PRchohóahọc
Nếu bạn là một nhà kinh doanh trẻ 16 tuổi sở hữu một công ti có vốn pháp nhân
khoảng vài trăm triệu đồng, làm cách nào để bạn quảng bá sâu rộng hình ảnh công
ti của mình với khách hàng? Với tiết Hóahọc sôi động, nhưng lại “chứa đựng”
những chiến lược PR đậm chất kinh tế, cô giáo Trần Thị Thúy Bình đã “tặng” lớp
11A5 THPT chuyên Trần Đại Nghĩa một phương pháp học tập cực tuyệt.
30 ngày cho 45 phút
Để chuẩn bị cho tiết học “carbon silic”, cô Thúy Bình chia lớp ra thành ba nhóm,
mỗi nhóm sẽ làm một đề tài về việc ứng dụng carbon silic vào cuộc sống, đó là
công nghệ silicat. Các bạn sẽ đóng vai mình là một công ti kinh doanh các sản
phẩm có liên quan đến công nghệ silicat và lên chiến lược quảng bá công ti với
công chúng. Có ba đề tài cho các nhóm lựa chọn: Gốm sứ, xi măng và thủy tinh.
Chủ đề khô khan thật, mà các bạn lại chưa biết gì nhiều về chúng, lo quá đi mất.
Hiểu được tâm lí, cô giáo cho các bạn một tháng để hoàn thành đề tài, có thế lo
lắng mới bắt đầu bốc hơi.
Bù đầu với công việc
Các nhóm chia nhóm mình ra thành ba bộ phận rõ rệt: bộ phận làm tờ rơi, bộ phận
làm web và những người còn lại làm powerpoint. Nhưng để làm được điều này các
bạn phải hiểu được tính chất hóahọc của xi măng, gốm, thủy tinh và cách chế biến
chúng. Vậy là phải đi vào nhà sách đọc ké thông tin, lên mạng tìm kiếm. Nhóm
gốm sứ ghé đến những nơi bán gốm để hỏi thêm về các loại gốm đang có mặt trên
thị trường Việt Nam, loại nào được ưa chuộng nhiều nhất, giá cả ra sao “Còn
nhóm thủy tinh lại chạy khắp nơi để “săn” những tấm hình sản phẩm độc đáo và
đẹp nhất”, Quốc Hòa (nhóm thủy tinh) cho biết vậy. Và đã đến lúc các bạn phải
làm cho tờ rơi quảng cáo của mình cho thật hấp dẫn. Nhóm xi măng thiết kế tờ rơi
khá bài bản, có hình ảnh công ti, trạm trộn xi măng, đội ngũ nhân viên và những
sản phẩm đặc biệt như xi măng chịu mặn, chịu độ chua. Nhóm thủy tinh và gốm
sứ lại chăm chút hình ảnh các sản phẩm hơn và kèm theo những câu slogan nghe
khá xì-tin, đại loại như “Nếu bạn muốn người ấy để ý hãy tìm đến chúng tôi”.
”Tình yêu xuất phát từ những món quà xinh đẹp” Từ những thông tin, hình ảnh
có được các nhóm mới bắt đầu làm powerpoint để “trình diễn” cho buổi ra mắt sản
phẩm. Bất ngờ hơn nếu vào trang web của các nhóm (www. superbuilding.com),
bạn sẽ “vớ” được nhiều thông tin bổ ích về công nghệ silicat, giá cả thị trường của
các mặt hàng và học cách chế biến vài sản phẩm gốm đơn giản nữa đó. Đặt biệt
trang web của nhóm thủy tinh được giới thiệu bằng hai ngôn ngữ Việt - Anh đấy
(www.thuytinhgiftshop.com).
Buổi ra mắt ấn tượng
Một tháng trôi qua cái vèo, trước mặt các bạn là tiết Hóahọc được chờ đợi bấy
lâu. Mỗi nhóm chỉ có 7 phút để giới thiệu về công ti của mình. Phát pháo đầu tiên
là nhóm xi măng. Hai cô bạn xinh xắn Minh Thư và Hồng Lam làm M.C giới
thiệu về cách chọn xi măng chất lượng, trộn vữa như thế nào cho đúng. Đứng bên
cạnh là cậu bạn Quốc Định đóng vai công nhân xây dựng trộn vữa, thoăn thoắt xây
một bức tường mi-ni để minh họa. Những bạn còn lại trong nhóm đảm đương
nhiệm vụ phát tờ rơi cho các khách hàng. Tới lượt mình, nhóm thủy tinh diễn một
vở kịch với nội dung “Một bạn nam buồn rầu không biết mua quà gì tặng sinh nhật
cô bạn bạn ấy để ý. Tình cờ gặp lại người bạn cũ, người ấy giới thiệu đến công ti
Shop thủy tinh nhí nhảnh với nhiều mặt hàng độc đáo”. Còn nhóm gốm nổi bật với
đoạn phim ngắn giới thiệu về gốm y sinh học có thể thay thế đốt tay, khớp xương
hông mà công ti sắp tung ra thị trường.
Qua dự án này, các bạn học biết rất nhiều điều. Thanh Tùng (nhóm xi măng): “Giờ
mình đã biết như thế nào là cách ứng dụng xi măng trong bê tông”. Còn Vân Anh
biết được nhiều loại men gốm khác nhau, nào là: men co, men nồng đỏ, men rạn
Hơn hết thảy các bạn biết cách làm việc khoa học theo dự án, chia công việc thế
nào cho hợp lí và cách PRcho sản phẩm của mình. Biết đâu, vài năm tới trong số
các bạn có người sẽ là nhà kinh doanh tài ba. Ước mơ ấy được nuôi dưỡng từ bài
học này và những kinh nghiệm kinh doanh nhỏ đầu đời
. PR cho hóa học Nếu bạn là một nhà kinh doanh trẻ 16 tuổi sở hữu một công ti có vốn pháp nhân khoảng. hàng? Với tiết Hóa học sôi động, nhưng lại “chứa đựng” những chiến lược PR đậm chất kinh tế, cô giáo Trần Thị Thúy Bình đã “tặng” lớp 11A5 THPT chuyên Trần Đại Nghĩa một phương pháp học tập cực. men nồng đỏ, men rạn Hơn hết thảy các bạn biết cách làm việc khoa học theo dự án, chia công việc thế nào cho hợp lí và cách PR cho sản phẩm của mình. Biết đâu, vài năm tới trong số các bạn có