SơlượcvềBútlông
Trong ngàn vạn loại bút, bútlông được coi là sản phẩm duy nhất của
Trung Quốc . Bútlông truyền thống không những là một trong những
văn phòng phẩm thiết yếu của người xưa mà còn chiếm vị trí hàng đầu
trong việc biểu đạt ý tứ của hội họa và thư pháp . Tuy nhiên vì bútlông
dễ bị hư hại , khó lưu giữ lâu nên những cây bút cổ còn lại rất hiếm .
Lịch sử chế tạo bútlông đã xuất hiện từ lâu, khoảng thời kỳ Chiến
Quốc , bútlông đã được sử dụng thịnh hành . Hội họa và Thư pháp
Trung Quốc không thể tách rời khỏi việc sử dụng bútlông . Các loại
bút lông cổ rất đa dạng , nếu lấy loại lông để phân ra thì có, lông thỏ,
lông dê trắng, lông dê xanh, lông dê vàng, râu dê, lông ngựa, lông
hươu, lông nai, lông mèo, lông chó, lông chuột, lông điêu, râu chuột,
đuôi chuột, lông hổ, lông sói, lông cáo, lông vượn, lông ngỗng, lông
vịt, lông gà, lông lợn, tóc người, râu người, cỏ mao … Nếu dựa vào
tính năng để phân loại có: ngòi cứng (硬毫), ngòi mềm (軟毫), ngòi
kiêm hai đặc tính (兼毫). Nếu dựa vào quản bút mà phân biệt, có thủy
trúc (水竹), kê mao trúc (雞毛竹), ban trúc (斑竹), tống trúc (棕竹), tử
đàn mộc (紫擅木), kê dực mộc (雞翅木), đàn hương mộc (檀香木),
nam mộc (楠木), hoa lê mộc (花梨木), huống hương mộc (況香木),
sơn mài (雕漆), lục trầm tất (綠沉漆), nga voi (象牙), sừng tê (犀角),
sừng trâu (牛角), sừng lân (麟角), ngọc (玉), thủy tinh (水晶), lưu ly
(琉璃), vàng (金), bạc (銀), sứ (瓷)…… nhiều loại quản thuộc loại quý
hiếm . Nếu phân theo mục đích sử dụng có sơn thủy bút(山水筆), hoa
hủy bút (花卉筆)、diệp cân (葉筋筆)、nhân vật bút (人物筆), Y văn
bút (衣紋筆), thiết cốt bút (設骨筆), thái sắc bút (彩色筆) ……
Cây bút sớm nhất xuất hiện cách đây khoảng hơn 2000 năm . Người ta
vẫn thường coi tướng Tần, Mông Điềm làm ra bút nhưng tìm trong các
miếng giáp cốt ở di tích Ân Khư (nhà Thương) đã lưu lại vết tích của
mực và son , đều dùng bút viết ra . Do đó có thể thấy rằng bút ra đời
trước đời Ân Thương mà Mông Điềm chỉ là người hoàn thiện bútlông
mà thôi. Trước thời Tây Chu tuy không tìm thấy bút lông, nhưng trong
các họa tiết gốm và giáp cốt văn đời Thương có thể chắc rằng người ta
đã dùng bútlông . Trên các trúc giản và luạ đời Đông chu có thể thấy
bút lông được dùng để viết chữ một cách rộng rãi . Người ta đã tìm
thấy bútlông khi khai quật mộ Tằng Hầu ở Tùy Châu thuộc tỉnh Hồ
bắc, đó là cây bút cổ nhất hiện nay . Sau đó người ta lại tìm được bút
đời Chiến quốc ở di tích Tả Gia Công Sơn thuộc Trường Sa – tỉnh Hồ
Nam, bút đời Tần ở vùng Thụy Hổ thuộc huyện Vân Mộng – tỉnh Hồ
Nam, ở bãi Phóng Mã thuộc thành phố Thiên Thủy tỉnh Cam Túc, bút
đời Hán ở gò Mã Vương – Trường Sa, Phượng Hoàng Sơn huyện
Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc, thành phố Vũ uy tỉnh Cam Túc, bút đời Tấn ở
Vũ Uy…… đều là những tư liệu quý báu vềbút cổ .
Chủng loại bút:
Chủng loại của bút rất nhiều, đến nay thường dùng là các loại: Tử hào
(紫毫), Lang hào (狼毫), Dương hào (羊毫) và Kiêm hào (兼毫) .
Bút Tử hào lấy lông trên sống lưng thỏ hoang để làm ra, lông có màu
tím sẫm nên mới gọi là Tử hào . Độ cứng của lông thỏ ở phía Nam và
phía Bắc không đồng đều nhau, người ta cũng pha lông thỏ Nam và
Bắc để chế bút . Lông thỏ có đặc tính cứng nên bútlông thỏ cũng gọi là
Kiện hào bút (健毫筆), thường lấy lông thỏ phía Bắc làm bút là chính ,
lông thường dài và nhọn , thích hợp viết chữ vuông vắn, ngay ngắn ,
các thư pháp gia thích dùng loại này . Bạch Cư Dị viết trong bài Nhạc
phủ về Tử Hào bút: ” 紫毫筆尖如錐兮利如刀 ” (Tử hào bút tiêm như
chủy hề lợi như đao – Bút tử hào nhọn như găm chừ sắc như dao) đã
nói đầy đủ đặc tính của loại bút này . Tuy nhiên bút dùng lông thỏ
hoang nên giá rất cao, mặt khác lông thỏ không đủ dài để làm bút to
viết đại tự hoành phi .
Bút Lang hào, bản thân tên gọi đã nói lên việc lấy lông sói chế thành .
NGười xưa dùng lông sói để chế bút nhưng ngày nay cái gọi là Lao
Hào thực là là lông chuột vàng (黃鼠「狼」之「毫」). Sách vở ghi
chép vềbút Lang Hào khá muộn , có người suy đoán bút râu chuột
(「鼠須筆」) là bút Lang Hào, thế thì loại bút này phải có trước
Vương Hi Chi đời Tấn, tuy nhiên không có chứng cứ xác thực . Lông
đuôi của chuột vàng nhọn có thể làm bút được, chất lông cứng sau lông
thỏ và hơn lông dê , bút làm ra thuộc loại kiện hào bút (健毫筆 – bút
lông cứng) . Khuyết điểm của bút này cũng giống như Tử Hào là không
làm đựợc bút quá to .
Bút Dương hào tức là làm bút từ lông đuôi hoặc râu của dê xanh hoặc
dê vàng . Tìm về nguồn gốc của loại bút này trước trước thời kỳ Nam
Bắc triều, tới khi tướng Tần, Mông Điềm cải tiến ra bútlông kiểu mới,
thì lông dê đã được sử dụng làm nguyên liệu . Thư pháp rất trọng bút
lực nhưng lông dê thì mềm không có phong (ngòi nhọn), viết chữ sẽ bị
“柔弱無骨” (Nhuyễn nhược vô cốt – yếu ớt vô lực), vì thế thư pháp gia
các đời ít sử dụng loại này . Việc lấy lông dê làm bút chủ yếu thịnh
hành từ sau Nam Tống nhưng được sử dụng phổ biến phải từ đầu nhà
Thanh trở đi . Thư pháp Thanh chuộng hàm súc tròn trịa, không lộ liễu
phô trương, nên chỉ có loại lông mềm như lông dê mới đáp ứng được
nhu cầu đó . Độ mềm của lông dê cũng có nhiều mức khác nhau, nêú
dùng loại giấy và mực phù hợp sẽ phát huy được phong cách uyển
chuyển đầy đặn, hơn nữa giá của loại này rẻ, sợi lông lại dài có thể viết
được chữ từ nửa mét trở lên .
Bút Kiêm hào là việc lấy 2 loại lông khác nhau tạo thành, vì nó là sự
hỗn hợp nên mới có tên gọi như thế . Ví như Tam tử thất dương, Ngũ
tử ngũ dương … Khi Mông Điềm cải tiến bút “Lấy lông hươu làm trụ,
lấy lông dê bao quanh”(鹿毛為柱,羊毛為被), đó chính là bút Kiêm
Hào . Kiêm Hào thường phối hợp một cứng một mềm, lấy lông cứng
làm chủ, đặt làm lõi bên trong, gọi là “trụ” (柱); lông mềm bao bên
ngoài, làm phụ gọi là “bị” (被) . Trụ là lông dài, bị là lông ngắn , thế
gọi là “Bút có chính có phụ” (Hữu trụ hữu bị bút – 有柱有被筆). Do
đó “bị” thường gồm nhiều tầng, thường lấy lông thỏ làm “trụ” (cốt),
bên ngoài thêm một số “bị” bằng lông dê ngắn, sau đó lại thêm một lớp
lông dê độ dài bằng “trụ”, tổng cộng 3 lớp, vì thế phần bụng bút thường
to, đầu bút lại nhỏ, giữ được nhiều mực, rất tiện cho việc viết chữ . Đặc
tính bút tùy vào tỷ lệ của hỗn hợp lông, khi cứng, khi mềm, khi hội đủ
cứng mềm, hơn nữa giá thành thấp, so với những loại khác thì có điểm
vượt trội hơn .
Cách chọn bút:
Bút có bốn cái “đức” (四德 – Tứ đức) (hiểu là đặc tính): đó là Tiêm,
Tề, Viên, Kiện (尖、齊、圓、健), dưới đây xin lần lượt giới thiệu:
Tiêm: khi lôngbút chụm lại, ngòi bút phải nhọn . Bút có nhọn thì
viết chữ mới dễ ra góc cạnh , biểu lộ được thần thái . Các tác giả thư
pháp thường khiêm tốn mà xưng là “phốc bút” (禿筆 – bút tù) nhưng
loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư
pháp . Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân
biệt . Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ
lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn .
Tề: khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được
gọi là “tề” nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút
sẽ đạt được cảnh giới ” Mọi sợi lông đều có lực ” (萬毫齊力 – Vạn hào
tề lực) . Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi,
vì vậy khi mua không làm được .
Viên: Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lôngbút dầy dặn . Lôngbút dầy
tức là khi viết sẽ có lực , nếu không dáng chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh
lực . Bút “viên” khi vận sẽ được như ý . Khi chọn mua bút, ngòi bút có
keo, quan sát kỹ sẽ biết có tròn đều hay không .
Kiện: Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút
lên, ngòi trở về trạng thái cũ . Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ
được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi
viết chữ sẽ có khí thế . Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng
ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có “kiện” hay không .
“Tứ đức” nói lên công dụng của cây bút, lúc chọn bút cần chú ý mình
đang lâm mô thiếp nào . Gọi là ” dùng bút nhà nào được chữ nhà ấy”
(用某家所用的筆,又寫他那一種字) . Cần phán đoán xem thư pháp
gia đó dùng loại bút nào, bằng cách nhìn vào bút tích của họ : phong
cách chữ cứng cáp dùng bút Kiện Hào, phong cách chữ tròn trịa đầy
đặn dùng bút Nhu Hào, nếu không phân định được thì dùng Kiêm Hào .
Đặc tính của bút sẽ quyết định tới chữ viết ra, chỉ có chọn đúng mới đạt
tới cảnh giới cao của thư pháp . Còn một điểm nữa là hình chữ lớn hay
nhỏ , nếu viết chữ to phải dùng bút to, viết chữ nhỏ dùng bút nhỏ .
Dùng bút nhỏ mà viết chữ to sẽ làm hỏng bút mà cũng không thể vận
được như ý , dùng bút to viết chữ nhỏ sẽ tương tự như dùng dao mổ
trâu mà giết gà vậy .
Bảo quản bút:
Có được cây bút tốt thì việc bảo quản phải được đặt ra hàng đầu . Dùng
bút mới, đầu tiên phải biết cách “khai bút” . Lấy cây bút mới đó nhúng
vào nước ấm, ngâm một lúc, khi nào lôngbút rời nhau ra là được,
không nên ngâm lâu vì keo ở gốc bút sẽ bị hòa tan dẫn tới tình trạng
“có bút mà không có ngòi lông” , ngòi sẽ dễ bị rụng ra . Bút Tử Hào
khá cứng vì thế nên ngâm lâu hơn một chút .
Làm bút ẩm là việc cần thiết trước khi viết chữ, không nên nhúng ngay
bút vào mực để viết . Đầu tiên dùng nước sạch ngâm ẩm ngòi bút, sau
đó nhấc bút ra, không nên ngâm lâu vì sẽ làm tan keo ở gốc ngòi bútc .
Sau đó treo ngược bút lên cho đến khi ngòi bút trở về trạng thái ban
đầu, mất khoảng 10 phút . Phải treo bút ở nơi khô ráo, nếu dùng bút
khô mà viết chữ ngay, lôngbút sẽ kết dính lại với nhau, dễ đứt gấy, mất
tính đàn hồi .
Làm xong những việc đó mới đem bút ra viết, việc “nhúng mực ”
(入墨 – nhập mặc) đòi hỏi học vấn cao . Muốn lấy mực vừa đủ để mực
thấm đẫm ngòi bút, phải làm ngòi bút hết nước, có thể dùng giấy thấm
nước cho khô đi . Gọi là “khô” không có nghĩa là khô cong mà nên để
một lượng nước nhỏ đủ làm bút ẩm .
Sau khi viết phải lập tức rửa bút . Trong mực có keo, nếu không rửa bút
ngay , ngòi bút sẽ bị kết dính với mực và keo, lần sau sử dụng sẽ khó
hòa tan, làm bút chóng hỏng .
Sau khi rưả sạch, trước hết phải làm sạch nước và mực còn sót lại rồi
mới treo lên giá, để nước nhỏ hết, cho tới khi khô thì thôi . Nên treo nơi
thoáng mát, chỉ có thể mới bảo đảm bút giữ được hình và các đặc tính,
không được phơi nắng . Việc bảo quản bút cần hiểu được thế nào là sự
khô ráo .
. dụng bút lông . Các loại bút lông cổ rất đa dạng , nếu lấy loại lông để phân ra thì có, lông thỏ, lông dê trắng, lông dê xanh, lông dê vàng, râu dê, lông ngựa, lông hươu, lông nai, lông mèo, lông. Sơ lược về Bút lông Trong ngàn vạn loại bút, bút lông được coi là sản phẩm duy nhất của Trung Quốc . Bút lông truyền thống không những là một trong. hươu, lông nai, lông mèo, lông chó, lông chuột, lông điêu, râu chuột, đuôi chuột, lông hổ, lông sói, lông cáo, lông vượn, lông ngỗng, lông vịt, lông gà, lông lợn, tóc người, râu người, cỏ mao