1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nho giáo và cuộc sống docx

3 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 84 KB

Nội dung

NHO GIÁO CUỘC SỐNG Đầu năm dương lịch khai bút về vấn đề Nho giáo cũng là một việc sang trọng vậy. Tại sao phải bàn về Nho giáo cuộc sống hôm nay? Bỡi vì cuộc sống càng tăng tốc với thời đại công nghiệp thì sức hút gia đình giảm dần với mọi thành viên. Trong khi gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình mà không ổn thì xã hội cũng rối ren. Nếu ai quan tâm đến những thông tin đại chúng sẽ thấy trong vòng một thập kỷ qua nước ta có một sự thay đổi tư duy lối sống mới, những gì tốt đẹp đúng nghĩa của Nho giáo ngày xưa mai một dần. nếu ai theo dõi lịch sử thế giới loài người qua các thời đại, sẽ thấy Nho giáo cũng đã bị giới chính khách lợi dụng một cách sai lệch để phục vụ quyền lợi của mình qua hình thái xã hội Phong kiến. Nó đã làm thế giới loài người bước chậm hơn nếu không vì sự sai lệch về Nho giáo. Vì thế để hiểu Nho giáo một cách đúng nhất ta thử nhìn lại một chút về sự ra đời hình thành ý nghĩa tóm gọn của Nho giáo. Có thể bài viết của một người ngoại đạo còn thiếu sót nhiều, cần các bạn trong chuyên ngành góp ý bổ sung nó hoàn thiện hơn. Cha đẻ của Nho giáo là Khổng Tử, nên mọi người thường nghe thấy một từ khác để nói về Nho giáo là Khổng giáo. Đúng ra không nên dùng từ giáo trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử, vì đây là một hệ thống triết học chứ không phải một hệ thống tôn giáo. Nhưng khi các chính khách sử dụng hệ thống tư tưởng của ông để lập nên hình thái xã hội Phong kiến đã biến hệ thống triết học của ông trở thành một tôn giáo để ngu dân hòng dễ dàng trong việc trị vì. Cho nên thế giới quen gọi là như thế chăng? Thời ông Khổng Tử là thời Xuân Thu của nhiều tiểu quốc tranh hùng ở nước Trung Quốc thống nhất ngày nay, cho nên Khổng Phu Tử có ý định lập ra một học thuyết để bình thiên hạ vào một trật tự xã hội quy cũ. Với ảnh hưởng của hệ thống triết học Phương Đông, ông đưa ra Ngũ Luân Ngũ Thường. Nhưng các chính khách chỉ đề cao Tam Cương từ Ngũ Luân Ngũ Thường để phục vụ cho chính sách cai trị dân. Khi một hệ thống triết học được viết ra nó là khoa học nền tảng cho các khoa học khác đi tìm cái mới phù hợp với thời đại đang sống. Nhưng khi hệ thống triết học đó được các chính khách triển khai để áp dụng cho một hình thái xã hội thì cái đó không còn là triết học nữa, mà nó đã là chính trị học. Cụ thể như hệ thống triết học của Khổng Tử chủ yếu là Ngũ Luân Ngũ Thường, nhưng khi triển khai chỉ ứng dụng Tam Cương Ngũ Thường vào hình thái xã hội Phong kiến, thì nó đã là chính trị học có nhiều sai lệnh đáng tiếc. Gần đây chúng ta còn thấy hệ thống triết học duy vật biện chứng đã được triển khai thành hệ thống kinh tế chính trị học duy vật lịch sử thì nó không còn là triết học nữa, mà nó đã là chính trị học. Nếu gọi hệ thống chủ nghĩa Marx là triết học là sai về mặt triết học. Ngũ Luân là gì? Là cách mà Ngài Khổng đã đưa ra 5 mối quan hệ đối xử nhau của con người trong một cộng đồng mà, cụ thể ở đây là một nước gồm: quan hệ giữa vua với tôi (quân thần), quan hệ giữa cha con (phụ tử), quan hệ giữa vợ chồng (phu thê), quan hệ anh em (huynh đệ) quan hệ giữa bạn bè (bằng hữu). Tất cả 5 mối quan hệ đó được đặt trên nền tảng Ngũ Thường với đạo đức lấy làm trọng thì xã hội sẽ ổn định thái bình. Ngũ Thường là gì? Có lẽ ai cũng dễ biết, là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí Tín. Chữ Nhân được đặt hàng đầu, mọi người cứ nghĩ rằng nó là nhỏ, nhưng không nhỏ. Vì để đạt được chữ Nhân đòi hỏi 4 chữ kia trong Ngũ Thường phải đạt được trước trên một nền tảng đạo đức có học thì mới đạt được Nhân. Có nghĩa là muốn thành Người thì phải biết Nghĩa, biết Lễ với một Trí tuệ được trui rèn trong học vấn để giữ đúng chữ Tín sống với nhau ở đời. Nếu ai đó tự bảo mình đã thành Nhân, nhưng không đạt được 4 chữ kia trong cư xử ở đời thì không thể nào thành Nhân là vậy. Như đã nói ở trên, khi các chính khách đem ứng dụng vào xã hội Phong Kiến thì họ đề cao Ngũ Thường thành Tam Cương để răn dạy mê hoặc dân chúng. Họ cố ý bóp méo tư tưởng có tính Trung Dung của Khổng Tử. Trung Dung là một tư tưởng mà cháu nội của ông - Tử Tư - viết lại thêm phần giảng giải những điều Khổng Tử đã giảng dạy khi còn sinh thời. Với Khổng Tử quan hệ vua tôi không có nghĩa là: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung", có nghĩa là vua xử thần dân chết thì phải chết, không chết thì thân dân không trung với vua, vì vua là thiên tử thay trời trị dân. Như thế là không đúng. Với quan hệ cha con người ta bảo rằng: "Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" có nghĩa là cha xử con chết, mà con không chết là con không hiếu thảo cũng là không đúng. Với quan hệ vợ chồng, người ta thường nghe câu: "Xuất giá tòng phu, Phụ tử tòng tử" có nghĩa là làm thân phụ nữ khi lấy chồng phải theo chồng khi chồng chết phải ở vậy nuôi con thờ chồng, không được tái giá đi bước nữa. Vần vấn đề này tôi không rõ đúng sai theo triết lý của Khổng Tử, nhưng chính điều này đã gây ra trọng nam kinh nữ ở Á Đông, vấn nạn tỷ lệ nam/nữ bị lệch như ngày nay. Theo Khổng Tử thì trong Tam Cương, nếu là một chánh nhân quân tử phải làm sao bình hoà 3 mối quan hệ vua tôi - chồng vợ - cha con. Không vì chữ hiếu mà nghe lời sai trái của bậc phụ mẫu bỏ bê vợ con. Không vì cái sai của vua mà không can gián, lại đâm đầu vào chỗ chết hay phụ rỗi gia đình, quốc gia dân tộc. Không vì cái riêng của gia đình mà quên trách nhiệm cái chung của quốc gia dân tộc. Mà phải thấy rằng cha mẹ sinh ra ta giữa trời đất, họ chỉ sống với ta 1/3 đầu cuộc đời, vợ (chồng) ta mới là người sống với ta 2/3 thời gian còn lại, nên hiếu nghĩa này không bên nào nặng hơn bên nào, bên nào đúng thì bên ấy phải được xem trọng. Vua trị vì đất nước là bậc thiên tử, nhưng vua không lo nỗi cái lo của ta thì không phải vua minh. Nên người thực sự thành Nhân là người biết đúng sai, phải quấy, biết dùng Nghĩa, Lễ, Trí Tín đặt đúng thời điểm tình huống để suy xét thiệt hơn theo nghĩa Trung Dung mà xử thế. Ấy mới là Người vậy. Nói rộng ra khi hiểu về Nho giáo cần hiểu cái nghĩa đạo làm người thật khó giữa đất trời. Gần đây Việt Nam thành lập Viện Khổng Tử là một điều rất đáng quan tâm. Đừng nghĩ cái xâm lăng văn hoá từ Trung Hoa, mà phải nghĩ mặt tích cực của Nho giáo mang lại gì cho quốc gia dân tộc. Hãy cố gắng chắc lọc cái tinh tuý của Nho giáo để mà sống làm người tử tế lượng thiện. Mỗi người có trách nhiệm với bản thân mình bằng triết lý sống Nho giáo thì mọi người sẽ tạo nên cộng đồng sống tử tế lượng thiện. Nhưng khi xã hội đi vào cuộc sống công nghiệp, cha con, chồng vợ, bạn bè khó lòng gặp nhau với guồng quay điên cuồng nhịp độ làm việc vắt kiệt sức sẽ làm cho các cuộc ly hôn những xung đột gia đình bè bạn không còn mang tính đạo đức của Nho giáo. Đó là điều mà mỗi người cần bình tâm suy nghĩ lại để tự uốn nắn mình cho hợp lẽ. Một bài viết ngắn để điểm xuyết hết tư tưởng Nho giáo của ngài Khổng Tử áp dụng vào cuộc sống thường nhật là một bài khó viết khó nhai. Chắc chắn có nhiều thiếu sót, chỉ mong rằng trong năm mới người Việt chúng ta hãy đối xử nhau thật Người, hòng đưa đất nước dân tộc đến vị trí ngang tầm thời đại. Mong lắm ru? . NHO GIÁO VÀ CUỘC SỐNG Đầu năm dương lịch khai bút về vấn đề Nho giáo cũng là một việc sang trọng vậy. Tại sao phải bàn về Nho giáo và cuộc sống hôm nay? Bỡi vì cuộc sống càng tăng. trách nhiệm với bản thân mình bằng triết lý sống Nho giáo thì mọi người sẽ tạo nên cộng đồng sống tử tế và lượng thiện. Nhưng khi xã hội đi vào cuộc sống công nghiệp, cha con, chồng vợ, bạn bè. hơn nếu không vì sự sai lệch về Nho giáo. Vì thế để hiểu Nho giáo một cách đúng nhất ta thử nhìn lại một chút về sự ra đời hình thành và ý nghĩa tóm gọn của Nho giáo. Có thể bài viết của một người

Ngày đăng: 30/03/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w