1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tản mạn về Thư Pháp pdf

10 598 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 179,56 KB

Nội dung

Tản mạn về Thư Pháp Xem tranh thư pháp , nhất là với những nét đan thanh, thoát tục, hào sản, hùng vĩ, con người tiêu dao nhàn tản trong thiên nhiên bao la, ta không khỏi nghĩ đến Đạo của Lão tử, và thuyết Vô vi của Trang Tử. Đôi khi, cái không khí trầm mặc của những bức họa cũng không khỏi làm cho ta nghĩ đến cái tinh thần của Thiền đạo. Mặt khác, cái đẹp trang trọng, cổ kính, rất tế nhị, mà cũng rất hoành tráng của chúng, không khỏi chinh phục con mắt thẩm mỹ của ta. Tuy nhiên, sự cảm thụ thẩm mỹ ấy đôi khi cũng bị giới hạn, vì ta không nắm bắt được hết những cái tinh tế của các tác phẩm về mặt nghệ thuật, cũng như về mặt nội dung tư tưởng. Đôi khi, ta tự hỏi, trong cái cõi mênh mông ấy, con người, một sinh vật cỏn con, với tầm nhìn giới hạn của mình, làm sao mà có thể nhìn thấy được hết cả gần, xa, tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau? Thực ra, những điều bí ẩn, tinh tế lớn nhất có lẽ là những tư tưởng triết lý ở đằng sau chúng. Mà điều này, lại thấy được nói đến trong Kinh Dịch (còn được gọi là Chu Dịch), một cuốn sách ra đời cách đây đã trên 2000 năm, và thông thường chỉ được dùng nhiều cho việc bói toán! Dường như trong từng đường nét, bố cục của thư pháp ít nhiều liên quan đến những tư tưởng triết học Phương đông: khí, ý, thần; rồi đến các quy tắc về hình, tượng, về cách dùng bút, mực và màu sắc; cuối cùng, là quy tắc về cách bố trí sự vật trong không gian. Khái niệm “Ý” cũng là một khái niệm có tính chất triết lý, mà nguồn gốc cũng là ở Kinh Dịch. Thư Pháp, thực chất là một sự theo đuổi siêu hình, chứ không phải là một sự mô phỏng hay tái hiện giản đơn sự vật bên ngoài. Nhà thư Pháp không chỉ thể hiện hình tượng của sự vật, mà chủ yếu là cái hàm ẩn trong hình tượng, khiến cho hình tượng tràn đầy sức sống. Thể hiện sự biến hóa chưa đủ, mà còn phải thể hiện được cả cái tâm linh và sinh mệnh của chữ. Nhịp điệu trong ngôn ngữ nghệ thuật phương Tây, mặc dầu chỉ giới hạn ở một nội dung cụ thể, là thể hiện cái cấu trúc và cái bản chất của sự vật, nói lên sự sống của nó, hoặc cái động cơ, cái hàm ý chứa ẩn trong nó, tuy cũng gần với hai khái niệm khí và thần, song, trong khi khái niệm nhịp điệu có gốc rễ từ sự quan sát và nhận thức khoa học, thì các khái niệm khí, ý và thần lại có một nội dung triết lý cao siêu, mặc dầu vẫn xuất phát từ con người và lấy sinh mệnh con người làm gốc. Có thể nói rằng, phần lớn những quy tắc kể trên của thư pháp có gốc rễ từ những tư tưởng triết học cổ đại, từ quan niệm về Đạo, về vũ trụ, về âm - dương, về sự đối lập hài hòa của sự vật và của các cặp phạm trù như cương nhu, sáng tối , về sinh mệnh của vũ trụ và con người. Những tư tưởng triết lý này, cùng với một số tư tưởng về nghệ thuật và về văn học đã được ghi lại ở trong Kinh Dịch. Xuất hiện vào nửa đầu thời Chiến quốc (476-221 tr.C.N.) và được tiếp tục vào các thời Tần-Hán (thế kỷ III tr.C.N.), Kinh Dịch là một tác phẩm của nhiều tác giả. Tư tưởng trong Kinh Dịch dung hoà cả tư tưởng của Khổng tử, Lão tử và Âm dương gia, và thường được dùng trong việc bói toán. Tuy nhiên, nó có cái độc đáo là đã triển khai nhiều tư tưởng triết học có trước nó, hoặc của chính nó, liên quan đến nghệ thuật và văn chương.Những tư tưởng trong Kinh Dịch, tư tưởng về sự đối lập hài hoà của sự vật, về thuyết âm dương, nên chăng dựa trên quan điểm mỹ học phát triển ngày một cụ thể và phong phú thêm: 1. Mọi sự vật trong thiên hạ, tất cả đều không ngoài âm, dương. Lấy ánh sáng mà bàn: sáng là dương, tối là âm; lấy ngôi nhà mà bàn, bên ngoài là dương, bên trong là âm; lấy vật thể mà bàn, cao là dương, thấp là âm; lấy đắp vun mà bàn, chỗ nhô lên là dương, chỗ thụt xuống là âm Vì có âm, có dương, nên nét bút có hư, có thực. 2. Viết thư pháp, quan trọng nhất là