biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sơ đồ khối.Lưu đồ hay sơ đồ khối là một công cụ trực quan để diễn đạt các thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sẽ giúp người đọc theo dõi được sự phân cấp các trường hợp và quá trình xử lý của thuật toán. Phương pháp lưu đồ thường được dùng trong những thuật toán có tính rắc rối, khó theo dõi được quá trình xử lý. 1.2 Cơ sở pháp líNgay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.Nghị quyết số 26NQTW, ngày 3031991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu : Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,.... Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 3071994 xác định : Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh : Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế... Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90.Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công nghệ thông tin đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tăng lên đáng kể. Nghị quyết số 072000NQCP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm.Đảng và Nhà nước đã tiếp tục có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển đúng đắn về ứng dụng công nghệ thông tin. Với Chỉ thị số 58CTTW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đã chỉ rõ “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”. Nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, Chỉ thị số 292001CTBGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin là ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”.Nghị quyết 36NQTW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định 117QĐTTg về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 2020, định hướng đến năm 2025” và Công văn 4622BGDĐTCNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016 – 2017 đã xác định. Giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học.Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,...

Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xác định cơ sở khoa học của hoạt động dạy và học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) ở Trường Trung học Cơ sở.

3.2 Phân tích thực trạng việc dạy và học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) ở Trường Trung học Cơ sở.

3.3 Đề xuất và lý giải một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình (môn Tin học ở khối lớp 8) của Trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

3.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.

Phương pháp nghiên cứu

6.1Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của BộGiáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ Thông tin năm học 2016 - 2017 của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng giáo dục và đào tạo huyện **** *****

Tài liệu, báo chí (báo điện tử),

6.2Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở

*** ***, huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh

6.3Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ

6.4Phướng pháp tổ chức thực nghiệm

Xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm.

NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN **** *****, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở lí luận

Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế sản xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả

Trong vòng mười năm nữa, ngành lập trình sẽ là một trong những ngành phát triễn nhanh nhất và hiện nay, chúng ta thiếu khoảng một triệu lập trình viên [2].

Việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lập trình của Trường Trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết nhằm rèn luyện tư duy logic, kỹ năng làm việc với máy tính, … và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng), xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục) Dạy học là con đường đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra

Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học

Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo Hoạt động dạy học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên

Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội Chỉ khi nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú,…) của học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động học đạt được kết quả mong muốn

Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh bản chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý thức người học Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội những chân lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ

Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan

Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau

Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán [1].

Khi chứng minh hoặc giải một bài toán trong toán học, ta thường dùng những ngôn từ toán học như : "ta có", "điều phải chứng minh", "giả thuyết", và sử dụng những phép suy luận toán học như phép suy ra, tương đương, Thuật toán là một phương pháp thể hiện lời giải bài toán nên cũng phải tuân theo một số quy tắc nhất định Ðể có thể truyền đạt thuật toán cho người khác hay chuyển thuật toán thành chương trình máy tính, ta phải có phương pháp biểu diễn thuật toán Có 3 phương pháp biểu diễn thuật toán : Dùng ngôn ngữ tự nhiên, dùng lưu đồ - sơ đồ khối (flowchart), dùng mã giả (pseudocode) [2]. Đối với học sinh trung học cơ sở (khối lớp 8) lần đầu tiên tiếp cận đến lập trình (ngôn ngữ lập trình Pascal) thì việc sử dụng lưu đồ - sơ đồ khối sẽ giúp trực quan sinh động, học sinh dễ dàng tiếp thu thuật toán hơn Thế nên trong chúng ta chỉ xem xét biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ - sơ đồ khối.

Lưu đồ hay sơ đồ khối là một công cụ trực quan để diễn đạt các thuật toán Biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sẽ giúp người đọc theo dõi được sự phân cấp các trường hợp và quá trình xử lý của thuật toán Phương pháp lưu đồ thường được dùng trong những thuật toán có tính rắc rối, khó theo dõi được quá trình xử lý.

Cơ sở pháp lí

Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu : "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, " Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định : "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân" Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh : "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế" Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90".

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công nghệ thông tin đã được nâng lên một bước Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tăng lên đáng kể Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Đảng và Nhà nước đã tiếp tục có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển đúng đắn về ứng dụng công nghệ thông tin Với Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước” Nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin là ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”.

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định 117/QĐ-TTg về “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016

- 2020, định hướng đến năm 2025” và Công văn 4622/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016 –

2017 đã xác định Giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học.

Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,

Cơ sở thực tiển

1.3.1 Trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học lập trình (môn Tin học khối lớp 8) ở trường trung học cơ sở.

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động lập trình có thể kể đến như phòng học, máy vi tính, máy điều hòa, bàn ghế, …

Phòng máy có diện tích đủ rộng để chứa máy vi tính và phục vụ học tập cho học sinh Đồng thời phải thông thoáng để không khí lưu thông tốt, giải phóng hơi nóng và tránh ngột ngạt Phòng máy rộng rãi, gọn gàng tạo cảm giác thoải mái cho học sinh, thêm phần hứng thú và động lực học tập Phòng máy nhỏ hẹp, chứa nhiều máy tính xếp sát nhau sẽ tạo không khí ngột ngạt, hơi nóng từ máy tính tỏa ra trong quá trình hoạt động không lưu thông tốt, gây cảm giác nóng bức mệt mỏi cho học sinh và giáo viên, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học Bên cạnh đó, việc xếp máy vi tính sát nhau, không có bàn phân chia rõ ràng gây nên những va chạm giữa học sinh với nhau trong lúc lập trình làm giảm sự chú ý, mất tập trung vào thao tác và bài giảng.

