Dương Đăng Huệ cho rằng: "ở nước ta, vẫn còn phải phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại vì chính việc phân biệt này đem lại không ít lợi ích trong việc điều chỉnh pháp luật đối
Trang 1ThS Nguyễn Viết Tý * ghiên cứu về đặc điểm của hành vi
kinh doanh vừa có ý nghĩa lí luận vừa
có ý nghĩa thực tiễn Một mặt, trên cơ sở
những đặc điểm của hành vi kinh doanh,
chúng ta dễ dàng phân biệt phạm vi điều
chỉnh của pháp luật kinh tế và pháp luật dân
sự Mặt khác, việc xác định rõ mối quan hệ
giữa hành vi dân sự và hành vi kinh doanh
rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả
xây dựng và áp dụng văn bản pháp luật kinh
tế và dân sự Bởi vì, nó đảm tính thống nhất
của hệ thống pháp luật, hạn chế được sự
mâu thuẫn, chồng chéo như đang tồn tại
trong các văn bản pháp luật thực định của
chúng ta hiện nay TS Dương Đăng Huệ cho
rằng: "ở nước ta, vẫn còn phải phân biệt
hành vi dân sự và hành vi thương mại vì
chính việc phân biệt này đem lại không ít lợi
ích trong việc điều chỉnh pháp luật đối với
Đặc điểm của hành vi kinh doanh được
chúng tôi xem xét trong mối quan hệ với
hành vi dân sự, có nghĩa là chúng tôi tập
trung giải quyết tính chất chung của hành vi
kinh doanh và hành vi dân sự đồng thời làm
sáng tỏ nét riêng biệt của hành vi kinh
doanh
Theo PGS.TSKH Đào Trí úc: "Hành vi
kinh doanh là một biểu hiện của hành vi
pháp lí dân sự, phải là đối tượng điều chỉnh
Như vậy, mối quan hệ giữa hành vi dân sự
và hành vi kinh doanh được nhìn nhận như
là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trong đó, hành vi dân sự là cái chung, hành vi kinh doanh là cái riêng Cái chung (tính chất chung) của hai loại hành vi này thể hiện ở chỗ hành vi dân sự và hành vi kinh doanh đều là những hành vi của con người, phát sinh và tồn tại trong quá trình sản xuất, trao đổi sản phẩm, hàng hoá,
đều là những nội dung của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và ở những mức độ nhất định
đều chịu sự tác động của các quy luật kinh
tế khách quan
Bên cạnh những điểm giống nhau tạo nên tính chất chung giữa hành vi dân sự và hành vi kinh doanh, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt và chính những điểm khác biệt này tạo nên những đặc điểm của hành vi kinh doanh Đó là:
Thứ nhất, hành vi kinh doanh khác hành
vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn
định
Xét về mặt lịch sử, hành vi dân sự ra đời
từ rất sớm trong lịch sử xa hội loài người, từ khi con người tạo ra những sản phẩm dư thừa và có nhu cầu trao đổi lấy những sản phẩm khác loại của người khác với mục đích thoả man các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình Còn hành vi kinh doanh (hành vi thương mại) xuất hiện muộn hơn, bởi vì con
N
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2người, không phải ngay từ khi mới xuất hiện
đa biết buôn bán mà mai đến khi sự phân
công lao động trong xa hội đạt đến trình độ
nhất định, trong xa hội xuất hiện tầng lớp
chuyên mua đi bán lại các sản phẩm hàng
hoá với mục đích kiếm lời thì thương mại
(kinh doanh) mới ra đời
Cũng dưới góc độ lịch sử, có thể nói, các
quan hệ dân sự mang tính ổn định và bền
vững cao hơn các quan hệ kinh tế Đặc biệt,
các quan hệ này ít chịu tác động hơn của các
biến động bên ngoài về chính trị xa hội so
với các quan hệ kinh tế Chính vì vậy, có thể
nói, hành vi kinh doanh hay thay đổi, ít bền
vững hơn hành vi dân sự Lịch sử đa cho
thấy, nhiều cách thức xử sự, nhiều nguyên
tắc chung của các chế định về sở hữu, thừa
kế, hôn nhân, khế ước đa xuất hiện từ thời
khởi thuỷ của luật dân sự, đến nay vẫn còn
được chấp nhận Trong khi đó, quan hệ kinh
tế chịu sự ảnh hưởng của thực tế đời sống
kinh tế, chính trị, xa hội nhiều hơn, do đó,
các cách thức xử sự của các chủ thể kinh
