Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội doc

21 447 0
Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài phán hiến pháp vị trí Quốc hội Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài phán hiến pháp có mâu thuẫn với chức năng đại diện của Quốc hội không? Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu trả lời hai câu hỏi đó. 1.*Tài phán hiến pháp quyền lực của Quốc hội Trước tiên, có thể khẳng định một quy luật phổ quát trên thế giới là: tài phán hiến pháp không dung hợp được với thuyết nghị viện tối cao. Tài phán hiến pháp ra đời gắn liền với việc thay thế thuyết nghị viện tối cao bằng thuyết hiến pháp tối cao. Nơi nào thuyết nghị viện tối cao thắng thế, nơi đó không có tài phán hiến pháp, như trường hợp của Anh. Nơi nào thuyết hiến pháp tối cao thắng thế, hệ quả đương nhiên là chế độ tài phán hiến pháp được hình thành, như trường hợp của Mỹ đa số các nước châu Âu. Tài phán hiến pháp được hình thành đầu tiên ở Mỹ như một thiết chế giới hạn nghị viện. Quan niệm về Hiến pháp như một đạo luật tối cao là sự đóng góp của người Mỹ vào sự phát triển của chủ nghĩa hợp hiến. Quan niệm này gắn kết chặt chẽ với truyền thống về luật tự nhiên, được coi như “luật của các luật”, “luật bất biến” ở Anh trong các tác phẩm của Locke Coke. Coke cho rằng: “Trong nhiều vụ án, thông luật (common law) kiểm soát các đạo luật của Nghị viện, đôi khi còn điều chỉnh bổ khuyết chúng; khi một đạo luật của Nghị viện trái với lẽ phải và chính nghĩa chung, hay đạo luật đó đáng ghét, hoặc không thể thi hành được, thông luật sẽ kiểm soát điều chỉnh những khiếm khuyết của nó” (1). Những quy phạm của thông luật mà Coke đề cập đến đôi khi là cơ bản, bất biến, tóm lại là luật tối cao ràng buộc Nghị viện các toà án tư pháp thường. Một trong những luật cơ bản này, theo Coke, là Đại hiến chương Magna Carta. Ông coi bản Đại hiến chương này “vĩ đại ở những gì chứa đựng trong đó; chỉ với một số từ mà là nguồn của tất cả luật cơ bản của vương quốc” (2). Cuộc cách mạng ở Anh năm 1688-1689 đã xác lập nguyên tắc về chủ quyền tối cao của Nghị viện. Hệ quả của thuyết này là nguyên tắc “những đạo luật của Nghị viện không bao giờ sai”. Nguyên tắc này trái với truyền thống về luật tự nhiên của người Anh.* Thật nghịch lý, sự phát triển thuyết nghị viện tối cao ở Anh lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chế độ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp ở Mỹ. Mặc dù cuộc cách mạng 1788 đem lại thành công cho nghị viện Anh, nhưng các thuộc địa ở Mỹ lại vẫn bảo lưu quan niệm của Coke về việc nghị viện vương quyền phải phụ thuộc vào đạo luật tối cao. Cuộc cách mạng không những không cản trở mà lại còn thúc đẩy sự hình thành một học thuyết mới về bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. vậy, khi đề cập đến sự phụ thuộc của nhà lập pháp vào đạo luật cao hơn, các thuộc địa ở Mỹ đã liên hệ trực tiếp đến tư tưởng của Coke. Đó là lý do tại sao các tiểu bang, đặc biệt là Pennsylvania Vermont, sau năm 1776, ý tưởng luật của tiểu bang không được trái với luật cơ bản được nhấn mạnh; các toà án ở bang New Jersey đã thực hiện việc bảo vệ hiến pháp từ năm 1780 (3) Học thuyết về tính tối cao của Hiến pháp được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1788 ở Mỹ bởi Alexander Hamilton trong tập Người liên bang, coi Hiến pháp là “luật cơ bản”. Hiến pháp có ưu quyền so với luật của ngành lập pháp, bởi lẽ Hiến pháp do dân chúng làm ra còn luật do người được dân chúng uỷ quyền, đại diện của dân chúng làm ra: “Có một nguyên tắc rõ ràng là một quyền lực uỷ nhiệm thi hành trái ngược với nhiệm vụ thì sẽ bị coi là vô hiệu lực. Như vậy, không có một đạo luật nào do ngành lập pháp làm ra trái ngược với Hiến pháp lại có thể coi là hợp pháp có hiệu lực. Nếu không công nhận nguyên tắc trên, thì tức là xác nhận rằng, người phụ tá sẽ có nhiều quyền hơn người quyền trưởng, rằng người đầy tớ mà lại có nhiều quyền hơn người chủ, rằng đại diện dân chúng lại có nhiều quyền hơn dân chúng, rằng người được uỷ quyền lại có quyền làm những điều mà người uỷ quyền cấm đoán làm” (4). Như vậy, được tạo lập từ dân chúng, phản ánh một cách toàn vẹn nhất chủ quyền nhân dân là cơ sở của tính tối cao của Hiến pháp. Hiến pháp tối cao cũng có nghĩa ý chí của nhân dân là tối cao. ý chí của chính quyền phải phụ thuộc ý chí của nhân dân, người chủ của chính quyền. Hamilton không chỉ phát triển thuyết tính tối cao của Hiến pháp mà còn đưa ra một học thuyết không kém phần quan trọng, như là một hệ quả của thuyết hiến pháp tối cao. Đó là thuyết tài phán hiến pháp: ngành tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp: “Nếu nói rằng nhân viên của cơ quan lập pháp lại cũng là người xét đoán về tính cách hợp hiến của quyền lực của mình thì cần phải hỏi họ dựa trên dự liệu nào của Hiến pháp. Chẳng lẽ Hiến pháp, nhờ đó mà có viện lập pháp, lại cho phép những người đại diện nhân dân được quyền thay thế ý chí của nhân dân bằng ý chí của riêng mình hay sao? Hiến pháp đã thành lập ra các toà án - đứng giữa viện lập pháp nhân dân để ngăn cản viện lập pháp không được vượt quá phạm vi quyền lực của viện lập pháp vậy. Tìm hiểu ý nghĩa của đạo luật chính là nhiệm vụ phạm vi quyền lực của các toà án. Nhưng toà án lúc nào cũng phải coi Hiến pháp là luật cơ bản. Như vậy, toà án lúc nào cũng phải định nghĩa rõ ý nghĩa của Hiến pháp ý nghĩa của từng đạo luật mà viện lập pháp đã làm ra. Trong trường hợp mà Hiến pháp một đạo luật có hai ý nghĩa không giống nhau, toà án phải đưa ra định nghĩa của mình dựa trên ý nghĩa của luật tối cao là Hiến pháp, nghĩa là toà án phải trọng ý nghĩa của Hiến pháp hơn một đạo luật của viện lập pháp, phải trọng ý chí của nhân dân hơn là ý chí của những người đại diện nhân dân” (5). Tuy nhiên, sự giải thích của Hamilton chưa đủ để xác lập một cách chắn chắn, rõ ràng lý thuyết hiến pháp tối cao quyền tài phán hiến pháp của toà án. Phải đến vụ Mabury v. Madison (1804), thuyết hiến pháp tối cao chế độ tài phán hiến pháp mới được xác lập một cách rõ ràng, gắn với tên tuổi của vị Chánh án danh tiếng của nước Mỹ, Marshall. Khi các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa liên bang dưới thời Adams bị thất bại trong cuộc bầu cử năm 1800 trước đảng của Jefferson, họ đã cố gắng vào phút cuối bổ nhiệm một số người cùng cánh vào ngành tư pháp của chính quyền. Họ thông qua một đạo luật tái cấu trúc nới rộng nền tư pháp; bổ dụng một số người theo chủ nghĩa liên bang vào những chức vụ mới. John Marshall đã là ngoại trưởng dưới thời Adams đã được bổ nhiệm làm Chánh án Toà án tối cao. Trong thời kỳ bối rối thay đổi Tổng thống và các cơ quan của Tổng thống, ông ta đã không giao phó trách nhiệm về chức vụ tư pháp mới cho những người đã được chỉ định. Khi Jefferson lên làm Tổng thống vào ngày 4/3/1801, ông ra lệnh cho Madison, ngày đó là ngoại trưởng, không giao phó những nhiệm vụ này cho ai hết. William Marbury, một trong những người được bổ nhiệm nói trên đã đệ đơn lên Toà án tối cao xin một “mandamus” - nghĩa là một trát của toà án tuyên lệnh cho Madison phải thực hiện nhiệm vụ của mình, tức là trả lại cho Mabury trách nhiệm của ông ta. Quyền của toà án được ra những “mandamus” buộc một nhân viên công quyền thi hành đã được quy định trong Đạo luật tư pháp năm 1789. Marshall, nhân danh toà án, tuyên bố rằng Marbury được quyền nhận trách nhiệm của mình Madison không có quyền từ chối. Nhưng sau đó, Marshall đã bất hoà với các bạn mình viết thành luật pháp toàn thể quan niệm có khuynh hướng liên bang của mình về quyền lực tư pháp. Ông đã sử dụng xảo thuật nước đôi bằng cách tuyên bố rằng, Toà án tối cao không có quyền ép buộc Madison phải trả lại cho Mabury trách nhiệm của ông ta quyền tài phán nguyên thủy của Toà án tối cao đã được quy định trong Hiến pháp. Nghị viện không thể thêm gì vào quyền tài phán nguyên thuỷ đó. Do đó, các quyền khoản của Đạo luật tư pháp năm 1789 đã tìm cách đặt thêm cho quyền tài phán nguyên thuỷ của toà án tối cao, quyền ban những trát tuyên lệnh (mandamus) là một sự vi phạm Hiến pháp do đó, vô giá trị (6). Thông qua giải quyết vụ án Mabury v Madison, Chánh án Marshall đã phát triển học thuyết hiến pháp tối cao quyền tài phán hiến pháp của tư pháp. Hiến pháp là “luật cơ bản tối cao của một quốc gia” được xem như “một trong những nguyên tắc cơ bản của xã hội chúng ta”. Hệ quả của nguyên tắc này là “một đạo luật của ngành lập pháp bất hợp hiến sẽ không có hiệu lực.” Một hệ luật được Marshall rút ra từ đó là: “bổn phận tất yếu của tư pháp” là xác định quy tắc nào được áp dụng trong một vụ án khi luật trái với Hiến pháp. Ông ta kết luận, đối với những vụ án như vậy “Hiến pháp cao hơn thường luật của ngành lập pháp, Hiến pháp chứ không phải thường luật được áp dụng để giải quyết vụ án mà cả hai (Hiến pháp thường luật) đều được viện dẫn ra” (7). Từ những kết luận với những lập luận hợp lý của Marshall, nguyên tắc hiến pháp tối cao quyền tài phán hiến pháp đối với ngành lập pháp đã kiểm soát hệ thống pháp luật Mỹ. Những nguyên tắc này được suy luận từ bản chất của Hiến pháp quyền tư pháp mà không được ghi nhận một cách rõ ràng trong Hiến pháp. Nhiều Hiến pháp thành văn khác cũng thiết lập những nguyên tắc đó tuyên bố một cách rõ ràng trong Hiến pháp. dụ Điều 1 của Hiến pháp Czechoslovakia năm 1920 tuyên bố rõ: “ Tất cả những đạo luật trái với bản Đại hiến pháp, trái với những bộ phận của nó cũng như những Luật sửa đổi, bổ sung nó, đều không có hiệu lực”. Cách thức tuyên bố như vậy được nhà hiến pháp học người áo, Hans Kelsen coi như một sự bảo đảm khách quan đối với Hiến pháp cũng được xem như một xu hướng phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại, đặc biệt là các Hiến pháp của Châu Mỹ Latinh Châu Phi. Còn Châu Âu, mãi tận đến thế kỷ 20 mới chấp nhận thuyết hiến pháp tối cao. Sự chấp nhận của Châu Âu diễn ra sau thế chiến thứ I, chủ yếu phản ánh hệ thống hiến pháp được Kelsen thiết chế cho riêng quốc gia của ông, nước áo, ở Czechoslovakia. Những năm sau đó, sau thế chiến thứ 2, hệ thống hiến pháp tối cao chế độ tài phán hiến pháp của áo được chấp nhận ở Đức Italia, thông qua sự ảnh hưởng của nó, ở nhiều quốc gia Châu Âu khác (8). Khi chế độ tài phán hiến pháp được thừa nhận, nhiều hiến pháp hiện đại của Châu Âu đã giải thích lại nguyên lý chủ quyền nhân dân từ bỏ thuyết nghị viện tối cao. Người ta giải thích rằng: “Nguyên tắc chủ quyền nhân dân được thể hiện trong các Hiến pháp hiện đại là một nguyên tắc chính trị, theo đó tất cả các định chế quyền lực đều là đại diện một phần quyền lực nhà nước. tất cả các cơ quan của nhà nước đều là một phần của chủ quyền và là người đại diện cho chủ quyền, nên không thể nói về chủ quyền tương đối của các cơ quan nhà nước khác nhau. thế, quan niệm chủ quyền của nghị viện là không có ý nghĩa, vậy, cũng không có ý nghĩa nếu phản đối một chế độ bảo hiến” (9). Quan niệm này diễn ra sau thế chiến thứ nhất, dẫn đến sự thay đổi quan niệm về Hiến pháp từ một đạo luật bình thường sang một đạo luật tối cao, hình thành quan niệm về một cơ quan hiến định có chức năng bảo hiến (Tòa án hiến pháp) để giới hạn quyền lực của ngành lập pháp hành pháp trong khuôn khổ Hiến pháp. Hệ quả là thuyết nghị viện tối cao chấm dứt chế độ tài phán hiến pháp trở thành một công cụ kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của nghị viện. Carl Schmitt, một nhà hiến pháp học nổi tiếng của Đức, trong tác phẩm “Lý thuyết hiến pháp”, được xuất bản lần đầu tiên năm 1928, đã đưa ra lý thuyết tính hợp lý của Hiến pháp dựa trên chủ quyền của nhân dân. Lý thuyết làm Hiến pháp từ nhân dân của ông đã ảnh hưởng đến các nhà hiến pháp học các nhà lập hiến ở châu á, châu Mỹ latinh, Đông Âu. Carl Schmitt cho rằng: “Trước khi thiết lập bất cứ quy phạm nào, đã có một quyết định chính trị cơ bản được sinh ra bởi quyền lập hiến. Trong một nền dân chủ, quyết định đó là của nhân dân trong một nền quân chủ tuyệt đối, quyết định đó là của nhà vua”. Một khi Việt Nam cam kết xây dựng chế độ tài phán hiến pháp, cần tính toán sự tương thích của chế độ này với nguyên tắc: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được ấn định trong Điều 83 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Có hai ý nghĩa hàm chứa trong Điều này. Thứ nhất, Quốc hộivị trí tối cao trong hệ cấp quyền lực nhà nước. Không có sự bình đẳng giữa các định chế quyền lực nhà nước ở trung ương. Quốc hộivị trí tối cao so với các định chế khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thứ hai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được cấu thành bởi ba bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Một cơ quan chỉ có thể được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước khi thống nhất trong nó ba quyền này. Quyền lập hiến là quyền khai sinh ra ba quyền lập pháp, hành pháp tư pháp. Cho nên, một cơ quan chỉ có thể được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước nếu cơ quan đó nắm quyền lập hiến. Quốc hội ở Việt Nam là chủ thể của quyền lập hiến nên Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp Trung Quốc, cũng được xây dựng trên nguyên lý thống nhất quyền lực, nhưng xác lập vị trí của Quốc hội khác với Hiến pháp Việt Nam. Điều 57 của Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Quốc hội của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước”. Quốc hội Trung Quốc không [...]... không có quyền lập hiến Điều 62 của Hiến pháp Trung Quốc chỉ trao cho Quốc hội quyền “sửa đổi Hiến pháp (khoản 1), mà không có quyền lập hiến, tức quyền làm Hiến pháp như quy định tại các điều 83, 84 của Hiến pháp Việt Nam Với tư cách “cơ quan có quyền cao nhất của quyền lực nhà nước”, Quốc hội Trung Quốcvị trí ưu trội so với các cơ quan khác Quốc hộivị trí cao hơn Chủ tịch nước, Hội đồng Nhà nước,... không tương thích xảy ra giữa Hiến pháp luật thì Hiến pháp phải được ưu tiên áp dụng Khi đó, cơ quan tài phán hiến pháp phải được quyền tuyên bố sự ưu thế của Hiến pháp điều này phải dẫn đến sự mất hiệu lực của đạo luật bất hợp hiến Trước đây, một số nước xã hội chủ nghĩa cũng đã xác lập chế độ tài phán hiến pháp điều này cũng dẫn đến việc nhận thức lại vị trí của Quốc hội Tuy nhiên, cách thức... quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) ; 3)**** Nên: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” có nghĩa là quyền lập hiến thuộc về nhân dân Chế độ tài phán hiến pháp chỉ tồn tại trong một quốc gia có Hiến pháp tối cao Hiến pháp chỉ tối cao khi Hiến pháp do nhân dân phê chuẩn, tức quyền lập hiến thuộc về nhân dân Khi Hiến pháp đã tối cao thì không một cơ quan nào có thể được gọi là tối cao Hiến pháp là... trước Quốc hội, mà chỉ Quốc hội có quyền đặt vấn đề tín nhiệm các thành viên Chính phủ Như vậy, nếu chế độ tài phán hiến pháp được thành lập ở Việt Nam, Quốc hội không nhất thiết là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” Điều này không ảnh hưởng gì đến sự thống nhất quyền lực ở Việt Nam Khi Quốc hội không tối cao mà Hiến pháp mới tối cao thì hành vi lập pháp của Quốc hội phải tương thích với Hiến pháp. .. thời gian Toà án hiến pháp ấn định cho cơ quan nhà nước đã ban hành ra văn bản bất hợp hiến sửa đổi, hay tự huỷ bỏ thì văn bản đó tạm thời không được đem thi hành 2. *Tài phán hiến pháp và dân chủ đại diện Một trong những mâu thuẫn thường được chỉ ra trong các nghiên cứu về tài phán hiến pháp ở Mỹ châu Âu là: tài phán hiến pháp có thể mâu thuẫn với chế độ dân chủ đại diện Luật của Quốc hội đại diện cho... thiểu số có thể bị ảnh hưởng Chế độ tài phán hiến pháp được sinh ra để phúc đáp cho nhu cầu của thiểu số trong khi ngành lập pháp hành pháp là những ngành hành động lợi ích của đa số Ở châu Âu, vấn đề mâu thuẫn giữa tài phán hiến pháp và dân chủ đại diện cũng được giải quyết trên cơ sở nhận thức về khả năng độc tài của đa số sự cần thiết của tài phán hiến pháp để bảo vệ thiểu số Người ta cho... kiểm sát Thực ra, khi Điều 83 của Hiến pháp Việt Nam xác lập cho Quốc hội vị trí cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trao cho Quốc hội quyền lập hiến là không tương thích với chính Điều 2 của Hiến pháp Điều 2 Hiến pháp khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” Nếu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì Quốc hội không thể là “cơ quan quyền lực... đại diện Quốc hội được coi là một định chế đại diện cao nhất của nhân dân Tuy nhiên, khi đã hướng tới việc xác lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam thì cũng phải thừa nhận quan niệm rằng: Quốc hội quốc dân không phải là một luật không đồng nghĩa với ý chí chung của nhân dân Điều này lại càng đúng với một Quốc hội không chuyên trách Đa số của Quốc hội không phải lúc nào cũng đúng những... định chế khác, mà có nghĩa là Quốc hội có ưu thế trong quan hệ với Chính phủ; Quốc hội, Chính phủ phải thống nhất Đây là những yếu tố tạo nên sự thống nhất quyền lực ở Việt Nam: Chính phủ do Quốc hội thành lập; Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội; Quốc hội không giải tán Chính phủ; Chính phủ không phủ quyết luật của Quốc hội, Chính phủ không đề nghị giải tán Quốc hội; Chính phủ không được tự... với Hiến pháp hay luật liên bang Thứ ba, quy tắc của toà án thiết lập rằng, nếu công quyền không hiệu chỉnh những văn bản pháp luật bất hợp hiến trong vòng sáu tháng kể từ ngày Toà án Hiến pháp ban hành phán quyết thì văn bản pháp luật đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực pháp lý (10) Đây là kinh nghiệm mà chúng ta có thể tính đến để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam Phán quyết của cơ quan tài phán hiến pháp . Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có. (2) Tài phán hiến pháp có mâu thuẫn với chức năng đại diện của Quốc hội không? Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi đó. 1. *Tài phán hiến pháp và quyền lực của Quốc hội

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan