Khi bésợđihọc
Hai đến sáu tháng đầu đihọc là khoảng thời gian đầy sóng gió.
Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh phối hợp với nhà trường và bác sĩ để
bé vừa khỏe mạnh vừa thích nghi nhanh với môi trường mới. Sau
đây là những rắc rối bé thường gặp khi bắt đầu đihọc và những
cách khắc phục:
Sợ bị bỏ rơi
Bắt đầu đi học, hầu hết các bé đều có cảm giác bị bỏ rơi, nên
khóc như mưa, khóc trước khiđihọc và cả trên đường đihọc làm
mẹ cũng muốn khóc theo. Một sốbé ngủ đêm không thẳng giấc,
hốt hoảng, khóc đêm Sốc tâm lý này có thể giảm khi có sự
phối hợp giữa nhà và trường:
Chiều trên đường về nên cho bé đến những nơi bé thích như
công viên, hoặc đi thú nhún để bé bớt tủi thân.
Khi rảnh rỗi ba mẹ nên tìm những mẩu chuyện về các con
vật đihọc vừa ngoan lại vừa giỏi kể cho bé nghe và nhẹ nhàng
khuyên bé nên noi theo.
Nói chuyện và vui đùa với bé nhiều hơn lúc chiều về để bé
vẫn cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ.
Sụt cân
Đứng cân xảy ra cho hầu hết các bé mới đi học. Thường do bé
chưa kịp thích nghi với cách ăn, khẩu phần ăn trong trường, và
một phần cũng do gia đình lúng túng không biết sắp xếp cho bé
ăn ở nhà như thế nào. Về phía nhà trường, khẩu phần ăn của bé
đã được ban quản lý nhà trường tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt
được 60-70% tổng năng lượng cần cho bé mỗi ngày. Như vậy, về
phía gia đình, lo cho bé ăn đủ từ chiều về cho đến tối đi ngủ. Thời
khóa biểu gợi ý như sau:
16h30: cho bé ăn 1 hũ sữa chua, hoặc cái bánh flan
18h30: cho bé ăn cơm hoặc cháo như lúc bé còn ở nhà, đủ
4 nhóm thực phẩm bột, bé, đạm, rau
21h30: uống sữa (200-250ml), ăn bánh ưa thích.
Ba mẹ đừng quá lo lắng, bé sẽ tăng cân lại sau khi đã quen.
Viêm đường hô hấp
Nếu bé chỉ sổ mũi nước trong, ho ít, không sốt thì ba mẹ chỉ cần
cho bé uống nhiều nước, giữ ấm và lau mũi cho bé bằng khăn
mềm, khô, không cần dùng thuốc. Nếu bé có sốt, chảy mũi xanh,
ăn nhợn ói hoặc ói, biếng ăn hoặc bỏ ăn thì nên cho béđi khám,
dùng PeiaPlus để bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt.
Rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy cũng thường gặp, do bé không
quen với thức ăn của trường, bị lây, ngậm tay dơ Nếu béđi
tiêu dưới 3 lần mỗi ngày, phân vàng, không lẫn đàm, máu, thì
chưa cần cho béđi bác sĩ, chỉ cần cho bé uống thêm nhiều nước
bù lại lượng nước mất trong phân. Nếu kéo dài quá 3 ngày, hoặc
bé tiêu trên 3 lần mỗi ngày, phân lỏng nước, phân chuyển màu
khác với bình thường, có lẫn đàm, máu, kèm sốt thì nên đưa bé
đi khám bệnh ngay, vì có thể bé đang bị nhiễm trùng đường ruột.
Cho bé uống bù 30-50ml ORS (1 gói pha với 1 lít nước), hoặc
viên Hydrite (1 viên pha 200ml nước) cho mỗi lần ói, tiêu lỏng.
Phụ huynh không cần cho bé uống đủ lượng 1 lần mà có thể cho
uống dần từng ít một, chỉ cần bảo đảm đủ lượng nước cần bù là
được. Ví dụ bé ói 1 lần, tiêu 2 lần, mẹ phải cho bé uống 90-
150ml ORS.
Táo bón: Xảy ra ở những bé quá căng thẳng thời gian đầu đi
học, ăn uống kém, không quen với nhà vệ sinh trong trường. Cho
bé ăn thêm rau, trái, uống thêm nước lúc về nhà, tập cho bé có
thói quen đi tiêu ở nhà vào một giờ nhất định trong ngày.
Nhiễm trùng đường tiểu hay gặp ở bé gái, bé tiểu lắt nhắt, tiểu
gắt buốt, tiểu đau. Thường do ít uống nước, hoặc do bé mắc tiểu
nhưng cố gắng nín tiểu. Cần cho béđi khám và điều trị ngay, vì
để lâu nhiễm trùng có thể lan lên đến thận làm bệnh nặng nề khó
chữa. Rửa hậu môn sau đi tiêu nên dội ngược nước từ trước ra
sau để tránh nhiễm phân vào đường tiểu của cháu.
. bé thường gặp khi bắt đầu đi học và những cách khắc phục: Sợ bị bỏ rơi Bắt đầu đi học, hầu hết các bé đều có cảm giác bị bỏ rơi, nên khóc như mưa, khóc trước khi đi học và cả trên đường đi. Khi bé sợ đi học Hai đến sáu tháng đầu đi học là khoảng thời gian đầy sóng gió. Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh phối hợp với nhà trường và bác sĩ để bé vừa khỏe mạnh vừa thích. đến những nơi bé thích như công viên, hoặc đi thú nhún để bé bớt tủi thân. Khi rảnh rỗi ba mẹ nên tìm những mẩu chuyện về các con vật đi học vừa ngoan lại vừa giỏi kể cho bé nghe và nhẹ