Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
177,5 KB
Nội dung
-1-
NGÂN HÀNG ĐỀ VĂN 9HKII : 2008 – 2009
-o0o-
VĂN BẢN :
A / TÁI HIỆN :
1 / Nêu ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách ? ( 2đ)
2 / Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? ( 2đ)
3 / Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” tác giả Vũ Khoan đã nêu lên những
điểm mạnh , điểm yếu nào của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh
tế mới trong thế kỉ mới ? ( 2đ)
4 / Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru , bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
muốn nói lên điếu gì ? ( 1đ)
5 / Chép thuộc lòng bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh ? ( 1đ)
6 / Nhân vật Nhĩ trong truyện Bến Quê của Nguyễn Minh Châu ở trong hoàn cảnh như thế
nào ? ( 1đ)
7 / Qua đoạn trích “ Bối của xi-mông” tác giả Mô-pa-xăng muốn nhấc nhở chúng ta điều gì ?
( 1đ)
8 / Kể tên một số bài thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ? Tên
tác giả ? ( 1đ)
9 / Viết lại khổ thơ cuối của bài “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương ? Nêu ý nghĩa khái
quát ? ( 1đ)
10 / Viết lại những câu thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải qua bài “
Mùa xuân nho nhỏ” ( 1đ)
11 / Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” có những nhân vật nào ? nhân vật chính là ai ? ( 1đ0
12 / Cho biết những mâu thuẩn cơ bản trong đoạn trích “ Tôi và chúng ta” – Lưu Quang Vũ ?
( 1đ)
B / VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
1 / Qua văn bản “ Bàn về đọc sách” học giả Chu Quang Tiềm đã bàn về phương pháp đọc
sách có hiệu quả . Đó là phương pháp nào ? ( 1đ)
2 / Hãy phục hồi lại bài ca dao từ ý thơ của Chế Lan Viên trong bài “ Con cò”
“ Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng” ( 1đ)
3 / Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.Nêu chủ đề của bài thơ .
( 1đ)
4 / Nêu cái hay của hai câu cuối trong bài Sang Thu của Nguyễn Hữu Thỉnh . ( 1đ)
5 / Đọc truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê , em hình dung và cảm
nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ ? ( 1,5đ)
6 / Phân tích nét ẩn dụ đặc sắc trong câu thơ sau ? ( 1đ)
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói trong tim
( Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
7 / Hãy nêu một số hình ảnh , chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn Bến quê
của Nguyễn Minh Châu ? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng đó ? ( 1đ)
-2-
C / VẬN DỤNG TỔNG HỢP :
1 / Viết đoạn văn ngắn ( Khoảng 6 – 8 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên
chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới , trong đó có câu chứa thành phần phụ chú . ( 2đ)
2 / Viết đoạn văn ngắn phân tích các lý do khiến mọi người cần phải đọc sách trong đó có sử
dụng ít nhất 2 phép liên kết câu ( Chỉ rõ đó là phép liên kết gì ) ( 2,5đ)
3 / Viết đoạn văn bình khở thơ thứ 2 trong bài Viếng lăng Bác . ( 2đ)
4 / Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau trong bài thơ Con cò . ( 1đ)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
5 / Phân tích những từ ngữ , hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về
sự biến chuyển của trời đất lúc Sang Thu . ( 2đ)
6 / Hãy kể tóm tắt nội dung truyện “ những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê . ( 2đ)
7 / Nhận xét về điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong
các bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và con cò . ( 2đ)
8 / Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ sau đây .(2đ)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
9 / Chép và nêu ý chính đoạn thơ “ Ta làm con chim hót
. . . . . . . . . . . . . . .
Dù là khi tóc bạc
( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải )
đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì vế ý nghĩa cuộc sống của mọi người ( 1,5đ)
10 / Tình cảm của nhà thơ Viễn Phương và của mọi người đôíu với Bác Hồ thể hiện như thế
nào ở khổ thơ thứ 2 trong bài viếng lăng Bác ( 1,5đ)
11 / Trong bài Nói với con của Y Phương em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người
cha đối với con ? Điều lớn lao nhất mà nguời cha muốn truyền cho con qua bài này là gì ?
( 1,5đ)
12 / Trong kịch Bắc Sơn tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng t9ình huống bất ngờ gây
cấn . Đó là tình huống nào ? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung
đột và phát triển hành động kịch . ( 1,5đ )
13 / Nêu những nét chung của 3 cô gái thanh niên xung phong trong văn bản những ngôi sao
xa xôi của Lê Minh Khuê . ( 1,5đ)
14 / Phân tích tâm trạng nhân vật Phương Định ( Những ngôi sao xa xôi )trong một lần phá
bom ( 2đ)
B / VẬN DỤNG SUY LUẬN :
1 / Truyện ngắn “ Bến Quê” của tác Nguyễn Minh Châu thức tỉnh người đọc những tình cảm
gì ? ( 2đ)
2 / Bài thơ “ Mây và sóng” là lời của ai ? Ngoài ý nghĩa ca gợi tình mẹ con bài thơ còn có thể
cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ? ( 2đ0
3 / Phân tích diện mạo , trang phục , trang bị của Rô-bin-xơn là người như thế nào ? ( 1,5đ)
-3-
4 / Qua đoạn trích “ Bố của Xi-Mông” em thấy Xi-Mông là người như thề nào và nhà văn
Guy-đơ-mô-pa-xăng muốn nhắc nhỡ chúng ta điều gì ? ( 1,5đ)
5 / Trong bài thơ “Nói với con” người cha nói với con những đức tính cao đẹp gì của người
đồng mình từ đó muốn nhắc nhỡ con điều gì ? ( 1đ)
6 / qua tác phẩm “ Con Chó Bấc” em hãy chúng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu
thương loài vật của nhà văn G.Lân-đơn khi ông đi sâu vào tâm hồn con Bấc . ( 2đ)
PHẦN TIẾNG VIỆT
A / TÁI HIỆN :
1 / Thế nào là khởi ngữ ? Nêu đặc điểm của nó ? ( 1đ)
2 / Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? ( 1đ)
3 / Thành phần biệt lập là gì ? Có mấy thành phần biệt lập ? kể ra ? ( 1đ)
4 / Để sử dụng hàm ý có hiệu quả ,cần phải thoả mãn mấy điều kiện ? đó là những điều kiện
nào ? ( 1đ0
5 / Nêu 2 điều kiện liên kết câu và liên kết đoạn văn ? ( 1đ)
B / VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN :
1 / Xác định và chỉ rõ thành phần biệt lập trong các câu sau ?(1đ)
a) Thưa ông , chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ
b) Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi
c) Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
d) Có lẽ vì khổ tâm đến nổi không khóc được , nên anh phải cười vậy thôi
2 / Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập có trong các câu sau . ( 1đ)
a) Đọc sách , phải chọn cho tinh , đọc cho kĩ
b) Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm
c) Vũ Thị |Thiết , người con gái quê ở Nam Xương , tính đã thuỳ mị nết na , lại thêm
tư dung tốt đẹp
d) Chao ôi , bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác ,
nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài
3 / Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong đoạn trích sau (1đ)
Văn nghệ đã làm cho tâmn hồn họ thực được sống . Lời gữi của văn nghệ là sự sống .
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ , moị mặt của tâm hồn.Văn nghệ nói chuyện với tất cả
tâm hồn chúng ta , không riêng gì trí tuệ,nhất là trí thức ( Tiếng nói văn nghệ )
4 / Nêu hàm ý của câu in đậm sau ( 1đ)
Thôi U không ăn , để phần cho con . Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi . U
không muốn ăn tranh của con . Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho U .
5 / Tìm hàm ý trong đoạn trích sau bằng cách gạch dưới và cho biết hàm ý của phần em gạch
dưới là gì ? ( 1đ)
“ Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái :
- Đây , tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé . Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp
. Anh đưa khách về nhà đi . Tuổi già cần nước chè : Ở Lào Cai đi sớm quá” ( Nguyễn Thành
Long )
6 / Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau : “ Tôi thích dân ca quan họ mềm mại , dịu dàng .
Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô . Thích ngồi bó gối mơ màng . . .” ( 1đ)
-4-
7 / Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng phép gì . ( 1đ)
“ Thời gian là vàng Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được .
Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá”
8 / Xác định từ loại của các nhóm từ sau .( 1đ)
a) Đã , mới , đang
a) Ấy , kia , nọ
c) Bao giờ , bấy giờ , bao nhiêu
d) Và , nhưng , như
C / VẬN DỤNG TỔNGN HỢP :
1 / “ Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh , phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng
hồ . Nó chạy , sinh động và nhẹ nhàng , đè lên những con số vĩnh cửu . Còn đằng kia , lửa
đang chui lên trong cái dây mìn ,chui vào một quả bom . . . .”
a) Xác định thành phần biệt lập của câu
b) Xác định các phép liên kết câu trong đoạn văn trên . ( 1,5đ)
2 / Xác định câu chứa hàm ý và nêu nội dung hàm ý của câu đó trong truyện cười sau :
( 1,5đ)
[. . .] chẵng may quá đà , anh ta lộn cổ xuống sông . Một người cạnh thấy thế vội giơ
tay ra , hét lên
- Đưa tay cho tôi mau !
Anh chàntg sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia . Bỗng , một
người có vẽ quen biết anh chàng chạy lại nói :
- Cầm lấy tay tôi này !
Tức thì anh chàng ta cố ngoi lên , nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát . Trong
lúc anh chàng còn mê mệt , người nọ giải thích :
Tôi nói thế vì biết tính anh này . Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác , chứ không
chịu đưa cho ai cái gì ?
3 / “ Ngoài cửa sổ bây giờ , những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi
mới nở , màu sắc đã nhợt nhạt . Hẵn có lẽ vì đã sắp hết mùa , hoa đã vãn trên cành , cho nên
mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn”
Trong đoạn văn trên có mấy câu đơn , mấy câu ghép , có mấy thành phần biệt lập ?
( phân tích cụ thể )( 2đ)
4 / Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một khởi ngữ và một thành phần biệt lập .( chỉ ra)
( 2đ)
5 / Hai bố con đi mua một chiềc xe đạp . Đứng trước xe đạp , tốt nhưng hơi đắt , muốn bố
mua cho mình chiếc xe ấy nhưng không dám đề nghị một cách trực tiếp mà dùng cách nói
hàm ý . Em hãy nêu cách nói hàm ý để bố mua cho chiếc xe ? ( 1đ)
6 / Một cụm động từ cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần ? Tìm và phân tích các cụm động từ
trong tập hợp từ sau ? ( 1,5đ)
. . . Vẫn đang còn mặc áo và chích khăn mỏ quạ
7 / Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ gạch dưới . Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là
cụm danh từ . ( 1,5đ)
Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn
hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người , để trở thành một nhân vật rất việt Nam ,một
lối sống rất bình dị , rất Việt Nam .
-5-
8 / Hãy điền C ( |Thành phần chính ) , P ( Thành phần phụ ) , B ( Thành phần biệt lập ) dưới
các thành phần gạch dưới trong các câu sau : (2đ)
a) Ngày hôm sau , khi em bé đến trường , một tiếng cưới ác ý đòn em ( 1đ)
b) Thôi nào – Bác nói - đừng buồn nữa ,cháu ơi về nhà mẹ với Bác đi . Người ta se
cho cháu . . . một ông bố . (1đ)
9 / Xác định hiện tượng chuyển loại của từ trong các câu sau . (1,5đ)
a) Hôm nay , mẹ đsi chợ mua hai cân thịt ( 1 ) . Ở nhà tôi thịt( 2 ) một con gà .
b ) gia đình Hùng không có nhiều của (1 ) . Quê hương của( 2 ) bạn ấy ở Bạc Liêu
c ) dì ghẻ đã đánh em bầm thịt da mà ( 1 ) coàn lấy muối ớt xát . dì tàn nhãn quá mà
( 2 )
10 / Đọc truyện cười sau đây và trả lời câu hỏi . ( 1,5đ)
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một kiểu áo thật sang tiếp khách . Biết quan
xưa nay nổi tiếng luồn cuối quan trên , hách dịch dưới dân , người thợ may bèn nói :
- xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp ;
- Thưa ngài , con hỏi để may cho vừa . Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vặt trước phải
may ngắn đi dăm tấc , còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen , thì vạt đằng sau phải may
ngắn lại
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo ;
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu .
( tiếng cười dân gian Việt Nam )
11 / Cho câu tục ngữ : Con dại cái mang . ( 1,5đ )
a) Hãy phát triển thành câu ghép có quan hệ từ
b) giữa câu ghép ban đầu và câu ghép vừa tạo , kiểu câu nào chặc chẻ hơn vì sao ?
12 / “ Ngoài cửa sổ bây giờ , những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay
khi mới nở , màu sắc đã nhợt nhạt . Hẵn có lẽ vì đã sắp hết mùa , hoa đã vãn trên cành , cho
nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn”
a) Xác định thành phần biệt lập . Thành phần biệt lập đó là gì ?
b) Chỉ ra câu nào là câu ghép
c ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
D / VẬN DỤNG SUY LUẬN ;
1 / Phân tích các phép liên kết câu trong đoạn văn sau :
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày . Mà ban ngày chạy trên cao điểm
không phải là chuyện chơi . Phần chết là một tay không thích đùa . Hắn ta lẫn trong ruột
những quả bom ( Lê Minh Khuê )
2 / Viết một đoạn văn ngắn ( nội dung tự chọn ) và phân tích sự liên kết câu của đoạn văn đó
3 / Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu một tác phẩm đã học , trong đó có sử
dụng ít nhất một khởi ngữ và một thành phần biệt lập ( Chỉ ra các phần đó )
TẬP LÀM VĂN
-6-
( Mỗi đề 5 điểm )
Đề 1 : Suy nghĩ về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đề 2 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “ Mùa xn nho nhỏ” của Thanh Hải .
Đề 3 : Cảm nhận của em về bài “ Thu Sang” của của Hữu Thỉng
Đề 4 : Cảm nghĩ của em về nhân vật Bé Thu và tình cha con trong chiến tranh qua truyện “
Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đề 5 : Hiện nay , một hiện tượng phổ biến là ai cũng biết rõ luật giao thơng đường vbộ ,
nhưng khi tham gia giao thơng thì hầu như mọi người thường hay vi phạm luật giao thơng
đường bộ . Em hãy viết bài văn nên suy nghĩ và bày rõ thái độ của mình .
Đề 6 : Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngơi sao xa
xơi của Lê Minh K
Đề 7 : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận , học tập và thành cơng . Lấy nhan đề “
Những người khơng chịu thua số phận” , em hãy viết bài văn nênu lên suy nghĩ của mình về
con người ấy .
Đề 8 : Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến
mới trong tình cảm của người nơng dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp ?
Đề 9 : Phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
ĐÁP ÁN
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Yêu cầu chung
- KB: Nghò luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
- ND NL: Lòng biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước
Dàn ý
1. MB: Dẫn dắt vào đề – dẫn lại câu tục ngữ – nêu nội dung NL
2. Thân bài
a. Giải thích
- Nghóa đen: ăn quả chín nhớ người trồng cây, chăm sóc cây
- Nghóa bóng: hưởng thụ thành quả , nhớ người tạo ra thành quả ( của cải vật chất, tinh thần)
- Người hưởng thụ phải nhớ ơn người tạo ra – thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước
b. Nhận đònh đánh giá
* Người ăn quả phải nhớ người trồng cây là hoàn toàn đúng.
- Mọi của cải vật chất lẫn tinh thần không tự nhiên mà có.
- Nếu không có “ kẻ trồng cây” sẽ không có “ quả “để chúng ta hưởng
- Nếu người trồng cây đã bỏ biết bao mồ hôi công sức … vì vậy, hưởng “ quả” phải biết ơn đó chính
là đạo lí làm người
* Những kẻ “ ăn quả” mà không biết ơn người “ trồng cây” cần bò phê phán ( dẫn chứng)
* Để tỏ lòng biết ơn ta phải làm gì ( liên hệ thực tế, phân tích dẫn chứng)
3 KB: Khẳng đònh ý nghóa câu tục ngữ: nhắc nhở đạo lí làm người – đó là một truyền thống tốt đẹp
- Liên hệ bản thân
Biểu điểm+ Điểm 4,5 – 5:
-Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục.
-Hiểu rõ nội dung vấn đề, mở rộng nâng cao, ý sâu sắc.
+ Điểm 3 – 4:
-Bố cục rõ – ý mạch lạc – Ít lỗi diễn đạt, chính tả
-Hiểu đúng vấn đề. Có luận cứ phù hợp.
-7-
* Điểm 2 – 2,5:
-Ý chưa mạch lạc, nhiều lỗi diễn đạt
- Có hiểu đề – Thiếu luận cứ
* Điểm 1 – 1,5
- Hiểu nội dung còn sơ sài.
- Diễn đạt kém.
* Điểm 0 – 0,5:Tỏ ra khônghiểu đề, lạc đề, bỏ giấy trắng.
Đề 2.
A. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài : Nghò luận về một đoạn thơ,bài thơ.
- Nội dung NL: cảm xúc về mùa xuân và khát vọng cống hiến của tác giả.
B. Yêu cầu cụ thể:
Tập trung làm nổi bật cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước đi đến “mùa
xuân nho nhỏ”
* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước:
- Cảnh sắc thiên nhiên ( âm thanh, màu sắc, hình ảnh)
n dụ chuyển đổi cảm giác – cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả …
- Mùa xuân của đất nước với hai hình ảnh: người cầm súng, người ra đồng …
* Mùa xuân nho nhỏ của tác giả với ước nguyện dâng hiến cho đời
- Tâm niệm của tác giả muốn cống hiến một phần tốt đẹp dù nhỏ bé, có ích cho đời bằng hình ảnh ẩn dụ
“ Mùa xuân nho nhỏ”
- Tác giả đã đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh quan – Ý nghóa của một cá nhân trong cộng đồng
- Những suy nghó, khát vọng, nguyện ước của nhà thơ cũng chính là của mỗi chúng ta – hãy là “ Một
mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất nước.
* Về nghệ thuật: phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh, phân tich các hình ảnh, nhòp
điệu, giọng điệu bài thơ.
Biểu điểm
+ Điểm 4,5 – 5:
-Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục, viết có cảm xúc.
-Hiểu rõ nội dung vấn đề, mở rộng nâng cao, ý sâu sắc.
+ Điểm 3 – 4:
-Bố cục rõ – ý mạch lạc – Ít lỗi diễn đạt, chính tả
-Hiểu đúng vấn đề. Có luận cứ phù hợp.
* Điểm 2 – 2,5:
-Ý chưa mạch lạc, nhiều lỗi diễn đạt
- Có hiểu đề – Thiếu luận cứ
* Điểm 1 – 1,5
- Hiểu nội dung còn sơ sài.
- Diễn đạt kém.
