Kỹ thuậtnuôicákèothươngphẩm
Cá trưởng thành thường dài khoảng 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái, dẹp
dần về phía đuôi, da trơn nhớt, chui rúc trong bùn, đào hang để trú như lươn, chạch.
I/ Đăc điểm sinh học:
1.Phân loại :
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Percifor
Họ: Gobiidae
Giống: Pseudapocrypte
Loài:Pseudapocryptes elongatus ( Tên tiếng việt : Cá Kèo)
Cá kèo đạt kích cỡ thươngphẩm
2. Đặc điểm:
Cá trưởng thành thường dài khoảng 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái,
dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhớt, chui rúc trong bùn, đào hang để trú như lươn, chạch.
3.Phân bố :
Cákèo (P. elongatus) là loài phân bố ở vùng cửa sông, bãi bồi và vùng triều ở các
nước Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là 1 trong
34 loài thuộc họ cá Bống (Gobiidae) phân bố ở Đông và Tây Phi, các đảo Nam Thái Bình
Dương và miền nam nước Úc. Cákèo là loài rộng muối, có cơ quan hô hấp phụ và là loài
ăn tạp, sống ở các bãi bùn, chịu đựng được các điều kiện môi trường khắc nghiệt .
4.Tập Tính :
Trong tự nhiên cákèothường sinh sống ở các vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông ở
miền Nam. Cá thuộc loại ruột ngắn, ăn tạp. Thức ăn tự nhiên của cákèo là nhuyến thể
như tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật
II/ Kỹthuật nuôi:
1.Chuẩn bị ao :
1.1/ Điều kiện ao nuôi:
* Ao nuôicá bống kèo (cá kèo) là những ao đất thông thường, ở vùng ven biển, có thể
sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân
canh cá bống kèo, ao nuôi có diện tích thích hợp nhất từ 1.000 – 2.000 m2.Cá kèo là loài
rộng muối, có thể sống ở độ mặn từ 0- 40‰, nhưng phát triển tối ưu ở độ mặn từ 10-25‰
.
* Nền đáy ao có thể là bùn hay bùn cát, ao phải gần kênh rạch có thể nâng và hạ mực
nước để tiện cho việc thu hoạch cá sau này, là loài cá sống chui rút nên ao nuôi không bị
rò rỉ tránh thất thoát cá, tránh hiện tượng ngọt hóa nước trong ao,vì sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển của cá.
1.2/ Cải tạo ao nuôi:
* Tát cạn nước trong ao nuôi, sau đó cày hoặc xới đáy ao 1 lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để
đáy ao thoáng khí, tạo điều kiện cho sinh vật đáy phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên
cho cá, thời gian phơi ao khoảng từ 4-6 ngày
* Rải vôi bột xuống đáy ao để hạ phèn, diệt tạp, diệt các mầm bệnh, lượng dùng 50–
100kg/1000m2, sau đó có thể xới đảo bùn đáy để hoà trộn vôi, những ao ở vùng bị nhiễm
phèn thì không phơi đáy
* Lấy nước vào ao khoảng 0,3 – 0,4m, lấy nước phải qua lưới chắn lọc để tránh địch
hại và cá dữ, sau đó tiến hành diệt cá tạp dùng saponine liều từ 10-20 kg/1000m3, sau đó
tiến hành thả giống. Những ngày sau đó tăng dần mức nước ao cho đến khi đạt theo yêu
cầu (0,8 – 1m).
2. Mùa vụ nuôi :
Mùa vụ nuôi bống kèo từ tháng 4 - 5 khi bắt đầu có con giống tự nhiên, ngoài ra người
nuôi còn sử dụng ao nuôi tôm để nuôi bống kèo sau khi nuôi tôm vụ 1 (vào tháng 7 -8).
3. Kích cỡ và mật độ thả giống cá nuôi:
* Kích cỡ cá giống:
Nên chọn cá giống khoảng 3 – 5cm hoặc 4 – 6cm, cá giống ương nuôi trong ao là tốt nhất
vì sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, khoẻ hơn vì đã thích nghi với điều kiện trong ao. Chọn cá
khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều
nhớt.
