12 cách gâyấntượngtốtvới sếp
Dù bạn muốn được lên lương hay chỉ đơn giản là muốn gâyấn
tượng với sếp, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn trở thành
một nhân viên mẫu mực mà người sếp nào cũng cần
1. Hiểu rõ công việc của mình: Không cần bạn phải ôm đồm quá
nhiều việc, chỉ cần bạn hiểu rõ công việc mình cần phải làm, quyền
hạn và trách nhiệm của bạn trong công việc để công việc được thực
hiện một cáchtốt và chu đáo nhất.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của công ty: Cho dù bạn có là
một “nhân tài xuất chúng” gì đi nữa thì không người sếp nào chịu nổi
nhân viên có thái độ coi thường nội quy công ty, đi trễ về sớm, vô kỷ
luật.
3. Hiểu rõ năng lực và hạn chế của bạn: bạn cần biết những ưu thế
gì để phát huy trong công việc và hiểu rõ nhược điểm của mình để
tìm cách khắc phục (ví dụ bạn không giỏi Anh Văn thì phải chịu khó
học hỏi thêm).
4. Hãy chứng tỏ bạn là một người đáng tin cậy: Hãy làm những
gì bạn hứa và đừng hứa những gì bạn biết mình không thể làm.
Chẳng ai dám trao gửi niềm tin vào một cấp dưới chỉ giỏi “bốc phét”.
5. Mang đến những ảnh hưởng tích cực cho công ty: đừng là người
suốt ngày càm ràm chỉ trích các chính sách, quy định của công ty,
nếu bạn vẫn muốn được tăng lương và được làm việc ở công ty. Các
ý kiến đóng góp của bạn nên thiết thực và mang tính xây dựng, đóng
góp chứ không phải là những lời than vãn và làm người khác mệt
mỏi thêm.
6. Làm cho sếp bạn hài lòng khi bạn hoàn thành công việc đúng thời
hạn, hay giúp sếp bằng cách đưa ra những ý kiến thiết thực giúp “gỡ
rối” khi sếp gặp những vấn đề nan giải.
7. Biết nhận sai: Biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình và
tập trung vào việc học hỏi từ người đi trước bao giờ cũng tốt hơn là
bạn cứ cố bào chữa cho các sai lầm của bạn.
8. Có óc tổ chức: Sắp xếp các công việc bạn cần phải làm theo một
trình tự khoa học. Biết xác định những việc khẩn, cần giải quyết ngay
là một bí quyết giúp bạn “ăn điểm” trong mắt sếp.
9. Người sếp khôn ngoan luôn biết là bạn đang khen thật họ hay
đang “nịnh”, vì vậy đừng quá tâng bốc sếp. Nhưng ngược lại, cũng
đừng nói xấu sếp nếu bạn muốn được thăng tiến. Có thắc mắc, hãy
gặp trực tiếp sếp mà hỏi.
10. Hãy giữ gìn sức khỏe của bạn. Khi bạn có năng lực nhưng lại
hay ốm đau bệnh hoạn, sếp sẽ rất khó lòng nâng đỡ bạn vì không
chắc bạn có thể cống hiến cho công ty được bao lâu.
11. Đừng đem những phiền muộn cũng như khoe khoang về cuộc
sống riêng tư của bạn thành đề tài buôn chuyện trong công ty. Hạn
chế đến mức tối đa những ảnh hưởng của đời thường vào trong
công việc của bạn.
12. Hãy xem trọng đồng nghiệp và tinh thần đội nhóm: Bạn chỉ có thể
tỏa sáng trong mắt sếp nếu bạn làm cho cả một tập thể tỏa sáng.
Đừng chơi trội, đừng bất hợp tác, đừng “phá đám” đồng đội. Hãy
đoàn kết và góp sức cho tập thể vững mạnh, sếp sẽ thấy rõ vai trò
không thể thiếu của bạn đối với công ty.
Cuối cùng, để thành công trong phỏng vấn, bạn đừng bao giờ mong
không gặp “bẫy”, mà cần phải chuẩn bị thật kỹ để đối diện với nó.
Muốn bình tĩnh, tự tin, bạn cần đặt mình vào vị trí NTD; tự đặt ra cho
mình những câu hỏi và luyện tập cách trả lời. Quan trọng nhất vẫn là
thái độ của bạn, luôn suy nghĩ tích cực, thể hiện sự chuyên nghiệp
cũng như xác định giá trị của bạn một cách đúng mực, bạn sẽ vượt
qua những cái “bẫy” trong phỏng vấn.
. 12 cách gây ấn tượng tốt với sếp Dù bạn muốn được lên lương hay chỉ đơn giản là muốn gây ấn tượng với sếp, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên mẫu mực mà người sếp. mỏi thêm. 6. Làm cho sếp bạn hài lòng khi bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn, hay giúp sếp bằng cách đưa ra những ý kiến thiết thực giúp “gỡ rối” khi sếp gặp những vấn đề nan giải. 7. Biết. bạn “ăn điểm” trong mắt sếp. 9. Người sếp khôn ngoan luôn biết là bạn đang khen thật họ hay đang “nịnh”, vì vậy đừng quá tâng bốc sếp. Nhưng ngược lại, cũng đừng nói xấu sếp nếu bạn muốn được