* Điểm 0 – 0,5:Tỏ ra khônghiểu đề, lạc đề, bỏ giấy trắng.
Đề 3.
A. Yêu cầu chung
KB: Nghò luận về bài thơ
ND: Phân tích những cảm nhận tinh tế của bài thơ về sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu
B. Yêu cầu cụ thể:
-8-
Nêu những suy nghó cảm thụ cái hay trong bài thơ ở các ý sau:
* Tín hiệu sự giao mùa được nhận ra từ hương ổi, gió se, sương chùng chình ( nhân hoá …)
tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúùc bâng khuâng của thi só “ Bỗng” “ Hình như”
* Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian, sự vật lúc sang thu
- Vận động của sương, gió, hương thơm …nghệ thuật nhân hoá làn sương
- Hình ảnh dòng sông, cánh chim, bầu trời chuyển động rất nhẹ nhàng, tinh tế, … đặc sắc nhất là hình
ảnh đám mây” vắt nửa mình sang thu”
* Phân tích ý nghóa triết lý suy ngẫm ở khổ thơ cuối
( ý nghóa ẩn dụ tượng trưng)
Biểu điểm
+ Điểm 4 – 5: -Bố cục chặt chẽ,cảm thụ sâu sắc, ý tưởng tốt
+ Điểm 2,5 – 3,5: -Bố cục rõ – ý mạch lạc – Ít lỗi diễn đạt, chính tả
* Điểm 1 - 2: Diễn đạt ý còn hạn chế, sơ sài, sai nhiều lỗi
* Điểm 0 – 0,5:Tỏ ra khônghiểu đề, lạc đề, bỏ giấy trắng.
Đề 4.
A. Yêu cầu chung
KB: Nghò luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)
ND: Làm rõ tính cách nhân vật bé Thu và chủ đề trong tác phẩm
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Diễn biến tình cảm của nhân vật bé Thu (PT+DC)
- Trước khi nhận ông sáu là ba
- Sau khi nhận ông sáu là ba
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
Thu là một cô bé có cá tính mạnh, yêu ghét rạch ròi, tuy ương bướng nhưng không đáng trách, vẫn nhất
quán trong tình cảm- có tình yêu cha sâu sắc, mạnh mẽ, cảm động
2. Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh
- Nhận xét về tình cảm của ông sáu đối với Thu(PT + DC)
- Chiếc lược ngà trở thành kỷ vật thiêng liêng
+ Tố cáo chiến tranh gây đau khổ cho con người: Hy sinh, mất mác, chia ly …
+ Ca ngợi vẻ đẹp của chiến só cách mạng: Hy sinh hạnh phúc riêng cho Tổ quốc, nhân dân
+ Có ý nghóa nhân văn sâu sắc
Biểu điểm
+ Điểm 4 – 5: -Bố cục chặt chẽ,cảm thụ sâu sắc, ý tưởng tốt, lập luận thuyết phục
+ Điểm 2,5 – 3,5: -Bố cục rõ – ý mạch lạc – Ít lỗi diễn đạt, chính tả.
* Điểm 1 - 2: Diễn đạt ý còn hạn chế, sơ sài, sai nhiều lỗi, sa vào kể chuyện.
* Điểm 0 – 0,5:Tỏ ra khônghiểu đề, lạc đề, bỏ giấy trắng.
Đề 5.
A. Yêu cầu chung
KB: Nghò luận về một sự việc,hiện tượng đời sống.
ND: Vi phạm luật giao thông đường bộ.
B. Yêu cầu cụ thể: Phân tích các mặt, nhận đònh, đánh giá sự vật, hiện tượng.
1. Những biểu hiện thường gặp
- Đi không đúng luật giao thông
-9-
- Vượt đường, chạy ẩu, đánh võng …
2. Nguyên nhân
- Thiếu ý thức chấp hành luật giao thông.
- Uống rượu bia không làm chủ tốc độ.
- Tỏ ra anh hùng trên đường phố.
- Sử dụng phương tiện không đúng tiêu chuẩn…
3. Tác hại
- Gây tai nạn cho mình và cho người khác.
-nh hưởng đến trật tự xã hội
- Thiệt hại tài sản riêng và chung của xã hội…
4. Bày tỏ thái độ
- Phê phán hành vi sai trái
- lên án, cảnh báo “ Những hung thần trên đường phố”…
5. Biện pháp:
- Tuyên truyền, giáo dục luật an toàn giao thông
- Xử lí nghiêm mọi hình thức vi phạm luật giao thông…
- Ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông
* Ý nghóa: chấp hành tốt luật an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh “ An toàn giao thông là
không tai nạn”
* Về hình thức: bài viết phải có bố cục rõ, có luận điểm, luận cứ, lời văn chính xác dẫn chứng thuyết
phục.
Biểu điểm
+ Điểm 4 – 5: -Bố cục chặt chẽ,cảm thụ sâu sắc, ý tưởng tốt, lập luận thuyết phục
+ Điểm 2,5 – 3,5:–phân tích rõ các mặt–diễn đạt còn hạn chế, chính tả.
* Điểm 1 - 2: Diễn đạt ý còn hạn chế, sơ sài, sai nhiều lỗi, văn viết lộn xộn.
* Điểm 0 – 0,5:Tỏ ra khônghiểu đề, lạc đề, bỏ giấy trắng.
Đề 6:
I)Mở bài: Giới thiệu nhân vật Phương Đònh và ý kiến đánh giá sơ bộ: là cô gái nổi bật nhất trong 3 cô
gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát ( đẹp nhất, thông minh nhất). (0,5đ)
II) Thân bài: Lần lươt nêu các đặc điểm của nhân vật và phân tích , nhận xét cụ thể: (4,0đ)
_ Là cô gái Hà Thành rất xinh : tóc , mắt . . .
_ Hồn nhiên, yêu đời , nhạy cảm và hay hát.
_ Là một chiến só rất dũng cảm.
_ Giàu hồi tưởng, hay mơ mộng và thích hát.
_ Yêu mến những đồng đội.
III) Kết bài: Nhận đònh , đánh giá chung về nhân vật.(0,5đ)
Đề 7:
1/ Mở bài: (0,5đ ) Giới thiệu khái qt ý nghĩa những tấm gương khơng chịu thua số phận.
2/ Thân bài: ( 4đ )
a/ Lần lượt giới thiệu những tấm gương: suy nghĩ, hành động của họ ( ít nhất 2 tấm gương)
( 1,5đ )
b/ Nêu ý kiến nhận xét đánh giá ( 2,5 đ )
- Có chung cảnh ngộ bất hạnh
-10-
- Có ước mơ khát vọng như những người bình thường
- Phấn đấu đạt dược những ước mơ đó bằng những ý chí và nghị lực phi thường
- Nếu buông xuôi theo số phận họ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình xã hội…
3/ Kết bài ( 0,5đ ) Nêu khái quát ý nghĩa và tác động của những tấm gương đó đối với bản
thân.
Đề 8:
1/ Mở bài( 0,5đ )
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Khái quát nội dung những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân yêu làng,
yêu nước, điển hình là nhân vật ông Hai.
2/ Thân bài ( 4đ )
a/ Tình yêu làng quê gắn bó với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến( 3đ )
+ Thời điểm xa làng đi tản cư
+ Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây
+ Niềm vui khi tin đồn làng Chợ Dầu được cải chính
b/ Nghệ thuật: (1 đ )
+ Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật
+ Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng
3/ Kết luận: ( 0,5đ ) Khẳng định tình cảm cao đẹp của ông Hai
Đề 9:
1/ Mở bài (0,5đ )
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Khái quát nội dung bài thơ: tình cảm thiết tha, niềm khâm phục, biết ơn và thương tiếc,
khôn nguôi của tác giả nói riêng của nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác
2/ Thân bài( 4đ )
- Phân tích tâm trạng cảm xúc của tác giả (3 đ )
+ Khi mới đến lăng
+ Khi xếp hàng vào lăng
+ Khi vào trong lăng
+ Khi sắp rời lăng
- Nghệ thuật: (1đ )
+Giọng điệu trang trọng và tha thiết được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp thơ, từ
ngữ…
+ Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm
+ Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
3/ Kết bài: (0,5đ) Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ
ĐÁP ÁN
[...]... rộng ra lòng yêu thương con người , sợ thông cảm với mỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác ( 1đ) 8 / Bài thơ về tiểu đội xe không kjính - Phạm Tiến Duật (0,5đ) Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ ( 0,5đ) 9 / Khổ thơ cuối của bào viếng lăng Bác ( 0,5đ) Mai về miền Nam thươing trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây -12- muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Ý... dụ đặc sắc ( 1đ) - Mặt trời ( trong lăng rất đỏ ) nói lên sự vĩ đại của Bác và sự tôn kínhg của nhân dân , của nhà thơ đới với Bác ( 0,5đ) - Tràng hoa : Lòng thành kính của nhân dân đối với Bác ( 05đ) 9 / Chép đủ đúng các câu thơ ( 0,5đ) Nêu được ý chính của đoạn thơ : Khát vọng được hoà nhập , được cống hiến của tác giả (0,5đ) đoạn thơ ấy gợi cho em những cãm nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của mọi người... cao đẹp của “ Người đồng mình” a)- Người đồng mình thương lắm con ơi không lo cực nhọc - Người đồng mình sống vất vã mà mạnh mẽ , khoáng đạt , bền bĩ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo 9 0,5đ) từ đó người cha muốn con phải có nghĩa tình , chung thuỷ với quê hương , biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và miền tin của mình b) Người đồng mình thô sơ nghe con ( 0,5đ)... 1đ) 5 / Tuổi già cần nước chè : Ở Lào Cai đi sớm quá : Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đấy 6 / Phép lập ( 1đ) 7 / Phép lập : Thời gian , vàng (0,5đ) Phép nối : Nhưng , thế mới biết (0,5đ) 8 / Mỗi câu 9, 25 đ từ loại của các nhóm từ a) Phó từ b) Chỉ từ c) Đại Từ d) Quan hệ từ C / VẬN DỤNG TỔNG HỢP : -17- 1 / a ) Xác định thành phần biệt lập của câu : Dườn như ( tình thái ) b) Xác định các phép liên kết... Dấu hiệu nhận biết : Trước danh từ trung tâm là số từ , lượng từ ( những , một ) (0,5đ) 8 / a ) Ngày hôm sau ( P) khi đến trường ( B) ( 1đ) b) Bác nói ( B), cháu ơi (B) , người ta ông bố (C) ( 1đ) 9 / a ) Thịt (1)( danh từ ) thịt (2) (động từ ) ( 0,5đ) b) Của (1) ( danh từ ) của (2) ( quan hệ từ (0,5đ) c) Mà (1) ( quan hệ từ ) mà(2) ( tình thái từ ) ( 0,5đ) 10 / a ) Câu chứa hàm ý “ Nếu ngài . -1- NGÂN HÀNG ĐỀ VĂN 9 HKII : 2008 – 20 09 -o0o- VĂN BẢN : A / TÁI HIỆN : 1 / Nêu ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách ? (. một số bài thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ? Tên tác giả ? ( 1đ) 9 / Viết lại khổ thơ cuối của bài “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương ? Nêu ý nghĩa khái quát ? (. đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng lăng Bác - Viễn Phương ) 9 / Chép và nêu ý chính đoạn thơ “ Ta làm con chim hót . . . . . . . . . . . . . . . Dù là khi