doanh thường phải thay đổi cho phù hợp với
những thay đổi của đời sống kinh tế - xa hội
Có thể lấy những thay đổi trong việc kí kết
và thực hiện các hợp đồng kinh tế ở nước ta
trong thời kì kế hoạch hoá tập trung và trong
thời kì hiện nay làm ví dụ minh chứng cho
điều đó Về vấn đề này, GS Lê Tài Triển đa
có nhận xét rằng: "Luật pháp đ: đành là do
thực tế tạo nên không thể xa vời thực tế
Nhưng luật thương mại phản ảnh thực tế
nhiều hơn Là vì muốn cạnh tranh được với
đồng nghiệp, muốn thành công, hay dẫu chỉ
muốn cho công việc của mình được tiến
hành tiện lợi, thương gia luôn phải có sáng
kiến, cải tạo lề lối hoạt động, do đó, phát sinh ra những phương thức mới, với những hậu quả pháp lí mới". (3)
Tóm lại, qua nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của quá trình trao đổi hàng hoá,
có thể khẳng định, hành vi dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành vi kinh doanh Thứ hai, kinh doanh là hoạt động được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi
Theo Điều 3 Luật doanh nghiệp, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
"Như vậy, “kinh doanh phải gắn với thị trường, thị trường và kinh doanh đi liền với
phải được diễn ra trên thị trường, bởi vì trong các yếu tố cấu thành của hành vi kinh doanh, mua bán là thành tố của hoạt động kinh doanh, nói đến kinh doanh không thể không nói đến thành tố này Các yếu tố khác (sản xuất và dịch vụ) phải kết hợp với yếu tố mua bán mới có thể coi là thực hiện xong một hoạt động kinh doanh
Đương nhiên, thị trường - nơi diễn ra hoạt động kinh doanh phải là thị trường hiện, bởi hành vi kinh doanh đang được chúng tôi đề cập là hành vi kinh doanh hợp pháp, hành vi kinh doanh được Nhà nước bảo hộ Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sẽ không được coi là hành vi kinh doanh nếu chúng không diễn ra trên thị trường hoặc diễn ra ở thị trường ngầm
Trang 3Là hoạt động diễn ra trên thị trường kinh
doanh phải tuân theo các quy luật của thị
trường, trong đó phải kể đến các quy luật
như quy luật cạnh tranh, quy luật tăng lợi
nhuận, quy luật kích thích sức mua giả tạo,
quy luật cung cầu và các quy luật riêng
trong kinh doanh như quy luật của người
mua, quy luật về ý chí tiến thủ của chủ
doanh nghiệp Dưới sự tác động của các quy
luật đó, các hành vi kinh doanh có những
nét riêng so với các hành vi dân sự
Chẳng hạn, dưới sự tác động của quy
luật cạnh tranh, các chủ doanh nghiệp
thường phải vươn lên giành giật lấy toàn bộ
hoặc một phần nào đấy của thị trường để tồn
tại, tăng trưởng và phát triển Để làm được
điều đó, ngoài việc tiến hành các hoạt động
kinh doanh, các chủ thể kinh doanh có thể
thực hiện các mưu kế trong kinh doanh
nhằm buộc đối thủ canh tranh của mình nhất
định phải hành động theo đúng dự định của
mình đặt ra Điều này hầu như không được
biết đến khi thực hiện các hành vi dân sự
Hoặc dưới tác động của quy luật của người
mua, các chủ thể kinh doanh sẽ phải bán ra
cái thị trường cần chứ không phải cái mình
đang có, phải có trách nhiệm với khách hàng
cả sau khi bán hàng và phải đảm bảo chữ
"tín" trong kinh doanh nhằm phát triển lâu
dài sự nghiệp kinh doanh của mình Đây là
điều ít thấy khi thực hiện hành vi dân sự
tương tự, nơi việc mua bán thường được thực
hiện theo phương thức "mua đứt, bán đoạn"
Theo quy định của pháp luật, hành vi
kinh doanh không chỉ là hoạt động diễn ra
trên thị trường, mà còn là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi
Đây là đặc điểm mà dựa vào đó để phân biệt hành vi kinh doanh với hành vi dân sự nếu hành vi được thực hiện nhằm mục đích tiêu dùng (thoả man các nhu cầu cá nhân) thì đó là hành vi dân sự; ngược lại, cũng hành vi đó nhưng được thực hiện nhằm mục
đích sinh lợi thì là hành vi kinh doanh Tiêu chí này được sử dụng khá phổ biến để phân biệt hành vi dân sự và hành vi kinh doanh (hành vi thương mại)
Không dừng lại ở đó, từ chỗ khác nhau
về mục đích này, có thể phái sinh những sự khác nhau khác giữa hành vi dân sự và hành
vi kinh doanh về các yếu tố cấu thành nên các hành vi đó, về khách thể mà các hành vi
đó hướng tới, thậm chí cả yếu tố tâm lí của các chủ thể thực hiện hành vi Chẳng hạn, xuất phát từ mục đích lợi nhuận, cho nên hành vi kinh doanh bắt buộc phải có hai yếu
tố cấu thành quan trọng nhất đó là mua và bán, có nghĩa để được coi là hoạt động kinh doanh hoàn chỉnh chủ thể kinh doanh trước hết phải mua hàng hoá sau đó phải bán hàng hoá đó đi, có như vậy, mới nói đến vấn đề lợi nhuận Điều đó khác với hành vi dân sự, trong đó chỉ thuần tuý mua hoặc bán Ví dụ, người nào đó có thể mua ngôi nhà để kinh doanh (để bán kiếm lời) ở đây, khách thể của hai hành vi trên đều là ngôi nhà nhưng
sự quan tâm của hai chủ thể đó đối với ngôi nhà lại khác nhau Đối với người mua nhà
để ở, sự quan tâm của nó chủ yếu tập trung vào thuộc tính thứ nhất của ngôi nhà, đó là giá trị sử dụng Còn đối với người mua để bán lại quan tâm nhiều hơn đến thuộc tính thứ hai của ngôi nhà, đó là giá trị Hơn nữa, các yếu tố mang tính chất tâm lí (các yếu tố
Trang 4phong thuỷ) như hướng nhà, độ cao của ngôi
nhà so với những nhà liền kề, độ rộng hẹp
của cổng, cửa (những giá trị phi vật chất)
có ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi của
người mua nhà để ở nhưng các yếu tố này,
đối với người mua nhà để kinh doanh hầu
như không được quan tâm mấy Đối với
những người mua để kinh doanh, họ chỉ
quan tâm đến việc mua ngôi nhà với giá
thích hợp nào đó để sau đó có thể bán ở một
giá cao hơn nhằm kiếm lời
Tóm lại, kinh doanh - hoạt động được
thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích
sinh lợi là nét đặc thù quan trọng, mang tính
khách quan của hành vi kinh doanh trong
mối quan hệ với hành vi dân sự nói chung
Thứ ba, kinh doanh là hoạt động mang
tính chất nghề nghiệp, được các chủ thể kinh
doanh thực hiện
Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề
nghiệp có nghĩa là chủ thể của hành vi khi
tham gia thương trường thực hiện sự phân
công lao động xa hội Các hành vi này được
chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể
hiện tính chuyên nghiệp cao và mang lại thu
nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi
Dựa vào nét đặc thù này, dễ dàng nhận thấy,
mặc dù, trên thương trường có thể diễn ra
những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
nhưng chúng không thể được coi là hành vi
kinh doanh, bởi vì đó không phải là hoạt
động thường xuyên của người thực hiện
hành vi, hơn nữa hoạt động đó không mang
lại thu nhập chính cho người đó Ví dụ, nhân
chuyến công tác, một viên chức nhà nước
mua số lượng hàng hoá nhất định nào đó ở
nơi công tác về để bán
Pháp luật hiện hành ở nước ta chưa quy
định trực tiếp về đặc điểm này của hành vi kinh doanh Để nâng cao hiệu quả của điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kinh doanh, pháp luật cần phản ánh đặc điểm này khi xác định hành vi kinh doanh
Liên quan đến đặc điểm này của hành vi kinh doanh, đặc thù về chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hành vi dân sự với hành vi kinh doanh Có thể nói rằng chủ thể kinh doanh trước hết là chủ thể hành vi dân
sự, các chủ thể này phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự nhưng
điều đó không có nghĩa tất cả các chủ thể của hành vi dân sự đều là chủ thể kinh doanh Xuất phát từ tính chất của hoạt động kinh doanh, chỉ có những chủ thể nào hội đủ những điều kiện nhất định mới là chủ thể kinh doanh Những điều kiện để trở thành chủ thể kinh doanh phải được pháp luật quy
định cụ thể Trong lúc pháp luật chưa quy
định cụ thể, những điều kiện đó có thể hiểu
là phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nào đó về các yếu tố cần có của quá trình kinh doanh (vốn, tài sản, sức lao động ); trong khuôn khổ của pháp luật, phải được tự
do và chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh Chính những điều kiện riêng này tạo nên đặc thù
về chủ thể kinh doanh
Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phải dựa vào đặc thù này để xác định trở lại giao dịch nào là giao dịch dân sự, giao dịch nào là giao dịch thương mại (kinh doanh) Bởi vì, ở nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực
Trang 5trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụ, một
bên có mục đích kinh doanh còn bên kia lại
có mục đích tiêu dùng nên một bên sẽ có
hành vi kinh doanh còn bên kia sẽ có hành
vi dân sự Trong những trường hợp cụ thể
như vậy, Nhà nước còn phải dựa vào đặc thù
về chủ thể để xác định tính chất của giao
dịch Chẳng hạn, khi xác định tính chất
thương mại của các giao dịch, Bộ luật
thương mại Cộng hoà liên bang Đức dựa
trên dấu hiệu chủ quan đa quy định “giao
dịch thương mại là giao dịch được các
Mặc dù là tiêu chí chủ quan nhưng nó có
ý nghĩa rất quan trọng đối việc phân biệt
giữa luật kinh tế và luật dân sự ở đây, các
nhà làm luật phải có những quy định rõ ràng
để xác định phạm vi điều chỉnh của pháp
luật kinh tế và pháp luật dân sự Có như vậy
mới điều chỉnh bằng pháp luật một cách có
hiệu quả các quan hệ xa hội
Cuối cùng, cũng cần lưu ý rằng, xuất
phát từ bản chất của nền kinh tế nước ta là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
cũng như xuất phát từ vai trò của kinh doanh
trong nền kinh tế, so với các hành vi dân sự,
Nhà nước tác động ở mức độ cao hơn vào
các hoạt động kinh doanh Nhà nước tác
động vào hoạt động kinh doanh thông qua
các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ở
tầm vĩ mô cũng như thông qua hệ thống
pháp luật của mình nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh thực
hiện hành vi của mình đồng thời đưa hoạt
động kinh doanh vào trật tự kỉ cương nhất
định Chính sự tác động mạnh mẽ đó của
Nhà nước vào hoạt động kinh doanh đa tạo nên sự khác biệt nhất định giữa hành vi dân
sự và hành vi kinh doanh
Nói tóm lại, giữa hành vi dân sự và hành vi kinh doanh có những sự tương đồng
và khác biệt Chính trên cơ sở sự tương
đồng, khác biệt đó có thể nhìn nhận một cách khái quát mối quan hệ giữa hành vi dân
sự và hành vi kinh doanh là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đó hành vi dân sự là cái chung và hànhvi kinh doanh là cái riêng Với tư cách cái chung và cái riêng, hành vi dân sự và hành vi kinh doanh đều tồn tại khách quan và độc lập tương đối với nhau; những thuộc tính vốn có của các hành
vi dân sự được biểu hiện cụ thể trong các hành vi kinh doanh đồng thời trong hành vi kinh doanh cũng có những nét đặc thù riêng của nó Từ đó dẫn đến những nguyên tắc, những chế định cơ bản của luật dân sự phải
được cụ thể hoá, chi tiết hoá trong luật kinh
tế cho phù hợp với những đặc điểm của hành
vi kinh doanh./
(1).Xem: TS Dương Đăng Huệ, "Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp luật thương mại kinh tế", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/1996 (2).Xem: PGS.TSKH Đào Trí úc, "Vai trò của luật dân sự ở nước ta hiện nay", Đề tài NCKH cấp bộ: Những vấn đề lí luận cơ bản về Bộ luật dân sự ở Việt Nam, H.1997, tr 4 -25
(3).Xem: GS Lê Tài Triển, “Luật thương mại Việt Nam dẫn giải”, Quyển 1, tr 2, Kim lai ấn quán, Sài gòn 1972
(4).Xem: PGS.TS Đỗ Đình Toàn, Lí thuyết quản trị kinh doanh, Nxb Thống kê, H.1994, tr 16
(5).Xem: GS Mozolin, Luật dân sự và thương mại của các nước tư bản chủ nghĩa, Maxcơva 1980, tr 32