1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khử trùng bình sữa – những điều bạn cần biết (Phần cuối) pot

5 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 775,62 KB

Nội dung

Khử trùng bình sữa những điều bạn cần biết (Phần cuối) Khử trùng bình sữa là một trong những việc làm quen thuộc của các bà mẹ nuôi con nhỏ, tuy nhiên có hai quan điểm trái chiều về sự cần thiết của việc này và đôi khi khiến các mẹ khá băn khoăn. Bài viết này cung cấp những ý kiến thực tế từ cộng đồng Webtretho cũng như những thông tin khoa học cần thiết về vấn đề này. Phần 2: PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG VÀ MẸO VỆ SINH BÌNH SỮA Phương pháp khử trùng bình sữa và dụng cụ cho bú Nguyên tắc làm sạch và khử trùng Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ (bao gồm núm vú, bình đựng, nắp đậy và nắp giữ núm vú, máy hút sữa mẹ…) cần được làm sạch và khử trùng trước khi pha sữa cho bé và sau khi bé đã bú xong (nếu bạn không có thời gian vệ sinh bình ngay sau khi bé bú thì ít nhất cũng nên tráng bình để tránh lưu cữu sữa trong bình lâu). Về cơ bản, việc vệ sinh dụng cụ cho bú trải qua 2 bước chính:  Cọ rửa: Bình và các dụng cụ cho bú cần được rửa sạch bằng nước lạnh (không cọ rửa bình với nước nóng vì sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mạnh) với que cọ rửa chai lọ; lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗ núm; tráng lại bằng nước ấm; lật úp và phơi dưới nắng. Rửa sạch bình sửa trước khi khử trùng bình - Ảnh: Inmagine  Khử trùng: Tùy theo hoàn cảnh, hãy chọn phương pháp tiện lợi nhất cho bạn trong các phương pháp sau: khử nguội với nước lạnh và hóa chất khử trùng (viên clo), khử nóng với nước sôi, khử trùng bằng hơi nước với nồi hấp tiệt trùng. 3 phương pháp tiệt trùng dụng cụ cho bú 1. Bằng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội: hòa tan hóa chất khử trùng (viên clo) vào nước nguội trong chậu (hoặc bể) khử. Dìm toàn bộ dụng cụ ngập trong nước khử và đảm bảo không có bọt khí đọng trong dụng cụ, ngâm trong 30 phút, sau đó tráng rửa lại với nước đun sôi để nguội và phơi khô hoặc sấy. Phương pháp này mất thời gian và công sức, đồng thời hóa chất có thể để lại mùi khiến bé khó chịu khi bú, tuy nhiên đây là một phương pháp khử trùng đảm bảo. 2. Tiệt trùng bằng nước sôi: Cho bình và các loại nắp (đã rửa sạch) vào nước có hòa 1 thìa (muỗng) giấm ăn để loại bỏ cặn vôi do sữa để lại, đặt lên bếp và đun sôi trong 15 phút, riêng núm vú chỉ đun trong khoảng 5 phút. Phương pháp này phổ dụng do sự đơn giản và rẻ tiền của nó, tuy nhiên việc đun nóng sẽ ảnh hưởng đến độ bền bình nhựa và núm cao su, không chỉ thế còn làm nảy sinh nguy cơ phóng thích độc tố từ nhựa và cao su trong quá trình đun sôi. Cách khử trùng bình sữa trong nước sôi thông dụng - Ảnh: Inmagine 3. Tiệt trùng bằng hơi nước trong nồi hấp: Dụng cụ sau khi rửa sạch thì cho vào nồi hấp tiệt trùng (bán trong các cửa hàng dành cho mẹ và bé), đổ nước vào máy theo hướng dẫn và bật công tắc, việc khử trùng sẽ được hoàn tất sau khoảng 10-15 phút. Phương pháp này yêu cầu bạn phải đầu tư công cụ hấp khử, tuy nhiên chất lượng khử trùng được đảm bảo và khiến mẹ rảnh tay hơn. Các lưu ý và mẹo vệ sinh bình sữa  Chọn dụng cụ cho bú có nguồn gốc rõ ràng: Hãy lựa chọn các loại bình sữa, núm vú và dụng cụ cho bú có nguồn gốc xuất xứ minh bạch và được chứng minh về độ an toàn của chất liệu sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất và tạp chất cho bé.  Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng và vệ sinh bình: Với hầu hết các loại bình sữa, nhà sản xuất sẽ ghi rõ mức độ chịu nhiệt của bình cũng như núm vú; tuân thủ các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng khi pha sữa, nhiệt độ tiệt trùng, và kéo dài tuổi thọ sử dụng bình. Đọc và tra cứu thông tin về nguồn gốc và hướng dẫn sử dụng bình sữa - Ảnh: Inmagine  Chọn loại bình không in nhiều họa tiết vì hóa chất trong màu in có thể chứa độc tố. Bạn cũng nên chọn bình có dung tích phù hợp với mỗi lần bé bú vì sữa có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn cho bé bú làm nhiều lần.  Tránh thao tác sục khi rửa và khử trùng bình vì bọt khí sục có thể mang đầy vi khuẩn và khiến việc khử trùng của bạn trở thành “công cốc”.  Thay bình khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình và núm vú vì các kẽ nứt chính là “nhà” của vi khuẩn và việc vệ sinh cũng rất khó khăn.  Dùng cùng lúc nhiều bộ bình sữa để bạn chỉ phải vệ sinh và khử tất cả số bình này 1 lần trong ngày và có thể dùng thay phiên bình sạch trong cả ngày. Cách này nghe có vẻ tốn kém nhưng thực chất lại tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn.  Cách cắt núm vú: Thay vì đục các lỗ nhỏ trên núm vú để thoát sữa, hãy dùng mũi kéo bấm thành hình chữ thập nhỏ trên đầm núm. Nhát cắt chữ thập sẽ giúp bé mút được nhiều sữa hơn do áp lực hút vào; còn khi bé nghỉ bú, núm vú sẽ đóng chặt ngăn vi khuẩn xâm nhập vào bình. . Khử trùng bình sữa – những điều bạn cần biết (Phần cuối) Khử trùng bình sữa là một trong những việc làm quen thuộc của các bà mẹ nuôi con. PHÁP KHỬ TRÙNG VÀ MẸO VỆ SINH BÌNH SỮA Phương pháp khử trùng bình sữa và dụng cụ cho bú Nguyên tắc làm sạch và khử trùng Các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đến sữa của trẻ (bao gồm núm vú, bình.  Khử trùng: Tùy theo hoàn cảnh, hãy chọn phương pháp tiện lợi nhất cho bạn trong các phương pháp sau: khử nguội với nước lạnh và hóa chất khử trùng (viên clo), khử nóng với nước sôi, khử trùng

Ngày đăng: 30/03/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN