1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nhiếp ảnh ra đời từ kỹ thuật doc

7 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 101,89 KB

Nội dung

Nhiếp ảnh ra đời từ kỹ thuật Các nhà lý luận, dù cho chính kiến nào, đ ều nhất trí thừa nhận nhiếp ảnh thuộc phạm trù nghệ thuật. Nhiếp ảnh được sinh ra từ thiên tài k ỹ thuật của con người. Nhiếp ảnh là một loại hình có kh ả năng ghi lại thế giới hiện thực từ không gian ba chiều lên m ặt phẳng hai chiều, thông qua ánh sáng, mầu sắc, bố cục.v.v Thật vậy, lúc mới ra đời nhiếp ảnh vốn chỉ là phương pháp k ỹ thuật, bắt nguồn từ những kiến thức khoa học tự nhiên, nh ằm ghi lại hiện thực một cách nhanh chóng và chính xác. Kể từ khi công bố ph ương pháp làm ảnh Daguerre năm 1839, nhiếp ảnh chỉ dừng lại góc độ kỹ thuật nhằm ghi chép hình ảnh tự nhiên. Nhưng lịch sử nhiếp ảnh chứng minh rằng, nhiếp ảnh vừa là v ấn đề kỹ thuật lại vừa mang yếu tố không kém phần quan trọng là nh ằm bảo tồn các giá trị tài liệu cũng như giá trị thẩm mỹ mà bức ảnh ghi lại đư ợc. Do đó mối quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh là m ột thể thống nhất. Trong quá trình phát tri ển của nghệ thuật nhiếp ảnh, mối quan hệ đó có tác động lẫn nhau mạnh mẽ nhất. Như chúng ta đã biết, quá trình sáng tạo nghệ thuật là cả một quá tr ình tư duy hình tượng lau dài bao gồm cả mặt tinh thần lẫn vật chất. T ư duy hình tượng về mặt vật chất, tức là phải suy nghĩ xem cần d ùng phương pháp kỹ thuật nào để xử lý vật chất nhằm xây dựng n ên hình thức nghệ thuật cho tác phẩm. Trong tất cả mọi trư ờng hợp hoạt động sáng tạo nghệ thuật đều phải dùng một loại kỹ thuật nhất định để thể hiện tư ởng nghệ thuật, nếu có khác nhau là về mức độ phức tạp của kỹ thuật mà thôi. Ch ẳng hạn trong nghệ thuật điêu khắc, để đạt được pho tư ợng nghệ thuật cần sử dụng kỹ thuật đúc đồng. Trên quan điểm đó, việc sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh sao cho đạt đư ợc nghệ thuật, về nguyên tắc không có gì là mâu thuẫn. Vì v ậy quan điểm cho rằng nhiếp ảnh là “nghệ thuật của máy móc”, nên nhi ếp ảnh không thể trở thành nghệ thuật là một sai lầm cơ bản. Cần khẳng định rằng: Không một ngành văn học nghệ thuật n ào phát triển lại không cần đến kỹ thuật, chỉ có điều mức độ lệ thuộc vào k ỹ thuật nhiều hay ít. Do không nắm vững quan điểm này, một số nhà lý luận khi ph ê bình thư ờng đem so sánh giá trị nghệ thuật của một bức ảnh với một bức tranh. Họ cho rằng bức tranh được hình thành từ duy sáng t ạo của cái đầu và được thể hiện bằng cái tay của nhà họa sĩ. Còn bức ảnh l à kết quả của máy móc và các bi ện pháp kỹ thuật. Cần hiểu rằng: máy ảnh đối với nhà nhiếp ảnh, cũng như chi ếc bút lông đối với họa sĩ, phim ảnh đối với nhiếp ảnh cũng như bột mầu, sơn dầu, thuốc nư ớc đối với họa sĩ. Tất cả những thứ đó là s ản phẩm công nghiệp, thuộc về kỹ thuật. Nhưng không phải bất cứ họa sĩ nào c ũng có bút lông, mầu dầu, bột mầu đều có thể sáng tạo nên tác phẩm. Cũng như th ế, không phải nhà nhiếp ảnh nào có máy ảnh, phim thậm chí có máy ảnh tốt nhất, kỹ thuật tốt nhất đều có thể sáng tạo nên tác ph ẩm. Bởi tác phẩm chỉ có thể sáng tạo ra từ những nghệ sĩ tài ba giàu kinh nghi ệm, có duy sáng tạo, có khả năng làm chủ kỹ thuật mới “chộp” đư ợc những “khoảnh khắc thăng hoa” có sức biểu hiện cao nhất của dòng thác sự kiện. Tất nhiên đ ối với nhiếp nảh không ngoại trừ yếu tố ngẫu nhiên. Nghĩa là trong một số trường hợp có những nhà nhi ếp ảnh rất bình thường, ngẫu nhiên gặp những sự kiện có ý nghĩa xã h ội xẩy ra họ ghi lại được hình ảnh đó, và trở thành nổi tiếng, nhưng sau ti ếng vang đó, hầu như bị lãng quên, nếu như ảnh ta không chịu nâng cao trình độ. Đối với nhiếp ảnh có đầy đủ bản lĩnh, nắm vững kỹ thuật, có đầu óc t ư duy sáng tạo, trong mọi hòan c ảnh, họ đều có khả năng chủ động sáng tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp ngẫu nhiên g ặp những “sự kiện” chắc chắn họ dễ dàng đạt được giây phút điển hình nh ất, có sức hấp dẫn đối với người xem. Chiếc máy ảnh, phim giấy chỉ là phương tiện kỹ thuật đối với nh à nhiếp ảnh, cũng như chiếc đàn đối với nhạc sĩ. Phương tiện kỹ thuật l à yếu tố cần thiết và quan trọng nhưng không phải là y ếu tố quyết định để nhà nhi ếp ảnh tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao về nội dung lẫn hình thức. Chúng ta đều biết rằng nhiệm vụ nghệ thuật là cũng một lúc vừa làm nhịêm vụ tạo hình vừa làm nhi ệm vụ diễn đạt cảm xúc. Với sự giúp đỡ của kỹ thuật, nghệ thuật nhiếp ảnh có giải quyết được nhiệm vụ n ày không? Đó chính là mấu chốt của mối quan hệ giữa kỹ thuật và ngh ệ thuật nhiếp ảnh. Lịch sử nhiếp ảnh đã chứng minh rằng con ngư ời nắm vững kỹ thuật, làm chủ kỹ thuật sẽ dễ dàng gi ải quyết nhiệm vụ nghệ thuật một cách hiệu quả nhất. Trong nhiếp ảnh hiện đại, nhiều khâu kỹ thuật đã t ự động hóa khép kín. Nhưng để có một tác phẩm ảnh thành công không th ể không có sự tham gia sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ. Cần phải khẳng định rằng th ành công của một tác phẩm bắt nguồn từ duy sáng tạo của con người v à khi nó trở thành một tác phẩm là do con ngư ời điều khiển kỹ thuật để phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình. Nói cách khác: tác phẩm l à do tài năng của con người quyết định. Bởi sự tham gia tích cực của con ngư ời vào quá trình sáng tạo tác phẩm, bắt đầu từ khâu lựa chọn đối tượng v à phạm vi phản ánh, lựa chọn góc độ chụp, thời cơ bấm máy. Sau đó l à khâu xử lý buồng tối. Đối với nhà nhiếp ảnh có hai yếu tố không phụ thuộc vào ý đ ồ sáng tác nghệ thuật, đó là sự hiện diện của đối mô tả và việc ghi lại hình ảnh đó lên phim được thực hiện theo nguyên lý quang học và v ật lý học, chứ không phim theo nguyên tắc mỹ học. Nói cho cùng thì không một lĩnh vực nghệ thuật nào mà ở đó ngư ời ngh ệ sĩ không bị những hạn chế nhất định. Nói cách khác sự tự do biểu hiện của nhà nghệ sĩ bị hạn chế bởi những nguyên nhân k ỹ thuật: đặc tính vật liệu, máy móc, kỹ thuật và phương pháp sáng tác của loại hì nh nghệ thuật đó. Về mặt này ngh ệ thuật nhiếp ảnh không có một ngoại lệ nào. Trong khi xem xét quan hệ giữa kỹ thuật và ngh ệ thuật nhiếp ảnh thường có hai khuynh hư ớng đối lập: hoặc xem nhẹ hoặc đề cao đến mức phủ nhận cả tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ. C ần phải thừa nhận rằng tấm ảnh là sản phẩm của nhà ch ế tạo máy móc, phim, giấy, hóa chất công việc của nhà nhiếp ảnh nằm trên tấm ảnh đó – Và cáic ông việc đó mới chính là tác phẩm. Như vậy muốn tạo nên tác phẩm tốt, ngoài duy sáng tạo, nhà nhi ếp ảnh phải hiểu biết tường tận kỹ thuật, tức là nắm: quang lý, quang h ình, hóa chất, cơ quang, kỹ thuật số Tóm lại là ph ải biết sử dụng, điều chỉnh kiểm tra các phương tiện kỹ thuật cũng như các quá trình k ỹ thuật. Đó là những yếu tố quan trọng giúp nhà nhiếp ảnh dành đư ợc kết quả cao trong sáng tạo nghệ thuật. Do đó thành công c ủa một tác phẩm không thể không tính đến yếu tố kỹ thuật. Vì th ế trong nhiều cuộc thi và triển lãm ảnh nhiều ảnh bị, mặc dù nội dung tư ởng rất tốt, những việc xử lý kỹ thuật quá kém. Vì vậy nếu coi nhiếp ảnh chỉ là m ột sự sao chép hiện thực một cách trung thành nhất (xử dụng kỹ thuật thành thạo) thì việc xã h ội hóa nhiếp ảnh rất dễ dàng. Nhưng nhiếp ảnh là m ột nghệ thuật (vừa nắm vững kỹ thuật vừa có đầu óc duy sáng tạo) thì để trở thành m ột nghệ sĩ không phải là dễ. . Nhiếp ảnh ra đời từ kỹ thuật Các nhà lý luận, dù cho chính kiến nào, đ ều nhất trí thừa nhận nhiếp ảnh thuộc phạm trù nghệ thuật. Nhiếp ảnh được sinh ra từ thiên tài k ỹ thuật của. giúp đỡ của kỹ thuật, nghệ thuật nhiếp ảnh có giải quyết được nhiệm vụ n ày không? Đó chính là mấu chốt của mối quan hệ giữa kỹ thuật và ngh ệ thuật nhiếp ảnh. Lịch sử nhiếp ảnh đã chứng. móc, kỹ thuật và phương pháp sáng tác của loại hì nh nghệ thuật đó. Về mặt này ngh ệ thuật nhiếp ảnh không có một ngoại lệ nào. Trong khi xem xét quan hệ giữa kỹ thuật và ngh ệ thuật nhiếp ảnh

Ngày đăng: 29/03/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w