Merger & Acquisition- Sáp nhậpvà
mua lại
Khi các tài sản vô hình góp phần không nhỏ trong giá trị của các tập đoàn ở
thế kỷ 21, việc định giá của thương hiệu, đặc biệt là khi đánh giá tài sản
thương hiệu như “tài sản vô hình” trên giấy tờ là một trong những yếu tố rất
quan trọng trong “hợp đồng hôn nhân” M&A. Nhưng cũng thật không may
khi phần lớn tất cả những gì thuộc về thương hiệu đều là vô hình do đó
không có một cách nào rõ ràng để định giá một thương hiệu.
Điều quan trọng trước hết đối với các bên tham gia, theo ý kiến của Suzanne
Hogan, công ty tư vấn thương hiệu Lippicott Mercer, là nắm được chiến
lựơc thương hiệu của tập đoàn trước khi bắt tay vào ký kết bất kỳ hợp đồng
M&A, vì nếu không nắm được đích xác giá trị thương hiệu, họ có thể “hét
giá” thương hiệu lên đến tận mây xanh trong khi thực tế thì không phải như
vậy.
Những sự kiện quan trọng cùng với tài sản thương hiệu đáng nể của AT&T
có thể được xem như trường hợp điển hình của một công việc kinh doanh
không còn thành đạt nhưng lại giữ được cho mình một thương hiệu cực kỳ
đáng giá. Khoan bàn đến việc thương hiệu AT&T có được định quá cao quá
mức hay không, hiện đã có thông báo rằng trong tương lai cái tên AT&T
chắc hẳn sẽ còn xuất hiện dài dài sau khi sápnhập vào SBC.
Trong xây dựng thương hiệu, điều quan trọng khác cần ghi nhớ chính là
nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của thương hiệu được sáp nhập, để
từ đó có thể đánh giá được mức độ tương thích của thương hiệu này với
chiến lược của thương hiệu đứng ra mua lại. Chỉ khi đánh giá đúng “thực
lực” mới có thể vẽ ra chính xách “kiến trúc thương hiệu” (một từ giới
chuyên môn dùng để nói về thương hiệu và cách các thương hiệu ăn khớp
với nhau ra sao) và kế hoạch truyền thông.
Tuy nhiên, mặc dù có rất rất nhiều vụ sáp nhậpvàmualại thương hiệu diễn
ra (con số này đã tăng gấp rưỡi trong năm 2005), thế nhưng con số những
công ty coi nhẹ việc mualại vẫn còn cao đến đáng kinh ngạc. Chỉ khi có
nguy cơ gặp khủng hoảng đang đe doạ đến các thương hiệu trong danh mục
hoặc đang lăm le gây khó khăn cho việc truyền thông thương hiệu cốt lõi
của họ. Thông thường các chuyên viên tư vấn thương hiệu chỉ được viện đến
chỉ để dàn xếp mớ bòng bong các thương hiệu sau các vụ mualại lớn nhỏ.
Ngoài nhiệm vụ làm đầy túi của các nhân vật lãnh đạo chủ chốt và những
ông chủ ngân hàng, lợi ích chính của việc mua lạivàsápnhập thương hiệu
là làm tăng thêm giá trị cho những cổ đông. Và trong khi lợi ích thật sự của
các vụ ngoặc tay này đối với khách hàng sau cùng còn là vấn đề đáng bàn
cãi thì nhiều người trong ngành vẫn tin rằng khách hàng/người tiêu dùng
không phải là đối tượng quan tâm chính trong các hợp đồng M&A.
“Những nhà lãnh đạo thường quá quan tâm đến hợp đồng mualại cùng với
tất cả chi phí mà họ phải trả…đến nỗi người lãnh nhận bất kỳ hậu quả nào
sau đó lại chính là khách hàng. Chỉ cần nghiên cứu những hợp đồng sáp
nhập thành công và thất bại, ta dễ dàng thấy rằng điểm khác biệt giữa cả hai
chính là một bên biết thật sự quan tâm đến lợi ích khách hàng, còn một bên
chỉ biết chăm chăm lo cho lợi ích riêng tư của tập đoàn và của bản thân họ.”
. Merger & Acquisition - Sáp nhập và mua lại Khi các tài sản vô hình góp phần không nhỏ trong giá trị của các tập. thương hiệu sau các vụ mua lại lớn nhỏ. Ngoài nhiệm vụ làm đầy túi của các nhân vật lãnh đạo chủ chốt và những ông chủ ngân hàng, lợi ích chính của việc mua lại và sáp nhập thương hiệu là làm. môn dùng để nói về thương hiệu và cách các thương hiệu ăn khớp với nhau ra sao) và kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên, mặc dù có rất rất nhiều vụ sáp nhập và mua lại thương hiệu diễn ra (con