phải biểu đạt được tính tình của chữ, vẽ được tính tình của nó, thì vẽ được cái thế nhấp nhô ôm bọc, như nhảy như ngồi, như cúi ngẩng, như buộc chân, tự nhiên tình của chữ là tình của ta, mà hạ bút không đuối. Cũng vẽ được cái thế sóng trào cuồn cuộn, như hoa văn như kỳ lân, như mây cuốn, như nộ dâng, như mặt quỷ, tự nhiên tình sông nước là tình ta, mà hạ bút không cứng nhắc. 3. Chữ có phản có chính, có nghiêng có lệch, có tụ có tán, có gần có xa, có trong có ngoài, có hư có thực, có đứt có liền, có tầng lớp, có phong trí, có phiêu diêu, đấy là nét lớn của cuộc sống. Nếu không như thế, làm sao khiến cho dưới ngòi bút lại có thai có cốt, có khai có hợp, có thể có dụng, có hình có thể, có củng có lập, có quỳ có nhảy, có xung lên mây, có thế bàng bạc, có cheo leo, có gập ghềnh, có hiểm có yếu tất cả đều linh thiêng và đủ thần dị. Xem như vậy, không gian trong các bức thư pháp không phải chỉ là không gian thị giác, mà là không gian hư cấu, trong đó vai trò của bố cục chiếm một địa vị quan trọng, dựa trên một nền phông tư tưởng triết lý và mỹ học của Kinh Dịch về vũ trụ và con người, về sinh mệnh, nhằm thể hiện sức sống dồi dào của trời đất muôn vật và loài người, trên cơ sở tình và vật giao hoà lẫn nhau, con người và thiên nhiên thống nhất. Lược Dịch từ Terredeshommes Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn. Trong khoảng thời gian ấy, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho cả năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài. Khai bút để bắt đầu một năm mới tốt lành Tục khai bút thường chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Tục này xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết. Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn một giờ tốt để làm lễ khai bút. Đây cũng chỉ là một lễ tượng trưng, gọi là để bắt đầu sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới. Có người chỉ viết lên ngày, tháng đánh dấu việc khai bút, nhưng cũng có người sáng tác cả một tác phẩm đầu năm cho lúc khởi đầu này. Cũng có người viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp rộng mở. Những ông đồ hay Nho sĩ khai bút thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà. Tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ bao lâu nay, nó vẫn được mọi người đề cập đến nhiều trong cuộc sống, nhất là những ngày đầu năm. Và, không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để làm việc này, từ ngày mùng 1 Tết cho đến những ngày sau đó. Khai bút đại cát - người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau. Hải Lưu Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo (bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: “Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình” (học tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm). Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã). Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp, nên gọi tên là thư đạo (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học. Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: “Học thư vô nhật bất lâm trì” (học thư pháp chẳng ngày nào mà không “vào ao”). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc). Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó. Thời của Trương Chi, giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vải lụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục. Giới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng, các đại thư gia thường phải mất vài chục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi nên Vương Hi Chi (đời Tấn) đã bỏ ra 15 năm luyện chữ, bắt đầu từ chữ vĩnh 永 (mãi mãi). Chữ vĩnh bao quát tám nét cơ bản của chữ Hán (gọi là vĩnh tự bát pháp 永字八法) và là bài tập nền tảng cho người mới học thư pháp. Nhưng vĩnh tự bát pháp chính thức được nghiên cứu có qui củ kể từ nhà sư Thích Trí Vĩnh (tục gọi Vĩnh thiền sư) đời Tùy. Vị cháu bảy đời này của Vương Hi Chi cũng là một tấm gương khổ luyện thư pháp. Ông tu ở chùa Vĩnh Hân, huyện Ngô Hưng. Ông xây lầu và ở trên đó không xuống suốt 40 năm để khổ luyện thư pháp (Đăng lâu bất hạ tứ thập niên), bút cùn vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửa bị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại. Nhà sư Hoài Tố đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trên lá chuối mà thành danh thảo thánh. Vương Hiến Chi thuở nhỏ luyện chữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh. Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánh nhị Vương. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiên tập từ đời Tấn đến nay. Những người say đắm thư pháp nhiều vô kể. Mỗi một đời đều có một số đại thư gia, từ vua chúa đến sĩ dân. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) lúc rỗi lấy ngón tay viết chữ trong không khí (trừu không luyện tự), nửa đêm tốc dậy thắp đuốc luyện Lan Đình (mặc tích của Vương Hi Chi). Lương Vũ Đế cực kỳ hâm mộ mặc tích của họ Vương, cho người đi sưu tầm tất cả tác phẩm của Vương Hi Chi, truyền lệnh cho mọi người trong cung phủ phải lấy các thư thể của họ Vương làm chuẩn, rồi sai Chu Hưng Tự soạn Thiên Tự Văn và cho người mô phỏng bốn thư thể chân, thảo, lệ, triện của họ Vương mà chép Thiên Tự Văn để dạy chữ Hán và thư pháp cho các con em trong cung phủ. Chu Hưng Tự là văn quan kỳ tài, chỉ dùng 1000 chữ Hán cơ bản viết thành từng câu bốn chữ (không chữ nào lập lại) mà giảng giải được mọi lý lẽ trên đời. Tác phẩm nổi tiếng này không chỉ là sách giáo khoa khải mông (dạy trẻ) từ đời Lương đến đời Thanh mà còn là bí kíp rèn luyện thư pháp cực kỳ quan trọng cho đến ngày nay. Trí Vĩnh thiền sư sao chép 800 bản Thiên Tự Văn theo chữ hành và chữ thảo phổ biến cho các tự viện. Các thư gia đều có bản Thiên Tự Văn với thư thể của riêng mình, như Âu Dương Tuân đời Đường, Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên, vv cho đến các thư pháp gia Trung Quốc hiện đại. Lịch sử phát triển của thư pháp xuôi theo lịch sử phát triển của chữ Hán. Các thư gia Trung Quốc nhiều vô kể, mỗi người chuyên trị một thư thể, có người vừa là thư gia vừa là họa gia, nếu liệt kê đầy đủ phải là một danh sách dài dằng dặc. Việc học thư pháp xưa nay khởi đầu bằng khải thư, khi thuần thục mới chuyển sang hành thư và thảo thư hoặc triện thư. Người học thư pháp luôn cần có thầy, không thể nào tự học được, phải chứng kiến kỹ pháp của thầy mới lĩnh hội được bút ý, có những kỹ pháp cần giảng giải trực quan không thể nào đọc sách mà hiểu. Vai trò của thầy rất quan trọng: phá mê và giải hoặc. Người mới học thường có ảo tưởng về nét bút của mình, người thầy phải chỉ ra những nét sai của họ, đó là phá mê. Giảng cho họ những điều chưa thông suốt hay hoài nghi, đó là giải hoặc. Nhiều học viên quá nôn nóng, muốn đốt giai đoạn nên bắt đầu tự học hành thư và thảo thư. Hậu quả tai hại là nét bút không có gân cốt, muốn quay về luyện khải thư thì cũng khó: nét bút đã thành bệnh tật. Thế hệ nhà Nho tiền bối của Việt Nam có rất nhiều vị thư pháp rất đẹp như Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Long Cát, vv Nhưng giới nghiên cứu Hán Nôm chưa có ai quan tâm nghiên cứu về mảng thư pháp trong di sản Hán Nôm của tổ tiên để lại, thật là đáng tiếc. Hiện nay ở Việt Nam, cụ Lê Xuân Hòa là thư gia rất nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. . Tản mạn về Thư Pháp Xem tranh thư pháp , nhất là với những nét đan thanh, thoát tục, hào sản, hùng vĩ, con người tiêu dao nhàn tản trong thiên nhiên bao la,. thư pháp, nên gọi tên là thư đạo (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học. Nói đến thư pháp. của thư pháp có gốc rễ từ những tư tưởng triết học cổ đại, từ quan niệm về Đạo, về vũ trụ, về âm - dương, về sự đối lập hài hòa của sự vật và của các cặp phạm trù như cương nhu, sáng tối , về

Ngày đăng: 29/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN