Cây trên cạn không sống được nơi đất ngập mặn vì: * Nước ngập thường xuyên nên thiếu oxi làm quá trình hô hấp bị ngưng trệ * Nồng độ chất tan trong nước cao hơn trong tế bào làm cây khôn
Trang 1PHẦN A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
1)Tại sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị thiếu oxi ở rễ khiến cho quá trình hô hấp ở rễ bị ngưng trệ, các chất độc tích tụ gây chết tế bào lông hút và các tế bào khác nên làm cây bị chết do không lấy được nước
2)Tại sao cây trên cạn không sống được nơi đất ngập mặn? tại sao các loại sú , vẹt, đước sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi thường xuyên ngập mặn?
a Cây trên cạn không sống được nơi đất ngập mặn vì:
* Nước ngập thường xuyên nên thiếu oxi làm quá trình hô hấp bị ngưng trệ
* Nồng độ chất tan trong nước cao hơn trong tế bào làm cây không hút được nước
b sú , vẹt, đước sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi thường xuyên ngập mặn vì:
* từ bộ rễ phát sinh các rễ thở( phế căn) mọc đâm thẳng từ dưới lên mặt đất để hấp thụ và chứa không khí
* Tế bào của cây có áp suất thẩm thấu cao hơn( dịch bào ưu trương) so với môi trường đất mặn bao quanh rễ
3)Tại sao nước và các ion khoáng di chuyển được lên lá của những cây gỗ cao hàng chục mét?
Do sự kết hợp giữa lực đẩy của rễ, lực hút của lá và lực kết hợp giữa các phân tử nước, giữa các phân tử nước với vách mạch gỗ
4)trong kĩ thuật cắm hoa, tại sao trước khi cắm hoa vào lọ lại phải cắt cành hoa ngầm trong nước?
* các phân tử nước vận chuyển trong mạch gỗ thành dòng liên tục nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước khi cắt cành hoa trong không khí, do sự thoát hơi nước qua lá thường xuyên làm cột nước được hút lên kéo theo các bọt khí vào các mạch gỗ từ điểm cắt khi cắm cành hoa vào lọ thì bọt khí ngăn cản lực liên kết giữa các phân tử nước làm nước không được hút lên nên hoa héo nhanh
* Khi cắt cành hoa ngầm trong nước rồi cắm nhanh vào lọ thì sự hút nước dễ dàng do dòng nước trong mạch
gỗ được liên tục nên hoa lâu héo
5)Một chậu cây bị héo lá trong các trường hợp sau:
a tưới cây bằng dd phân bón có nồng độ cao.
b Chậu cây để trong phòng lạnh.
c Chậu cây để ngoài nắng gắt.
Hãy giải thích các th nêu trên.
a tưới cây bằng dd phân bón có nồng độ cao, môi trường có nồng độ ưu trương hơn dịch bào làm rễ không hút được nước trong khi ở lá sự thoát hơi nước vẫn xảy ra làm lượng nước trong cây giảm nên cây bị héo
b Chậu cây để trong phòng lạnh: t0 thấp làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh gây khó khăn cho sự vận chuyển nước do đó sự hút nước của rễ giảm, cây thiếu nước nên bị héo
c Chậu cây để ngoài nắng gắt: sự thoát hơi nước qua lá nhanh hơn, rễ thiếu nước nên sự hút nước không
đủ bù vào lượng nước thoát ra nên cây bị héo
6)Thiếu nước thực vật có sống được hay không? Tại sao?
Nước là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với tất cả các cơ thể sống trên Trái Đất
Thực vật không thể sống thiếu nước.Trong cơ thể thực vật nước chiếm khoảng 90%- 95% khối lượng tươi Trong tế bào 30% tổng số nước dự nằm trong không bào, 70% còn lại nằm trong chất nguyên sinh và thành tế bào.Chỉ cần giảm khoảng 30% hàm lượng nước trong tế bào đã gây ra sự kìm hãm đáng kể những chức năng sinh lý quan trong của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Thiếu một lượng nước lớn và trong thời gian dài cây sẽ bị héo và chết, do đó nước đóng vai trò to lớn đối với đời sống thực vật
7) Cho biết lượng chất dinh dưỡng lúa chiêm cần để tạo thành 1 tạ thu hoạch kinh tế là :N = 1,4kg ; P
= 0,6kg ; K = 4,1kg Hệ số sử dụng phân hóa học là 60% Lượng chất dinh dưỡng trong đất bằng 0 Lượng phôtpho cần thiết để thu hoạch được 50 tạ thóc/ ha là bao nhiêu? ( 50 kg P )
8) Vì sao khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?
Tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt Trong hô hấp của rễ có sinh ra CO2 CO2 này có sự trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất khi có nồng độ CO2 cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn
Trang 2Mặt khác, nồng độ O2 trong đất cao giúp cho rễ hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất
9) Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO 2 ở thực vật C 4 và thực vật CAM?
Nhóm thực vật C3 quang hợp trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2, CO2 bình thường Nhóm thực vật
C4 quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt cao, nồng độ O2 cao, trong khi đó nồng đọ CO2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài, nên có quá trình cố định CO2 2 lần:
- Lần 1: nhằm lấy nhanh CO2 vốn ít trong không khí và tránh hô hấp sáng
- Lần 2: cố định CO2 theo chu trình Canvin để hình thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch Nhóm thực vật CAM sống trong điều kiện sa mac hay bán sa mạc, phải tiết kiệm nước ở mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày Vì vậy nhóm thực vật này nhận và cố định CO2 vào ban đêm
Như vậy, nhóm thực vật C4 quang hợp thực hiện ở 2 không gian khác nhau, còn nhóm thực vật CAM thực hiện quang hợp ở 2 thời điểm khác nhau
10) Tại sao khi bảo quản thực phẩm, rau quả lại giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp?
Hô hấp là một quá trình phân giải các chất dinh dưỡng nên có hại cho bảo quản, vì vậy càng hạ thấp cường độ
hô hấp càng có ý nghĩa trong bảo quản, giúp cho thực phẩm, rau quả được giữ tươi lâu hơn
11) Tại sao lại không để rau củ quả trong ngăn đá tủ lạnh?
Vì nhiệt độ trong ngăn đá tủ lạnh rất thấp, dưới 0OC Với nhiệt độ này nước trong rau củ quả bị đông cứng lại, làm tăng thể tích các tế bào, làm các tế bào bị phá vỡ khi rã đông, gây hư hỏng sản phẩm
12) Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống có thể tiếp tục đi lên được hay không?
Vẫn có thể vận chuyển được, bằng cách di chuyển ngang vào các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên
13) Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá Như vậy không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không có bóng cây và mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng
14) Tại sao nói quang hợp có vai trò quyết định sự sống trên Trái Đất?
Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và
là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người
15) So sánh quang hợp ở cây C 3 và C 4
- Giống:
Cả 2 chu trình đều có chu trình Canvin tạo ra APG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohidrat, axit amin, protein, lipit,…
- Khác:
Chất nhận Ribulôzơ- 1,5 điphôtphat Axit phôtpho enol piruvic
Sản phẩm ổn định đầu
Hợp chất 4C: axit ôxalô axêtit
và axit malic / aspatic
Tiến trình
Chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra trong các
tế bào mô giậu lá
Gồm 2 giai đoạn : giai đoạn I
là chu trình C4 xảy ra trong các tế bào mô giậu lá và giai
đoạn II là chu trình Canvin
xảy ra trong các tế bào bao bó mạch
Trang 316)Thế nào là áp suất rễ? Có thể quan sát áp suất rễ qua những hiện tượng nào?
* Áp suất rễ là thuật ngữ chỉ lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, có thể quan sát thấy ở những cây bụi thấp và cây thân thảo
* Áp suất rễ được thể hiện ở 2 hiện tượng: rỉ nhựa và ứ giọt
-Rỉ nhựa là hiện tượng khi cắt ngang thân cây ở gần gốc, sẽ thấy nước và các chất khoáng hòa tan trong nước rỉ ra ở vết cắt, do áp suất rễ đẩy nước từ gốc lên thân Do áp suất rễ nhỏ nên nước chỉ được đẩy lên tới độ cao vài ba mét
-Ứ giọt là hiện tượng các giọt nước ứ ra trên các mép lá trong điều kiện không khí bão hòa hơi nước, trong khi nước vẫn được đẩy từ rễ lên lá nhưng không thoát được ra ngoài dưới dạng hơi Sự ứ giọt là hiện tượng chứng minh ở rễ luôn xuất hiện một lực đẩy nước từ rễ lên lá Đó chính là áp suất rễ
17)Cường độ thoát hơi nước là gì?
* Cường độ thoát hơi nước là đại lượng đo khả năng thoát hơi nước của thực vật, thường được tính bằng số
mg H2O thoát ra trong một đơn vị thời gian và trên một đơn vị diện tích thoát hơi nước Cường độ thoát hơi nước T=mg H2O/dm2/giờ
18)Muốn chiết rút sắc tố ta làm như thế nào?
* Lấy khoảng 2-3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục
19)ATP là gì?
* ATP( ađênôzin triphôtphat) là một phân tử được tạo nên từ ađênin và đường ribôzơ kết hợp với 3 nhóm phôtphat Năng lượng từ quá trình quang hợp (năng lượng ánh sáng mặt trời) và từ quá trình hô hấp (năng lượng hóa học) được tích lũy trong ATP Khi ATP bị phân giải do quá trình thủy phân các liên kết phôtphat thì năng lượng được giải phóng để sử dụng cho các quá trình sống của tế bào, cơ quan, cơ thể ATP được xem như ắc quy năng lượng hoặc đồng tiền năng lượng của tế bào
20)Bơm ion là gì?
* Bơm ion là hệ thống vận chuyển tích cực (ngược građien nồng độ) các ion qua màng tế bào, có sử dụng năng lượng ATP
21)Trong quá trình cố định nitơ khí quyển, vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố đinh nitơ: nhóm tự do và nhóm cộng sinh?
* Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: lực khử, ATP, enzim nitrôgenaza và enzim này hoạt động trong điều kiện kị khí Vì vậy, nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn nếu không có đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ
22)Hãy tính lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha Biết rằng: Nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8g nitơ/kg chất khô và hệ số sử dụng phân bón là 60%, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bằng 0.
* Lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha sẽ là:
200 60
100
15
8
kg nitơ/ha
23)Vì sao nói: Lá có đặc điểm hình thái và giải phẫu liên quan chặt chẽ với chức năng của nó?
* Lá là cơ quan làm chức năng quang hợp của cây, bao gồm phiến lá, gân lá và cuống lá Để thực hiện chức năng quang hợp, lá có các đặc điểm về hình thái và giải phẫu rất phù hợp Phiến lá dạng bản, thường hướng vuông góc với ánh sáng, có một hay hai lớp mô giậu chứa nhiều lục lạp nằm ngay dưới lớp biểu bì trên và dưới, có lớp mô khuyết với các khoảng gian bào lớn chứa các sản phẩm quang hợp, có hệ mạch
Trang 4dẫn (gân lá) dày đặc để dẫn các sản phẩm quang hợp đi các cơ quan khác của cơ thể và cuối cùng, lá có nhiều khí khổng ở cả mặt trên và mặt dưới lá, thực hiện trao đổi khí và nước khi quang hợp
24)Lục lạp là gì?
* Lục lạp là dạng lạp thể có chức năng quang hợp, chứa clorophyl và các sắc tố quang hợp khác Lục lạp có ở các tế bào thực vật, nhưng không tìm thấy ở sinh vật nhân sơ quang hợp Lục lạp có hình bầu dục dẹt với một màng kép và hai cấu trúc đặc trưng: cấu trúc hạt và cấu trúc chất nền Hạt gồm các tilacôit chứa sắc tố quang hợp, các chất chuyền êlectron, các trung tâm phản ứng và định vị pha sáng của quang hợp Chất nền là một thể lỏng nhầy, trong suốt, chứa các enzim cacbôxi hóa và là nơi xảy ra pha tối của quang
hợp Số lượng lục lạp khác nhau ở các loài thực vật khác nhau: Tế bào tảo Chlorella chỉ có một lục lạp,
trong khi đó ở tế bào mô giậu của lá các thực vật bậc cao có đến hàng trăm lục lạp Trong lục lạp, ở phần chất nền còn chứa bộ máy tổng hợp prôtêin điển hình của sinh vật nhân sơ gồm ADN vòng xoắn và các ribôxôm nhỏ hơn Điều này dẫn đến sự suy đoán rằng lục lạp như là các đại diện của sinh vật nhân sơ xâm nhập vào các tế bào của sinh vật nhân thực dị dưỡng trong thời kì đầu của quá trình tiến hóa và ngày nay nó trở thành thành phần cộng sinh bắt buộc Trong thực vật C4 có 2 dạng lục lạp: lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch
25)Thế nào là tế bào mô giậu, tế bào bao bó mạch?
* Tế bào mô giậu là tế bào tạo thành mô cơ bản của lá, nằm giữa biểu bì trên và biểu bì dưới, được phân hóa và chứa nhiều lục lạp Các tế bào của mô này có màu lục, thường kéo dài và vuông góc với bề mặt của cơ quan
* Tế bào bao bó mạch là các tế bào nhu mô bao quanh các bó mạch ở lá Ở thực vật C4, các tế bào bao bó mạch có chứa lục lạp và do đó các tế bào này đã thực hiện một phần của quá trình cố định CO2 trong pha tối của quang hợp, tức là thực hiện chu trình Canvin để tổng hợp đường và tinh bột Chính vì vậy, tiêu bản giải phẫu lá của thực vật C4 khi nhuộm màu với iôt thì các tế bào bao bó mạch có màu xanh tím, trong khi trên tiêu bản giải phẫu lá của thực vật C3 thì màu xanh tím lại xuất hiện ở tế bào mô giậu Đặc điểm này giúp phân biệt lá của hai nhóm thực vật C3 và C4
26)Sắc tố quang hợp là gì?
* Sắc tố quang hợp là các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng sử dụng cho quá trình quang hợp Chúng định vị trong các lục lạp của thực vật hoặc phân tán trong tế bào chất của sinh vật nhân sơ Tất cả các sinh vật quang hợp điều chứa diệp lục (clorophyl) và carôtenôit Diệp lục a là sắc tố chính vì năng lượng do nó hấp thụ được sử dụng trực tiếp cho các phản ứng sáng của quang hợp Các sắc tố còn lại là các sắc tố phụ
vì năng lượng ánh sáng mà chúng hấp thụ được đều phải truyền cho diệp lục a
27)Vì sao lá cây màu xanh lục? Trong các chất sau đây, chất nào màu sắc không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó: diệp lục, hồng cầu, xitôcrôm, phitôcrôm?
Rút sắc tố ra khỏi lá bằng một dung môi hữu cơ Sau đó đưa dịch sắc tố lên giấy sắc kí và cột sắc
kí Các sắc tố thành phần sẽ được tách ra thành 4 vạch Cho biết tên các sắc tố thành phần và giải thích?
* Ánh sáng trắng (ánh sáng nhìn thấy) gồm 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, trong đó có 3 màu mắt ta nhìn thấy rõ nhất là đỏ, lục, tím và thực tế 3 màu này khi giao thoa thì tạo thành màu trắng Như vậy, khi ánh sáng trắng chiếu vào lá cây, thì diệp lục trong lá cây, do đặc trưng cấu trúc của nó, đã hấp thụ 2 màu đỏ và tím, để lại màu lục Màu lục không được hấp thụ đã xuyên qua lá hoặc phản xạ và màu lục này đập vào mắt ta khi ta nhìn vào lá Vì vậy, ta thấy lá có màu xanh lục
* Chất mà màu sắc không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó là: diệp lục
* Theo thứ tự từ dưới lên: diệp lục b, diệp lục a, xantôphyl, carôten Bởi vì các sắc tố thành phần trên được tách ra và vận chuyển theo dung môi hữu cơ với vận tốc khác nhau phụ thuộc vào khối lượng phân tử
Trang 528)Người ta đã khẳng định: Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím Bằng thí nghiệm nào có thể chứng minh điều đó? Hãy giải thích.
* Có thể có nhiều thí nghiệm chứng minh Ví dụ: Thí nghiệm chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá cây rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với iôt Hoặc thí nghiệm chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong môi trường có vi khuẩn hiếu khí Vi khuẩn sẽ tập trung ở hai đầu sợi tảo, nhưng tập trung nhiều hơn ở đầu chiếu ánh sáng đỏ
* Giải thích dựa theo 2 cơ sở lí luận sau đây:
+Thứ nhất: Hiệu quả quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng phôtôn, không phụ thuộc vào năng lượng phôtôn (để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần 48 phôtôn)
+Thứ hai: Trên cùng một mức năng lượng thì số lượng phôtôn của ánh sáng đỏ lớn gần gấp đôi số lượng phôtôn của ánh sáng xanh tím (năng lượng 1 phôtôn ánh sáng xanh tím là 71 kcal/mol, còn năng lượng 1 phôtôn ánh sáng đỏ chỉ có 42 kcal/mol)
29)Hạt tinh bột là gì?
* Hạt tinh bột là một lạp thể dự trữ tinh bột, thường có trong cơ quan quang hợp (lá) và cơ quan dự trữ (củ) Ngoài chức năng dự trữ chúng còn có chức năng sinh lí ở vùng chóp rễ liên quan đến tính hướng trọng lực và đôi khi có tác dụng như các hạt thăng bằng
30)Quang phân li H 2 O là gì?
* Quang phân li H2O là sự phân giải hóa học phân tử nước do ánh sáng Trong quang hợp xảy ra quá trình quang phân li H2O, một quá trình rất quan trọng trong việc cung cấp H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH Quá trình quang phân li H2O được thể hiện sau:
2H2O O2 + 4H+ + 4e–
31)Phôtphorin hóa quang hóa và phôtphorin hóa ôxi hóa là gì?
* Phôtphorin hóa quang hóa là quá trình tạo ra ATP từ ADP và phôtpho vô cơ, xảy ra trong lục lạp khi quang hợp nhờ năng lượng ánh sáng
* Phôtphorin hóa ôxi hóa quá trình tạo ra ATP từ phôtpho vô cơ và ADP trong quá trình hô hấp hiếu khí Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa xảy ra ở ti thể với sự cung cấp năng lượng sản sinh ra từng bước trong chuỗi vận chuyển êlectron từ NADH và FADH2 đến O2
32)Tại sao lại gọi thực vật C 3 , thực vật C 4 , thực vật CAM? Đặc điểm của nhóm thực vật này là gì?
Thực vật C 3 Thực vật C 4 Thực vật CAM(Crassulaceae Acid
Metabolism)
Thực vật quang hợp kiểu
C3 Những thực vật này có
sản phẩm quang hợp đầu
tiên là các hợp chất hữu
cơ có 3 nguyên tử cacbon
trong phân tử – các axit
phôtpho glixêric (APG)
Quá trình cố định CO2 ở
những thực vật này theo
chu trình Canvin
Thực vật quang hợp kiểu
C4 Những thực vật này có sản phẩm quang hợp đầu tiên là các hợp chất hữu
cơ có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử – các axit ôxalô axêtic (AOA) Quá trình cố định CO2 ở các thực vật này theo chu trình Hatch – Slack
Thực vật có quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm và sản phẩm quang hợp đầu tiên là các axit hữu cơ, chủ yếu là axit malic Nhóm thực vật này sống ở vùng khô hạn, sa mạc và bán sa mạc, thường xuyên bị thiếu nước và để tiết kiệm nước đến mức tối đa, các khí khổng đã khép lại vào ban ngày để tránh thoát hơi nước Như vậy, CO2 cũng sẽ không từ không khí vào lá để thực hiện quá trình cố định CO2 vào ban ngày và quá trình này đã chuyển vào ban đêm, khi khí khổng mở
Trang 633)Hãy so sánh quá trình cố định CO 2 ở các nhóm thực vật C 3 , C 4 và CAM về:
-Chất nhận CO 2
-Sản phẩm cố định CO 2 đầu tiên.
-Enzim xúc tác cho quá trình cố định CO 2
-Nơi xảy ra quá trình cố định CO 2
-Thời gian xảy ra quá trình cố định CO 2
34)NAD và NADP là gì?
* NAD (Nicotinamid Adenine Dinucleotid) là dẫn xuất của axit nicotinic, hoạt động như một coenzim trong các phản ứng vận chuyển êlectron ở các chuỗi chuyền êlectron Vai trò của nó là mang các nguyên tử hiđrô và khi đó nó ở dạng khử – NADH
* NADP (Nicotinamid Adenine Dinucleotid Phosphate) là một coenzim giống NAD về phương thức hoạt động Khi mang nguyên tử hiđrô thì ở dạng khử – NADPH Chất này được hình thành trong pha sáng của quang hợp, gắn liền với hoạt động của hệ quang hóa II Chính nó đã mang hiđrô – một sản phẩm của quá trình quang phân li nước từ pha sáng đến pha tối để khử CO2 thành [CH2O] – một sản phẩm hữu cơ đầu tiên trong quang hợp
35)Trong quang hợp: Để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần bao nhiêu ATP và NADPH? Hãy chứng minh điều đó ở thực vật C 3
* Trong quang hợp: Để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần 18 ATP và 12 NADPH
* Ở thực vật C3, một vòng của chu trình Canvin tạo được 1/2 phân tử glucôzơ và sử dụng 9 ATP với 6 NADPH
36)Người ta sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng Hãy nêu nguyên tắc của phương pháp này?
* Dựa trên định nghĩa về điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm ở cường độ ánh sáng đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau Như vậy, nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó, một cây thải
CO2, thì còn một cây vẫn hấp thụ CO2, thì có nghĩa là một cây cần nhiều ánh sáng (cây ưa sáng), còn cây kia cần ít ánh sáng (cây ưa bóng)
37)Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp? Hệ số nhiệt Q 10 là gì?
* Hệ số nhiệt Q10 là hệ số chỉ sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng khi tăng nhiệt độ lên 10oC Hệ số này đối với pha sáng là: 1,1 -1,4; đối với pha tối là: 2 -3 Như vậy, cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ Sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và quang hợp theo chiều hướng: khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25–35oC rồi sau đó giảm mạnh đến 0
38)Cường độ quang hợp là gì?
Enzim xúc tác cho quá trình cố định
CO 2
RDP-cacboxilaza (RuBisCO) PEP-cacbôxilaza Khơng
Nơi xảy ra quá trình cố định CO 2
Lục lạp tế bào mô giậu
Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó
mạch
Lục lạp tế bào mô giậu
Thời gian xảy ra quá trình cố định CO 2 Ban ngày Ban đêm
Trang 7* Cường độ quang hợp là đại lượng đo khả năng quang hợp của thực vật, thường được tính bằng số mg CO2
hấp thụ hay số mg O2 thải ra ( thường sử dụng cho thực vật thủy sinh) trong một đơn vị thời gian và một đơn
vị diện tích quang hợp Cường độ quang hợp P=mg CO2 (hoặc mg O2)/g/giờ
39)Cường độ hô hấp là gì?
* Cường độ hô hấp là đại lượng đo khả năng hô hấp của thực vật, thường được tính bằng số mg CO2 thoát
ra hay số mg O2 hấp thụ trong một đơn vị thời gian và một đơn vị khối lượng Cường độ hô hấp R=mg CO2
(hoặc mg O2)/g/giờ
40)Năng lượng hô hấp là gì?
* Năng lượng hô hấp là năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ được giải phóng trong quá trình hô hấp, bao gồm năng lượng tích lũy trong ATP (khoảng 40%) và năng lượng dưới dạng nhiệt năng
41)Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men về:
-Điều kiện.
-Chuỗi chuyền êlectron.
-Chất nhận H + và êlectron.
42)Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C 3 ?
* Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3, bởi vì:
–Nhóm thực vật này, khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở khí khổng, làm cho sự trao đổi khí qua khí khổng gặp khó khăn: Giảm hàm lượng CO2 từ ngoài không khí vào trong gian bào và O2 từ gian bào ra ngoài không khí –Kết quả là tỉ lệ CO2/O2 giảm mạnh và khi hàm lượng O2 cao đã kích thích enzim RuBisCO hoạt động theo hướng ôxi hóa (ôxiđaza), phân giải RiDP (C5) thành APG (C3) và AG (C2) APG đi vào quang hợp, còn AG ( axit glicôlic) chính là nguyên liệu của hô hấp sáng Quá trình này chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C3
43)Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH 3 Điều đó có đúng không? Vì sao?
* Đúng Vì khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm NH2 thành các axit amin, do đó trong cây sẽ tích lũy quá nhiều NH3, gây độc
44)Những cây lá có màu đỏ có quang hợp không? Vì sao?
* Những cây lá có màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng màu lục bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp không cao
45)Để giảm cường độ hấp đến mức tối thiểu, người ta thường sử dụng những biện pháp bảo quản nào?
* Bảo quản khơ: thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn Hạt trong kho được phơi khơ với độ ẩm 13- 16% tùy từng loại hạt
* Bảo quản lạnh: phần lớn sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, rau quả Chúng thường được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn cĩ nhiệt độ khác nhau
* Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: là biện pháp hiện đại và hiệu quả bảo quản cao Thường được
sử dụng các kho kín cĩ nồng độ CO2 cao hoặc các túi polietilen Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp( khơng quá thấp vì khơng tác dụng, khơng quá cao vì ức chế hơ hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản
Hô hấp Điều kiện Chuỗi chuyền
êlectron
Chất nhận H + và êlectron
Hiếu khí Cần ôxi Có Ôxi, các chất hữu cơ
Kị khí Không
cần ôxi
Lên men Không
Trang 846) Nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa lục lạp ở tb mô giậu và lục lạp ở tb bao bó mạch ở TV C 4 ? Khi loại tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO 2 sẽ tiếp tục như thế nào ở các nhóm TV C 3 , C 4 , CAM? Nêu các phương pháp xác định lá của TV C 3 , C 4 , CAM?
sự khác nhau:
o lục lạp ở tb mô giậu: chủ yếu làm nhiệm vụ pha sáng khối lượng nhỏ, nhưng hạt grana lại rất lớn
o lục lạp ở tb bao bó mạch: chủ yếu làm nhiệm vụ pha tối khối lượng lớn, nhưng hạt grana kém phát triển, đôi khi tiêu biến
Khi loại tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 sẽ vẫn tiếp tục ở TV C3 và C4, nhưng TV CAM thì không
o TV CAM: thường mọng nước
o TV C3: chỉ có 1 loại lục lạp ở tb mô giậu và tinh bột cũng tập trung ở đây
o TV C4: gồm 2 loại lục lạp (lục lạp ở tb mô giậu và lục lạp ở tb bao bó mạch) và các hạt tinh bột chỉ hình thành và tập trung ở lục lạp ở tb bao bó mạch
47)Trong quang hợp ở TV C 4:
Quá trình cacboxi hóa xảy ra ở đâu?
Xảy ra ở lục lạp ở tb mô giậu
Xảy ra ở lục lạp ở tb bao bó mạch
Nguồn CO 2 và các enzim cacboxi hóa cho các quá trình cacboxi hóa đó là gì?
Trong lục lạp ở tb mô giậu:
o CO2 lấy từ không khí
o Enzim thực hiện: PEP- cacboxilaza
o CO2 lấy từ quá trình đecacboxi hóa AM
o Enzim thực hiện: Ribulozo điphotphat cacboxilaza
TV C 4 thực hiện quá trình này ở trong điều kiện nào?
Trong điều kiện nhiệt đới có nguồn ánh sáng cao và nhiệt độ cao
48)Cho một số hạt đậu lấy từ kho giống:
o Cần điều kiện gì trước tiên cho hạt nảy mầm? giải thích?
Điều kiện trước tiên: NƯỚC vì nước tạo mt thích hợp( hệ keo nhớt nguyên sinh) cho các hoạt động trao đổi chất, mà trước hết là hô hấp
o Có thể dùng chất gì để kích thích nảy mầm nhanh và đạt tỉ lệ nảy mầm cao?
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nhóm giberelin
o Mô tả thí nghiệm để chứng minh ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin trên các mầm của hạt
đậu?
Cho các hạt nảy mầm rồi cắt mầm chính, sau 1 thời gian ngắn, 2 chồi bên sẽ xuật hiện
o Làm thế nào để xác định 1hạt đậu đang nảy mầm và 1hạt đậu chưa nảy mầm?
Hạt đang nảy mầm hô hấp hiếu khí sẽ rất mạnh tinh bột bị biến thành đường, rồi biến thành các axit hữu cơ Do đó, để xác định xác định 1hạt đậu đang nảy mầm và 1hạt đậu chưa nảy mầm, ta chỉ việc nghiền nhỏ hạt, nhuộm bột nghiền với iot và phân biệt màu sắc khi nhuộm
49)Thành phần a`s sau khi xuyên qua tán lá cây sẽ ntn? Trong cùng một cây nhưng lá mọc ở ngoài sáng
và lá mọc trong bóng râm có màu sắc khác nhau ntn? Giải thích?
Thành phần các tia sáng đơn sắc sẽ thay đổi khi xuyên qua tán lá cây: tia đỏ và lam bị giảm nhiều nhất do bị diệp lục tố a và b hấp thụ còn tia lục hầu như không bị hấp thụ
lá mọc ở phía nhiều a`s có màu nhạt vì số lượng diệp lục tố ít, tỉ lệ diệp lục tố a cao Lá mọc nơi ít a`s có màu đậm hơn vì số lượng diệp lục tố nhiều, tỉ lệ diệp lục tố b cao hơn
Giải thích: do sự thích nghi trong quá trình quang hợp
o Khi cường độ a`s mạnh thì lá mọc nơi nắng nhiều có cường độ quang hợp cao hơn vì nhiều diệp lục tố a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài( tia đỏ)
Trang 9o Khi cường độ a`s yếu thì cường độ quang hợp ở lá mọc phía trong bĩng râm cao hơn vì diệp lục tố b cĩ nhiều ở các lá này cĩ khả năng hấp thụ tia sáng cĩ bước sĩng ngắn( tia xanh, tím)
50)Tại sao nhiều lồi cây trồng khi gặp đk khơ, nắng nĩng thì hiệu suất quang hợp giảm sút? Giải thích?
Hiện tượng làm giảm hiệu suất quang hợp khi gặp đk thời tiết khơ hạn, nắng nĩng là do hiện tượng hơ hấp sáng
Giải thích: Khi gặp đk thời tiết khơ hạn, nắng nĩng các lỗ khí ở lá khép kín để chống lại sự thốt hơi nước làm giảm hàm lượng CO2 trong khoang khí ở lá giảm tỉ lệ CO2/ O2 giảm làm cho enzim Rubiscocacboxilaza mất hoạt tính trong việc cố định CO2, hoạt tính Rubiscocacboxilaza với O2 tăng sẽ tạo nhiều photphoglicolat trong hơ hấp sáng làm giảm hiệu suất quang hợp
51)Tại sao trong bảo quản nơng sản thực phẩm phải khống chế hoạt động hơ hấp?
Để giữ đến mức tối đa số lượng và chất lượng nơng sản thực phẩm bảo quản, phải khống chế hoạt động
hơ hấp vì:
Hơ hấp làm tiêu hao chất hữu cơ giảm số lượng và chất lượng các đối tượng được bảo quản
Hơ hấp làm tăng nhiệt độ của mt bảo quản tăng cường độ hơ hấp của đối tượng bảo quản
Hơ hấp làm tăng độ ẩm của mt bảo quản đối tượng bảo quản đối tượng bảo quản chĩng bị hư hỏng
Hơ hấp làm thay đổi thành phần khí trong mt bảo quản: lượng O2 giảm, lượng CO2 tăng đến một giới hạn nào đĩ đối tượng bảo quản chuyển sang dạng hơ hấp kị khí đối tượng nhanh chĩng bị phân hủy
52)Quang hơ hấp thường xảy ra ở nhĩm thực vật nào? thường xảy ra ở nhĩm TV C3
Tại sao cĩ nhiều nhĩm TV khơng cĩ hiện tượng quang hơ hấp?
TV CAM, C4 khơng cĩ hiện tượng quang hơ hấp vì: khi hàm lượng CO2 cạn kiệt thì chất nhận CO2 đầu tiên là PEP chứ khơng là Ribulozo- 1,5- điphotphat để tạo sản phẩm đầu tiên của pha tối là AOA, chất này
sẽ cung cấp CO2 cho chu trình Canvin
53)Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung mơi hữu cơ? Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhĩm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
- Sắc tố của lá khơng tan trong nước chỉ hịa tan trong dung mơi hữu cơ Mỗi nhĩm sắc
tố thành phần cĩ thể hịa tan tốt trong một dung mơi hữu cơ nhất định Sắc tố quang hợp ở lá xanh gồm 2 nhĩm: clorophyl và carotenoit
- Lớp dưới cĩ màu vàng là màu của carotenoit hịa tan trong benzen Lớp trên cĩ màu xanh lục là màu của clorophyl hịa tan trong axeton
54)Tại sao hạt nảy mầm lại tỏa nhiệt? hệ số hiệu quả năng lượng hơ hấp là gì?
- Trong hạt đang nảy mầm, qt hơ hấp diễn ra rất mạnh vì qt hơ hấp sẽ cung cấp năng lượng và các chất trung gian cho qt hình thành mầm rễ, mầm thân và một cá thể mới trong tương lai Tuy nhiên, qt hơ hấp chỉ tích lũy 50% năng lượng trong ATP Một nửa số năng lượng cịn lại của nguyên liệu hơ hấp được thải ra dưới dạng nhiệt năng Chính vì vậy, khi hơ hấp, đối tượng
hơ hấp sẽ tỏa nhiệt
- Hệ số hiệu quả năng lượng hơ hấp là tỉ số ( %) giữa năng lượng tích lũy trong ATP thu được trong hơ hấp và số năng lượng chứa trong nguyên liệu hơ hấp.
55)Giải thích tại sao những buổi trưa hè, nắng gắt khí khổng thường khép kín?
* Phản ứng đóng khí khổng chủ động vào những giờ ban trưa, vào những trưa hè nắng gắt là do cây bị mất nước >15% hoặc lúc cây bị hạn không lấy được nước (gọi là phản ứng đóng thủy chủ động)
Cơ chế đóng khí khổng:
–Tế bào khí khổng mất nước nên sức trương giảm, K+ từ tế bào hạt đậu thoát ra ngoài áp suất thẩm thấu giảm
–Lá và rễ cây tiết nhiều axit abxixic (AAB) gây hiện tượng đóng khổng
56)Vì sao hạn hán làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản?
Trang 10* Mô thiếu nước làm nhiệt độ tăng cao, hệ keo chất nguyên sinh bị biến tính.
* Hệ enzim bị phân hủy, cường độ quang hợp giảm
* Các quá trình tổng hợp trong tế bào giảm, các quá trình phân hủy tăng
* Prôtêin bị phân giải sinh nhiều NH3 gây độc cho cây
57)Cường độ thoát hơi nước phụ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh nào?
* Nhiệt độ: nhiệt độ môi trường tăng làm tăng sự thoát hơi nước Phần lớn các loại cây có cường độ thoát hơi nước cực đại ở nhiệt độ từ 30–40oC
* Ánh sáng: tác động lên phản ứng mở quang chủ động của khí khổng, làm tăng nhiệt độ trên bề mặt lá, làm tăng tính thấm của tế bào
* Gió: làm tăng sự thoát hơi nước của cây do làm tăng độ chênh lệch về ẩm độ giữa phòng khí và môi trường ngoài
* Tính chất lí hóa của đất cũng làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: đất thiếu nước làm cho lá và rễ tiết nhiều axit abxixic làm đóng lỗ khí
58)Tại sao khi trời nắng to ta không nên tưới nước cho cây?
* Cường độ ánh sáng cao khí khổng đóng không tạo được lực hút nước
* Khi tưới nước nhiệt độ xung quanh tăng lá cây dễ bị héo
59)Tại sao có một số nguyên tố khoáng cây chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu thì cây sẽ bị bệnh?
* Các nguyên tố vi lượng là các thành phần của enzim có vai trò hoạt hóa các enzim, kết hợp với các chất hữu cơ (Mg trong chất diệp lục, Cu trong xitôcrôm, …) tham gia các quá trình tổng hợp, quá trình trao đổi chất trong cơ thể Do đó, nếu thiếu các nguyên tố này thì các quá trình sinh lí trong cơ thể bị trở ngại cây
bị bệnh
60)Vì sao đất thoáng sẽ thuận lợi cho việc hút nước và chất khoáng?
Vì sao đất chua lại nghèo chất dinh dưỡng?
Vì sao đất trồng cây một thời gian thì hóa chua và nghèo chất dinh dưỡng?
* Đất thoáng sẽ thuận lợi cho việc hút nước và chất khoáng vì có nhiều ôxi, hoạt động hô hấp của rễ hữu
hiệu, tạo ATP để thực hiện quá trình hút nước, hút khoáng một cách chủ động
* Đất chua nghèo chất dinh dưỡng vì các ion H+ của dịch đất sẽ thay thế các cation hút bám trên bề mặt keo đất làm chúng dễ dàng bị rửa trôi hoặc lắng xuống các tầng đất sâu
* Bình thường trong đất các cation thường hút bám trên bề mặt keo đất nhưng khi trồng cây, cây thải hàng loạt chất trong đó có ion H+ (sản phẩm của quá trình hô hấp) vào dịch đất làm đất bị chua và dẫn đến sự rửa trôi các cation
61)Thế nào là đạm sinh học? Tại sao trồng xen kẽ hoặc trồng luân canh các cây họ đậu với cây ngũ cốc thì độ phì của đất tăng?
* Đạm sinh học là dạng đạm do các vi sinh vật tổng hợp từ N2 tự do bằng các phản ứng sinh học dưới tác dụng xúc tác của enzim nitrôgenaza NH3
* Trồng xen kẽ hoặc trồng luân canh các cây họ đậu với cây ngũ cốc thì độ phì của đất tăng vì:
–Tăng cường nguồn đạm sinh học cho cây trồng: do vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với rễ đậu có khả năng đồng hóa N2 tự do cung cấp một phần cho đậu, phần khác cung cấp cho đất và qua đó cung cấp cho ngũ cốc
–Rễ đậu có khả năng tiết axit biến các hợp chất khoáng khó tan thành dễ tan nhờ đó rễ cây hấp thụ dễ dàng