* Mật độ thả nuôi:
Tuỳ theo điều kiện ao, khả năng quản lý chăm sóc và cỡ cá, có thể thả nuôi với mật độ 30
– 60 con/m2, trung bình 50 con/m2. Nếu cỡ cá nhỏ (3cm) nên thả mật độ cao hơn so với
cỡ cá lớn (5 – 6cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi. Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát
chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m2.
4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi :
* Thức ăn cho cá trong tháng đầu
Thức ăn cho giai đoạn ương ban đầu (10 ngày - 1 tháng tuổi) có hàm lượng protein dao
động từ 28 - 32%. Khẩu phần ăn dao động từ 8 - 30% trọng lượng thân/ngày, phân chia
thành các giai đoạn cho ăn như sau.
Giai đoạn 10 ngày đầu: 20 - 30% trọng lượng thân/ngày.
Giai đoạn ngày thứ 11 - 20: 10 - 20% trọng lượng thân/ngày.
Giai đoạn ngày thứ 21 - 30: 8 - 10% trọng lượng thân/ngày.
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và cho ăn theo tỷ lệ trên.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần. Định kỳ có thể bón phân hữu cơ đã ủ oai 10 - 12 ngày/lần,
liều lượng dao động từ 100 - 200 kg phân hữu cơ/1000 m3 (phân heo sau khi ủ). Đối với
phân vô cơ (DAP) liều lượng phân bón bổ sung có thể dao dộng từ 1,5 – 2kg/1000 m3.
*Thức ăn cho cá trong các tháng tiếp theo
Trong quá trình nuôi, bên cạnh lượng thức ăn tự nhiên như thực vật phiêu sinh, các loài
rong tảo dạng sợi sống bám, mùn bã hữu cơ… thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế
biến từ cám thô và bột cá có hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 18 - 25% được sử
dụng để cung cấp cho hệ thống nuôi với khẩu phần ăn dao động bình quân trong quá trình
nuôi từ 5 - 7%/trọng lượng cá nuôi/ngày, thời gian cho ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi
sáng (7 - 8 giờ) và lúc chiều mát (16 - 17 giờ).
Trong trường hợp người nuôi sử dụng viên thức ăn công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cho cákèo ở giai đoạn nuôi tăng trưởng thương phẩm, bên cạnh thức ăn cũng
phải đảm bảo hàm lượng đạm dao động từ 18 - 25% thì người nuôi rất cần lưu ý đến kích
cỡ viên thức ăn sao cho vừa với kích thước miệng của cákèo nhằm giúp cákèo sử dụng
thức ăn viên với hiệu quả cao nhất.
* Chất lượng nước trong ao
Định kỳ kiểm tra và quản lý một số chỉ tiêu về chất lượng nước:
-Nhiệt độ từ 20-30 độ C
-Độ mặn từ 20-30%o, tốt nhất là 10-25%o.
-pH từ 7-9, tốt nhất 7-8,5
-Oxy hòa tan > 4 mg/l, không dưới 2 mg/l
-Màu nước: Màu xanh lục, xanh vỏ đậu.
-Độ trong 20-30 cm
* Phòng trừ địch hại:
Có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn thịt cá bống kèo như chim cồng cộc, rắn nước biển
(con đẻn), cá nâu, cá rô phi, cá bống mọi, bống cát…Để phòng trừ địch hại, khâu quan
trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp, cá dữ, khi lấy nước vào ao lúc cấp
nước lần đầu hoặc các lần thay nước định kỳ, phải chắn lọc kỹ, không để cá nâu và rô
phi, bóng mọi, bóng cát nhỏ lọt vào ao qua đường cấp nước. Đối với chim cồng cộc, nên
đặt các bù nhìn trên bờ ao hoặc treo dây ngang dọc trên mặt ao có gắn các ống bơ (lon)
sữa bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi chim. Có thể dùng ná (giàng thun) để bắn chim
và đuổi chim cũng có hiệu quả.
- Ngoài ra, để bắt các loài cá bống cát, bống mọi, có thể điều tiết mực nước trong ao
(dâng cao sau đó hạ thấp 5 – 10cm) khi đó các loại cá bống mọi, bống cát có thể nằm lại
ở phần mái bờ mà nước đã rút và ta dùng vợt thu gom chúng lại.
5. Phòng và trị bệnh :
5.1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas
Nguyên nhân: Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra.
Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể
xuất hiện quanh năm.
Triệu chứng: Mình cá có những mảng đỏ với nhiều khối u, bụng có từng vùng sẫm màu,
lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng
to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.
5.2. Bệnh trắng đuôi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.
Triệu chứng: trên đuôi có các đốm trắng, sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần
dần đuôi và vây bị xuất huyết, rách nát. Khi bệnh nặng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, đầu chúi
xuống hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.
5.3. Bệnh tuột nhớt
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh phát sinh do cá bị sây
sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả
năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao.
Triệu chứng: toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ
ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh.
6. Phòng bệnh
Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Chọn giống khỏe, vận
chuyển đúng quy trình để cá khỏe, không bị sây sát.
Nếu nuôi thâm canh, định kỳ 10 -15 ngày xử lý nước và đáy ao bằng các chế phẩm vi
sinh.
Đảm bảo đầy đủ thức ăn cho cá phát triển khỏe mạnh, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng
chất vào thức ăn giúp cá tăng cường sức đề kháng.
7. Trị bệnh:
Biện pháp xử lý đầu tiên khi cá nhiễm bệnh là thay 20-30% nước trong ao bằng nguồn
nước sạch, vệ sinh xung quanh ao. Dùng thuốc diệt khuẩn xử lý nước trong ao. Dùng
thuốc điều trị trộn vào thức ăn theo đúng liều lượng.
Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao
bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh.
8.Thu hoạch :
- Sau 5-6 tháng nuôi, cá bống kèo có thể đạt trọng lượng trung bình là 20-30 g/con (30-50
con/kg), tuỳ theo giá cả thị trường, người nuôi chọn thời điểm để thu hoạch ,việc thu
hoạch cá bống kèo có nhiều cách, có thể dùng lưới kéo, nhưng cách này không thể thu
hoạch hết cá trong ao, nên lợi dụng đặc tính thích bơi ngược nước của cá bống kèo dùng
một loại dụng cụ là “xà lú” để bắt cá chạy ngược nước thì có hiệu quả hơn thu triệt để
hơn. Trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày, cần giữ cho môi trường ao nuôi thật ổn định.
Trước khi thuỷ triều cường thì tháo hoặc tát bớt nước ao, khi bắt đầu thuỷ triều cường thì
đưa nước vào ao. Sự chênh lệch mực nước sẽ kích thích cá bống kèo bơi ngược dòng
nước chui vào trong xà lú. Sau mỗi đợt thu hoạch lại tát cạn ao hơn và tiếp tục cho nước
thuỷ triều vào ao để bắt cá cho đến khi ao cạn hoàn toàn và thu hết cá.
- Ngoài ra để thu hoạch những cá còn sót lại, có thể dùng dây thuốc cá hoặc saponine
với liều lượng thấp rải xuống ao nhằm làm cho cá phải ngoi lên mặt nước và dùng lưới để
kéo, nhưng cách bắt này làm cho cá dễ chết, bán không được giá.
. Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm Cá trưởng thành thường dài khoảng 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái, dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhớt,. sinh vật II/ Kỹ thuật nuôi: 1.Chuẩn bị ao : 1.1/ Điều kiện ao nuôi: * Ao nuôi cá bống kèo (cá kèo) là những ao đất thông thường, ở vùng ven biển, có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm. elongatus ( Tên tiếng việt : Cá Kèo) Cá kèo đạt kích cỡ thương phẩm 2. Đặc điểm: Cá trưởng thành thường dài khoảng 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái, dẹp dần về phía đuôi,