1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Ly thuyet gdcd 9 bai 4 moi 2023 10 cau trac nghiem bao ve hoa binh

6 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ hòa bình
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Giáo Dục Công Dân
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 533,15 KB

Nội dung

GDCD 9 BÀI 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH Phần 1 Lý thuyết GDCD 9 Bài 4 Bảo vệ hòa bình I Khái quát nội dung câu chuyện * Câu chuyện 1, 2 và 3 Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 chết khoảng 10 triệu người Ch[.]

Trang 1

GDCD 9 BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH Phần 1: Lý thuyết GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1, 2 và 3

- Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 chết khoảng 10 triệu người

- Chiến tranh lần thứ 2 chết khoảng 60 triệu người, thiện hại nhiều về tiền của, tài sản

- Khoảng 2 triệu trẻ em bị chết

- Hơn 6 trịêu trẻ em bị thương tích hoặc tàn phế

- Khoảng 20triệu trẻ em phải sống bơ vơ, do mất nhà cửa

- hơn 300.000 trẻ em ở tuổi thiếu niên phải cầm súng giết người

* Bức tranh 4

- Bức tranh nói lên sự tàn khốc của, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và phải bảo vệ hoà bình

- Chiến tranh gây ra thảm hoạ cho loài người

- Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

- Một số nước quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn

Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Đức, Ý, Úc (Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện)

- Chúng ta cần hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia

⇒ Ý nghĩa: Để ổn định và phát triển, các nước trên thế giới và Việt Nam cần có nền chính trị ổn định, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển

II Nội dung bài học

Trang 2

2.1 Khái niệm

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia

Việt Nam quan hệ ngoại giao với Đan Mạch trên tinh thần hòa bình, hợp tác và

cùng phát triển.

- Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang

- Diễn biến hòa bình là sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài

2.2 Tình hình thế giới hiện nay

Các quốc gia vẫn xẩy ra chiến tranh và xung đột vũ trang Việc bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của mọi dân tộc, mọi quốc gia và bản thân mỗi người

Trang 3

2.3 Trách nhiệm của mỗi người

Phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

Phần 2: Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Câu 1: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A Diễn biến hòa bình

B Diễn biến chiến tranh

C Diễn biến cục bộ

D Diễn biến nội bộ

Đáp án A

Câu 2: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì… Trong dấu “…” là?

A Hòa bình, hợp tác và phát triển

B Hòa bình, dân chủ và phát triển

C Hòa bình, hữu nghị và phát triển

D Hòa bình, độc lập và phát triển

Đáp án D

Câu 3: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh

em thì em sẽ làm gì?

Trang 4

A Đánh lại.

B Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề

C Báo với công an

D Báo với gia đình

Đáp án B

Câu 4: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ

B Coi như không biết

C Làm theo các đối tượng lạ

D Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết

Đáp án D

Câu 5: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng

B Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người

C Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới

D Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 6: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A 30/4/1975

Trang 5

B 01/5/1975.

C 02/9/1945

D 30/4/1954

Đáp án A

Câu 7: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A Lắng nghe ý kiến của mọi người

B Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn

C Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa

D Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 8: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ?

A Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn

B Cãi nhau với hàng xóm

C Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người

D Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 9: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

A Hợp tác

B Hòa bình

C Dân chủ

D Hữu nghị

Trang 6

Đáp án B

Câu 10: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

A Bảo vệ hòa bình

B Bảo vệ pháp luật

C Bảo vệ đất nước

D Bảo vệ nền dân chủ

Đáp án A

Ngày đăng: 19/02/2023, 09:32

w