1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP docx

460 804 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

James G. Zumwalt CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Người dịch: Đỗ Hùng Lời tựa âu chuyện của Trung tá Thủy quân Lục chiến - James G. Zumwalt - con trai Đô đốc chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam. James G. Zumwalt – Xuất thân trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp, cựu Trung tá Thủy quân Lục chiến James Zumwalt từng chiến đấu tại Việt Nam, tham gia cuộc can thiệp quân sự của Mỹ 2 Panama năm 1989 và Chiến dịch Bão táp Sa mạc tại vùng Vịnh, Iraq năm 1990 – 1991. Ông là con trai của Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Jr., Tư lệnh Hải quân Mỹ đặc trách lực lượng duyên hải và đường sông thời Chiến tranh Việt Nam. Tư lệnh Elmo Zumwalt, sau này là Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, chính là người đã phát động chiến dịch rải chất độc hóa học tại Việt Nam trong suốt một giai đoạn rất dài của cuộc chiến, để lại nhiều di họa cho đất nước Việt Nam cũng như nước Mỹ và chính gia đình ông. Sau quãng đời binh nghiệp, ông James Zumwalt trở thành một diễn giả, tác giả của hàng loạt bài viết về quân sự và chính sách đối ngoại trên các báo và tạp chí nổi tiếng của Mỹ như USA Today, The Washington Post, The New York Times, The Washington Times, The LA Times, The Chicago Tribune, The San Diego Union, Parade… Ông hiện là chủ tịch công ty tư vấn an ninh mang tên cha mình – Admiral Zumwalt & Consultants, Inc. James Zumwalt viết BARE FEET, IRON WILL (CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP) sau những chuyến trở lại Việt Nam, gặp, phỏng vấn và trò chuyện thẳng thắn với những người từng đứng bên kia chiến tuyến. Cuốn sách xuất bản ở Mỹ vào ngày 26/4/2010 đã tạo ra tiếng vang lớn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Mỹ. Cuốn sách này dành tặng: 3 Anh trai tôi, Elmo, người đã xung phong sang Việt Nam với tinh thần trách nhiệm, danh dự và xả thân, để rồi phải mất sớm vì chính những mầm độc từ cuộc chiến ấy. - 58.000 người Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam. - Gần một triệu chiến binh Bắc Việt và Việt Cộng, những người đã chiến đấu vì một nước Việt Nam thống nhất, đã trải qua bao gian khó, khổ đau, bi kịch và hy sinh trong hành trình đến chiến thắng cuối cùng. - 254.000 quân nhân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ. - Khoảng hai triệu công dân Việt Nam, những người tham chiến hoặc là nạn nhân của cuộc chiến tại Việt Nam, đã chấp nhận trả giá với niệm hy vọng một ngày mai các thế hệ con cháu có thể sống tự do, sau những đau khổ của cha ông. - Con gái Thea, với một tình yêu bất tận đã mang đến cho đời tôi niềm vui và niềm hạnh phúc tuyệt vời, mà ngay chính con cũng không nhận ra. - Con trai James, người đã tiếp nối truyền thống gia đình về trách nhiệm, danh dự và hy sinh cho đất nước, bất chấp nguy nan, đã mạo hiểm cả cuộc sống và một phần thân thể của mình để cứu người khi làm nhiệm vụ vô hiệu hóa vật nổ trên chiến trường trong thời đại mới. 4 - Vợ tôi, Karin, người đã cho tôi biết ý nghĩa về sức mạnh của tình yêu và tiến trình hàn gắn, người vẫn còn đang tiếp thêm cho tôi nghị lực. - Mẹ tôi, người đã chịu đựng sự khắc nghiệt của chiến tranh trong những thập niên đầu đời khi mất đi thân phụ và về sau còn mất đi một đứa con trai vì chiến tranh. - Cha tôi, người với tấm gương chân thực của chính mình đã dạy cho tôi về bổn phận, danh dự và tinh thần hy sinh cho Tổ quốc. “Một số ý kiến của chính quyền Mỹ cho rằng nếu tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính trị, thì người Mỹ đã chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng giờ đây tôi đã nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ diễn ra sau khi tôi thấu hiểu được rằng người Việt Nam có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất đất nước mới thôi. Không nơi nào mà quyết tâm được thể hiện rõ như thái độ những người sống và chiến đấu dọc Đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Hiểu được quyết tâm duy trì Đường mòn cũng như bám trụ tại địa đạo Củ Chi chính là hiểu được “chí thép” của họ. Đó chính là ý chí thép đặc trưng và rất đặc biệt của người Việt Nam, vốn đã thôi thúc họ tiến lên để giành chiến thắng trong cuộc chiến trước người Mỹ - cuộc chiến mà nước Mỹ thiếu một quyết tâm tương xứng.” James G. Zumwalt 5 LỜI TỰA CỦA THƯỢNG TƯỚNG PHAN TRUNG KIÊN Tôi đang cầm trên tay cuốn sách đặc biệt về cuộc chiến chống Mỹ thần kỳ của dân tộc. Nó đặc biệt vì chính tựa sách Chân trần Chí thép được đặt bởi một Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ - Nay trở thành một người bạn thân thiết trong quá trình hòa giải và hàn gắn những nỗi đau thời hậu chiến, thúc đẩy quá trình thấu hiểu, hợp tác và hàn gắn vết thương chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tác giả cuốn sách James G. Zumwalt là con trai của Zumwalt Tư lệnh Hải quân Mỹ - Chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Mỹ, là người đã ra lệnh rải chất độc da cam tại Việt Nam và chính con trai đầu của ông đã chết vì chất độc da cam. Đọc cuốn sách tôi có cảm nhận như sống lại thời chiến tranh chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Những chi tiết quý báu, tư liệu phong phú, và nhận xét độc đáo của tác giả qua gần 200 cuộc phỏng vấn tại Việt Nam đã cho người đọc những câu chuyện sống động về ý 6 chí kiên cường của thế hệ cha anh đã quyết lòng hy sinh vì độc lập tự do cho dân tộc. Tôi khâm phục sự trung thực và dũng cảm của tác giả khi bộc lộ những cái nhìn khác biệt với quan điểm thù hận thời tuổi trẻ của ông, và ở chính quyền Mỹ hồi đó. Thật không dễ để viết một cuốn sách thẳng thắn và sâu sắc như vậy. Tác giả đã cảm nhận ngoài ý chí kiên cường trong chiến đấu, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với tất cả các dân tộc khác. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều cuốn sách và tấm lòng từ những cựu chiến binh khác, vì quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang thực sự trải nghiệm qua một giai đoạn mới. Công ty First New – Trí Việt đã kịp thời dịch cuốn sách này sang tiếng Việt, kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam để các thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ hơn sự anh dũng sáng tạo và ý chí sắt thép vô song đã làm nên chiến thắng của dân tộc. Tôi tin rằng ý chí kiên cường ấy sẽ vận động tích cực đưa đất nước chúng ta tiến lên mạnh mẽ trong thời đại ngày nay và tương lai. Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2011 Thượng tướng Phan Trung Kiên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CHXHCNVN Anh hùng LLVTND CUỐN SÁCH CỦA SỰ THỰC VÀ CHÍNH TRỰC 7 Tôi thật xúc động khi đọc CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP vì tôi cảm nhận cuốn sách thực sự được viết bằng cả trái tim và lòng khát khao đi tìm chân lý và sự thật của tác giả - Trung tá Thủy quân Lục chiến James G. Zumwalt, người đã trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và người anh trai là Trung úy Elmo đã chết vì nhiễm chất độc da cam do chính cha mình – Tư lệnh Hải quân Mỹ Zumwalt đã ra lệnh rải chất độc khai hoang xuống chiến trường Việt Nam. Cũng như quyển Không Thể Chuộc Lỗi của Allen Hassan, thật hiếm khi đọc được cuốn sách hay và sống động như thế này do một cựu chiến binh Mỹ viết. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khác qua lăng kính của một người ở bên kia chiến tuyến về những con người Việt Nam CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP, qua đó giúp bạn đọc hiểu thêm về ý chí kiên cường, tính mưu trí sáng tạo của thế hệ cha anh chúng ta trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Mỗi trang sách đều toát lên tính nhân bản sâu sắc, tình thương yêu và sự cảm thông giữa con người với con người – cao hơn mọi định kiến, thù hằn. 8 Tôi cảm ơn và trân trọng tình cảm mà tác giả dành cho mảnh đất và con người Việt Nam như một nỗ lực dứt bỏ nỗi ám ảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam, nơi tác giả đã trực tiếp tham chiến và chứng kiến những vết thương mà cuộc chiến khốc liệt gây ra đã in hằn trong lịch sử cả hai dân tộc. Đây thật sự là một cuốn sách có giá trị và đáng đọc – để thấu hiểu thêm một thời máu lửa hào hùng của dân tộc – và chúng ta không được quên – về sự tàn ác của chiến tranh, và cái giá phải trả để giờ đây chúng ta có được những năm tháng của ngày hôm nay. Trung tướng Lê Thành Tâm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Người dịch: Đỗ Hùng LỜI GIỚI THIỆU hi James G. Zumwalt viết “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất mà người Mỹ đối đầu với người Việt Nam. Để đảm bảo rằng bi kịch ấy không lặp lại, chúng ta cần phải thấu hiểu lẫn 9 nhau. Bàn đạp để thực hiện điều đó là hai bên cần phải hiểu biết lẫn nhau hơn và thấu hiểu hơn nỗi chịu đựng của nhau”, thì có nghĩa là ông đã có cách lý giải thỏa đáng nhất của mình về cái mà ông coi là “vết hằn không bao giờ phai mờ cho nước Mỹ”. Việc đối diện với “cuộc chiến nội tâm” phải chăng là một cách để thế hệ cựu chiến binh ấy thừa nhận sự ám ảnh của di sản? Chỉ biết rằng, nếu cách đó đồng thời tạo ra cảm hứng cho một cuốn sách quý thế này thì đáng trân trọng biết bao! Tác giả của cuốn sách vốn xuất thân trong một gia đình truyền thống binh nghiệp, lại có hành trang thực tiễn của cả cha và con cùng là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, do đó những trang viết của James G. Zumwalt có nhiều sức thuyết phục bởi sự chân thực và cả những ám ảnh phải chịu đựng qua năm tháng thôi thúc ông đi-tìm-hiểu-viết. Ông viết với động cơ “để sai lầm trong cuộc chiến tranh tai Việt Nam không bao giờ xẩy ra với các thế hệ người Mỹ trong tương lai”, chứ không nhằm “đưa ra một phát ngôn chính trị”. Mặc dù thế người đọc vẫn thấy ở đoạn kết có những dòng cảm xúc vượt quá khuôn khổ cá nhân một nhà báo: “Có lẽ sai lầm lớn nhất của 10 [...]... của người Việt Nam trong chiến tranh yêu nước Chính James G Zumwalt qua sách này cũng đã góp “cái nhìn mới về cuộc chiến” Đọc CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP như đang xem lại cuốn phim với đầy đủ những gam màu chân thực của cuộc sống thời chiến ở Trường Sơn, địa đạo Củ Chi, ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam những năm gian khổ, ác liệt, những con người chân trần” mà có chí thép đã sống, chiến đấu và chịu đựng Chiến... người hy sinh trong cuộc chiến vừa qua; và hơn thế, xin đừng quên tất cả những gì mà Chân trần chí thép đã hơn một lần nói đến trong cuốn sách hay này Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Tư, 2011 PGS TS Hà Minh Hồng Trưởng Khoa Lịch sử Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG TpHCM CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Người dịch: Đỗ Hùng Lời người dịch THẤU HIỂU KẺ THÙ 13 õ cửa nhà Mẹ Việt Nam... để từ đó, kẻ thù cũ đã trở thành bạn bè CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP là một cuốn sách công phu và chân thành, nhưng nó cũng rất khó được đón nhận ở phía bên này hoặc bên kia, nếu người đọc không có một thiện chí tương đồng với người viết Chiến tranh đã lùi xa, kẻ thù ở bên kia chiến tuyến đã là một khái niệm của quá khứ Kẻ thù giờ đây chính là rào cản nội tại, có thể do chính mỗi con người chúng