“Nuốtgọn” sách giáokhoa
Sử dụng “thần chú” LHĐV sẽ giúp bạn hiểu những gì bạn đọc và chuẩn bị được
việc chép bài hiệu quả trên lớp. Những kiến thức mà bạn thu thập được sẽ rất có
ích khi bạn tham gia vào các buổi thảo luận trên lớp cũng như khi bạn chuẩn bị
cho bài kiểm tra. Bây giờ, hãy xem bạn sẽ làm gì để thực hiện thành công 4 chiến
thuật trên nhé!
Lướt bài
Việc lướt qua bài học sẽ giúp bạn có cái nhìn sơ lược về những nội dung bạn sẽ
học. Đồng thời, bạn có thể chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận kiến thức mới. Để lướt
có hiệu quả, hãy đọc tiêu đề, phần giới thiệu, phần mở đầu và phần kết luận. Bên
cạnh đó, bạn cũng cần “nghía sơ” những hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, đồ thị và đọc
những chú thích bên dưới. Bằng cách lướt bài trên, bạn sẽ nhanh chóng biết được
nội dung chủ yếu của bài học.
Hỏi
Bạn cần phải đặt câu hỏi trong khi bạn đọc. Những câu hỏi sẽ cho bạn một mục
đích nhất định khi đọc và giúp bạn tập trung vào những phần bạn thắc mắc. Hãy
đặt ra những câu hỏi bằng việc nghi-vấn-hóa các tiêu đề. Rất dễ dàng bạn ạ! Hãy
đặt những câu hỏi như: “ai, cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào…”. Ví dụ, trong bài
học về sự ảnh hưởng tích cực của khoa học đến đời sống, có một tiêu đề là: “Công
dụng của điện”, bạn có thể đặt câu hỏi như: “Điện có những công dụng gì?”. Nếu
tiêu đề là một câu hỏi, thế thì càng khỏe nhỉ, vì bạn chỉ cần sử dụng chính câu hỏi
đó. Nếu tiêu đề chứa đựng nhiều vấn đề, bạn hãy đặt câu hỏi cho từng vấn đề. À,
nhưng nhớ là đừng đặt câu hỏi cho phần giới thiệu, tóm tắt và kết luận nha!
Đọc
Đọc những phần phía dưới mỗi tiêu đề để tìm ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi mà
bạn đặt ra. Khi bạn làm điều này, bạn có thể quyết định thay đổi câu hỏi hoặc chia
nhỏ nó ra thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn để trả lời. Hãy tập trung và linh họat! Như
vậy, bạn có thể thu thập tất cả những kiến thức bạn cần để giải đáp thắc mắc.
Viết
Viết các câu hỏi và câu trả lời của chúng vào vở. Sau đó, đọc lại những gì mà bạn
đã viết để chắc rằng những câu trả lời ấy rõ ràng và đủ ý.
Khi sử dụng “thần chú” LHĐV, bạn sẽ nhận ra rằng bạn học được nhiều hơn và có
được những ghi chú rất có ích. Từ đó, bạn có thể phát biểu xây dựng bài trong lớp
để “ghi điểm” với thầy cô, hoặc bạn có thể dùng chúng để chuẩn bị cho bài thi.
Chú ý: Một khi hòan thành bước “lướt bài”, bạn cần làm 3 bước còn lại cho mỗi
một tiêu đề. Có nghĩa là: Bước 1 được thực hiện một lần cho toàn bài, những bước
kế tiếp được thực hiện đối với mỗi tiêu đề.
Một nguyên nhân khác là khi qua nhà một đứa bạn, chúng ta thường tò mò về
phòng ốc của bạn mình, rồi thế là cả bọn tung tăng chạy lên chạy xuống khắp
phòng, đứa thì ôm nguyên một bộ truyện đọc tại chỗ, mấy bà con gái thì chạy
xuống bếp mà lục lọi, những tên con trai dính chặt vào máy tính khám phá các
trò game. Và bữa học nhóm kết thúc với câu chào "Hôm nay qua nhà cậu chơi vui
quá!"
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên bầu ra một trưởng nhóm, là người
chững chạc và có khả năng quản lí hội bạn quỷ sứ của mình. Để khi một thành
viên trong nhóm bắt đầu "giở chứng" thì trưởng nhóm sẽ biết cách khắc phục, khi
đó các thành viên trong nhóm cũng ngoan ngoãn nghe theo. Với chính mình, bạn
cần phải kiên quyết hơn, đừng để bị quyến rũ với các thú vui chơi khác. Nên nhớ
rằng thời gian có giới hạn và bạn đến đây để học chứ không phải để chơi. Đừng
đợi đến khi ra về bạn mới thấy tiếc nuối vì một ngày vô bổ trôi qua và bạn chẳng
tiếp thu được cái gì mới cả.
. “Nuốt gọn” sách giáo khoa Sử dụng “thần chú” LHĐV sẽ giúp bạn hiểu những gì bạn đọc và chuẩn bị được việc. “ai, cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào…”. Ví dụ, trong bài học về sự ảnh hưởng tích cực của khoa học đến đời sống, có một tiêu đề là: “Công dụng của điện”, bạn có thể đặt câu hỏi như: “Điện