Chấpnhậnnhữnggìthuộcvềcon: Hiểu về
tính khí
Hiểu biết về tínhkhí của trẻ nhỏ
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng không khôn ngoan khi so sánh
những đứa trẻ với nhau. Tuy nhiên, hầu hết cha mẹ đều thường xuyên so
sánh con cái của mình với những đứa trẻ xung quanh, từ những chuyện
riêng tư cho đến các vấn đề chung: những cô bé hay cậu bé khác ở
trường, những đứa trẻ hàng xóm, những cháu trai, cháu gái, thậm chí con
của các đồng nghiệp. Và những so sánh thì thường xuyên dẫn đến những
phán đoán: Bobby "thật là một cậu bé giỏi", Miranda là "một con quỷ nhỏ".
Bạn đã biết rằng trẻ mẫu giáo đang trải qua những giai đoạn phát triển thú
vị; bạn cũng được biết rằng quá trình trải nghiệm quyền tự làm lấy công
việc và khả năng sáng tạo có thể dẫn đến việc trẻ cư xử theo những cách
mà người lớn cho là "không tốt". Liệu có một đứa trẻ nào là hoàn hảo
không? Bạn thật sự muốn có một đứa con như vậy không?
Chuyện hoang đường về một đứa trẻ hoàn hảo
Một đứa trẻ hoàn hảo thường được vẽ trong tranh như là một đứa bé tuân
theo mọi mệnh lệnh của bố mẹ một cách im lặng, không đánh nhau với
những anh chị em của mình, làm những công việc vặt mà không phàn
nàn, tiết kiệm tiền, tự giác làm bài về nhà mà không cần ai phải nhắc nhở -
và là đứa trẻ luôn luôn được điểm cao, khỏe mạnh, và được nhiều người
ngưỡng mộ. Có phải điều này có nghĩa là: một đứa trẻ mà không giống
như trong miêu tả thì là đứa trẻ không hoàn hảo?
Thẳng thắn mà nói thì chúng ta luôn nghĩ về một đứa trẻ giống như trong
miêu tả tuyệt vời này. Thường thì đây là một đứa trẻ không cảm thấy đủ
an toàn để kiểm tra những giới hạn năng lực bản thân, và không cảm
nhận được bé là một phần của bố mẹ, trường lớp, hay những người xung
quanh. Bé sợ mắc lỗi, và sợ không được tán thành. Chúng ta vẫn thường
cho rằng một vài trẻ giống như trong miêu tả này vẫn cảm thấy an toàn và
không sợ bị mắc lỗi.
Như đã được thảo luận trong phần 4, những nhà nghiên cứu về não bộ tin
rằng tính cách là bẩm sinh, là một phần trong "sự uốn nắn" của mỗi trẻ.
Cách mà con của bạn giao tiếp với bạn, nhất là khinhững người trông trẻ
xuất hiện, đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc những xu hướng bẩm
sinh này thực sự phát triển ra sao. Đó là cả một quá trình phức tạp. Chúng
ta vẫn chưa hiểu được hết. Trong khinhững thái độ, hành vi, và các quyết
định có thể thay đổi theo thời gian cùng với sự trải nghiệm, thì tính cách
xuất hiện như là một phần của chúng ta trong cuộc đời. Hiểu vềtínhkhí
riêng của mỗi đứa trẻ sẽ giúp bạn chấpnhận đứa trẻ mà bạn có. Bé đang
cùng sống với bạn để học hỏi, phát triển và dần khôn lớn. Bạn sẽ hiểu
được nguyên nhânnhững thất bại của trẻ, những cách tốt nhất để nuôi
dưỡng trẻ, và làm thế nào để xây dựng mối quan hệ bền vững hơn bằng
tinh chất của sự hòa hợp.
Tính chất của sự hòa hợp
Stella Chess và Alexander Thomas nhấn mạnh vào tầm quan trọng của
"tinh chất của sự hòa hợp", đây là chiều sâu của việc bố mẹ và những
người giáo viên hiểu được tínhkhí của một em bé mà họ có, và họ sẵn
lòng vui chơi cùng trẻ, học tập cùng trẻ để khuyến khích trẻ phát triển lành
mạnh. (Stella Chess and Alexander Thomas, Tinh chất của sự phù hợp,
Bruner/Mazel, 1999.) Trẻ em trải qua những căng thẳng trong cuộc sống
khi chúng phải đấu tranh để có được năng lực và cảm giác nơi mà chúng
thuộc về. Chẳng ích lợi gìkhi làm cho sự căng thẳng đó trở nên tệ hơn,
bằng việc hi vọng một đứa trẻ trở thành một ai đó khác mà trẻ không thể.
Hiểu vềtínhkhí của một đứa trẻ không có nghĩa là nhún vai và nói rằng,
"ồ, đó chỉ là cách mà em bé này thể hiện." Mà đó là một lời mời gọi để
giúp bé phát triển hành vi và những kỹ năng cần thiết và có thể chấpnhận
được. Ví dụ, một đứa trẻ mà có độ tập trung thấp sẽ cần phải học để chấp
nhận một số quy định và học cách giữ tập trung. Đưa ra những lựa chọn
có giới hạn là một cách tôn trọng những nhu cầu của trẻ và những nhu
cầu của tình huống (nghĩa là hành vi thích hợp cho môi trường hiện tại).
Tìm ra một cách giao tiếp phù hợp giữa bố mẹ và con để đáp ứng nhu cầu
của cả hai là rất quan trọng. Nếu như con của bạn gặp khó khăn trong việc
thích nghi với nhữngtình huống mới, và bạn chính là nhân tố quan trọng,
thì nghĩa là bạn ít có sự hòa hợp với con. Tin tốt là với sự hiểu biết của
mình, bạn có thể tìm ra sự cân bằng và tạo ra sự hòa hợp. Con của bạn
có thể không kết bạn nhanh, nhưng bé có thể học được các kỹ năng xã
hội giúp bé tìm được một hay vài người bạn tốt thực sự. Bạn có thể sẽ
cảm thấy nản lòng nếu như bạn muốn bé giống hệt như bạn, nhưng bạn
sẽ tìm được sự động viên lớn nếu như bạn nhẹ nhàng dạy bé rằng: cần có
thời gian để có được những lời đề nghị kết bạn của những đứa trẻ khác.
Tìm kiếm sự cân bằng giữa nhu cầu của bạn và của trẻ sẽ tốn nhiều thời
gian và công sức, nhưng học để chấpnhận và sống chung hòa hợp với
con, chấpnhậntínhkhí đặc biệt của con, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả
hai trong suốt những năm tiếp theo của cuộc đời. Bây giờ, bạn đã biết
được nguyên nhân tại sao cần phải hiểu rõ tínhkhí riêng của con mình, và
tầm quan trọng của nó, hãy cùng nhau học hỏi thêm.
. Chấp nhận những gì thuộc về con : Hiểu về tính khí Hiểu biết về tính khí của trẻ nhỏ Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng không khôn ngoan khi so sánh những đứa trẻ với. con, chấp nhận tính khí đặc biệt của con, sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai trong suốt những năm tiếp theo của cuộc đời. Bây giờ, bạn đã biết được nguyên nhân tại sao cần phải hiểu rõ tính. gian cùng với sự trải nghiệm, thì tính cách xuất hiện như là một phần của chúng ta trong cuộc đời. Hiểu về tính khí riêng của mỗi đứa trẻ sẽ giúp bạn chấp nhận đứa trẻ mà bạn có. Bé đang cùng