Hệ thống điều hòa không khí tốt, giúp triệt tiêu không khí nóng từ máy tính tỏa ra, tạo cảm giác mát mẽ, dễ chịu góp phần đáng kể trong sự chú ý của học sinh, tác động tích cực đến hoạt động dạy và học Hệ thống điều hòa không khí chưa đạt, không đảm bảo làm mát phòng máy, hơi nóng từ máy tính và từ các học sinh làm cho không khí lúc nóng lúc lạnh, nơi nóng nơi lạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh Và về lâu dài, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe học sinh.

Bàn ghế có độ cao thích hợp, chắc chắn, có phân cách rõ ràng, rộng rãi tạo cảm giác thoải mái cho học sinh khi lập trình Tránh va chạm giữa các học sinh ngồi cạnh nhau.

Máy vi tính hoạt động tốt, đủ số lượng (đảm bảo đủ một học sinh sử dụng một máy vi tính trong giờ học Tin học), giúp hoạt động dạy và học diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả Máy vi tính có cấu hình tốt, cài hệ điều hành mới, phần mềm mới phù hợp với sách giáo khoa giúp cho hoạt động dạy và học giữa thầy và trò trôi chảy, tiết kiệm thời gian Màn hình máy vi tính có độ tương phản cao, độ sáng màn hình hợp lí, góc nhìn rộng, màu sắc tươi sáng đem lại cảm giác thoải mái khi học sinh phải học lâu bên máy vi tính Tránh mỏi mắt, giảm thị lực hay các chứng bệnh về mắt do ngồi lâu bên máy vi tính Máy vi tính mới, đẹp, cấu hình mạnh, hoạt động nhanh tạo hứng thú cho học sinh Các em tiếp thu bài tốt hơn, hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao Máy vi tính hoạt động không ổn định, hay bị treo, hư hỏng làm mất hứng thú của học sinh, gián đoạn trong hoạt động dạy và học.

Trang thiết bị phục vụ lập trình có tác động rất lớn đến hoạt động dạy và học lập trình (môn Tin học khối lớp 8) ở trường trung học cơ sở.

1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khối lớp 8 ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lập trình.

Với đặc điểm của lứa tuổi học sinh lớp 8, đây là giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình,

Nắm bắt được tâm lý này, người giáo viên sẽ môt tả thuật toán khi lập trình bằng lưu đồ trực quan, sinh động để thu hút sự chú ý và học sinh cũng dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Sử dụng phần mềm ảo hỗ trợ vẽ lưu đồ thuật toán sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về thuật toán Phần mềm được đề xuất là Crocodile ICT.

1.3.3 Gia đình ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lập trình Để học tốt môn Tin học, nâng cao kỹ năng lập trình, đòi hỏi học sinh phải thực hành thao tác trên máy vi tính với phần mềm Crocodile ICT

Thế nhưng phần lớn gia đình học sinh của Trường Trung học Cơ sở *** *** là nông dân, công nhân, … hoàn cảnh gia đình chưa đủ để trang bị máy vi tính cá nhân cho con em học tập.

Một bộ phận gia đình khá giả, có trang bị máy tính cá nhân cho học sinh. Nhưng vì bận công việc không theo sát, quản lý con em của mình, để các em tập trung sử dụng máy tính vào mục đích học tập Với tâm lí lo lắng đó, các bậc cha mẹ, cấm tuyệt hoặc rất hạn chế việc học sinh trong việc sử dụng máy vi tính.

1.3.4 Internet ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lập trình.

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cùng với Internet đã giúp các em tiếp cận được đến với nền tri thức của nhân loại.

Các tiệm Internet xuất hiện ở khắp nơi, chỉ với vài nghìn đồng là các em có thể thoải mái sử dụng Internet hàng giờ đồng hồ Các em có thể sử dụng Internet – Máy tính là một công cụ giải trí, học tập thông qua các trò chơi nhằm nâng cao kĩ năng lập trình của các em.

Bên cạnh đó, do các em còn trong độ tuổi phát triển, thích khám phá mà chưa có công cụ để tự bảo vệ mình trước cám dỗ, dễ dẫn đến sử dụng máy tính không vào mục đích học tập Các trò chơi trên máy vi tính, “games online” giữ chân các em ngồi nhiều giờ đồng hồ bên máy vi tính, ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng thể chất của các em đang trong độ tuổi phát triển.“Games” nói chung và “games online” nói riêng rất dễ gây “nghiện” cho các em trong độ tuổi Trung học Cơ sở Khi ngồi vào máy vi tính, các em “nghiện game” không tập trung vào bài học, rèn kĩ năng lập trình, các em lo ra hay sử dụng máy vi tính để chơi games, … Đây cũng chính là một trong các lí do dẫn đến cha mẹ không cho các em sử dụng máy vi tính cá nhân tại nhà.

Ngoài ra, các em cũng có thể sử dụng Internet để lấy các bài giải và nộp cho giáo viên mà các em không phân tích bài toán, mô tả thuật toán để hiểu vấn đề.

1.3.5 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lập trình

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN **** *****, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tổng quan về Huyện **** *****

**** ***** là huyện nằm ở phía Tây - Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 - 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’-

100 52’30’’ vĩ Bắc Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung bình là 1.851 người/km2 Với 15 xã và 01 thị trấn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, nhân dân huyện **** ***** cùng với thành phố và cả nước đem hết sức mình phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá, xây dựng huyện **** ***** từ một quận ven, nghèo thành một quận nội thành, đô thị, giàu tiềm năng phát triển.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS trong huyện luôn nhận thức rõ giá trị về tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó tự giác học tập, phấn đấu, rèn luyện ý thức

“cần, kiệm, liêm chính chí công vô tư”; nêu cao ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục toàn diện đã được các trường đặc biệt quan tâm Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, khoảng cách giữa các trường trong khu vực, giữa nội thành và ngoại thành dần được thu hẹp.

Cơ sở Đảng trong trường học đã được các Cấp ủy không ngừng quan tâm củng cố, phát triển Đội ngũ Đảng viên được phát triển rộng khắp các cấp học, bậc học Cán bộ quản lý là Đảng viên trong trường học tăng lên đáng kể so với năm học trước.

