Đừngcăngthẳngvìmộtchuyệnđãbiết
trước
Một người luôn căngthẳng khi các chuyến bay bị hoãn. Cô ta phàn
nàn với chồng, bạn bè - dù tất cả đã nghe đi nghe lại đến hàng trăm
lần. Cô không thể chấp nhận nổi điều này và tự tra tấn mình vìmột
chuyện hoàn toàn đãbiết có thể xảy ra.
Một tiếp viên nam khác hễ gặp hành khách thô lỗ, tỏ ra thiếu tôn
trọng là anh ta sẽ giận điên lên ngay. Anh thừa trí thông minh để hiểu
rằng chuyện này không chỉ một hai lần mà lâu lâu lại xảy ra - thậm
chí thường xuyên. Thế nhưng, anh vẫn không kiềm chế nổi mình, lôi
kéo hết thảy những tiếp viên khác trên cùng chuyến bay vào cuộc.
Anh làm họ chỉ để tâm đến số ít những hành khách thô lỗ mà quên đi
số đông còn lại, những người vô cùng dễ chịu.
Có lần tôi gặp một nhân viên kế toán luôn tỏ ra bất bình mỗi khi đến
tháng 3, tháng 4 trong năm - bởi vì đây là lúc anh phải làm việc
nhiều, vất vả và không được rời văn phòng trước 5 giờ chiều. Nếu tôi
không lầm, hầu hết các nhân viên kế toán đều bận rộn vào khoảng
thời gian này bởi đây là mùa thuế. Thế nhưng anh vẫn nhảy dựng
lên, phàn nàn về “sự bất công” của một điều hoàn toàn đãbiết trước.
Còn môt cảnh sát giao thông nọ thì không chịu nổi những ai lái xe
vượt tốc độ. Anh giận dữ, quát nạt bằng những lời lẽ rất khó nghe,
quên mất rằng công việc của anh ở đó là để bắt phạt những ai vi
phạm. Trong khi đó, rất nhiều cảnh sát giao thông khác giải quyết
phần công việc này nhẹ nhàng, êm ái bởi họ đều biết đây là chuyện
phải có.
Xin đừng vội coi các ví dụ trên đây là ngớ ngẩn, bạn không phải là
người có thể bất mãn vì những chuyện không đâu như thế. Hãy thử
nhìn lại đôi chút công việc và các vấn đề xung quanh ngành nghề
bạn đang làm. Nhìn ra chuyện của người khác bao giờ cũng dễ hơn
chuyện bản thân. Tôi phải thừa nhận rằng mình cũng từng mắc sai
lầm này ít nhất là hơn một lần.
Mỗi ngành nghề đều có mỗi đặc trưng khác nhau nhưng có một số
kiểu vấn đề lặp lại ở nhiều lĩnh vực. Có ngành luôn gắn liền với sự
chậm trễ trong mọi khâu: bạn chờ từ khâu cung ứng tới khâu đặt
hàng… để rồi vội vàng chạy cho kịp tiến độ sau đó. Lại có những
ngành vô cùng bận rộn với hàng đống công việc chất chứa trong khi
thời gian không đủ. Dù bạn làm việc với công suất tăng gấp đôi,
nhưng trước khi kịp hoàn thành một việc, bạn đã thấy việc khác xuất
hiện đòi hỏi, kêu réo. Tuy nhiên, bạn đãbiếttrước về tính chất công
việc của mình và không có lý do gì để bực bội hay bất mãn về nó.
Bạn phải tự tìm cách thích ứng bản thân mình. Dĩ nhiên, điều này
không có nghĩa bạn thờ ơ, không quan tâm đến mọi điều xung
quanh. Nhưng ngạc nhiên và bất mãn về mộtchuyện bạn đãbiết
trước và đang chờ đợi sẽ là điều ngu ngốc nhất.
Nhìn ra điều này, bạn sẽ giảm một lượng căngthẳng đáng kể trong
cuộc sống. Bạn có thể chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho các vấn đề
bạn đã biết: trước sau gì cũng phải đến. Tôi hy vọng quan điểm này
sẽ hữu ích với bạn như đã từng hữu ích với tôi.
Sự già cỗi không đến từ tuổi tác, mà đôi khi là từ những thay đổi
khách quan trong lĩnh vực ngành nghề của bạn hoặc do tính ỷ y của
bản thân. Thay vì để sếp và đồng nghiệp nói xa nói gần về sự “già
cỗi” của mình, bạn cần nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu và lên kế
hoạch điều chỉnh, tự nâng cấp bản thân. Liên tục cập nhật những
thông tin, khuynh hướng mới liên quan đến công việc, tham gia các
khóa huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ là cách thức giúp bạn luôn chủ
động lèo lái con tàu sự nghiệp của mình.
. Đừng căng thẳng vì một chuyện đã biết trước Một người luôn căng thẳng khi các chuyến bay bị hoãn. Cô ta phàn nàn với chồng, bạn bè - dù tất cả đã nghe đi nghe lại đến. quanh. Nhưng ngạc nhiên và bất mãn về một chuyện bạn đã biết trước và đang chờ đợi sẽ là điều ngu ngốc nhất. Nhìn ra điều này, bạn sẽ giảm một lượng căng thẳng đáng kể trong cuộc sống. Bạn có. làm việc với công suất tăng gấp đôi, nhưng trước khi kịp hoàn thành một việc, bạn đã thấy việc khác xuất hiện đòi hỏi, kêu réo. Tuy nhiên, bạn đã biết trước về tính chất công việc của mình và