Khi bố mẹ và con "nghẽn mạng" doc

4 260 0
Khi bố mẹ và con "nghẽn mạng" doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi bố mẹ con "nghẽn mạng" Bức tường lứa tuổi Giữa hai thế hệ luôn hiện hữu nhiều điểm khác biệt tạo nên một "dấu cách vô hình". Sinh ra ở thập niên 1960-1970, bố mẹ tiếp thu hệ giá trị, thụ hưởng một nền giáo dục, sống một lối sống khác. Cộng với kinh nghiệm từng trải về cuộc đời đặc điểm sinh học đã bước qua một giai đoạn khác (so với con), bố mẹ sẽ có những cách suy nghĩ, cách cảm nhận, cách sống rất khác so với một đứa trẻ đang chập chững trở thành người lớn. Sự khác biệt đó thể hiện qua 4 điểm chính sau đây đó cũng chính là 4 rào cản vô hình ngăn cách giữa cha mẹ con cái: Rào cản 1: Bất đồng quan điểm Mẹ của Hương (17 tuổi) tá hỏa khi thấy con gái đi chơi về với mái tóc ngắn đến gần tận gáy. Thế là sự biểu hiện của nữ tính trong mắt bà giờ đây là một mớ cũn cỡn "trai không ra trai, gái không ra gái". Lý do "cắt ngắn cho mát" của Hương như thổi bùng thêm ngọn lửa đã tích lũy lâu ngày bởi bà thường xuyên chứng kiến con mình với cách ăn mặc màu "không ra người ra ngợm". Dường như những lời nói răn đe, la mắng của bà đều vô tác dụng. Bà đã bật khóc khi kể lại nội dung tin nhắn trong điện thoại con mình: "Mốt đi dự hội thao rồi mà để tóc dài sao tao thi đấu! Vài tháng rồi nó lại ra vậy mà bả lại làm ầm lên. Y như tao dự đoán. Nhưng tao cũng chẳng thèm giải thích, mất công bả cho là biện hộ. Mà kiểu tóc này cũng đẹp chán! Biết đâu chừng tao để vậy luôn!". Rào cản 2: Cảm xúc không cùng "tần số" Từng trải cuộc sống, nếm mùi vị của cuộc đời, cha mẹ có một sự chín chắn nhất định. Tuy nhiên, trong cơ thể những đứa trẻ đang tuổi lớn, "nhựa sống" đang sục sôi với nhiều suy nghĩ "điên rồ" thì lại khác. Các nhà tâm lý học chứng minh trong giai đoạn mới lớn, lý trí đang nằm ở "kèo dưới" so với cảm xúc. khi cảm xúc của trẻ "lên ngôi" (khác biệt hẳn so với người lớn: lý trí làm chủ), đứa trẻ suy nghĩ đơn giản, hành động theo cảm xúc, tức làm theo cái mà mình thích, cái mình say chứ không đắn đo, suy tính kỹ lưỡng như người lớn. Rào cản 3: Hai hướng lối sống Ngày chủ nhật 6g: Bố mẹ đang ăn sáng. Con đang trùm mền say ngủ. 8g: Bố đang sửa lại cái bàn, mẹ đang giặt đồ. Con dắt xe đi tụm năm tụm bảy với tụi bạn ở cổng trường. 10g: Bố đang ngồi xem tivi, mẹ chuẩn bị nấu cơm. Con đang tung tăng ở các quán trà sữa, đi chụp hình, í ới trong mấy quán quà vặt. 14g: Bố chuẩn bị cho cuộc họp đầu tuần, mẹ tổng vệ sinh nhà cửa. Con đang say sưa "chiến đấu" trong quán game. 19g: Bố mẹ xem chương trình thời sự. Con mở nhạc hip hop ì đùng trong phòng. 