1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)

129 6,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)Tổng hợp những chặng đường lịch sử vẻ vang của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2013)

Trang 1

Bác Hồ về thăm Thanh Hoá

Trang 2

1961-Thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân tại Yên Trường (Yên Định) Bác phát động và cùng mọi người giơ cao tay biểu thị quyết tâm thi đua (tháng 12-1961).

( Nguồn: http://baothanhhoa.vn/news/64429.bth )

Trang 3

 Ra đời từ đêm đen nô lệ với ách thực dân phong kiến “ một cổ hai

tròng”, nhờ ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Cách

mạng tháng mười Nga vĩ đại, công lao trời bể của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau những tháng năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân đã bồi đắp nên Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc( hay Tư tưởng Hồ Chí Minh) soi đường cho dân tộc ta phá tan xiềng xích thực dân, phong kiến, “ rũ bùn đen đứng dậy huy hoàng” – Đảng CSVN đã làm nên cách mạng tháng tám thành công, chiến thắng điện Biên lừng lẫy địa cầu- “ mở ra

kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” và đang vươn tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

 “ Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng Sự ra đời của Đảng

là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công

nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

Trang 4

 Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm Chánh cương vấn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam Hội nghị cũng thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí

trong cả nước nhân dịp Đảng Cộng sản việt Nam ra đời

Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo Kế thừa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Luận

cương Chính trị đã nêu ra cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc và tiến lên giai đoạn xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa (cách mạng xã hội chủ nghĩa) ” (Theo Hoàng Văn - tổng hợp).

Trang 5

 Khởi đầu vào những năm (1924- 1925), từ chủ nghĩa yêu n ớc, bằng nhiều con đ ờng (học tập, lao động và hoạt động) các tầng lớp Thanh niên tiến bộ Thanh Hoá đã b ớc

đầu tìm đến với t t ởng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, và ng ời đầu tiên có công tham gia truyền bá CN Mác- Lê nin và t t ởng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc vào tỉnh Thanh Hoá là Đ/c Lê Hữu Lập (quê ở Xuân Lộc- Hậu Lộc) đã đ ợc kết nạp vào tổ chức

"Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội", đ ợc lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trực tiếp huấn luyện, bồi d ỡng và giao nhiệm vụ về n ớc vận động TN ra n ớc ngoài học tập và xây dựng " Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội " ở địa ph ơng,

chuẩn bị t t ởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản sau này

 Theo Lịch sử Đảng bộ Tỉnh TH(1930-1954): “ Một trong những chiến sĩ cách mạng có công đầu của Thanh Hóa trong việc tiếp thu và vận dụng học thuyết Mác-

Lê nin và T t ởng CM của đ/c Nguyễn ái Quốc là đ/c Lê Hữu Lập Là một thanh niên nhiệt tình CM, nhạy cảm với thời cuộc, đ ợc sự dìu dắt của đ/c Đinh Ch ơng D

ơng( m t TN yờu nước, sau này là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, c, sau n y l ày là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, ày là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, i bi u qu c h i khúa I), vào giữa năm 1924, ểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, ốc hội khúa I), vào giữa năm 1924,

ơng( m t TN yờu nước, sau này là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, c, sau n y l ày là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, ày là đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, đại biểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, i bi u qu c h i khúa I), vào giữa năm 1924, ểu quốc hội khúa I), vào giữa năm 1924, ốc hội khúa I), vào giữa năm 1924,

Lê Hữu Lập đ ợc tổ chức CM Thanh Hóa giới thiệu sang Quảng Châu( Trung Quốc) hoạt động và tham gia nhóm Tâm Tâm Xâ, do Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu sáng lập

và lãnh đạo .vvv

 Lê Hữu Lập đ ợc vinh dự là một trong những TN đầu tiên dự lớp huấn luyện của đ/c Nguyễn ái Quốc và cũng là một trong những hội viên đầu tiên của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội(VNTNCMDCH), do Ng ời sáng lập Sau khi kết thức lớp học chính trị, cuối năm 1925, Lê Hữu Lập về Thanh Hóa tích cực vận động những TN tiên tiến sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị, đồng thời khẩn tr

ơng xúc tiến việc thành lập Việt Nam TNCMDCH ở địa ph ơng; ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin và T t ởng CM của đ/c Nguyễn ái Quốc trong các tầng lớp TN yêu

n ớc Thanh Hóa

Trang 6

 Để tập hợp những TN, học sinh tiên tiến đi theo con đ ờng CM của đ/c Nguyễn ái Quốc, đồng chí Lê Hữu Lập tổ chức ra Hội đọc sách báo CM tháng 5/ 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than D ới sự chỉ đạo của đ/c Lê Hữu Lập, nhiều hội viên của Hội

ở các huyện Hởu Lộc, Thiệu, Nông Cống, Thọ Xuân, Thị xã đã trở thành những

nhân cốt tích cực của phong trào CM của tỉnh sau này .Cuối năm 1926, Hội đọc sắch báo CM phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở nhiều huyện, nhất là ở Thiệu

Hóa, Thọ Xuân, Đông Sơn Trên cơ sở đó, nhiều hội viên tích cực đ ợc lựa chọn và kết nạp vào các tiểu tổ VNTNCMDCH đến đầu năm 1927, nhiều tiểu tổ

VNTNCMDCH ra đời ở thị xã và các phủ huyện Tr ớc tình hình phát triển nhanh chóng của phong trào, đ/c Lê Hữu Lập quyết định triệu tập Hội nghị thành lập tổ chức VNTNCMDCH toàn tỉnh vào 4/1927 tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã- Hội nghị đánh giá tình hình phong trào CM trong thời gian qua, đề ra những nhiệm vụ tr

ớc mắt; phát triển mạnh mẽ tổ chức của Hội, đẩy mạnh tuyên truyền chủ nghĩa Mác-

Lê nin trong quần chúng; bầu ra BCH tỉnh bộ lâm thời, do đ/c Lê Hữu Lập làm bí th

Sự ra đời của tổ chức VNTNCMDCH Thanh Hóa là một b ớc tiếnmới của phong trào

CM ở địa ph ơng; nó “ nh chim én báo hiệu mùa xuân” vvv Đầu năm 1930, “ một số hội viên VNTNCMDCH Thanh Hóa đang tham gia phong trào “vô sản hóa”

ở Bắc Kỳ đã đ ợc gia nhập đảng cộng sản, trong số đó có các đ/c Lê Công Thanh, Nguyễn Chí Hiền tham gia Xứ ủy Bác Kỳ và Tỉnh ủy Hà Nam, Thái Bình, Nh vậy, những điều kiện để thanh lập đảng bộ cộng sản ở Thanh Hóa đã thực sự chín muồi

Trang 7

 Đuợc sự ủy nhiệm của Xứ ủy Bác Kỳ, đ/c Nguyễn Doãn Chấp trở về Thanh Hóa vận

động chuẩn bị thành lập đảng bộ ” D ới sự chủ trì của đ/c Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập cho bộ đầu tiên ở Thanh Hóa đ ợc triệu tập vào tháng 6/1930 tại Hàm Hạ( Dông Sơn) gồm 7 đ/c Hội nghị đã nhất trí tuyên bố thành lập chi bộ cộng sản

và cử đ/c Lê Thế Long làm bí th chi bộ Sau khi ra đời, chi bộ Hàm Hạ đã tích cực tuyên truyền, phát triển đảng viên Chỉ trong một thời gian ngắn số đảng viên trong chi bộ đã lên tới 12 đ/c Một tháng sau, hai chi bộ Phúc Lộc(Thiệu Hóa) và chi bộ Yên Tr ờng(Thọ Xuân) cũng ra đời Nh vậy là đến đầu tháng 7/1930, Thanh Hóa đã

có 3 chi bộ cộng sản hoạt động rất sôi nổi Trên cơ sở phong trào cộng sản phát triển nhanh chóng nh nói trên, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Hội nghị thành lập Tỉnh đảng

bộ cộng sản Thanh Hóa đã đ ợc triệu tập tại Yên Tr ờng D ới sự chủ trì của đ/c

Nguyễn Doàn Chấp, Hội nghị đã thảo luận và tiếp nhận Chính c ơng vắn tắt, Sách l ợc vắn tắt, điều lệ tóm tắt của ảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và đ Đảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và đư

vắn tắt, điều lệ tóm tắt của ảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và đ Đảng cộng sản VN do đ/c Nguyễn ái Quốc dự thảo và đư

ợc hội nghị thành lập đảng thông qua

 Hội nghị thanh lập Đảng bộ Thanh Hóa đã nhất trí đề ra các chủ tr ơng: Phát triển tổ chức đảng, bồi d ỡng đảng viên, xây dựng các tổ chức quần chúng nh : Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản Đoàn, Phụ nữ giải phóng, vvv quyết

định ra tờ báo “Tiến lên” làm cơ quan tuyên truyền của đảng bộ Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành tỉnh đảng bộ lâm thời, gồm các đ/c: Lê Thế Long, V ơng Xuân Cát,

Lê Văn Sỹ, do đ/c Lê Thế Long làm bí th Sự kiện này đánh dấu b ớc ngoặt lớn của phong trào cộng sản ở tỉnh nhà Từ đây, giai cấp công nhân có đội tiền phong của mình trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong tỉnh”

Trang 8

Đ/c Lê Hữu lập- nguyên Bí thư Đ ảng bộ lâm thời tỉnh Thanh Hóa

Trang 12

Hàm Hạ - nơi ghi đậm mốc son của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

http://baothanhhoa.vn

Trang 13

(THO) - Cách đây 80 năm, ngày 25-6-1930, dưới sự lãnh đạo của

Xứ ủy Bắc Kỳ, chi bộ Hàm Hạ - chi bộ Đảng đầu tiên ở Thanh Hóa được thành lập tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê, nay là xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn

 Sự ra đời của chi bộ Hàm Hạ là mốc son chói lọi trong phong trào cách mạng ở Thanh Hóa trước Cách mạng Tháng Tám, đồng thời là nền móng, là mạch nguồn sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, ngày 29-7-1930 trên cơ sở 3 chi bộ Hàm Hạ (Đông Sơn), Phúc Lộc (Thiệu Hóa) và Yên Trường (Thọ Xuân) nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với phong trào cách mạng trong tỉnh.

 Từ trước năm 1930, ở Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 3-2-

1930 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản trong cả nước đã thống nhất hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 14

 Việc chuẩn bị thành lập tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh

Hóa cũng được tiến hành từ rất sớm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Tại làng Hàm Hạ, sau khi được tuyên

truyền, giác ngộ, 3 đồng chí Lê Oanh Kiều, Lê Bá Tùng và

Lê Thế Long đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt

Nam Trên cơ sở đầy đủ số lượng đảng viên, chi bộ Hàm Hạ được thành lập ngày 25-6-1930, do đồng chí Lê Thế Long làm bí thư chi bộ Sau một thời gian ngắn, chi bộ đã kết nạp thêm được 10 đảng viên, hơn 1 tháng sau, với sự ra đời của

2 chi bộ tại Thiệu Hóa và Thọ Xuân, ngày 29-7-1930 Đảng

bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập, đồng chí Lê Thế Long vinh dự được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sau khi thành lập, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và giành được những thắng lợi vẻ vang.