ta tự dựng lên,... hoàn tất bản thảo CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP, tôi hầu như không còn nghị lực để xuất bản nó Hiểu được ý nghĩa quan trọng của thông điệp ẩn trong cuốn sách, Dennis đã hối thúc tôi công bố và cũng là người đã hỗ trợ đắc lực cho tôi trong việc xuất bản - Lê Đỗ Huy, người phụ trách hình ảnh của tôi Huy đã dành nhiều thời gian thâm nhập vào các kho ảnh để tìm ra nhiều tấm ảnh in trong CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Sự đóng góp... nỗi đau vô cùng ấy đã không làm người phụ nữ mảnh mai này gục ngã Bà vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới tận ngày non sông thống nhất Chính ở những người phụ nữ như bà Mè, cựu chiến binh Mỹ James Zumwalt đã nhìn thấy một CHÍ THÉP CHÍ THÉP ấy ẩn mình sau những đôi CHÂN TRẦN Đó chính là sức mạnh đã giúp người Việt Nam vượt qua cuộc chiến kinh khiếp trước một kẻ thù vượt trội về công nghệ vũ khí Chiến tranh... lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức mạnh vĩ đại nhất – một CHÍ THÉP – giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới” 11 Tôi đọc một mạch CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP, rồi sau đó lại một mạch và một mạch, mặc kệ ngoài kia trời bỏ sáng qua chiều và về khuya tự lúc nào Như thế không phải cách của một Phó Giáo sư... gì ở phía trước Chính sự khác biệt này đã giải thích cho kết cục của cuộc chiến Khi thấu hiểu được nguồn cơn, thấu hiểu được kẻ thù cũ, ông Zumwalt mới tìm thấy cơ hội hàn gắn vết thương chiến tranh, trước hết là của chính ông, và sau đó là nhận thức về một mối quan hệ Việt – Mỹ cần được thúc đẩy Người Mỹ đã được đọc và nghe rất nhiều về Chiến tranh Việt Nam Nhưng với CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP, lần đầu tiên... chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử Chính vì thế mà giờ đây, khi cuộc chiến đã lùi xa, tiến trình thấu hiểu cần được thúc đẩy hơn, để từ đó có thể tránh được nguy cơ gặp lại quá khứ ở tương lai Nhắc lại quá khứ không phải để đay nghiến lịch sử Nhắc lại quá khứ như tinh thần của CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP – là để hướng tới tương lai, một tương lai sự thấu hiểu và tin cậy... có được cảm hứng để viết CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Tôi nhận thức được rằng rất nhiều người Mỹ đã phải chịu đựng bi kịch từ cuộc chiến tranh Việt Nam lớn hơn tôi rất nhiều Trải nghiệm trong đời của người này luôn khác với người kia, mất mát cũng thế Về khía cạnh này, tổn thất mà gia đình và tôi gặp phải đã ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều Như một sự nghiệt ngã trớ trêu của số phận, chính những mệnh lệnh quân... điệp cho chính người Mỹ, những người đang kẹt lại ở quá khứ, với những ám ảnh giày vò Nó là phương thuốc để người Mỹ chữa lành vết thương mà chiến tranh để lại 17 Thấu hiểu kẻ thù là một tiến trình đầy thách thức, và chỉ có thể đắc thụ khi người ta có một thiện chí Ông Zumwalt, từ trong ám ảnh, đã có một thiện chí đủ lớn để tìm tới những cuộc đối thoại với kẻ thù cũ, để từ đó tường minh những chân lý . một CHÍ THÉP – giúp họ thực hiện được điều tưởng như không thể. Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới”. 11 Tôi đọc một mạch CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP,. dọc Đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Hiểu được quyết tâm duy trì Đường mòn cũng như bám trụ tại địa đạo Củ Chi chính là hiểu được chí thép của họ. Đó chính là ý chí thép đặc trưng. non sông thống nhất. Chính ở những người phụ nữ như bà Mè, cựu chiến binh Mỹ James Zumwalt đã nhìn thấy một CHÍ THÉP. CHÍ THÉP ấy ẩn mình sau những đôi CHÂN TRẦN. Đó chính là sức mạnh đã giúp

Ngày đăng: 30/03/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w