23g30: Bố mẹ đã ngủ. Con còn đang lướt net. Nếu trong gia đình bố mẹ hay hướng về cuộc sống yên tĩnh, đứa con hay hướng ra ngoài với những hoạt động sôi động. Nếu bố mẹ muốn cả nhà quây quần sum họp, con thích độc lập cá nhân hay túm tụm với bạn bè. Bố mẹ quen sống sinh hoạt theo nề nếp, đứa con thích sống ngẫu hứng thoải mái. Đặc điểm sinh lý của người lớn đi theo hướng "tiết kiệm sức lực", trong khi con cái lại muốn "giải tỏa năng lượng". Rào cản 4: Cái tôi cái tôi Bố mẹ là người lớn. Con là đứa trẻ. Người lớn là bố mẹ. Đứa trẻ là con. Con phải nghe lời bố mẹ. Trẻ phải học theo người lớn. Đã là một chủ thể, không ai muốn bị lệ thuộc điều khiển. Huống hồ trẻ đang sống trong giai đoạn mới lớn, đang khao khát tự khẳng định cái tôi của mình. Do đó đứa trẻ hoặc sẽ tìm cách "chiến đấu" với cái tôi của người lớn, hoặc sẽ "tự vệ" bằng một rào cản tâm lý do chúng tự thiết lập nên. Nối liền dấu cách: Lệch tuổi nhưng không lệch pha Để phá những bức rào đã kể, bố mẹ phải là người chủ động. Nhưng nếu "xé kén" một cách thô bạo thì càng dễ làm tổn thương con, chiếc vỏ sẽ ngày càng dày, càng chắc thêm. Cách phá rào: Nhìn bằng đôi mắt trẻ Điều quan trọng không phải bố mẹ phải nghe nhạc hip hop, phải ăn mặc trẻ trung hay sống theo cảm xúc, mà quan trọng là bố mẹ tập nhìn bằng đôi mắt của trẻ, cảm nhận bằng trái tim của trẻ, xỏ chân đi thử bằng đôi giày của trẻ để biết con mình nghĩ thế nào, cảm nhận thế nào thích lối sống thế nào. Khi có cái nhìn thông cảm, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi thấy con sống với đúng "chất" trẻ của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta để mặc trẻ với thế giới của chúng, mà bố mẹ nên là một "tấm khiên vô hình" chỉ xuất hiện khi cần thiết để bảo vệ con trước những vực thẳm của cuộc đời. Còn những hoạt động khác, hãy cho con khoảng trời tự do để sống với cá tính đúng với lứa tuổi của nó. Cách phá rào: Hãy vào vỏ kén cùng con Bạn sẽ là những ông bốmẹ tuyệt vời nếu thỉnh thoảng biết hòa nhập cùng con cái. Thỉnh thoảng bạn hãy thử "sống trẻ" một chút như con. Một hôm nào đó bố nhờ con trai hướng dẫn những thủ thuật dùng Internet, mẹ nhờ cô con gái lựa giúp một bộ quần áo đi làm. Ngày chủ nhật bố mẹ cùng vào bếp nấu một bữa ra trò cho đám bạn của con. một đêm yên ả bạn hãy thủ thỉ với con vài tâm sự bí mật của chính mình. Đứa con sẽ thấy bố mẹ vô cùng gần gũi, "đáng yêu" chứ không phải lúc nào cũng là những người khác biệt. Hãy biến từ "ổng bả" trở thành "người bạn lớn" của con mình. Bạn sẽ thấy cánh cửa mở ra khoảng cách lứa tuổi sẽ có một chiếc cầu bắc qua nối liền hai bờ tâm lý. . trong khi con cái lại muốn "giải tỏa năng lượng". Rào cản 4: Cái tôi và cái tôi Bố mẹ là người lớn. Con là đứa trẻ. Người lớn là bố mẹ. Đứa trẻ là con. Con phải nghe lời bố mẹ. Trẻ. 19g: Bố mẹ xem chương trình thời sự. Con mở nhạc hip hop ì đùng trong phòng. 23g30: Bố mẹ đã ngủ. Con còn đang lướt net. Nếu trong gia đình bố mẹ hay hướng về cuộc sống yên tĩnh, đứa con hay. động sôi động. Nếu bố mẹ muốn cả nhà quây quần sum họp, con thích độc lập cá nhân hay túm tụm với bạn bè. Bố mẹ quen sống và sinh hoạt theo nề nếp, đứa con thích sống ngẫu hứng và thoải mái. Đặc

Ngày đăng: 31/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan