Tình YêuvàThấtTình
BS Thái Minh Trung , Kiều bào Mỹ
Tình YêuvàThấtTình
BS Thái Minh Trung , Kiều bào Mỹ
Trước khi nói đến thất tình, ta nên tìm hiểu về tìnhyêu nói chung.
Lúc còn nhỏ khi chưa có phân biệt giới tính thì cảm nhận tìnhyêu ở đứa trẻ
là tình thương của cha mẹ. Những cử chỉ săn sóc trìu mến của mẹ đã thấm
sâu vào tiềm thức nó từ lúc chào đời Da thịt êm ấm của người mẹ là nơi
đứa trẻ sơ sinh nương tựa vào những đêm nó giựt mình thức dậy vì đói
bụng. Cảm giác êm đềm của ngực mẹ và dòng sửa lúc nào cũng có sẵn tạo
thành cảm nhận hạnh phúc đầu đời của nó. Những lời ru, những âm thanh
trìu mến của tiếng mẹ đẻ, mặc dù nó chưa hiểu hết, là một thế giới ngọt
ngào chung quanh nó, làm nó yên tâm nhắm mắt đi vào giấc ngủ. Khi nó
lớn lên một chút thì nó biết thêm nhân vật thứ nhì trong đời nó, đó là người
cha. Cha tuy không gần gũi nó nhiều như mẹ nhưng quan hệ yêu thương
của cha mẹ làm nó mường tượng rằng cha là người săn sóc và bảo vệ mẹ
con nó. Cha có nhiều uy quyền, cha có thể giải quyết, tháo gỡ mọi khó
khăn, nguy hiểm trong cuộc sống mẹ con nó Quan hệ thương yêu của cha
mẹ đóng một vai trò hết sức là quan trọng trong cuộc sống tâm lý của đứa
trẻ, làm mẫu đầu tiên (prototype) cho những quan hệ tìnhyêu sau này của
nó.
Có thể nói quan hệ thương yêu của cha mẹ gây một ấn tượng sâu sắc nhứt
trong tâm lý đứa trẻ và một phần nào ảnh hưởng đến định mệnh tình cảm
của đứa trẻ sau này. Ông bà ta có câu: cha mẹ ăn ở hiền lành để đức lại cho
con. Mới nghe có vẻ mê tín dị đoan nhưng khi suy ngẫm kỷ thì nó có căn
bản tâm lý. Cái động cơ phát triển tâm lý của đứa trẻ là bắt chước, danh từ
chuyên môn gọi là "mirroring" (phản chiếu lại). Cha mẹ dạy nó phải nói
năng khiêm nhã, nhưng nếu hai người chửi lộn với nhau lúc bực tức thì họ
vô tình ngăn chận cách học nói chuyện hòa nhã để giải quyết vấn đề trong
tâm hồn đứa con mình. Ðứa nhỏ chỉ học được một cách duy nhứt giải quyết
mâu thuẫn qua những gì nó đã chứng kiến: lớn tiếng với nhau! Ðiều mà đứa
trẻ cần nhứt là cảm giác an tâm (secure feeling). Cảm giác này chỉ có khi
hai cái rường cột mà nó nương tựa (cha, mẹ) sống hài hòa và thương yêu
lẫn nhau. Khi cha mẹ cãi vã nhau trước mặt đứa trẻ, tỏ ra là họ không hòa
hợp với nhau, thì vô tình họ phá vỡ cái cảm giác an tâm trong con mình.
Ngoài ra họ còn tạo sự phân cách (conflict, mâu thuẫn) trong tâm hồn đứa
trẻ. Khi cha mẹ ly dị thì cảm giác này sâu đậm hơn nhiều. Cha hay mẹ
thường hay nói xấu người kia để lấy phần đúng về mình. Ðứa trẻ có cảm
giác như khi nghe theo mẹ thì cha không vui và khi nghe theo cha thì mẹ
không vui. Nó không bao giờ có một tìnhyêu đầy đủ. Cha mẹ ly dị khi đứa
bé càng nhỏ thì tác động tiêu cực lên tấm lý nó càng nhiều. Cảm giác không
an tâm này có thể là nguyên nhân ngầm thúc đẩy đứa trẻ vị thành niên đi
vào những mối tình đam mê thiếu sáng suốt. Nguy cơ thất tình, có thai
ngoài ý muốn và tuyệt vọng vì thế sẽ rất cao.
Khi đứa trẻ lớn lên, nó sẽ vô tình phản chiếu hoàn cảnh gia đình của cha mẹ
lên quan hệ tình cảm của nó. Nó sẽ vô tình chọn lựa những hoàn cảnh hay
những đối tượng thích ứng với cái mô hình phức tạp đầy mâu thuẫn mà cha
mẹ nó vô tình móc kết vào tiềm thức nó.
Sở dĩ tác giả dùng nhiều chữ "vô tình" là vì những quyết định và hành động
trên xảy ra ngoài phạm vị của tầm hiểu biết qua ý thức. Những hành động
vô tình đó chỉ có thể nhận ra qua những lần phân tích tâm lý
(psychoanalysis). Người thanh niên thiếu nữ có thể lý luận rằng người yêu
lý tưởng của họ phải như thế này hay thế nọ, nhưng rốt cục họ bị thu hút
bởi típ (type) người hoàn toàn khác.
Như loài cá hồi (salmon) lội ngược dòng sông để tìm về con suối nơi mà
chúng được sanh ra và lớn lên, tiềm thức đứa trẻ vị thành niên tìm kiếm
mẫu người có tánh tình như cha hay mẹ để lập lại hoàn cảnh của thời ấu
thơ. Nếu cha mẹ sống không hòa hợp thì khả năng có một cuộc sống vợ
chồng hạnh phúc của đứa trẻ sẽ bị hạn hẹp đi rất nhiều. Nó không có cơ hội
học được cái mẫu (model) của hạnh phúc. Trước mặt nó chỉ có tranh chấp
và mâu thuẫn. "Ðịnh mệnh" của nó là sẽ lập lại, không ít thì nhiều, cuộc
sống gia đình sóng gió như nó đã từng chứng kiến khi còn nhỏ. Khả năng bị
thất tình của nó sẽ cao hơn bình thường.
Khi đứa trẻ vào tuổi vị thành niên thì tâm hồn nó bị phân ly rõ rệt. Nó gia
nhập vào vai trò của giới tính (sex) nó. Nếu là người nam thì nó theo gương
của cha nó và muốn cạnh tranh và vượt qua cha nó để trở thành người đàn
ông hùng mạnh không dưới quyền ai hết. Hình ảnh người mẹ bị đẩy sâu
vào tiềm thức với lý do đơn giản là người thanh niên không muốn trở nên
"lại cái", yếu đuối, nhu mì. Những tínhtình này không phù hợp với vai trò
người con trai. Khi cuộc sống gia đình không đầm ấm, cảm giác thiếu thốn
mất quân bình về tình cảm đã xảy ra trước đó rồi, biến cái giai đoạn vị
thành niên trở nên khó khăn hơn bình thường.
Sự phân ly trong tâm lý ở giai đoạn vị thành niên (adolescence) tạo nên một
vùng trời cô đơn trong tâm hồn người thanh niên mới lớn. Chàng thanh
niên đang đi vào lứa tuổi biết yêu, chàng muốn tìm người thiếu nữ có thể
lắp được sự cô đơn đó. Khi tìm ra được đối tượng thì cảm giác đó được gọi
là tình yêu. Thông thường người thiếu nữ có khả năng lắp được khoảng
trống đó sẽ có những đặc tính giống người mẹ. Nói một cách khác chàng
thanh niên thế người mẹ bằng người yêu để anh ta có thể thể hiện tình yêu
và tình dục với cùng một người. Anh ta muốn được tìnhyêu của mẹ qua
người vợ.
Truyền thuyết Hy Lạp có chuyện cổ tích chàng Edipus đi lạc nhà từ nhỏ,
khi trở về làng xưa, chàng ta không nhìn ra cha mẹ, chàng vô tình giết cha
để lấy mẹ làm vợ. Truyền thuyết này nói lên tâm trạng tìnhyêu diễn ra
trong tâm lý như đã kể ở phần trên.
Cái mà thế gian gọi là "tình yêu lứa đôi", đối với phân tâm học, tìnhyêu đó
có thể là một sự lầm lẫn. Sở dĩ như thế là vì cái động cơ làm ta yêu người
này thay vì người kia nằm sâu trong tiềm thức ta, nó hoàn toàn lọt khỏi tầm
ý thức chọn lựa của ta. Khi hình ảnh người yêu lý tưởng trong tâm hồn ta
được kết hợp với một người bằng da bằng thịt, ta gọi đó là tình yêu. Ta
không thể hiểu tại sao ta bị cú sét ái tình. Người ta yêu có một vẻ quyến rũ
gì đó thật khó tả. Khi gần người đó ta cảm thấy ta đầy đủ hơn, ta cảm thấy
hạnh phúc. Rồi một ngày nào đó tìnhyêu ra đi. Hình bóng người yêu lý
tưởng không còn được kết hợp với người yêu trần gian nửa. Cũng thời
người đó, bây giờ ta cảm thấy chán chường, những bản tình ca của con tim
ta khi gần người đó bây giờ im bặt. Thật khó mà dùng suy luận để giải thích
tình yêu.
Nói một cách khác, sở thích là một sự chọn lựa của ý thức (conscious
choice). Tìnhyêu thì có thể ví như một cơn bão, nó đến và đi ngoài ý muốn
của ta. Người ta yêu không đẹp như cô hoa hậu nhưng nàng có một cái gì
đó làm rung động con tim ta, gợi cho ta một sự thiếu thốn trong tâm hồn.
Ta tin rằng ta chỉ hạnh phúc đầy đủ khi tìnhyêu được đáp lại và ta được
sống mãi mãi bên cạnh người yêu. Ta tưởng ta biết yêu khi vào tuổi dậy thì,
nhưng thật ra phân tâm học cho thấy rằng những yếu tố của tìnhyêu đã cài
đặt sẵn trong tiềm thức của con người ngay từ nhỏ.
Mối tình đầu là một mối tình hết sức quan trọng trong cuộc sống tình cảm
của con người. Mối tình này cũng là mối tình lợi hại nhứt có thể gây ra
những cơn tuyệt vọng đến nỗi người thanh niên thiếu nữ thấttình có ý định
tự tử vì tuyệt vọng. Khi yêu lần đầu, tìnhyêu đó rất mãnh liệt. Tìnhyêu đó
là tiếng sét ái tình. Khi sét đánh vào tim rồi thì thật khó mà cưỡng lại được.
Người thanh niên thiếu nữ chưa có kinh nghiệm đời nên hết sức đam mê
trong mối tình đầu đời này. Họ cho nhau tất cả, họ hy vọng sống bên nhau
suốt đời, họ yêu nhau bằng tất cả nhiệt tình của trái tim mới lớn, bất kể
những đòi hỏi của thế giới thực tế chung quanh họ. Buồn thay, đa số mối
tình đầu không trở thành mối tình muôn thuở. Lý do là thế giới tâm lý, một
túp liều tranh hai quả tim vàng, thật khác xa với thế giới thực tế. Người con
trai mới lớn chưa có nghề nghiệp, chưa có khả năng đảm bảo một cuộc
sống đầy đủ cho người yêu mình. Rồi một ngày nào đó nàng nghe lời cha
mẹ lên xe hoa với người khác để lại một vùng trời nhung nhớ trong tim
người yêu nàng. Ðó là chủ đề rất quen thuộc của những bài ca "thất tình"
chiếm đa số trong nền âm nhạc Việt Nam.
Thật ra, tài chánh không phải là yếu tố chính để những mối tình đầu tan rả.
Yếu tố quan trọng nhất là thất vọng. Khi bị tiếng sét ái tình cặp uyên ương
sống trong tưởng tượng nhiều hơn là thực tế. Họ sống trong cái thế giới
màu hồng của tình yêu. Họ tưởng hiểu nhau nhưng thật sự họ không hiểu
nhau. Họ có cái ảo tưởng là người kia sống trong tâm hồn họ và hiểu họ
như chính mình hiểu mình vậy. Chính cái hy vọng và mong đợi người kia
đáp ứng những đòi hỏi tình cảm không nói ra của mình làm tìnhyêu dễ tan
vỡ. Những cơn hờn giận, cãi vã sẽ xảy ra. Hy vọng nhiều đem đến thất
vọng nhiều. Có lẽ vì thế những mối tình sau sẽ không đẹp, không gây ấn
tượng như mối tình đầu vì nó mang sự dè dặt, thận trọng, kềm chế trong đó
để khỏi bị thất vọng nhiều.
Khi biết yêu, khi nếm trái cấm của tìnhyêu rồi thì con người ít bao giờ trở
lại sự đầy đủ của tâm hồn lúc còn bé thơ (sự ngây thơ của vườn Ðịa đàng).
Họ bị phân cách. Họ cảm thấy họ phải tìm cho được người tình bên ngoài
bằng da bằng thịt thì họ mới thỏa mãn. Họ có thể lấy người này, bỏ người
kia và suốt đời đi tìm mải hình bóng của người yêu lý tưởng như câu
chuyện của chàng Don Juan vậy. Lúc nào trong tâm hồn họ cũng chứa
khoảng trống lạnh lẽo của cô đơn mà những người yêu bằng da bằng thịt
không bao giờ lấp được. Họ có thể ví như con thuyền đi lạc giữa biển khơi
mênh mông đi từ đảo này qua đảo kia, con thuyền tưởng đảo là đất liền
nhưng không bao giờ đến được đất liền.
Một số người mang mặc cảm tội lỗi, tự ti vì họ không còn là con người đầy
đủ nửa. Khi ra khỏi thế giới ngây thơ, họ đã làm thất lạc cái phân nửa quý
giá nhứt của tâm hồn họ. Trong sự tìm kiếm đó, họ đã trải qua những cuộc
tình mau phai, họ đi từ thất vọng này đến thất vọng khác. Người ta có thể tự
tử khi tiếng sét ái tình quá mạnh, vì khi mất tìnhyêu đó thì kẻ thấttình lâm
vào trạng thái tuyệt vọng trầm trọng.
Người thấttình có cảm tưởng như bị tước đoạt cái thế giới êm đềm hạnh
phúc. Họ có cảm giác như đứa trẻ mồ côi bị mất tất cả! Cái thế giới họ đang
sống bị sụp đổ!
Nhìn về khía cạnh tâm thần học (Psychiatry) thì tâm trạng thấttình có
nhiều triệu chứng của căn bịnh trầm cảm (depression) và ám ảnh (obsessive
compulsion). Người thấttình ủ rũ buồn bã (depression), mất hết thích thú
trong cuộc sống (anhedonia), người thờ thẫn hay lo ra (poor concentration),
nhức đầu hay đau nhức mình mẩy (somatic symptoms), mất ăn, mất ngủ
(disturbance in appetite and sleep), người bứt rứt hay cau có (irritability),
đầu óc bi quan, thiếu tự tin (poor self esteem), có ý nghĩ tuyệt vọng
(hopelessness), và bỏ việc làm, nằm co ro trong phòng, cảm thấy không có
ai có thể giúp thoát được tâm trạng buồn bã này (helpless -ness). Người thất
tình còn có những suy nghĩ nhớ nhung người yêu đã bỏ mình, họ muốn
đuổi chúng đi mà chúng cứ lẩn quẩn trong đầu hoài như một loại ám ảnh
(obssession). Những ám ảnh này thường xảy ra buổi tối làm họ mất ngủ. Có
người lấy những lá thơ tình cũ ra đọc tới đọc lui, hoặc tìm đến những con
đường mà cả hai đã từng đi, làm như vậy mà không kềm chế được
(compulsion).
Thời xưa có những người thấttình mất ăn, mất uống cho đến chết vì cơ thể
yếu dần. Ngày nay, bịnh thấttình có thể chữa trị được thành công nếu được
điều trị sớm. Người thấttình có thể được trị bằng khoa tâm lý trị liệu hỗ trợ
(supportive therapy) giúp người đó cảm thấy đỡ cô đơn và tìm được niềm
hy vọng mới.
Ngoài ra còn có khoa tâm lý trị liệu điều chỉnh nhận thức và hành vi
(cognitive behavioral therapy), chuyên trị những tư tưởng chán chường bi
quan, giúp người thấttình có nhận xét trung thực và hoạt động bình thường
trở lại. Nếu có phương tiện và cơ hội thì họ có thể tham khảo bác sĩ phân
tâm học để được hiểu rõ tiềm thức mình hơn (psychoanalysis). Gia nhập
các đoàn thể tôn giáo cũng giúp đỡ được phần nào làm bớt sự cô đơn.
Người thấttình tìm an ủi trong từ bi của Phật hay tình thương không phân
biệt của Chúa.
Nếu bịnh nặng ảnh hưởng đến ăn và ngủ, ảnh hưởng đến việc học hành hay
công ăn việc làm, thì người đó có thể uống những loại thuốc an thần trợ
giấc ngủ hay loại thuốc trị bịnh trầm cảm và ám ảnh trong thời gian ngắn
hạn. Bịnh thấttình giống như bịnh trầm cảm có thể dẫn đến nguy cơ tư tử
khi không được phát giác và điều trị. Cho nên điều trị tâm trạng thấttình là
một điều rất cần thiết. Khi bịnh nặng, cách điều trị tốt nhứt là kết hợp tâm
lý trị liệu và thuốc men. Thuốc an thần giúp người thấttình mau bình phục
hơn và tâm lý trị liệu giúp đỡ họ nhìn ra những nguyên nhân tâm lý gây
trục trặc trong quan hệ tình yêu.
Họ sẽ học hỏi được những cách giao tiếp tránh xung đột làm quan hệ tình
yêu vững chắc hơn.
Nói tóm lại "bịnh" thấttình là một bịnh có thể trị được và người thấttình
nên đến chuyên viên tâm lý để được trị liệu cho đúng mức. Sự trị liệu là
một cánh cửa mở ra hy vọng và hạnh phúc tương lai. Nếu không trị liệu thì
cái khả năng họ đem ‘bổn cũ soạn lại" trong những quan hệ tìnhyêu tương
lai rất cao. Ðiều khó khăn là họ không ý thức được những tình cảm hay
hành vi đưa đến trục trặc trong quan hệ lứa đôi. Họ sẽ có thái độ bi quan
khi trải qua nhiều cuộc tìnhthất bại liên tiếp. Chính vì thế, họ cần có sự
hướng dẫn và giúp đỡ của chuyên viên tâm lý mới nhận ra được những ẩn
khuất của tâm hồn và vượt qua đó để có một cuộc sống hạnh phúc.
BS Thái Minh Trung , M.D.
Associate Professor of Psychiatry, University of California, Irvine
. Tình Yêu và Thất Tình BS Thái Minh Trung , Kiều bào Mỹ Tình Yêu và Thất Tình BS Thái Minh Trung , Kiều bào Mỹ Trước khi nói đến thất tình, ta nên. nỗi người thanh niên thiếu nữ thất tình có ý định tự tử vì tuyệt vọng. Khi yêu lần đầu, tình yêu đó rất mãnh liệt. Tình yêu đó là tiếng sét ái tình. Khi sét đánh vào tim rồi thì thật khó mà cưỡng. đầy đủ khi tình yêu được đáp lại và ta được sống mãi mãi bên cạnh người yêu. Ta tưởng ta biết yêu khi vào tuổi dậy thì, nhưng thật ra phân tâm học cho thấy rằng những yếu tố của tình yêu đã cài