Phảiănchođángđồngtiền
Thấy "mất mặt" vì kiểu ăn uống "chụp giựt" của con, người mẹ
hùng hổ lôi đứa con ra đánh trước mặt mọi người. Con bé mới
chín tuổi, uất ức nói trong tiếng nấc: "Mẹ bảo phảiănchođáng
đồng tiền mà!".
1. Con hẻm nhỏ ít hàng quán nên buổi sáng có người bán xôi vừa rẻ
vừa ngon ghé qua, mọi người thường chờ mua. Người mẹ trẻ nách
đứa con chưa đầy hai tuổi ra sau cùng nhưng lại nhanh chân tiến
đến xe xôi, ngó nghiêng ngó ngửa vào trong thúng hàng. Hết sức tự
nhiên, chị thò tay nhón một miếng xôi cho vào miệng và một miếng
khác đút cho con. Người bán xôi đang xới xôi cho khách, dừng lại
nhìn chị khó chịu. Những khách mua khác khoát tay: "Thôi, bán cho
hai mẹ con họ trước cũng được ". Người bán xôi nhỏ nhẹ: "Chị
đừng bốc tay như thế!" khiến người mẹ có chút xấu hổ, cố vớt vát:
"Lát bán cho tôi thì trừ ra chứ làm gì ghê vậy?".
2. Khi chị hàng xóm và tôi vào chọn trái cây để đến công viên hai gia
đình cùng ăn, chồng con tôi vẫn đứng bên lề đường giữ xe, còn
chồng chị và con gái bốn tuổi lại vào cùng. Hai cha con họ tranh thủ
mở ngay một lớp khám phá các tên gọi của trái cây trong lúc chờ
hai người phụ nữ chọn mua. Sau khi đi khỏi cửa hàng được một
quãng, bé gái móc túi quần lấy ra hai quả quýt nhỏ khoe ba. Chị bạn
nhăn nhó dặn: "Lần sau không làm vậy nữa nhé, coi chừng quýt giập
dính đầy ra quần áo đó!" mà không hề đá động gì đến "bàn tay
nhám" của con. Chồng chị còn "thoáng" hơn, vừa vào tới công viên
đã lột quýt cho bé ăn, còn đùa rằng: "Thơm mùi nhang quá!", khiến
con bé vừa ăn ngon lành vừa hí hửng như đã lập được chiến tích.
3. Hẻm cụt, cả xóm có chừng chục căn nhà nên hàng năm các gia
đình lại hùn nhau tổ chức bữa tiệc tất niên với các món nướng ngay
giữa con hẻm. Chồng một chị hàng xóm vắng mặt vì bận tiệc cưới
nhưng ba đứa con có mặt từ rất sớm. Chúng ngồi cạnh nhau, hễ đứa
này chạy chơi quanh đó thì lại dặn đứa kia giữ chỗcho mình. Đến
giờ nhập tiệc, ngồi ở bàn dành cho trẻ con, cô chị hối hả gắp thật
nhiều thức ăncho mình và cho hai em, còn vô tư dặn: "Ăn cho no,
mẹ nói tối về lục cơm nguội là no đòn". Thỉnh thoảng đứa chị chạy
qua bàn mẹ, chỉ vào đĩa tôm nướng xin luôn con to nhất, lát sau trỏ
vào đĩa thịt. Sự việc lặp lại khi ăn rau câu tráng miệng, ba chị em
"châm ngòi" cho việc giành nhau của lũ trẻ khiến rớt dĩa, đổ bánh,
tiếng la khóc nhặng xị cả lên. Thấy "mất mặt" vì kiểu ăn uống "chụp
giựt" đó, người mẹ hùng hổ lôi đứa chị ra đánh trước mặt mọi người.
Con bé mới chín tuổi, uất ức nói trong tiếng nấc: "Mẹ bảo phảiăn
cho đángđồngtiền mà!".
4. Chị bạn tôi hay than phiền về hai đứa con trai đã lớn phổng phao
nhưng chẳng đứa nào biết "ăn coi nồi, ngồi coi hướng". Cả nhà ăn
cùng một lúc thì không sao, lỡ có việc mà hai cu cậu ăn trước, thể
nào chị cũng phải chế biến thêm món bổ sung. Không phải chúng
không chừa thức ăn lại mà chỉ chừa toàn phế phẩm sau khi đã
bươi xới đủ cách để chọn phần ngon nhất. Ví dụ món canh thì chúng
vớt tới vớt lui để tìm cái. Chị đã "giảng đạo" ngày này qua ngày
khác, thậm chí trở đầu đũa khẽ ngay vào tay con khi chúng "giở trò"
trên bàn ăn, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Khổ nỗi, chị thường can ngăn
con, nhưng cha các cháu thì luôn nói: "Mình là chủ gia đình mà".
Không phải vô duyên vô cớ mà ông bà ta xếp "ăn" đứng đầu trong
bốn điều trước tiên cần phải "học" trong cuộc sống hàng ngày. Nết
ăn của con trẻ, không thể tự nhiên mà có, càng không phải được
hình thành chỉ bằng những lời giáo huấn suông
. "Mẹ bảo phải ăn cho đáng đồng tiền mà!". 4. Chị bạn tôi hay than phiền về hai đứa con trai đã lớn phổng phao nhưng chẳng đứa nào biết " ;ăn coi nồi, ngồi coi hướng". Cả nhà ăn cùng. lại dặn đứa kia giữ chỗ cho mình. Đến giờ nhập tiệc, ngồi ở bàn dành cho trẻ con, cô chị hối hả gắp thật nhiều thức ăn cho mình và cho hai em, còn vô tư dặn: " ;Ăn cho no, mẹ nói tối về. Phải ăn cho đáng đồng tiền Thấy "mất mặt" vì kiểu ăn uống "chụp giựt" của con, người mẹ hùng hổ lôi đứa