Trang 15

 Về lại Hàm Hạ hôm nay, “dấu xưa” vẫn còn được lưu giữ với đình làng Hàm Hạ, nhà đồng chí Lê Oanh Kiều, xưởng in Báo Tiến Lên tại nhà đồng chí Phạm Văn Huống - một đảng viên chi bộ Hàm Hạ , cuộc sống của người dân Hàm Hạ, xã Đông Tiến và huyện Đông Sơn đã thay đổi căn bản Cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm, hạnh phúc hơn dưới sự lãnh đạo của đảng bộ xã, đảng bộ huyện và cả lòng tự hào của người dân trên mảnh đất này Không nề hà gian khổ, không quản ngại hy sinh để hoạt động cách mạng trong giai đoạn khó khăn nhất, những đảng viên và chi bộ Hàm Hạ đã để lại tấm gương chói lọi cho lớp lớp đảng viên và con cháu mai sau về tinh thần yêu nước nồng nàn, sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin

và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là tài sản vô giá, truyền thống quý báu để Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa tiếp bước đi lên

 Gần 80 năm sau khi ra đời chi bộ Đảng đầu tiên và thành lập Đảng bộ tỉnh, mặc

dù còn nhiều khó khăn, song Thanh Hóa hôm nay đã vững vàng với những bước phát triển mới, tự hào với những thành tựu mới Đến nay Đảng bộ tỉnh đã lớn mạnh

cả về số lượng và chất lượng Năm 2009, toàn tỉnh có 1.314 tổ chức cơ sở Đảng, 8.560 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; kết nạp được 5.600 đảng viên Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Trang 16

 Đảng, trước hết là của tổ chức cơ sở Đảng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm đã được thực hiện đồng bộ cả về chính trị tư tưởng, tổ chức bộ máy và kiểm tra, giám sát Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,8%, là mức tăng trưởng khá so với bình quân chung của cả nước GDP bình quân đầu người ước đạt 720 USD, bằng 104,3% mục tiêu kế hoạch Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1,66 triệu tấn, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng

1,5% so với cùng kỳ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.887 tỷ đồng, tăng 13,9%

so với cùng kỳ Giá trị dịch vụ tăng 12,1%; tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt

287 triệu USD, tăng 27,2%; tổng vốn đầu tư phát triển huy động đạt 21.200 tỷ

đồng, tăng 37% so với cùng kỳ Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa và xã hội hóa; an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh so với năm trước và đạt mục tiêu đề ra; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm

 Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng và 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh là dịp để mỗi chúng ta tự hào về Đảng quang vinh, một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân ta

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc Trong bề dày lịch sử hào hùng ấy của Đảng, có sự đóng góp to lớn của

Đảng bộ Thanh Hóa và chi bộ Hàm Hạ - chi bộ đầu tiên, nền móng của sự phát triển

và là cái nôi của Đảng bộ Thanh Hóa hôm nay

Tuấn Linh- http://baothanhhoa.vn/

Trang 17

III- Quá trình đấu tranh thành lập và lãnh đạo phong trào dân sinh, dân chủ tiến tới Cách mạng Tháng Tám- lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

(THO) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh

Hóa được xác định là địa bàn chiến lược quan trọng

Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa luôn chung sức, chung lòng xây dựng, bảo vệ quê hương, hun đúc nên những giá trị lịch sử - văn hóa cao quý, giàu bản sắc Thời kỳ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân các dân

tộc Thanh Hóa luôn đoàn kết dưới lá cờ vẻ vang của Đảng tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng XHCN, làm nên những thành tựu

lịch sử vĩ đại.

Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam từ chế độ phong kiến chuyển thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp gay gắt Để mở đường cho lịch sử phát

triển, dân tộc ta đã dũng cảm đứng lên đánh đuổi giặc Pháp, nhưng đều

không thành công

Trang 18

 Trong đêm trường đen tối ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm ra con đường cứu nước kiểu mới, đặt nền tảng tư tưởng, tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.

Thục thất bại, nhiều thanh niên yêu nước ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu là Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh, Đinh Chương Dương

giảng dạy tại Trung Quốc, đồng chí Lê Hữu Lập được phân công về nước tuyên

truyền tổ chức cách mạng, trực tiếp phụ trách địa bàn Thanh Hóa Tháng 5–1926, tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng ở TP Thanh Hóa phát triển ra các huyện, làm cơ

sở để tháng 4-1927 thành lập tổ chức “Việt Nam cách mạng thanh niên” tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Hữu Lập làm bí thư

thành lập và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm bí thư Đây chính là nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời

Trang 19

 Ngày 29-7-1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí

Nguyễn Doãn Chấp đã tổ chức hội nghị đảng viên của ba chi bộ cộng sản đầu tiên (chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân)

tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Hội nghị định ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí do đồng chí Lê Thế Long làm bí thư Sau khi ra đời, đảng bộ

tổ chức cơ quan ấn loát tài liệu, in ấn phát hành tờ báo “Tiến lên”,

truyền đơn cộng sản, phát triển cơ sở Đảng và các tổ chức Nông hội

đỏ, Công hội đỏ, tổ chức phong trào đấu tranh chống thuế ở một số địa phương trong tỉnh Cuối năm 1930, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một số quần chúng cách mạng bị bắt, tù đầy, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.

 Tháng 9-1930, Xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Lê Tất Đắc (Bí thư

Chi bộ Thành Vinh) liên lạc với các đồng chí lãnh đạo Đảng Tân Việt Thanh Hóa tiến hành thành lập Đảng bộ Thanh Hóa Sau khi lựa chọn những quần chúng ưu tú trong Đảng Tân Việt chuyển thành đảng viên Đảng Cộng sản, các chi bộ và cơ sở Đảng ra đời Ngày 1-1-1931,

dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ, các đồng chí Ngô Đức Mậu,

Nguyễn Xuân Thúy tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh

Trang 20

 Thanh Hóa tại làng Hồ Thượng (xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia), đề ra phương hướng nhiệm vụ

và bầu ban chấp hành lâm thời 5 đồng chí, cử đồng chí Ngô Đức Mậu làm bí thư (đến tháng 4-1931 bầu ban chấp hành chính thức 7 đồng chí, đồng chí Ngô Đức Mậu tiếp tục làm bí

thư) Sau khi ra đời, Đảng bộ tổ chức rải truyền đơn, treo cờ Đảng và tổ chức phong trào đấu tranh hưởng ứng Xô Viết - Nghệ Tĩnh Giữa năm 1931, quân thù tiến hành khủng bố trắng, hầu hết cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng cách mạng bị bắt tù đầy Cũng vào cuối năm 1930 ở Thanh Hóa xuất hiện 2 chi bộ cộng sản hoạt động độc lập; đó là Chi bộ

Cộng sản Hoằng Hóa thành lập vào tháng 9-1930 gồm 3 đảng viên và Chi bộ Hà Trung,

thành lập vào tháng 10-1930 gồm 3 đảng viên Cả hai chi bộ này cũng bị khủng bố và tan rã.

đường lối cách mạng của Đảng đã thấm vào trái tim khối óc của quần chúng cách mạng

Tháng 8-1932, đại biểu của các cơ sở cách mạng trong tỉnh nhóm họp bàn cách liên lạc khôi phục lại đảng bộ Tháng 10-1933, các đồng chí Lê Chủ, Bùi Đạt đã liên lạc với đồng chí

Nguyễn Tạo (chiến sĩ cộng sản vượt ngục về Thanh Hóa) mở các lớp huấn luyện chính trị cho quần chúng cách mạng Ngày 17-3-1934, Tỉnh ủy Thanh Hóa gồm 7 đồng chí được thành lập do đồng chí Lê Chủ làm bí thư Từ đó, cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng trong tỉnh lần lượt ra đời đảng bộ và phong trào cách mạng được khôi phục, tiến đến cao trào “Dân sinh, dân chủ”.

xít hình thành, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đe dọa nhân loại, Quốc tế cộng sản Hội nghị lần thứ VII kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít Tháng 7-

1936, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, chủ trương đoàn kết mọi lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

Trang 21

 Sau khi chắp nối liên lạc với Trung ương Đảng, Tỉnh ủy tổ chức “Hội tương tế ái hữu” tập hợp mọi tầng lớp đấu tranh công khai, nửa công khai hợp pháp đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế

giới” Từ đấu tranh kinh tế tiến tới đấu tranh chính trị mà tiêu biểu là các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân Nhà máy Diêm Hàm Rồng,

xưởng rượu Nam Đồng Ích, mỏ sắt Thanh Xá, núi Bần, công nhân khai thác gỗ lâm trường Như Xuân, đồn điền Yên Mỹ Bên cạnh đó, các phong trào đấu tranh đòi tự

do lập “Hội”, chống áp bức bóc lột của nông dân các phủ huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc; các phong trào đấu tranh ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống Nhật, đấu tranh bầu Viện dân biểu Trung Kỳ cũng phát triển, góp phần đưa phong trào cách mạng 1936 - 1939 trở thành cao trào trên địa bàn toàn tỉnh

 Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, bọn phản động lên cầm quyền ở Pháp, thực dân Pháp ra sức khủng bố phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết 6 (tháng 11-1939) chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, tập hợp mọi lực lượng, xây dựng, phát triển lực

lượng vũ trang, chuẩn bị điều kiện giải phóng dân tộc

Trang 22

 Tháng 11-1940, Xứ ủy Trung Kỳ chỉ đạo thống nhất các tổ chức lâm thời thành một và bầu đồng chí Trần Bảo làm bí thư Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, phong trào cách mạng phát triển mạnh Nhiều huyện trong tỉnh xây dựng mặt trận phản đế cứu quốc, xây dựng lực lượng vũ trang làng xã (lực lượng tự vệ cứu quốc) và tổ chức đấu

tranh chống áp bức bóc lột, chống thuế, khất thuế Trên cơ sở phong trào cách mạng phát triển mạnh, tháng 6-1941 Tỉnh ủy quyết định xây dựng Ngọc Trạo thành căn cứ cách mạng ở phía Tây của tỉnh Sau khi Tỉnh ủy chuyển về Ngọc Trạo (7-1941), hàng trăm cán bộ và tự vệ các huyện tập trung về đây để ngày 19-9-1941 đội du kích của chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ được thành lập tại Hang Treo (Hà Trung) Ngay sau đó, tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định cũng tập trung về Đa Ngọc (Yên Định) tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo Ngày 18-10-1941, Đa Ngọc bị lộ, trận chiến đấu không cân sức diễn ra, nhiều chiến sĩ tự vệ đã tìm đường lên Ngọc Trạo Ngày 19-

10-1941, thực dân phong kiến huy động lực lượng bao vây chiến khu Ngọc Trạo, tự vệ đã dũng cảm chiến đấu chọc thủng vòng vây của

địch phân tán về các địa phương, bảo toàn lực lượng Chiến khu Ngọc Trạo bị khủng bố, nhưng đó là tiếng chuông báo trước của Cách mạng Tháng Tám 1945.

Trang 23

 Sau khi Tỉnh ủy lâm thời bị địch khủng bố, năm 1942 các chiến sĩ

cộng sản lại thành lập Tỉnh ủy mới và liên lạc với Trung ương Đảng Tháng 2-1943, Tỉnh ủy chuyển “Thanh Hóa Ái quốc Hội” thành Mặt trận Việt Minh, tiếp tục kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chuẩn bị điều kiện chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền Các phong trào sắm vũ khí đuổi thù, chống vơ vét thóc gạo, chống

nhổ lúa trồng đay, chống bắt phu, bắt lính, phá kho thóc của giặc đẩy khí thế cách mạng lên cao Các cuộc khởi nghĩa từng phần ở làng Yên Lộ, đồn điền Đa Nẫm, Lạch Trường giành thắng lợi; ngày 24-7-

1945, lực lượng cách mạng ở Hoằng Hóa khởi nghĩa giành chính

quyền thành công, mở ra các điều kiện mới cho nhân dân cả tỉnh vùng lên.

 Ngày 16-8-1945, sau tin Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Tỉnh ủy kịp thời phát động tổng khởi nghĩa trên địa bàn toàn tỉnh vào ngày 18 và 19-8-1945 ở các huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung Ngày 20

- 8 giành thắng lợi ở các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Đông Sơn,

Cẩm Thủy, TP Thanh Hóa

Trang 24

 Ngày 23-8, đoàn quân khởi nghĩa từ căn cứ Thiệu Hóa về TP Thanh Hóa tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thanh Hóa do ông Lê Tất Đắc làm Chủ tịch

 Tại các huyện miền núi, Tỉnh ủy đã tăng cường lực lượng tự vệ các huyện miền xuôi kết hợp với các lực lượng cách mạng tại chỗ xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền cách mạng Cuối tháng 8-1945, chính quyền cách mạng các cấp được xác lập trên địa bàn toàn tỉnh.

Trang 25

 “ Thanh Hóa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn minh Đại Việt, hội tụ đầy đủ nền văn minh châu Á Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược với

cả nước Đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy, Thanh Hóa là cứ địa vững chắc trong buổi đầu khi thế giặc cường Người dân Thanh Hóa yêu nước, yêu làng, cần cù chịu khó, sáng tạo khéo léo, hồ hởi mạnh mẽ, hiếu học, trọng thuỷ chung, kẻ sĩ thích văn học, giữ khí tiết.

 Nhận rõ vị trí quan trọng của Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước đón Bác Hồ”.

 Ngày 20/02/1947, Bác Hồ về thăm và khai hội với đồng bào Thanh Hoá tại Rừng thông (Huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân Thị xã Thanh Hoá ở trước Nhà thông tin Thị xã

 “ Khi toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,công việc bận rộn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định

về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên Người khởi hành từ ngày 18/2/1947, nhưng do đường xa, đi lại khá nguy hiểm Bác phải đi vòng qua Hòa Bình, Ninh Bình cho đến sáng sớm ngày 20/2/1947 Bác mới đến

Thanh Hóa

Trang 26

 Gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ tỉnh, với thân sĩ trí thức, các tầng lớp nhân dân, Bác bày tỏ mong ước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh xây dựng tỉnh nhà thành một tỉnh kiểu mẫu Bác nhận định: Thanh Hoá muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt Bác cũng chỉ rõ xây dựng tỉnh “kiểu mẫu” trên mọi mặt phải bắt đầu

từ cá nhân mỗi người trước: làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu Chia tay trong lần gặp ấy, Bác đã nhắn gửi tha thiết với lời hẹn ngày trở lại: đồng bào trong tỉnh hãy xắn tay áo làm đi, lần sau về đây tôi sẽ thấy mỗi người là một người “kiểu mẫu””

 Theo thạc sĩ Trịnh Quốc Tuấn: “Trước khi đi, để nắm vững tình hình các địa

phương và Thanh Hóa, ngày 7-2-1947 Bác đã gửi thư cho ông Hoàng Hữu Nam yêu cầu các tỉnh (trong đó có Thanh Hóa) trong 10 ngày phải cung cấp 31 điểm câu hỏi điều tra về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý, ưu khuyết điểm để

Người nắm tình hình Trên cơ sở đó, Người nắm rất vững tình hình Thanh Hóa

Cùng ngày (7-2-1947) Bác ký sắc lệnh 15/SL bổ nhiệm ông Đặng Việt Châu

nguyên là Chánh văn phòng Bộ Nội Vụ làm đặc phái viên Bộ Nội Vụ ở Thanh

Hóa Ngày 14-2-1947 Bác đã thảo mật điện cho ông Đặng Việt Châu về chủ

trương: có tối cao đặc phái chính phủ vào Thanh kinh lý, chuẩn bị báo cáo công

việc Ngày 17-2-1947, Người đã triệu tập và làm việc với các ông Võ Nguyên Giáp,

Lê Đức Thọ, Lê Văn Hiến, Hoàng Hữu Nam để thông báo về chuyến đi Thanh Hóa sắp tới Như vậy, chuyến đi vào Thanh Hóa có vị trí chiến lược đã được Bác chuẩn

bị rất kỹ từ trước

Trang 27

 Theo Tư liệu của Ban đề tài 2253-NV/TH đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh thẩm định: Chiều ngày 19-2-1947, chiếc xe Zeep được ngụy trang đưa Bác vào Thanh kinh lý Người lái xe cho Bác là đồng chí Nguyễn Văn Nền (Bác đặt tên là Ngọc), bảo vệ tiếp cận là đồng chí Nguyễn Văn Lý (Bác đặt tên là Hoàng Hữu Kháng, sau này là Thiếu tướng Hoàng Hữu Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh vệ) Hành trình được Bác vạch sẵn Từ địa điểm Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) nơi Bác làm việc bấy giờ, đi đường 6A ra Xuân Mai, rẽ trái theo đường 21

về Chi Nê Đêm 19-2-1947, Bác nghỉ tại nhà khách đồn điền của ông Đỗ Đình

Thiện (Một cơ sở cách mạng của Bác, ông Đỗ Đình Thiện đã từng làm thư ký của Bác trong chuyến đi Pháp năm 1946) 3 giờ sáng ngày 20-2-1947, từ đồn điền Chi

Nê sang đường 59 đi Nho Quan (Ninh Bình) đến đường 12 đi Ghềnh, theo đường quốc lộ 1A, 8h sáng ngày 20-2-1947, Bác gặp đoàn cán bộ Thanh Hóa gồm các

đồng chí Bùi Đạt - Tỉnh uỷ, Lê Chủ - Chủ tịch UBHC tỉnh và đồng chí Đặng Việt Châu Thấy xe Bác, đoàn giơ tay ra hiệu Xe dừng lại, Bác ngồi trong xe nghe đồng chí Bùi Đạt báo cáo xong, Bác hỏi: Ông Tỉnh uỷ, cách thức họp thế nào ? Cái gì họp trước, cái gì họp sau, họp ở đâu ?

 Đồng chí Bùi Đạt trả lời: Thưa Bác, Đại biểu nhân dân trước rồi họp cán bộ sau ! Đại biểu tập trung gần đây cả rồi (Phủ Hùng - gần núi Một), thưa Bác cách Rừng Thông 5 - 6km

Trang 28

 Bác nói tiếp: Nếu họp dân trước rồi họp cán bộ sau, lỡ trong dân có người nào vô ý làm lộ, phản động báo máy bay đến nó đánh thì chúng ta chạy đường nào ? Rồi Bác nói luôn: Thanh Hóa có đồi Thông, không thể để đại biểu dân lên đó mà họp à ? Ta lên đó, vừa bí mật bảo vệ được lực lượng, họp với dân xong, Bác về Hà Nội, tàu bay có đến cũng chẳng biết đâu mà tìm.

 Thế rồi các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đặc phái viên của Chính phủ cùng Bác đi thẳng qua ga xe lửa lên cầu Cao, qua cầu Đống, cầu Trầu, cầu Cáo, đến ngã ba cũ Rừng Thông hướng vào làng Bản Nguyên thì gặp đường mòn Xe dừng lại, Bác

cùng lãnh đạo tỉnh chọn hai nơi khai hội Sau đó Bác họp với lãnh đạo tỉnh đến hơn 13h chiều mới nghỉ Bác cùng với các đồng chí lãnh đạo tỉnh mở cơm trưa ra ăn

(thực ra là xôi nếp đóng oản, muối vừng do gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện chuẩn

bị từ đêm 19-2 để ăn trong ngày) Đến 15h15 phút chiều 20-2-1947, Bác cùng lãnh đạo tỉnh quay lại địa điểm thứ 2 (Hiện nay vẫn còn hòn đá mặt phẳng khoảng 1m, nơi Bác ngồi nói chuyện ở Rừng Thông) nói chuyện với 10 thành phần mà tỉnh đã triệu tập theo mật điện gửi cho đồng chí Đặng Việt Châu Ước chừng dưới 300

người (Đại biểu lãnh đạo miền núi ngày sau mới xuống, tỏ ra tiếc lắm !) Bốn giờ chiều cùng ngày, Bác ra xe đi thẳng về Ninh Bình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đồng chí Đặng Việt Châu xin tiễn Bác ra tận Dốc Xây, nhưng Bác nói: Không cần thiết, Bác mong các chú ở lại làm tốt

Trang 29

Những bài nói của Bác trong hai buổi làm việc ngắn ngủi với Thanh Hóa ngày 2-1947 mang tư tưởng chiến lược của Bác với cuộc kháng chiến chống Pháp, liên quan đến sự ‘‘sống hay chết, mất hay còn’’ của Thanh Hóa nói riêng, của dân tộc nói chung và cũng là tư tưởng xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân vững mạnh Bác đặc biệt quan tâm đến tư tưởng của Lê Nin khi chính quyền đã giành về tay giai cấp vô sản Đó là ‘‘tổ chức, tổ chức và tổ chức’’ cho nên ngày 21-2-1947 ở Chùa Thầy, Bác đã ra sắc lệnh cải tổ Uỷ ban hành chính Thanh Hóa: Ông Đặng Thai Mai làm Chủ tịch, ông Lê Chủ làm Phó chủ tịch, ông Lê Kiều làm Phó chủ tịch, ông

20-Đặng Việt Châu làm Ủy viên, ông Phạm Thúc Tiêu làm Ủy viên (Sắc lệnh 25/SL)

Vị trí Nga Sơn là vị trí tiền đồn then chốt ngăn chặn bọn thực dân và tay sai lấn

chiếm chống phá cách mạng, Bác ra sắc lệnh ngày 26-2-1947 bổ nhiệm ông Phạm Văn Thân, nguyên thư ký Bộ Nội Vụ làm phó chủ tịch huyện Nga Sơn Song song với sắc lệnh củng cố tổ chức bộ máy hành chính, bài nói chuyện với cán bộ Thanh Hóa Bác không chỉ giải thích giản dị dễ hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp trong tương quan giữa ta và địch để củng cố niềm tin vào cuộc kháng chiến, điều cơ bản Bác xác định đầy đủ những phẩm chất của người cán bộ cách mạng chứ không phải

là ‘‘quan cách mạng’’ Điều này không chỉ Bác nói với Thanh Hóa mà trong thư gửi các đồng chí cán bộ miền Bắc, thư gửi các đồng chí Trung Bộ, 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân (1948) Bác cũng đề cập tới

Trang 30

 Có thể nói xây dựng đội ngũ cán bộ là tư tưởng của Người trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến Thế

nhưng trước khi Bác vào Thanh, Người đã nghiên cứu đặc thù ưu khuyết điểm của cán bộ Thanh Hóa trong tổng hòa các mối quan hệ với bản thân, với đồng chí, với công việc, với nhân dân, với đoàn thể Đây là những yêu cầu của Bác về phẩm chất của người cán bộ cách mạng Cho đến bây giờ vẫn là chuẩn mực của người cán bộ

họ ngả theo kháng chiến Trong bài nói, Bác giải thích cho đại biểu rõ cuộc kháng chiến, vẫn là cách nói giản dị dễ hiểu trên cơ sở triết lý truyền thống ‘‘biết mình biết

ta, trăm trận đánh trăm trận thắng’’ Và làm nên thắng lợi là sự hội tụ của ba yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa Người nhấn mạnh: ‘‘Chính trị là đoàn kết và thanh khiết từ to đến nhỏ’’ Quan niệm chính trị ấy của Bác thật trong sáng, ‘‘tạo thời lập thế’’ từ chính nội lực của toàn dân là đoàn kết và phẩm chất của người cán bộ để thuyết phục dân, dân tin yêu

Trang 31

 Thời gian ngắn ngủi làm việc với Thanh Hóa, về đến Chùa Thầy Bác Hồ vẫn trăn trở với Thanh Hóa Ngày 21/02/1947, Người gửi thư cho đồng bào Thượng du

Thanh Hóa và ý kiến chỉ đạo rất cụ thể xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu và công việc tăng gia sản xuất

 Trong ý kiến chỉ đạo xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu và công việc tăng gia sản xuất, Bác Hồ xác định cụ thể “mục đích là làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm Người nào cũng biết chữ Người nào cũng biết đoàn kết yêu nước’’ Mục đích ấy trên cơ sở chân lý giản đơn: Dân giàu thì nước mạnh Tư tưởng ấy của Bác cho đến bây giờ, xây dựng CNH - HĐH đất nước, Đảng ta cũng chủ trương vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’’ Kinh tế và văn hóa phát triển trong quan hệ tác

động biện chứng, kinh tế là động lực, văn hóa là nền tảng tinh thần

 Tư tưởng xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu của Bác vừa là đối sách xây dựng hậu phương vững chắc chi viện cho tiền phương nhưng cũng là tư tưởng chiến lược xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân Hai từ ‘‘kiểu mẫu’’, Bác nói ở nhiều nơi, nhưng nói đầu tiên là ở Thanh Hóa Điều đó cho ta cảm nhận tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bác với Thanh Hóa Nhất là những sự kiện Thanh Hóa với Bác Hồ trong năm 1947 lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa

Trang 32

 Những năm trong kháng chiến chống Pháp sau này Bác Hồ còn viết thư cho Thanh Hóa, cho đồng bào hậu phương, cho cán bộ Trung Bộ, đồng bào Liên khu 4 Chúng ta cảm động với tình cảm của Bác với Thanh Hóa, luôn sát phong trào, theo dõi tình hình, uốn nắn lệch lạc, biểu dương kịp thời cho Thanh Hóa ngày càng phát triển khẳng định vai trò với kháng chiến.

 Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương Thanh Hóa, đặc biệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa đã và đang vươn lên thành tỉnh kiểu mẫu như Bác

Hồ mong mỏi Thanh Hóa kiêu hãnh tự hào góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu như lời Bác khen: ‘‘Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có phần vinh dự đến đó’’ Những lời dạy của Người với Thanh Hóa mãi là những bài học, là cẩm nang cho cán bộ và nhân dân Thanh Hóa trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước hôm nay”.

Trang 33

Ngày 13/6/1957, Bác Hồ về thăm, nói chuyện với cán bộ và các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa tại Hội trường giao tế của tỉnh”

hai Người đã khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chiến dịch

Điện Biên Phủ Trong buổi nói chuyện, Người có nhắc đến sự hy sinh của những người con ưu tú đã đóng góp cho kháng chiến, những công trình kinh tế như đập Bái Thượng,

đê sông Mã, sông Chu, những địa phương có nhiều thành tích như xã Vĩnh Khang đã xóa

Phủ đến đó Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh

Hóa quyết tâm chiến đấu, hết lòng vì lý tưởng độc lập cho dân tộc Điều này còn có ý

nghĩa chiến lược vì Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tiềm lực lớn về nhiều mặt: đất rộng, người nhiều, nhân dân có truyền thống anh dũng đấu tranh và cần cù lao động, có địa thế phát triển về kinh tế biển, đồng bằng và rừng núi Khi cả nước bước vào cuộc

kháng chiến trường kỳ, cần phải huy động nhân lực, vật lực tối đa, Thanh Hóa là địa

phương có điều kiện để đáp ứng Mảnh đất này là huyết mạch của con đường chi viện cho tiền tuyến miền Nam, con người nơi đây luôn tiếp sức ủng hộ sức người, sức của, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng dân tộc

được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm về thăm Trong buổi họp mặt nhân dân tại thị xã Thanh Hoá, Người đã khen ngợi nhân dân Thanh Hóa mưu lược, dũng cảm đặc biệt là

các đồng chí anh hùng như: Lò Văn Bường, Trần Đức, Tô Vĩnh Diện, Lê Công Khai, đó

là những người rất ưu tú, chẳng những làm vẻ vang cho cả tỉnh mà còn vẻ vang cho cả

Trang 34

IV- Đảng bộ lãnh đạo toàn dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

(THO) - Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới

ra đời đã đứng trước những khó khăn thách thức Hậu quả của chế độ cũ làm cho hơn 2 triệu người chết đói, ngân sách quốc gia trống rỗng, hơn 90% dân số mù chữ, trong khi các thế lực phản động quốc tế tập trung bao vây, hòng xóa bỏ thành quả cách mạng dân tộc ta vừa giành được

Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã quyết tâm đánh đuổi thù trong giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt, chuẩn bị điều kiện tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

chức phong trào bình dân học vụ xóa mù chữ, vừa tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân trừng trị bọn phản động.

không chịu mất nước không chịu làm nô lệ, ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Ngày 22-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn quốc kháng chiến” Ngày 20-12-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa, giao nhiệm vụ cho Đảng bộ nhân dân toàn tỉnh xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh “kiểu mẫu”, thành căn cứ hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Trang 35

 Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, Đảng bộ Thanh Hóa tiến hành 4 kỳ đại hội, xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất vừa xây dựng bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân ở hậu phương vừa chi viện cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho tiền tuyến giành thắng lợi quyết định.

 Về chính trị: Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết xây dựng bảo vệ nền tảng chính trị của xã hội mới Từ 56 đảng viên, đảng bộ đã phát triển lên 37.422 đảng viên sinh hoạt trong hệ thống tổ chức vững chắc từ tỉnh đến huyện, ngành và chi bộ xã

 Về kinh tế, Tỉnh ủy phát động phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai đẩy mạnh sản xuất; chỉ đạo xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng các cơ sở quân giới sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu Năm 1948, chỉ đạo giảm tô giảm tức 25%, phát động hiến điền, chia lại ruộng đất công cho dân nghèo, đến năm 1953 tiến hành giảm tô triệt để và cải cách ruộng đất Tỉnh ủy chỉ đạo xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp nhằm đoàn kết nông dân tích cực tăng gia sản xuất, đóng góp nhiều lương thực thực phẩm phục vụ kháng chiến

Trang 36

 Về văn hóa - xã hội: Đến năm 1950, toàn tỉnh đã mở 11.000 lớp xóa mù chữ trên 200.000 lượt người, tổ chức 7.950 lớp bình dân học vụ nâng cao trình độ cho

165.000 lượt người Toàn tỉnh xây dựng 435 trường phổ thông cấp I cho 57.000 học sinh, 85 trường phổ thông cấp II cho 10.000 học sinh, 3 trường phổ thông cấp III, xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện khu vực và nhiều trạm xá xã Phong trào học tập văn hóa, hoạt động văn nghệ phát triển sâu rộng góp phần nâng cao dân trí

đó các lực lượng vũ trang toàn tỉnh đã dũng cảm chiến đấu đập tan “Phòng tuyến sông Mã”, “Hành lang Đông - Tây” của quân đội thực dân Pháp giải phóng miền Tây Thanh Hóa, chống càn quét ven biển, giải phóng vùng Tam Tổng (Nga Sơn), tiễu phỉ trừ gian, đập tan các tổ chức phản động bảo vệ vững chắc hậu phương

Thanh Hóa trong mọi tình huống

Trang 37

 Cùng với bảo vệ Thanh Hóa, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh nhà đã giúp đỡ và góp phần cùng đoàn vũ trang công tác miền Tây giải phóng 3 huyện: Mường Xôi, Sầm Tớ, Viêng Xay xây dựng thành khu căn cứ kháng chiến Lào Bắc.

phương, Thanh Hóa đã huy động hàng triệu lượt dân công, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm phục vụ các chiến dịch Quang Trung, Hòa Bình,

Tây - Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã cung cấp vận chuyển gần 60% lương thực, vũ khí, hàng hóa thiết yếu cho bộ đội Do đó, trong dịp vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (tháng

6 - 1957) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Qua 3 kỳ đại hội (V, VI, VII) Đảng bộ Thanh Hóa đã xác định chủ trương, giải pháp xây

dựng bảo vệ hậu phương, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường.

Trang 38

 Cùng với khắc phục hậu quả chiến tranh, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục phát triển kinh tế văn hóa, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội Năm 1960 toàn tỉnh đã xây dựng 4.930 hợp tác xã nông nghiệp, đưa 91% nông dân vào làm ăn tập thể, xây dựng 313 hợp tác xã tiểu - thủ công

nghiệp, mỗi xã xây dựng 1 hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán Cùng với cải tạo quan hệ sản xuất, Tỉnh ủy tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội như Nhà máy Điện Lô Cô Hàm Rồng, Trạm bơm Nam Sông Mã, Trạm bơm Yên Tôn (Vĩnh Lộc) cùng nhiều hệ thống giao thông, thủy lợi, v.v

 Từ ngày 10 đến ngày 12-12-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa, khen ngợi những biến đổi sâu sắc của tỉnh, nhất là phong trào làm thủy lợi, thi đua cải tiến kỹ thuật, khai hoang phục hóa, phát triển sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp,v.v đồng thời, chỉ rõ các mặt hạn chế và nhiệm vụ cần phải làm để xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương vững chắc đáp ứng yêu cầu kháng chiến chống

Mỹ cứu nước

 Thực hiện lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh

đã tích cực xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội Nhiều phong trào thi đua xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống Trong khi đang nỗ lực thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965),

Trang 39

 ngày 5-8-1964 máy bay giặc Mỹ xâm phạm vùng trời Thanh Hóa Quân, dân các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Đồn Công an 74, bộ đội Hải quân đã chiến đấu dũng cảm bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ và bắn bị thương 2 chiếc khác mở đầu cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

 Đặc biệt, trong 2 ngày 3 và ngày 4-4-1965, giặc Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay đánh phá Thanh Hóa mà trọng điểm là cầu Hàm Rồng và cầu Đò Lèn Quân dân Thanh Hóa - Hàm Rồng đã anh dũng bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã anh hùng

 Thi đua với quân dân Hàm Rồng, quân dân các xã Minh Khôi, Phú Lệ, Quảng Tường, Trung đội dân quân nữ Hoa Lộc, Tiểu đội dân quân nữ xã Thanh Thủy, Trung đội Lão dân quân Hoằng Trường đã sáng tạo nhiều phương pháp đánh địch lập công xuất sắc Tính đến ngày 1-11-1968 (ngày Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc), quân và dân Thanh Hóa đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy và bắn chìm 31 tàu chiến giặc Mỹ Những thành tích trên là nguồn cổ vũ to lớn để

quân và dân trong tỉnh tiếp tục đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ 2, góp phần buộc Chính phủ Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa ri rút quân Mỹ về nước

Trang 40

 Cùng với xây dựng, bảo vệ hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng

bộ, quân dân toàn tỉnh đã tích cực chi viện cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho các chiến trường A, B, C, K Bằng các phong trào thi đua “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,

“Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Sản xuất giỏi,

chiến đấu giỏi, giao thông - vận tải giỏi” Toàn tỉnh đã huy động 250 ngàn thanh niên tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, thành lập

các binh đoàn xe đạp thồ, binh đoàn thuyền nan chi viện người và của cho chiến trường; đồng thời giúp bạn Lào xây dựng bảo vệ thủ đô

kháng chiến Hủa Phăn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cán

bộ cho vùng giải phóng.

 Đặc biệt, trong chiến dịch thần tốc giải phóng miền Nam mùa xuân

1975, Thanh Hóa đã huy động gần 21 ngàn thanh niên, 21 tiểu đoàn

bộ đội địa phương hành quân thần tốc tham gia Chiến dịch Hồ Chí

Minh, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Ngày đăng: 31/03/2014, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w