Có 35% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập, chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới (STEM), tổ chức dạy học tích hợp, dạy học liên môn, các tiết học ngoài nhà trường kết hợp lý thuyết và thực tiễn.

Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học các môn học Đổi mới nội dung dạy và học môn tin học theo hướng tiếp cận với chuẩn quốc tế.

Tổng quan về thị trấn *** ***

Dân số toàn Thị trấn là: 17.827 nhân khẩu, trong đó: dân số thường trú: 14.692 nhân khẩu và dân số tạm trú trên 6 tháng: 3.135 nhân khẩu Tỷ lệ tăng dân số năm

Mật độ dân số : 2.177 người/km2

Phía Đông giáp ranh xã An Phú Tây, ranh phân biệt quốc lộ 1A.

Phía Tây giáp xã Mỹ Yên (Huyện Bến Lức, Long An), ranh phân biệt Rạch Ông Cốm.

Nam giáp xã **** ***** ranh Phân biệt rạch *** ***, *** ***, quốc lộ 1A. Bắc Giáp xã *** ****, *** **** ranh phân biệt sông *** ***.

Trên địa bàn thị trấn *** *** có 119 doanh nghiệp (cơ sở hoạt động theo luật doanh nghiệp), 1036 cơ sở hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, 257 cơ sở công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp (hộ kinh doanh), 17 hộ chuyên sống nghề sông, 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học, 1 trường trung học phổ thông (theo số liệu năm 2011 trên trang http://binhchanh.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/Pages/tan- tuc.aspx)

Tại thị trấn tọa lạc 5 ngôi chùa gồm: Phước An, Thạnh Phước, Pháp Liên, Chùa Tam Bửu, Long Khánh; 3 tịnh thất gồm: Huệ Minh, *** ***, Liên Hoa, Phước Thọ Tự; 6 đình đền gồm: *** ***, *** ***, *** ***, *** ***, *** ****, *** ***.

Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của thị trấn *** ***:

Nằm trên địa bàn Tây nam **** *****, thuộc khu vực phù sa có nhiều sông rạch tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

*** *** có cá địa danh lịch sử như *** ***, nơi thu mua bao hàng và đệm của nhiều làng trong khu vực và các tỉnh miền tây đưa về bán cho các nơi; Đình *** *** là ngôi đình truyền thống lâu đời, đã gắn chặt với nhân dân khu vực chợ Đệm, được nhà nước công nhận di tích văn hoá cách mạng, di tích lịch sử của Thành phố.

Các tuyến giao thông quan trọng có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế gồm: Đường bộ quốc lộ 1A Đường thủy sông *** ***

Ngoài ra còn có hương lộ *** và hương lộ *** nối liền quốc lộ 1A

Với nhiều tuyến lộ liên ấp thuận lợi cho đi lại và sản xuất, giao lưu mua bán, là của ngõ vào Thành phố.

Trải qua 30 năm xây dựng và đổi mới, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh có những chuyển biến quan trọng Đến nay *** *** đã trở thành thị trấn, nhiều trường lớp được xây dựng Nhiều con đường lớn nhỏ đã được xây dựng thuận tiện cho lưu thông, góp phần cải thiện đáng kể tăng trưởng kinh tế địa phương, đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn ***

*** là thị trấn của huyện, là trung tâm huyện lỵ, nơi tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều và sẽ là nơi dẫn đầu trong tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hoá và hiện đại hóa toàn huyện

“Nối tiếp những kết quả đã đạt được, UBND thị trấn *** *** sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung vào thương mại dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội” (Phát biểu của ông Ông Ngô Công Minh, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Theo kinh tế nông thôn online ngày 01/02/2010)

Tổng quan về Trường Trung học cơ sở *** ***

Thuộc địa bàn: Thị trấn *** ***, huyện **** *****, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Trường Trung học Cơ sở *** *** hiện có: 40 lớp học với 1640 học sinh

Thành phần Ban Giám Hiệu:

02 đồng chí phó hiệu trưởng Tổng phụ trách đội: 01 tổng phụ trách Đội và 01 phó tổng phụ trách Đội

Tổ Anh văn: 07 Giáo viên

Tổ Âm nhạc – Mĩ thuật: 04 Giáo viên

Tổ Lí – Hóa: 07 Giáo viên

Tổ Sử – GDCD: 07 Giáo viên

Tổ Thể dục: 04 Giáo viên

Tổ Tin học – Công nghệ: 08 Giáo viên

Tổ Văn phòng: 13 Cán bộ - Nhân viên

Trường có một Chi bộ với 30 Đảng viên Những năm qua Chi bộ liên tục đạt

“Chi bộ trong sạch, vững mạnh” Công đoàn nhà trường liên tục được nhận bằng khen của công đoàn ngành Chi Đoàn Giáo viên trường có 33 đoàn viên Đoàn trường liên tục đạt danh hiệu “Đoàn trường có công tác đoàn và phong trào thanh niên xuất sắc”. Nhiều năm liền trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp huyện”, tập thể lao động xuất sắc Năm 2015, Trường được Ủy Ban Nhân dân Thành phố trao cờ Thi đua vì những thành tích xuất sắc trường đã đóng góp cho phong trào thi đua của Thành phố Năm 2016, Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh công nhận đạt Kiểm định Chất lượng Giáo dục mức độ 1 Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn và không ngừng phát triển Tập thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm đạt 100%.

Tình hình học tập môn Tin học của học sinh khối 8 năm học 2015 – 2016

Bảng 2.1 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh khối 8 năm học 2015 – 2016

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học năm học 2015 – 2016)

Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp huyện và cấp thành phố hàng năm đều được nhà trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng, Bảng 2.2 Bảng số danh sách học sinh đạt giải thưởng trong năm học 2015 – 2016

STT Họ và tên Giải thưởng

Học sinh giỏi cấp huyện

Hội thi” Khéo tay kĩ thuật cấp huyện”

Hội thi “Tin học trẻ cấp huyện”

Bảng 2.3 Bảng số danh sách học sinh đạt giải thưởng trong năm 2014 – 2015

STT Họ và tên Giải thưởng

Học sinh giỏi cấp Huyện

Học sinh giỏi cấp trường

Tin học trẻ (Cấp huyện)

7 Giấy chứng nhận thành phố

8 Giấy chứng nhận thành phố

9 Giấy chứng nhận thành phố

Phần mềm sáng tạo ( Tin học trẻ cấp huyện)

Khéo tay kĩ thuật cấp huyện

Bảng 2.4 Bảng số danh sách học sinh đạt giải thưởng trong năm 2013 – 2014

STT Họ và tên Giải thưởng

Học sinh giỏi Tin học (cấp trường)

Tin học trẻ (Cấp huyện)

Phần mềm sáng tạo (Tin học trẻ 2014 cấp huyện)

Bảng 2.5 Bảng số danh sách học sinh đạt giải thưởng trong năm 2012 – 2013

STT Họ và tên Giải thưởng

Tin học trẻ (cấp huyện)

Tình hình học tập môn Tin học của học sinh khối 8 học kì I năm học 2015 – 2016

Bảng 2.6 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh khối 8 học kì I năm học

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kì I năm học 2015 – 2016)

Hai phòng máy vi tính của Trường Trung học Cơ sở *** *** được cấp mới vào năm học 2013 - 2014 Phòng vi tính 1 gồm 45 máy vi tính dành cho học sinh và 1 máy vi tính dành cho giáo viên Phòng vi tính 2 gồm 47 máy vi tính dành cho học sinh và

01 máy vi tính dành cho giáo viên Hiện nay tất cả các máy tính trong phòng máy đều được kết nối Internet

Bảng 2.7 Bảng số liệu tình hình phòng máy Trường Trung học Cơ sở *** ***

Bảng 2.8 Bảng số liệu cấu hình máy vi tính học sinh sử dụng tại phòng máy vi tính 1 và 2 của Trường Trung học Cơ sở *** *** năm học 2016 - 2017

Bộ xử lí trung tâm (CPU) Intel Core i3 3220 3.3 Ghz

Bộ nhớ (RAM) DDR3 1600 4 GB

Bảng mạch chính (Mainboard) Asus P8H61-MX R2.0 Ổ đĩa cứng (HDD) 500 GB

Màn hình (Monitor) LCD LG 18.5 in

Hệ điều hành (Operating System) Windows XP SP3

Bảng 2.9 Bảng số liệu cấu hình máy vi tính giáo viên sử dụng tại phòng máy vi tính 1 và 2 của Trường Trung học Cơ sở *** *** năm học 2016 - 2017

Bộ xử lí trung tâm (CPU) Intel Core i5 3330 3.0 Ghz

Bộ nhớ (RAM) DDR 3 1600 4 GB

Bảng mạch chính (Mainboard) Asus P8H61-MX R2.0 Ổ đĩa cứng (HDD) 500 GB

Màn hình (Monitor) LCD LG 18.5 in

Hệ điều hành (Operating System) Windows Server 2003

Bảng 2.10 Bảng số liệu tình hình sử dụng máy vi tính của học sinh Trường Trung học

Số học sinh sử dụng một máy tính trong một tiết học của từng lớp

(học sinh/máy vi tính)

Phân tích tình hình và kết quả hoạt động

Nhờ tinh thần đoàn kết, sự nổ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục, tập thể cán bộ giáo viên Trường Trung học Cơ sở *** *** đã giúp các em học sinh của trường đạt thành tích đáng kể Số lượng học sinh giỏi của trường đạt tỉ lệ cao.

Bảng 2.11 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh khối 8 toàn trường, học kì I năm học 2015 – 2016

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kì I năm học 2015 – 2016)

Trong đó, các lớp 8 trong khối được chia ra thành hai nhóm:

Nhóm 1: Lớp 8.7, 8.8, 8.9, 8.10, 8.11 áp dụng phương pháp sử dụng lưu đồ trong mô tả thuật toán thông qua phần mềm Crocodile ICT, cùng hệ thống thuật toán căn bản.

Bảng 2.12 Bảng số liệu trung bình môn Tin học học kỳ I của học sinh khối 8 nhóm 1, năm học 2016 – 2017

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kỳ I năm học 2016 –2017)

Nhóm 2: Lớp 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6 áp dụng phương pháp dạy thuật toán dùng ngôn ngữ tự nhiên và mã giả.

Bảng 2.13 Bảng số liệu trung bình môn Tin học học kỳ I của học sinh khối 8 nhóm 2, năm học 2016 – 2017

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kỳ I năm học 2016 – 2017)

Nhóm 1: Lớp 8.7, 8.8, 8.9, 8.10, 8.11 áp dụng phương pháp sử dụng lưu đồ trong mô tả thuật toán thông qua phần mềm Crocodile ICT, cùng hệ thống thuật toán căn bản.

Bảng 2.14 Bảng số liệu trung bình môn Tin học học kỳ I của học sinh khối 8 nhóm 1, năm học 2016 – 2017

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kỳ I năm học 2016 – 2017)

Nhóm 2: Lớp 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6 áp dụng phương pháp dạy thuật toán dùng ngôn ngữ tự nhiên và mã giả.

Bảng 2.15 Bảng số liệu trung bình môn Tin học học kỳ I của học sinh khối 8 nhóm 2, năm học 2016 – 2017

Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học học kỳ I năm học 2016 – 2017)

Việc áp dụng phương pháp mô tả thuật toán bằng lưu đồ với phần mềmCrocodile ICT giúp học sinh hiểu rõ thuật toán hơn, nâng cao chất lượng lập trình so với phương pháp biểu diễn thuật toán bằng lời văn và mã giả.

Bảng 2.16 Bảng số liệu so sánh giữa nhóm 1 (mô tả thuật toán bằng lưu đồ với phần mềm Crocodile ICT ) với nhóm 2 (biểu diễn thuật toán bằng lời văn và mã giả) về điểm trung bình môn Tin học học kỳ I của học sinh khối 8 năm học 2016 – 2017.

Nhóm 2 (tỉ lệ %) So sánh

Số lượng học sinh đạt thành tích cao trong các hội thi của ngành: Hội thi khéo tay kỹ thuật cấp thành phố, cấp huyện, học sinh giỏi cấp huyện môn Tin học (hội thi tin học trẻ năm 2017 chưa tổ chức).

Bảng 2.17 Bảng số danh sách học sinh đạt giải thưởng trong năm học 2016 – 2017

STT Họ và tên Giải thưởng

Hội thi khéo tay kỹ thuật cấp Thành phố

1 Phan Nguyễn Xuân Quỳnh Giải II

Hội thi” Khéo tay kĩ thuật cấp huyện”

2 Phan Nguyễn Xuân Quỳnh Giải II

Hội thi Học sinh giỏi lớp 9 môn Tin học cấp huyện

3 Võ Trung Kiên Được vào đội tuyển cấp huyện

Một số tồn tại

Tình hình học lực của học sinh ở bộ môn Tin học Tự chọn có tỉ lệ học sinh giỏi và khá cao (số liệu bảng 2.11) trong năm học 2015 – 2016 Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số học sinh trung bình và dưới trung bình.

Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh

Qua phân tích những kết quả đã đạt được những tồn tại, thách thức trong công tác nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện ****

*****, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay tôi thấy cần làm tốt những vấn đề sau:

Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile ICT (phiên bản 6.05).

Xây hệ thống dựng thuật toán căn bản và nâng cao sử dụng lưu đồ thông qua phần mềm Crocodile ICT dành cho học sinh lớp 8 học chương trình tin học tự chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học 9, hội thi khéo tay kỹ thuật.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG DẠY HỌC LẬP TRÌNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ỞHUYỆN **** *****, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng

Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong nhà trường, chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt chú trọng công tác lãnh đạo tư tưởng, chính trị.

Chi bộ Đảng là cầu nối trực tiếp Đảng với quần chúng Thông qua giáo viên, nhân viên, học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến để chi bộ đưa ra những chủ trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục.

Chi bộ có trách nhiệm chú trọng kiện toàn tổ chức nhằm phát huy chức năng của hiệu trưởng, vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Bộ môn Tin học Không phân biệt “môn học phụ”, “môn học chính” nhằm nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2 Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm

Tập thể sư phạm trong Trường Trung học cơ sở là tập thể lao động sư phạm có tổ chức, có mục đích giáo dục thống nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Xây dựng tập thể sư phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường Cần làm cho mỗi giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình Đó là một mặt không thể tách rời trong quá trình giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh, đó không phải là nhiệm vụ của riêng ai Từ đó, tùy vị trí nhiệm vụ của mình để thực hiện công tác nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3 Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh (Chi Đoàn Giáo viên Trường Trung học Cơ sở *** ***) trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện ****

*****, thành phố Hồ Chí Minh.

Chi Đoàn Giáo viên Trường Trung học cơ sở *** *** là tổ chức gần Đảng nhất, là lực lượng đông đảo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh niên Đoàn có tiềm năng to lớn tham gia công tác giáo dục

Chi Đoàn Giáo viên kết hợp với Tổng Phụ trách Đội, Giáo viên Bộ môn Tin học thành lập câu lạc bộ Tin học, đồng thời giữ vai trò chính trong quản lí sinh hoạt câu lạc bộ Tin học Câu lạc bộ Tin học là nơi để các học sinh yêu thích Tin học tham gia học hỏi, tìm hiểu nâng cao kiến thức về Tin học Đồng thời tìm ra những học sinh yêu thích và có năng khiếu về lập trình, bồi dưỡng kiến thức lập trình để các em có thể tham gia thi học sinh giỏi Tin học.

3.1.4 Phát huy vai trò của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (Liên Đội Trường Trung học Cơ sở *** ***) góp phần nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh. Đội Thiếu niên Tiền phong Trường Trung học Cơ sở *** *** là lực lượng đông đảo trong Trường Trung học Cơ sở Ban Chỉ huy Liên Đội tham gia vào câu lạc bộ Tin học tạo lực lượng nồng cốt cho câu lạc bộ phát triển.

3.1.5 Giáo viên chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo viên chủ nhiệm là người nắm vững hoàn cảnh và sự tiến bộ của từng học sinh Bởi vậy, họ có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của các em Chính vì thế giáo viên bộ môn Tin học cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác nâng chất lượng dạy và học môn Tin học.

3.1.6 Phát huy vai trò tự học tập của tập thể học sinh

Xây dựng đôi bạn cùng tiến trong học tập Dựa vào tình hình học lực, tâm lí của học sinh, giáo viên bộ môn Tin học hướng dẫn cho các em chọn đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập bộ môn Tin học.

3.1.7 Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh – các tổ chức tại thị trấn *** ***

Trong công tác giáo dục học sinh thì gia đình, nhà trường và xã hội là ba tác nhân giáo dục quan trọng, không thể tách rời Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh Cần có sự thống nhất, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục các em, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ Hàng tuần Ban đại diện Cha mẹ học sinh đều có người đại diện (trong Ban đại diện Cha mẹ học sinh) tại trường để nắm bắt tình hình của các em cuối tuần cuối tháng có chương trình làm việc với Giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, cha mẹ các em và giáo viên của bộ môn mà các em học chưa tốt Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh ba lần Lần đầu năm học, đánh giá hoạt động năm trước, đề ra phương hướng hoạt động cho năm tới Cuối học kì I và cuối năm học tổ chức hội nghị tại từng chi hội với sự kết hợp của Giáo viên chủ nhiệm và các chi hội trưởng dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile ICT (phiên bản 6.05) 2

Có rất nhiều phần mềm để biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ, phần mềm Crocodile ICT 6.05 hiện nay đã được nâng cấp thành Yenka (hỗ trợ 3D tốt hơn) Để tránh việc vi phạm bản quyền, nên tôi chọn phần mềm Crocodile ICT 6.05 để nghiên cứu và phát triển.

Xây hệ thống dựng thuật toán căn bản sử dụng lưu đồ thông qua phần mềm

Có rất nhiều thuật toán, như trong chương trình Tin học tự chọn 8, tôi chỉ chọn lọc cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh, lặp, dãy số và bài tập minh họa để nghiên cứu.

Xây hệ thống dựng thuật toán nâng cao sử dụng lưu đồ thông qua phần mềm

Có rất nhiều bài tập và thuật toán nâng cao, nhưng trong khuôn khổ chương trình Tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, tôi chỉ tập trung vào xử lí số, vòng lặp, mảng một chiều để nghiên cứu sao cho phù hợp.

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Hoạt động giáo dục trong Trường Trung học cơ sở là nhằm giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ Trong đó nhiệm vụ giáo dục kĩ năng lập trình Pascal cũng là một phần trong hệ thống giáo dục học sinh.

Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng công tác nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện ****

*****, thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lập trình, nâng cao chất lượng bộ môn Như vậy, mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.

Tôi đã đưa ra một số biện pháp vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khả thi là:

Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy học lập trình của trường trung học cơ sở ở huyện **** *****, thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile ICT (phiên bản 6.05)

Xây dựng hệ thống thuật toán căn bản sử dụng sơ đồ khối thông qua phần mềm Crocodile ICT dành cho học sinh lớp 8 học chương trình Tin học tự chọn.

Xây dựng hệ thống thuật toán nâng cao sử dụng sơ đồ khối thông qua phần mềm Crocodile ICT dành cho học sinh lớp 8 học chương trình Tin học tự chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học 9, hội thi Khéo tay Kỹ thuật.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ ChíMinh

Các phần mềm học tập và hướng dẫn trong sách giáo khoa cần phù hợp với thực tế và cập nhật kịp thời các phiên bản mới.

Xác định mục đích tiếp cận lập trình dành cho học sinh trung học cơ sở là phân tích được thuật toán, mô tả được thuật toán và vận dụng vào viết chương trình Xây dựng phần mềm học tập mô tả thuật toán dùng sơ đồ khối, trực quan sinh động trên nền tảng mã nguồn mở Từ đó, đưa vào chương trình sách giáo khoa để học sinh và giáo viên tiếp cận tốt hơn với phần mềm mô tả thuật toán dùng sơ đồ khối.

Vì vậy điều chỉnh chương trình sách giáo khoa là vấn đề cần thiết.

Có chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giáo dục cho giáo viên bộ môn Tin học về nâng cao chất lượng dạy học lập trình, chuyên đề bồi dưỡng giáo viên giảng dạy học sinh giỏi môn Tin học.

2.2 Đối với nhà trường Trung học Cơ sở Đầu tư và phát triển hệ thống máy vi tính đi kèm với công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa kịp thời nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Tin học nói chung và dạy học lập trình nói riêng.

Phải luôn tự học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tự nghiên cứu và tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lập trình.

Quan tâm đến học sinh có yếu đồng thời đầu tư và bồi dưỡng những học sinh giỏi, yêu thích bộ môn Tin học.

2.4 Đối với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Đội thiếu niên Tiền phong phối hợp thực hiện với Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh để tổ chức và hoạt động có hiệu quả câu lạc bộ Tin học.

2.5 Đối với gia đình Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của học sinh Không nên phó mặt cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh mà quên rằng gia đình, nhà trường, xã hội là ba yếu tố không thể tách rời trong quá trình giáo dục học sinh nói chung Đối với các gia đình có điều kiện, nên trang bị máy vi tính cá nhân, kết nối internet cho học sinh thực hành Tin học tại nhà Đồng thời gia đình phải quản lí học sinh trong vấn đề sử dụng máy vi tính phục vụ cho việc học này.

HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT 6.05

1 Cài đặt phần mềm Crocodile ICT 6.05

1.1 Các yêu cầu hệ thống để chạy Crocodile ICT 6.05 là:

- Pentium III, 1 GHz hoặc cao hơn

- 256MB RAM (với bộ nhớ ảo bật)

- Card đồ họa hỗ trợ OpenGL và trình điều khiển mới nhất (ít nhất 32MB bộ nhớ card đồ họa).

- 16-bit card âm thanh tùy chọn

- 1,25 GHz PowerPC G4 hoặc cao hơn, hoặc bất kỳ máy Mac Intel

- 256MB RAM Cài đặt phần mềm

- Mở thư mục có chứa phần mềm Crocodile ICT.

Với cấu hình các máy vi tính ngày nay thì phần mềm Crocodile ICT có thể hoạt động tốt.

- Bước 1: Tải phần mềm Crocodile ICT 6.05 từ Internet Liên kết: http://www.mediafire.com/file/obujjhung2r/CI_605.exe

- Bước 2: Nháy chuột vào nút Download Now.

Bước 3: Tải tập tin CI_605.exe (lưu vào ổ đĩa)

- Bước 4: Mở ổ đĩa, nơi chứa tập tin CI_605.exe.

- Bước 5: Nháy đúp chuột vào biểu tượng để bắt đầu cài đặt.

Bước 6: Nháy chuột vào nút Next để tiếp tục.

Bước 7: Nháy chuột chọn I accept the terms in the license agreement và nháy chọn Next để tiếp tục

Bước 8: Nếu không thay đổi thư mục cài đặt thì nháy chuột vào nút Next (Nháy chuột vào nút Change để thay đổi thư mục cài đặt)

Bước 9: Nháy chọn Install để bắt đầu cài đặt.

Bước 10: Bắt đầu quá trình cài đặt (Nếu muốn hủy nháy chuột vào nút Cancel)

- Bước 11: Nháy chuột vào nút Finish để hoàn tất việc cài đặt.

1.2 Nhập mã đăng ký phần mềm

- Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền desktop để khởi động Crocodile ICT.

- Bước 2: Nháy chuột chọn Help  About Crocodile ICT

Bước 3: Nháy chuột chọn Edit Licence

- Bước 4: Nhập lần lượt vào 2 khung với giá trị sau:

- Bước 5: Nháy chuột chọn Next để chương trình xác định các thông số vừa nhập là có thể sử dụng.

- Vùng làm việc (vùng tạo lưu đồ): vùng trắng lớn bên phải, phía dưới có tối đa 5 Scene

- Nhấn nút +/- để thêm/xóa Scene, nhấp đúp vào tên Scene để đặt tên Scene (mỗi Scene có thể thiết kế một hoặc nhiều sơ đồ, nhưng ta chỉ nên tạo 1 sơ đồ để tiện quản lý).

Mỗi bảng chọn gồm các lệnh có chức năng cùng nhóm Thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn: File, Edit, View, Scenes, Help.

Các lệnh xử lý tệp chương trình như: New (tạo tệp mới), Open (mở tệp), Save (lưu tệp), Save as (lưu tệp với tên khác), Quit (thoát), …

Edit Các lệnh biên tập chương trình như: Copy (sao chép), Paste

View Các lệnh hiển thị như: Zoom In (phóng to), Zoom Out (thu nhỏ), …

Scenes Các lệnh xử lý một scene như: New Scene (thêm mới),

Remove Scene (xóa), … Help Các hướng dẫn trợ giúp sử dụng phần mềm

Thanh công cụ chứa biểu tượng của một số lệnh thường dùng Để thực hiện lệnh, chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ.

Delete part(s) Xóa đối tượng đã chọn

Open Mở một tệp đã có

Save Lưu tệp đang mở

Print In tệp đang mở

Xóa đối tượng được chọn nhưng lưu vào vùng nhớ đệm

Sao chép đối tượng được chọn vào vùng nhớ đệm

Paste Dán các đối tượng từ vùng nhớ đệm vào sơ đồ Undo Hủy bỏ thao tác vừa làm

Redo Khôi phục thao tác vừa hủy bỏ

Zoom In Phóng to màn hình

Zoom Out Thu nhỏ màn hình

Space Properties Mở cửa sổ thuộc tính của scene hiện thời Pause Tạm ngừng hoạt động của sơ đồ

Show/Hide flowchart part labels Hiển thị/ẩn nhãn của các khối

Set flowchart speed Thiết lập tốc độ chạy chương trình cho sơ đồ

Sử dụng con trượt để điều chỉnh tốc độ sơ đồ

2.5 Thư viện các khối sơ đồ

2.5.1 Flowcharts: các khối dùng để vẽ sơ đồ khối

Cung cấp các thành phần để tạo sơ đồ khối.

Start and Stop: gồm các khối để bắt đầu hay kết thúc sơ đồ.

Processes: quản lý tiến trình chạy.

Decisions: kiểm tra điều kiện.

Inputs and Outputs: quản lý nhập, xuất.

Programming Environment: thể hiện môi trường lập trình.

Start: Sử dụng để bắt đầu một sơ đồ Khi sơ đồ đã được tạo hoàn chỉnh, nháy chuột vào nút để thiết lập chạy chương trình Khi sơ đồ đang chạy, ngưng lại bằng việc nhấn nút

Stop: Dùng để kết thúc một chương trình.

Bất kỳ một chương trình chính nào cũng đều phải kết thúc bằng thành phần Stop.

Function: Sử dụng để xây dựng một hàm.

Tên hàm là duy nhất, có thể được thay đổi bằng việc click vào và sửa tên ở phần function Danh sách tham số có thể được thêm vào bằng nút hoặc

Return : Kết thúc một hàm.

Set Variable: Dùng để gán giá trị cho biến.

Click vào Set Variable rồi kéo rê ra vùng soạn thảo Tại đây ta có thể nhập giá trị cho biến:

(lưu ý tên biến có phân biệt chữ in, chữ thường và không chứa khoảng trắng).

+ Nháy chuột vào tên biến (bên trái mũi tên) để thay đổi tên biến.

+ Nháy chuột vào giá trị của biến (bên phải mũi tên) để nhập giá trị hoặc biểu thức cho biến.

Random: Tăng giá trị cho biến

Call function: Dùng để gọi tên một hàm.

Chương trình chính sẽ tạm ngưng cho đến khi giá trị cuối cùng của hàm được trả về, sau đó chương trình chính sẽ được tiếp tục.

Test: Giống với ô kiểm tra điều kiện trong sơ đồ khối, dùng để so sánh giá trị của hai biểu thức.

Get property: Nhập giá trị cho biến.

Set property: Đưa giá trị biến ra màn hình.

Hai khối này thường kết hợp với khối trong thư mục Presentation để nhập giá trị hoặc xuất kết quả.

Monitor box: Hộp thoại này thể hiện toàn bộ hoạt động và sự kiện của scene, để thấy được sự thay đổi giá trị của các biến qua từng bước thực hiện trong chương trình.

Scene (global) viariables: Hộp thoại này thể hiện sự thay đổi giá trị của các biến toàn cục (global) trong chương trình Nháy chuột vào nút

+ để đưa tên biến cần theo dõi vào và nháy chuột vào nút - để loại bỏ tên biến.

2.5.2 Characters: các nhân vật để thực hiện hành động đã được lập trình.

2.5.3 Presentation: gồm các hộp thoại, hình ảnh, …

Text: Dùng để chèn thêm văn bản vào các mô hình và có thể tác động đến như một thành phần thông thường.

Edit box: Dùng để liên kết với các thành phần khác, chẳng hạn như liên kết với Get property để nhập giá trị cho biến, liên kết với Set property để đưa giá trị của biến ra màn hình.

Thanh trạng thái là một thanh ngang đặt tại góc dưới bên phải màn hình làm việc, cho phép cung cấp thông tin về trạng thái hiện thời của một scene.

Ba mục luôn hiển thị ở bên trái của thanh trạng thái là:

Speed: Hệ số tốc độ Zoom: Tỉ lệ phóng đại

Simulation time: Khoảng thời gian (giờ, phút, giây) kể từ khi sơ đồ được tạo, mở ra hoặc tải về.

2.7 Thư viện hàm có sẵn

Cú pháp Ý nghĩa sqrt(x) Trả về giá trị là căn bậc 2 của x (x≥0) fact(x) Trả về giá trị là giai thừa của x pow(x,y) Trả về giá trị x lũy thừa y mod(a,b) Trả về giá trị là phần dư của phép chia a cho b rand() Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng [0,1] abs(x) Trả về giá trị là trị tuyệt đối của x floor(x) Trả về giá trị của x được làm tròn xuống số nguyên gần nhất round(x) Trả về giá trị của x được làm tròn đến số nguyên gần nhất

3 Cấu trúc chương trình và quy trình xây dựng thuật toán

Chương trình được lập trình trên Crocodile ICT là tập hợp các khối lệnh được tổ chức, sắp xếp sao cho thực hiện được ý tưởng của người lập trình Vì thế người lập trình phải sử dụng những cấu trúc sau đây:

- Cấu trúc tính toán : Trong chương trình nếu có biểu thức tính toán thì sau khi gán giá trị cho các biến, hằng, tùy theo độ ưu tiên của các toán tử để tính toán kết quả và gán giá trị trả lại cho biến ở bên trái khối lệnh.

- Cấu trúc tuần tự : Các khối lệnh được sắp xếp để thực hiện tuần tự hết lệnh này đến lệnh khác theo thứ tự từ trên xuống (top-down).

- Cấu trúc quyết định : Thông qua khối lệnh Decision \ Test.

- Cấu trúc lặp : Dùng để lặp một khối lệnh hay một nhóm khối lệnh.

3.2 Quy trình xây dựng thuật toán

Xác định dữ liệu vào và kết quả bài toán (Input/ Output).

- Phân tích và mô tả các bước giải bài toán.

- Vẽ sơ đồ thuật toán.

- Nhập dữ liệu đầu vào và chạy thử chương trình.

- Kiểm tra và sửa lỗi thiết kế (nếu có).

- Kiểm tra kết quả và hiệu chỉnh thuật toán (nhập nhiều bộ dữ liệu để kiểm tra các trường hợp của thuật toán).

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẬT TOÁN CĂN BẢN SỬ DỤNG

SƠ ĐỒ KHỐI THÔNG QUA PHẦN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẬT TOÁN CĂN BẢN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KHỐI

THÔNG QUA PHẦN MỀM CROCODILE ICT

1.1 Bài tập 1: Cho 2 số nguyên a, b Tính tổng của chúng.

Trường hợp 1: Gán giá trị cho biến Trường hợp 2: Nhập giá trị cho biến

1.2 Bài tập 2: Vẽ sơ đồ thuật toán đổi giá trị của 2 biến x và y.

Input Hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b (a, b có giá trị xác định).

Output Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.

2.1 Bài toán: Cho hai số thực a và b Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng

“a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”.

Input Hai biến số thực a và b (a, b có giá trị xác định).

Output “a lớn hơn b”? “a nhỏ hơn b”? “a bằng b”?

3.1 Bài tập 1: Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất (UCLN) của hai số nguyên dương a và b

Input Hai số nguyên dương a và b.

3.2 Bài tập 2: Viết chương trình kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương n.

Output Thông báo “n là số nguyên tố” hoặc “n không là số nguyên tố”

3.3 Bài tập 3: Viết chương trình tính tổng các chữ số của một số nguyên.

Output Tổng các chữ số của n.

4 Xử lý dãy số (mảng)

4.1 Bài toánTìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, …, an cho trước. 4.2 Xác định bài toán

Input Dãy A các số a1, a2, …, an (n > 1).

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẬT TOÁN NÂNG CAO

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KHỐI THÔNG QUA PHẦN MỀM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẬT TOÁN NÂNG CAO SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KHỐI

THÔNG QUA PHẦN MỀM CROCODILE ICT

1 Các thuật toán về số

1.1 Thuật toán kiểm tra số nguyên tố function ngto(n:integer):boolean; var i:integer; begin ngto:se; if n thoát luôn} ngto:=true; end;

Chú ý : Dựa trên hàm kiểm tra nguyên tố, ta có thể tìm các số nguyên tố từ 1 đến n bằng cách cho i chạy từ 1 đến n và gọi hàm kiểm tra nguyên tố với từng giá trị i.

Mở rộng vấn đề: Tính tổng các số nguyên tố trong dãy

1.2 Thuật toán tính tổng các chữ số của một số nguyên function tongcs(n:integer): integer; var s : integer; begin s := 0; while n 0 do begin s := s + n mod 10; n := n div 10; end; tongcs := s; end;

Chú ý : Tính tích các chữ số cũng tương tự, chỉ cần chú ý ban đầu gán s là 1 và thực hiện phép nhân s với n mod 10.

1.3 Thuật toán Euclide tính ước chung lớn nhất function UCLN(a,b: integer): integer; var r : integer; begin while b0 do begin r := a mod b; a := b; b := r; end;

Ngày đăng: 28/02/2023, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w